Chúc các bác đầu tuần mạnh khoẻ! Tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần qua để ráp nốt cho anh bạn cái Amp để dùng trong dịp lễ tới. Thấy các bác trao đổi sôi nổi quá nhưng tham dự được. Tranh thủ cuối giờ nghỉ cơ quan post tí! Anh em tham gia topic này mang tính chất trao đổi cũng như chia sẽ trải nghiệm của mình. Các bác có thắc mắc cứ hỏi, các bác biết nhiều hay ít thì giải thích giùm có thể không toàn diện đôi chỗ chưa hợp lý thì sẽ có người khác bổ sung như vậy mới giữ được hòa khí và anh em tham khảo được nhiều hơn. Có ai toàn diện, cái gì cũng biết phải không các bác. Cuộc sống có chia sẻ như thế mới ý nghĩa, trích dẫn nguyên lời của một bác trên diễn đàn vui và triết lý “ Sống không Rùm….Chết ai Beng” .
Thưa hai bác Thai64 và Zorror, hai bác đều có lý rồi đứng trên hai quan điểm để tranh luận thì đến Tết Công gô cũng không thỏa mãn. Em xin trình bày lại chi tiết hơn. Điện thế của một điểm, một dây là điện thế so với điện thế gốc là trái đất. Các điểm, các đường trong một mạch điện có điện thế bằng 0 vôn có thể hiểu là điện thế so với quả đất và hiệu điện thế này bằng 0 vôn ( em tạm dùng là mass của mạch hoặc gọi là gì các bác cho ý kiến ). Bác Thai64 có lý khi nói tất cả các điểm có điện thế bằng nhau theo nguyên tắc điện là phải nối chung được còn không nối được thì phải giải thích. Còn bác Zorror cũng có lý khi nói “mass của mạch” không thể nối trực tiếp ra vỏ để về tiếp địa với các thiết bị audio, nhưng không giải thích cho bác ý là tại sao. Em giải thích như sau: - Trong cùng một hệ thống nguồn, mạch điện tất cả các điểm, đường có điện thế bằng nhau đều có thể nối với nhau được. Nên trong bản vẽ kỹ thuật để tránh vẽ đường “mass” nhiều rối việc đọc người ta đưa các đầu này đấu vào ký hiệu chung để hiểu rằng các khi lắp ráp phải đấu chung nhau VD là dây âm (-) của mạch. “Mass” của mạch có đấu trực tiếp ra vỏ máy để tiếp đất thì không ạ. Nguyên nhân là do khi bị chạm cực kia ra vỏ thì hai cực chập nhau R tiếp xúc =0 gây chạm chập hỏng thiết bị chứ dòng không xuống dây tiếp địa. Khi đấu xả nhiễu trong mạch “mass” được nối thông qua C, R, Diod … có trị số phù hợp và phù hợp với mạch đang dùng để chống dòng xông ngược lại mạch khi rò điện. Các bác tham khảo việc đấu mass trong thiết bị của bộ nguồn phía dưới
Thưa bác Hoangtrong: bác phân tích cũng có lý khi các thiết bị không có “cọc tiếp đất” tại ổ cắm lại nối thêm dây tiếp địa sẽ có hiện tượng “lốp đất” vì thiết bị này có thể đã tiếp đất qua thiết bị kết nối thông qua 01 dây của dây tín hiệu như loại cân bằng. Ví dụ CPD chuyển qua Amply rồi thực hiện tiếp đất tại amp là Ok. Các dây nguồn tốt hãng đã tính hết rồi chỉ quan tâm dây đất nối đến cọc tiếp đất thôi. Còn từ CDP sang Amp các cọc RCA và cọc loa của Amp thì không nối bắt trực tiếp vào vỏ mà đều có ron nhựa cách ly nguyên nhân như trên em đã trình bày. Chỉ có “ mass mạch CDP” sau sẽ nối vào “mass mạch của amp” sau khi kết nối.
