:lol: quote="thanhnos2112"]Dùng cái này kê dây nguồn mà làm biến đổi hoàn toàn chất âm vốn có của hệ thống. Em k biết nó can thiệp kiểu gì, các bác nghiên cứu giúp em với. Thanks! [/quote] Quả này có lẽ bị tẩu nặng rồi...
Không thử thì em cũng k tin. Em đã từng chơi với nhiều loại tweak mà quả này thì em k lý giải nổi bác ơi. Tây lông nó đi xa quá!
Em chỉ biết là đại lượng dòng I, áp V là đại lượng có thật và trên dây dẫn hay vật dẫn điện nó tồn tại là dòng điện, còn P là đại lượng ko có thật mà là đại lượng qui ước mà thôi, em thấy nhìu bác bị nhầm lẫn trong vấn đề này. Còn công suất truyền tải thì lại là VA, kVA, mVA... Kia bác ah.
Re: NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒ Lý thuyết này không đúng với tư tưởng diễn biến của Vinh67: càng ít điểm nối càng hay ( điều này đúng với bất kỳ ổ cắm Và dây nguồn nào ) bạn :arrow: :idea:
Re: NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒ Lý thuyết này không đúng với tư tưởng diễn biến của Vinh67: càng ít điểm nối càng hay ( điều này đúng với bất kỳ ổ cắm Và dây nguồn nào - vinh67 ) bạn :arrow: :idea: Một vấn đề phát sinh trong quan điểm của My FB là cần tìm hiểu khi dùng BACL cho hệ thống : - ảnh hưởng của công suất BACL ( càng lớn có càng hay ) - CÔng suất BACL là bao nhiêu thì hay và phù hợp với công suất tiêu thụ của cả hệ thống ? - hiện tại trên thị trường vn hiên nay, có nhưng loại ổ cắm, phích cắm nào tránh được hiện tượng thắt cổ chai không? - Thông số ghi trên R1: 125v-20A không phải 125v- 15A :idea: :shock: - việc thắt cô chai theo quan điểm của My FB theo mình chưa đúng , chưa thuyết phục vì cầu chì không phải là thiết bị công suất chỉ là thiết bị truyền dẫn giống như đầu giắc đực cái, các chỉ số ghi trên ổ cắm chỉ là chỉ số điều kiện truyền dẫn tối ưu và an toàn cách điện tương ứng với cấu tao, hoàn toàn không ảnh hưởng đến công suât của BACL. Vì luận điểm này còn liên quan đến các đầu phích với chỉ số...... , Xin anh em cùng chia sẻ kinh nghiệm. Cám ơn anh em
Em cài cái Physics Toolbox vô máy Z3, xong nghịch đi rà rà như bắt Pokemon thì được mấy kết quả: - Ở chỗ giữa phòng ngủ chỉ đo được <30uT - Gần tường có góc 40uT, có góc 60uT - Rà qua tới dàn máy chưa bật điện ~70uT - Rà tới cái laptop đang chế độ sleep (chạy pin) >1200uT bên phải máy, bên trái máy ~70uT - Bật điện DAC, vẫn ok. Có lẽ cái DA có seal nhôm kín mít - Bật điện amp, ở giữa amp chỗ board mạch >200uT, ra hai bên không sao Có cụ nào biết xin giải thích thêm về các ảnh hưởng có thể của magnetic field lên cơ thể hoặc dàn audio ạ.
Em thử cho dây nguồn, dây loa và dây tín hiệu đều có ép phê, đang để ở dây tín hiệu, dây nguồn ké vào 1 chút. Đang tìm đá mặt trăng hay thiên thạch chơi thử xem thế lào :mrgreen: Hồi hè đi đá chồng Phú Yên quên vác về một ít chơi thử, nhưng đi máy bay giá rẻ không mua cước hơi khó vác về, chắc gửi xe về cho rẻ :lol:
Chào Bác Trọng, chất âm thế nào bác ? Đá khác nhau chắc chất âm cũng khác nhau hả bác ? Em lại đang tìm đá người ta dùng để xây thiên an môn ( Trung Quốc ) , đền đá ( Ấn Độ ) :mrgreen: Em đang gia công mấy viên thạch anh để kê thử vào thiết bị âm thanh và thiết bị điện :idea:
Thích thật! Đơn giản, ít tốn kém chỉ riêng mình có, hãng sẽ dẹp tiệm hết. Bác chia sẻ thêm thông tin cho em với. Tks!
