Theo em việc mấy bác chơi cổ điển thì hiển nhiên là phải nghe rồi, mặc dù "nghe" và cảm nhận nó đôi khi lại không đi cùng với với nhau. Điều này cũng giống với việc có 1 số bác khi nghe dàn âm thanh của 1 ai đó thì chỉ tập trung nghe xem dải trầm thế nào, dải cao ra làm sao mà quên mất là mục đích cuối cùng là thưởng thức âm nhạc, thành ra nghe mà giống như đang ngồi trước 1 chiếc kính hiển vi để đếm vi trùng. Tuy nhiên, những điều trên dường như ít liên quan đến mục tiêu của topic này, là tìm hiểu sự tác động của nhạc cổ điển có giúp cải thiện trí thông minh của người nghe kô? Em rất băn khoăn vì thực sự là bản thân khi nghe 1 số tác phẩm xong lại thấy rất đau đầu, và cũng có 1 số tác phẩm nghe lại thấy thư giãn. Vậy nên cũng là cổ điển, nhưng phải "chọn bạn mà chơi"???
Hix, đọc topic này em thấy hơi bị nhức đầu quá Các bác đang cố trả lời cho câu hỏi nghe nhạc cổ điển có thông minh hơn không ạ? Em thấy các bác , tranh cãi+bàn luận = cãi luận , sôi nổi quá! Thành ra lại... bớt thông minh đi rồi đấy ạ, lại khổ các Mod thoai!!! Đi một hồi từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, rồi cũng có kết quả rồi đấy ạ! Tuy thấy trên đây cũng chả thấy có ví dụ nào áp dụng chứng minh cụ thể! Nhưng cũng đã có câu trả lời là: Có thông minh vì Khoa học chứng minh thế roài muh!!! Thế cần gì phải tranh cãi nhau nữa các bác nhể . Các bác nghe nhạc đi cho nó... đỡ bớt... thông minh, hè hè... :mrgreen:
Nào chúng ta cùng cười thật nhẹ :wink: :wink: :wink: mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác này,để giúp trẻ em thông minh,chỉ cần âm nhạc,còn đối với một người trưởng thành thông minh,thì nên chọn thể loại âm nhạc hợp với mình mà nghe,và thông minh hơn nữa,thì tuyệt đối không nên áp đặt người khác rằng phải nghe thể loại nhạc này hay thể loại nhạc kia,vui một tí,các bác cùng cười thật nhẹ nào :wink: :wink:
chán cụ thật. cụ này là biết rồi mà cứ tranh luận nhá các bác tranh luận ghê quá, thú thật em ko dám đọc luôn. thôi thì mạn phép cho em viết chỉ số thông minh (IQ) dưới góc độ khoa học nhé (vừa làm việc, vừa viết nên có gì sai các bác chỉ bảo) Intelligence Quotient IQ chỉ số thông minh là thang điểm với tiêu chí đánh giá khả năng thông minh của 1 con người. thang điểm này được 2 nhà tâm lý học Alfred Binet, người Pháp và Theodore Simon nghĩ ra, sau đó được cụ thể và hoàn thiện bỏi William Stern, 1 nhà tâm lý học người Đức. thang điểm này có dạng phân bố hình chuông, trung vị là 100, lệch chuẩn là 15. dao động từ dưới 60 một chút đến hơn 140 một chút. người có IQ cao nhất cũng 144 nếu e không quên. người thiểu năng trí tuệ như bệnh Down có thể IQ 4 mươi mấy thôi. điều quan trọng nhất là IQ phụ thuộc yếu tố nào ? 3 yếu tố chính - di truyền, là quan trọng nhất. cái này liên quan đến gene và các đột biến trong giai đoạn bào thai. yếu tố này không thể can thiệp chăng ? người ta thấy trẻ sinh non, suy dinh đưỡng sẽ kém hơn trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, cân nặng và dinh dưỡng tốt - yếu tố thể chất, đặc biệt trong vài năm đầu đời. não là cơ quan dùng năng lượng nhiều nhất và ưu tiên của cơ thể. khi đói, não sao phát triển được đây ? - môi trường: giáo dục và định hướng giáo dục tốt cũng tác động vào làm tăng IQ cho trẻ em, cũng chỉ vài năm đầu đời thôi các bác ạ. còn các bác, như em, 30-40 tuổi muốn làm tăng IQ ? nằm mơ chăng ? tế bào não con người không tăng số lượng từ lúc sau sinh mà ngược lại ngày một suy thoái đi nên khả năng đầu óc ngày càng kém đi. cho nên mới có bệnh Ahlzeimer, đại để là suy não. chỉ số IQ cao không nhất thiết người đó thông minh và thành đạt trong xã hội. hội những nhóm người có chỉ số IQ cao có nhiều người hết sức bình thường. tổng thống Bush con có IQ thấp hơn trung bình người bình thường 1 chút, khoảng chín mấy. như vậy thông minh và thành đạt là 2 chuyện khác. IQ chỉ là 1 thang điểm mang tính chất định hướng. vậy âm nhạc có vai trò gì trong IQ ? tạo môi trường tốt, nhạc nhẹ, du dương càng tốt. người ta thấy nhạc cổ điển là tốt hơn các nhạc kia trong gia tăng IQ. đây cũng chỉ là thống kê. mà thống kê có ý nghĩa tốt là được rồi các bác nhỉ ? còn em sau nghe nhạc thấy thông minh hơn ? chẳng qua tâm lý thoải mái hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, não vừa được nghĩ ngơi ... thì tự nhiên đầu óc sáng suốt hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn... còn thông minh hơn... còn lâu.