Thưa bác Thanhnos2112: Nếu có điều kiện em cũng thay toàn bộ dây đất từ cọc đến ổ bằng dây hãng như bác, còn dây nguồn cho amp thì dùng dây thật tốt nếu không dùng kẹp một dây ngoài còn CDP, Pre thì không cần, dây theo máy là đủ. Nếu bác quan tâm hơn đến khoa học kỹ thuật một chút thì sự “hay” đến với bác sớm hơn rồi. Bác cứ để cảm xúc qua đi rồi bình tâm xét lại, em thấy các bác góp ý cũng có phần đúng. Dây tiếp đất của bác không nên cuộn tròn lại ít nhiều cản trở tín hiệu thoát nhất là nhiễu có tần số cao. Bác kéo dài ra không thành vòng cho hiệu quả có khi cần ít dây hơn. Nếu thiết bị ( CDP, Pre ) không có dây tiếp đất trong dây nguồn thì cũng cân nhắc xem có khi đã được tiếp thông qua thiết bị khác. Nếu thấy ổn rồi thì ok cứ thế mà dùng bác ạ. Thân
Chào bác! Bác cho hỏi hai con Diod là loại gì? Diod thường hay LED ạ. Các bác thử trải nghiệm với LED em thấy cũng vui vui ạ
Cám ơn bác đã quan tâm. Cái sự "hay" của em & của bác chắc k giống nhau rồi? Em chỉ trải nghiệm cắm rút để thỏa mãn cảm xúc thú chơi vui này thôi chứ k đặt nặng hay chuyên sâu vào kỹ thuật, cảm thấy sướng là chơi. "Dây nguồn 3 chấu đã có mass thì k cần thêm dây Ground cho vỏ thiết bị" đó chỉ là lý thuyết thôi, bác cố tìm 1 sợi dây Ground hãng (tầm từ Nordost trở lên) nối từ vỏ thiết bị vào chân tiếp địa của ổ cắm rồi nghe thử thì sẽ cảm thấy "kết cấu kỹ thuật & chất liệu của dây Ground hãng xịn nó đè bẹp hết mấy cái lý thuyết & kỹ thuật tiếp địa vớ vẩn từ Google" nếu nối thêm dây ground vỏ thiết bị mà bị hum or loop gì đó thì xem lại thiết bị của mình ở thời đại nào phần nguồn có được đầu tư kỹ k? Ông bà ta có câu "cái nết đánh chết cái đẹp" là xưa rồi, ngày nay câu "cái đẹp đè bẹp cái nết" lại phổ biến hơn? Nên thực tế trải nghiệm cắm rút rồi kết luận. Em rất hối hận lúc dây Ground Nordost mới ra off cũng kha khá mà k chịu cắm thử (cũng tin thiết bị mình toàn 3 chấu thì cần quái gì phải thêm cho tốn kém) giờ sau khi cắm thêm, nghe thử phải nghiến răng mà chơi theo giá hãng & phải kiếm thêm nữa cho đã. P/s: bác nào chán dây Ground Nordost (loại 3m nhé) thì pm cho em gấp. Tks!
:lol: :lol: Chà, các bác sa đà vào món tiếp đất chống nhiễu này quá, ko biết shop bán được bao nhiêu mét dây nodost ground này rồi nhỉ
Bác thanhnos2112 vui lòng chia sẻ nhận xét về biến đổi chất âm & âm hình khi gắn 1 sợi và khi gắn 2,3 sợi Ground Nordost tăng thêm. Bác thích điều gì và không thích điều gì khi gắn thêm Ground Nordost?
Đọc topic này em hơi khó hiểu về vụ mass. Em có 2 vấn đề nhờ các bác rành giải thích giùm em: 1. AC inlet vào có 3 chấu: +Chấu (N) và (L) câu lên bo mạch trong chassic. Trên bo mạch này được kết nối, xử lý qua tụ, điện trở, BA, diode... để có nhiều điểm điện thế (+) và (-). Các điểm có điện thế (-) sẽ được quy tập về 1 điểm duy nhất trên bo mạch, em gọi là mass bo mạch (điểm X). +Chấu chính giữa (ground) câu dính vào chassic (điểm Y). -----> Vậy điểm X có nên được câu dính vào điểm Y không ạ? 2. Các bác xem có nên làm thêm 1 cặp diode (humx) vào chấu ra BACL không ạ? (điểm em đánh dấu đỏ).