Em thấy bác vinh67 đấu nối dây lại như vậy là đúng, và em nghĩ cảm nhận về âm thanh của bác ấy sau khi thay đổi chắc cũng không sai. Điều em muốn nói là hầu như tất cả chúng ta đều bị rơi vào tiểu tiết mà không nhìn thấy cái tổng thể, rằng khi đọc bài bác ấy viết, ai cũng không tin rằng sợi dây nguồn PS và ổ cắm R1 không thể kém hơn sợi dây điện Cadivi kia, rằng bác ấy đang bị cái âm thanh khác lạ kia chi phối, rằng đồ hãng không thể dở được, ... Nhưng chúng ta không nhìn thấy rằng, khi bác ấy thay đổi như vậy, đường đi của điện nguồn giảm đi qua đến 3-4 điểm tiếp xúc, và những điểm quan trọng như ổ R1 kia chỉ 15A, sợi dây nguồn PS kia cũng 15-20A, AC inlet của BACL cũng chỉ 15A, thì liệu tất cả những thiết bị đó có cung cấp đủ dòng cho BACL làm việc đúng công suất của nó không? Khi bác vinh67 đi lại dây như vậy, vô tình gỡ bỏ đi các điểm yếu kia, lúc đó dòng điện vào BACL được dồi dào hơn, âm thanh của bộ dàn tốt hơn là điều hiển nhiên thôi. Em nói thêm một chút về ổ cắm và phích cắm anh em audio đang xài: Từ xưa đến giờ, phích cắm dẹp và ổ cắm dẹp được sd ở những quốc gia xài điện áp 100-117v như Nhật, Mỹ, nam VN trước '75, và vài nước khác, còn những quốc gia xài điện 220-235-240v như châu Âu thì xài phích và ổ cắm tròn hoặc vuông. Họ quy định như vậy cũng có lý do là vì tránh chuyện thiết bị 100v cắm nhầm vào điện 220 và ngược lại, đồng thời vì điện áp sd khác nhau nên công suất chịu đựng được thiết kế của dây dẫn cũng khác nhau. Chẳng hiểu vì sao, từ lúc có dây điện nguồn rời cho mấy ông chơi audio, các hãng sx chẳng còn tuân thủ quy định này, và mấy ông audio xài cũng lung tung hết cả! - Với ổ cắm như R1, nó là ổ xài cho phích cắm dẹp, họ ghi rất rõ là 125V/15A, như vậy khi ta xài nó với hiệu điện thế 220V thì lúc đó dòng max đi qua R1 có còn là 15A nữa không? tăng lên hay giảm xuống thì các bác chỉ cần phép toán lớp 2 tính ra sẽ biết. - Cũng tương tự như vậy, cái AC inlet mà 99,9% trong các thiết bị audio của hãng đang sd, và hầu hết anh em đang diy cho BACL, max nó cũng là 125V/15A. - Sợi dây nguồn PS như của bác vinh67 đã xài có đường kính chỉ 2mm (tiết diện hơn 3mm2) mà thôi, các bác chịu khó tính ra sẽ biết được sợi dây này có đủ để làm dây nguồn chính cho BACL xài cho cả hệ thống hay không? Theo em, lý thuyết luôn luôn đúng, quan trọng là ta hiểu lý thuyết đó tới đâu, và ta áp dụng nó vào thực tế có đúng hay không thôi.
Thôi rồi, chuyến này về e bỏ luôn bacl diy của bác Dungaudio thôi, vì bác ấy toàn dùng ổ 125v usa không đủ điện áp vào-ra cho bacl, và sẽ thắt cổ chai cho toàn ht! . E sẽ tìm dây korea dân dụng 6mm chập đôi thành 12mm để đấu trực tiếp từ công tơ tổng vào ampli và cd cho lành (bỏ hết tất cả jack cắm cho ht luôn)!
:Em thấy các bác tranh luận từ tối mịt cho đến quá nửa đêm thì còn thời gian đâu mà nghe nhạc nữa. Mỗi người mỗi ý,ai thích chơi gì thì chơi Còn thắt chỗ nọ bó chỗ kia, thử hỏi có bác nào dám bỏ cầu chì ra rồi đấu trực tiếp không? Chia sẻ cách chơi và cảm nhận như chơi đá thạch anh và chân cách ly mới hay chứ, có phải không ạ
Có em bỏ hết cầu chì nè bác Sau khi thử nghiệm không cháy nổ gì thì em nối thẳng từ công tắc qua board luôn
Chào bạn, theo bạn thì cơ sở lý thuyết nào chỉ ra rằng khi dùng ổ 125v-15a thì dòng điện sau ổ cắm bị suy giảm ( thắt cổ chai ) khi sử dụng áp 220v, bạn đưng nói là dựa vào bài toán lớp 2 : 220v x 10A = 2200w nhé. Vẫn theo tư duy này thì dòng điện sau ổ cắm lại được sử dụng giắc đực có thông số 125v- 15a và giắc cái 125v-15a trước khi vào BACL là bao nhiêu? Theo mình tư duy như vậy là không đúng, không chuẩn : 125v-15a là thông số giới hạn sự truyền dẫn và tính an toàn của thiết bị truyền dẫn ổ cắm, giắc cắm thôi. Đó là ta chưa đề cập đến vật liệu và thiết điện truyền dẫn của dây trong tường chưa chắc đã cao hơn vật liệu và thiết diện truyền dẫn trong các thanh truyền dẫn bên trong ổ cắm ( R1 )
Thắt cái khỉ gì.. :roll: e sài toàn ổ 125v cho bacl 6kva và cho thiết bị. Nghe hay bỏ xừ. E ko rành về lý thuyết nhưng trải nghiệm thực tế thì cũng khá nhiều. Và e tự tin vào cách mình đang chơi
Cái dụ thắt cổ chai hay gì đó thì mình cũng không rõ lắm,nhưng theo mình cái dụ hiệu ứng chồng lấn là có thật,và mình cũng chẳng biết giải thích thế nào cả chỉ biết kể lại trường hợp cụ thể của mình để các bác tham khảo thêm.Ba,Bốn năm trước khi mình DIY thành công sợi dây nguồn Western,đem đi thi đấu với cọng dây của thằng bạn mới mua 15 triệu,kết quả là cọng dây của mình dính chết trong máy của thằng bạn và mình phải ra về tay không,quá phấn khởi trên đường về mình ghé Dũng Audio hốt hết cuộn dây còn 37,50 mét lúc đó giá là 160 ngàn đồng/mét.Sau khi làm dây nguồn mình lấy 15 mét làm dây điện từ CB tổng đến CB cho dàn và kết quả là thật bất ngờ:Âm thanh tụt hẳn xuống.Sau nửa tháng kiên nhẫn burn in cuối cùng đành phải thay trở lại 15 mét cadivi như cũ.
Em nghĩ có chút nhầm nhọt ở chỗ này: Trên ổ cắm ghi 125V/15A chỉ có ý nghĩa là nhà sản xuất khuyến cáo là nên dùng cho điện 125V và cường độ dòng điện chịu tốt nhất ở mức 15A. Do vậy, chuyện này không có liên quan gì đến chuyện khi cho dòng điện 220V vào thì dòng điện sẽ thay đổi đáng kể sau khi ra khỏi cái ổ cắm cả. Nguyên do: Cái ổ cắm ở đây thực chất chỉ là đoạn dây đồng dùng để nối điện (cho dòng điện đi qua) chứ chả có liên quan gì đến việc tiêu thụ điện. Vì thế, em nghĩ mức hao hụt hay thay đổi dòng điện không đáng kể, cũng chỉ xoay quanh U, I và P như trước khi cho dòng điện qua cái ổ cắm thôi. Em vẫn dùng ổ cắm USA 125V/15A để cắm điện 220V mà có thấy thay đổi chi đâu. Bác nào muốn thử thì cứ dùng cái đồng hồ đo là biết ngay thôi mà.
Mà R1 là 125v-20A chứ nhể? E sài 2 ổ R1, 1 ổ GTX nano. Tất cả đều ghi 125v_20A. Chả lẽ đồ của lão âm thanh vàng là đồ lởm???