Em xin góp chút ý kiến theo kiểu nghiêm túc về topic này. 1. Bản thân câu chuyện khơi mào topic của bác taitrau cũng chỉ là chuyện anh em đùa tếu trên bàn nhậu. Không ai có tí hiểu biết nghiêm túc lại thực sự cho rằng "nghe jazz cò cử không khá được" _ vì jazz cũng là 1 thể loại nhạc rất khó nghe, khó chả kém gì cổ điển. Và trẻ con từ xưa có thông minh hay không thì hẳn ai cũng biết là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ di truyền đến môi trường sống, cách nuôi dạy..., chứ không phải thiếu nhạc cổ điển thì nó xxx người đi. 2. Nghe nhạc, đọc sách (không phải truyện tranh) nói chung là có lợi cho hoạt động của não bộ của bất kỳ lứa tuổi nào do kích thích các hoạt động tư duy tích cực như suy luận, liên tưởng, trí tưởng tượng,... Xem TV, phim ảnh, truyện tranh nhiều thì không tốt là vì não ít phải hoạt động hơn mà chỉ hưởng thụ những hình ảnh có sẵn thôi. Cái này khoa học chứng minh rồi, khỏi cần tranh luận. 3. Nói nhạc cổ điển chung chung là 1 lĩnh vực mênh mông, bao gồm đủ thứ tự cổ chí kim, làm sao bỏ vào 1 rọ để thảo luận được. 4. Nói riêng về hiệu quả đặc biệt đối với trẻ em hay người bệnh, hay cả gia súc thì chỉ có 1 số bản nhạc cụ thể đã được các nhà khoa học thử nghiệm và xác nhận trên cơ sở ghi nhận hiệu quả có tác dụng lặp đi lặp lại trên các đối tượng thử nghiệm _ chủ yếu là nhạc Mozart. Chứ các nhà khoa học không hề phán là nhạc cổ điển chung chung. Vì vậy cho topic này là nghiêm túc để anh em thảo luận là làm một chuyện thừa, lại dễ nảy sinh những tranh luận không đáng có, rồi quá mù ra mưa, mất lòng nhau vì những cái đâu đâu. Bản thân đề tài không chuẩn thì lấy đâu ra ý kiến đúng chuẩn? Để nó như một mục để anh em vào "tám" trên góc độ hài hước cho vui vẻ, xả strees thì có lẽ lại có tác dụng nghiêm túc hơn. Vài lời tâm huyết, có gì không hợp ý xin các mod thứ lỗi.