Em cũng có thắc mắc giống bác này, xin các chuyên gia thông não cho em hiểu là dùng 1 cặp diot ở vị trí này có mục đích gì ah? Em xin cảm ơn
2. Các bác xem có nên làm thêm 1 cặp diode (humx) vào chấu ra BACL không ạ? (điểm em đánh dấu đỏ).[/quote] Em cũng có thắc mắc giống bác này, xin các chuyên gia thông não cho em hiểu là dùng 1 cặp diot ở vị trí này có mục đích gì ah? Em xin cảm ơn[/quote] Hình đã được biên tập nhiều rồi, bác chủ quăng "bom" rồi về quê em miền ngược nấp roài . Thay bằng một cặp Diod LED làm đạo cụ trực quan về dòng chạy qua ( cặp đèn sáng). Trước em dùng mạch này để bán dây tiếp đất . Với cùng một hệ tiếp đất dây càng tốt đèn càng sáng, các bác thử đi có 4000vnđ hai con LED xem nhà mình tốt ra sao (nhớ đấu tráo trở đầu đuôi mới sáng). Nhớ vứt hết đi đấu lại như cũ sau khi thử. Chúc các bác vui vẻ!
Em cũng có thắc mắc giống bác này, xin các chuyên gia thông não cho em hiểu là dùng 1 cặp diot ở vị trí này có mục đích gì ah? Em xin cảm ơn[/quote] Hình đã được biên tập nhiều rồi, bác chủ quăng "bom" rồi về quê em miền ngược nấp roài . Thay bằng một cặp Diod LED làm đạo cụ trực quan về dòng chạy qua ( cặp đèn sáng). Trước em dùng mạch này để bán dây tiếp đất . Với cùng một hệ tiếp đất dây càng tốt đèn càng sáng, các bác thử đi có 4000vnđ hai con LED xem nhà mình tốt ra sao (nhớ đấu tráo trở đầu đuôi mới sáng). Nhớ vứt hết đi đấu lại như cũ sau khi thử. Chúc các bác vui vẻ![/quote] :lol: Mấy bữa nữa nghỉ lễ em trải nghiệm rồi báo cáo ạ.
Em thấy bác có hộp ground box khá đẹp, em cũng định DIY một cái, bác mô tả chi tiết hơn giúp em ah, vật tư cần có...
Em mời bác dunghd sang nhà em xem chi tiết hình ảnh Ground box của em ah. viewtopic.php?f=24&t=82508&p=2475730&sid=e980bb0097f228d40ba81511c586c223#p2475730 @ hoangtrong: hôm nay bận quá em chưa mô tả cảm xúc cắm 1,2,3 sợi Ground Nordost trên hệ thống nhà em đc, em sẽ viết sớm nhất.
Không ạ, em đã giải thích ở mấy bài trên rồi ( bỏ ra không sao). Bác tưởng tượng đầu B+ cỡ 300~1000v chẳng may chạm chassis điểm Y thì sao rồi đó.
Nếu là Board sẽ có chỗ ra thường nằm góc board. Nếu đi dây point to point như các bác DIY sẽ thu tại một điểm trên trạm hàn gần nguồn. Bác tham khảo bên DIY có em bên đó. Em đang dùng ĐT không post hình được. Bác quan tâm làm gì thế ạ
Vì em không rõ cách đi dây. Nên hiện 1 thiết bị em câu dính điểm mass (tổng) bo mạch và chân Ground AC inlet vào cùng 1 điểm trên chasic (do em nghĩ làm thế giảm nhiễu sẽ triệt để).
Chào bác hoangtrong, Khi hệ thống đã setup thành công, tất cả thiết bị sử dụng dây nguồn 3 chấu (phải đúng 3 chấu thật, có nối vào chassis or board mạch) cứ nghĩ là muốn nâng cấp thì phải đổi thiết bị nhiều tiền hơn để nâng cấp chất âm cho hệ thống, khi đó bác cắm sợi Ground hãng xịn nhé (bét nhất cũng phải Ground Nordost) nối từ chassis của thiết bị bất kỳ (tốt nhất là gần source phát CDP/PC) mà nhiều khi cắm vào thiết bị khác lại phê hơn (về lý thuyết kiểu này đã sai kỹ thuật) nên phải tìm điểm G (nếu bác đã sở hữu) còn test thử thì cứ vặn đại con vít trên chassis của bất kỳ thiết bị nào gắn vào, đầu còn lại cắm vào chân Ground của AC Inlet. Nếu hệ thống đã setup thành công (k còn quan tâm đến các dãy tầng, đang rất phê với mình) Sau khi cắm dây Ground QRT vào nó không làm biến đổi chất âm nhé bác, mà cảm nhận được rất rõ: độ tròn trịa rõ ràng từng âm tiết,độ bóng bẩy, độ tơi tả, độ chặt chẽ, độ liền lạc của tổng thể (mấy cao thủ gọi là sự cân bằng màu sắc của 1 bức tranh đẹp) làm cho người nghe rất dễ chịu nghe càng lâu càng đã (tháng này tiền điện nhà em tăng đột biến) Với sợi thứ 1 của Nordost QRT nó làm em tăng cảm xúc nhiều hơn nên em ví nó như người vợ chính thức của em vậy (đến hạn cưới vợ thì dù có khó khăn cỡ nào cũng phải nghiến răng mà cưới). Sợi thứ 2, 3 em tóm tắt theo cảm xúc trần tục của đời thường cho nhanh: Sợi thứ 2, cảm xúc giống như gặp lại người yêu thời niên thiếu chưa ăn được trong điều kiện vô cùng thuận lợi mà cả 2 cùng muốn (nên khi đó mình sẽ có rất nhiều tuy biến ở nhg hoàn cảnh khác nhau) cái này ai cũng biết sai mà vẫn cứ thích lao vào? Từ sợi thứ 3 trở đi, cảm xúc giống như bên bồ nhí hay rau sạch ở resort khi có tí dư dả, cuộc sống thoải mái vậy (cái này thì vô cùng tốn kém) cũng giống chơi audio lên đỉnh cao bác phải làm phòng, xử lý phòng bằng các thiết bị acoustics nữa. Nói chung là em rất thích chơi dây Ground, cái không thích là đến sợi thứ 3 trở đi thì quá tốn kém cho các thứ phải đi xử lý nó.
Sau nhiều đêm nghĩ về dây dẫn tiếp địa, em có một số khúc mắc nhờ các bác giải thích hộ. Theo em biết tần số điện dân dụng Việt Nam mình có tần số 50 hợt, vậy dòng điện qua dàn máy dư xả xuống đất (GND) thì nó bao nhiêu hợt? Có dao động hay không? Dây dẫn hiệu quả cho tiếp địa có đặc tính nào? Em nghe nói dây phải nhuyễn và lõi phải thật to, cũng có thông tin dây mạ bạc làm dây tiếp địa tuyệt vời. Cái này bác nào có kiếm chứng xin chia sẻ giúp ạ. Có bác nói cắm nhiều dây tiếp địa sẽ làm cho dàn hay hơn, như vậy là do dây tiếp địa đang sài không đủ công suất hay còn nguyên nhân nào khác? Dây tiếp địa hãng cung cấp quá đắt? Liệu có phải nó đc chế từ vật liệu quí hay vật liêu tiêu chuẩn NASA? Em xin tẩu trước, bác nào lôi em ra cái vòng lẩn quẩn xin đa tạ