Ơ, em nói nghiêm túc đấy bác ạ. Em bị mắng thế thật mà, mắng thật ý. Cái bác mắng em cũng đa đề trên 4room đấy chứ. Em về nhà thành ra nghĩ ngợi....
thật ra đây là đề tài cũng hay bác ạ. nếu ta để title là " IQ và âm nhạc " vừa bàn về khoa học, vừa tám cũng được. vì vấn đề nảy sinh quá mức nên em quay lại viết 1 bài nho nhỏ về cái IQ này (đọc lại e thấy mình viết gớm quá). bài viết còn dài, nhưng mệt quá nên em thôi. tai tại sao lại có " mất lòng nhau " vì chuyện động đến " đẳng cấp " đến " cổ điển "... ai cũng biết lý do mà. mấy ai trong chúng hiểu đúng chữ " thông minh là gì ? " và " nhạc cổ điển, nhạc Jazz, nhạc dân ca, nhạc dân tộc... là gì ? " cho nên vấn đề bàn sẽ nảy sinh mâu thuẫn thôi. em nghĩ các mod nên close topic này được rồi ạ. kính, QA
Cá nhân tôi thấy các bài của bác rất hay và bổ ích. Tôi thực sự mong bác tiếp tục. Việc các mod chuyển topic sang đây và cố găng dọn dẹp theo tôi là đã thể hiện việc các mod lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên. Chúng ta cũng nên tham gia nhiệt tình theo khả năng của mình để khỏi phụ công các mod mới là phải đạo.
Những câu mắng này ở ngoài đời không thiếu, nhưng đưa lên đây thì chưa chắc đã phù hợp. Tôi nghe chầu văn hay quan họ còn bị họ chê thê thảm hơn. Tôi thường suy nghĩ xem trước đó mình có chê họ không?, nếu có thì lỗi của mình. Nếu không thì tôi cũng không chấp với họ
Vâng, họ có nghe. Em nhầm, em xin lỗi bác ạ. Em quên rằng mỗi khi họ chơi nhạc cổ điển tức là họ cũng đang nghe nhạc cổ điển. Chứ còn bước ra khỏi sân khấu, khỏi phòng tập thì em vẫn tin là chỉ một số ít trong rất đông các nhạc công của các dàn nhạc giao hưởng ở VN nghe cổ điển. Bởi vì nếu tất cả bọn họ đều nghe cổ điển để làm tham chiếu cho chính mình để chỉnh sửa - như bác nói 1 cách rất trân trọng ở trên, thì đai đẳng của dàn nhạc GH VN đã khác, và đánh Mahler cũng hay và đúng hơn rất nhiều bác nhỉ. Và cũng mong các nghệ sĩ trong dàn nhạc của chúng ta đừng đi kéo pop rock ì xèo ở ngoài, kẻo ảnh hưởng đến ngón nghề mỗi khi biểu diễn 1 chương trình gì đó sang trọng, lịch lãm hơn (cái này chắc khó, mưu sinh mà). Thôi thì chả biết đổ cho ai, đành đổ cho yếu tố khách quan là chưa được quan tâm đúng mức vậy. Buồn ghê. Nghe chuyện mấy cây đàn piano cả tỉ bạc trong SG nằm phơi nắng phơi sương lại càng buồn hơn nữa. Anh bạn đóng gạch của bác mà được cầm cây đàn thì chúng ta đã có thêm một nhân tài rồi, tiếc quá.
Bác chịu khó nghe thêm tí cổ điển đi, cho nó khỏi tiền hậu bất nhất. :lol: Bác vừa hô quay lại chủ để, lại vừa hô nói chuyện khác cho vui, túm lại là bác muốn gì ợ? :lol:
Nguồn trên Internet Theo kiến thức của nhà nghiên cứu âm thanh Alfred Tomatis, hỗn hợp những tiếng động của cơ thể bà mẹ sẽ mang tính q/định đến mẫu âm thanh sau này của đứa bé. Giáo sư và BS trị liệu bằng âm nhạc Hans-Helmuut Decker Voigt ở Hamburg cũng khẳng định tương tự như vậy trong cuốn sách "Vào đời với âm nhạc" của ông. Liệu âm nhạc đối với trẻ sơ sinh có tác dụng thư giãn hay chỉ mang tính chất gây căng thẳng thêm cho cho trẻ? Đấy là 1 câu hỏi vẫn còn gây tranh cãi. Trong 1 cuộc thử nghiệm của trường Đại học danh tiếng Harvard đã nhận rằng, 1 em bé phản ứng rất tốt với trước những âm thanh hài hòa và tỏ ra thoải mái hơn, theo họ thì các em bé cảm thấy sung sướng khi nghe những âm thanh ngọt ngào, phát ra từ những công cụ âm nhạc tự nhiên được chọn lựa, có lẽ những ca sĩ như Chris de Burgh chắc chắn sẽ chiếm vị trí đầu bảng trong Hit parade :mrgreen: