Em thì cũng thấy như bác huyhoang là cháy nổ thui chứ có khác chi đâu, vì: Thực nghiệm cho thấy, nguồn điện cung cấp 20A mà chỉ dùng dây 15A thì dây đó bị cháy. Đã bị cháy thì hết bàn được rồi nên trường hợp này là không xảy ra trong thực tế. Tương tự cái ổ điện đó chỉ chịu được 125V/ 15A mà cho dòng 220V mà hông cho biết A thì có 2 trường hợp sẽ xảy ra: 1. Nếu A lớn hơn mức thiết bị chịu được thì ổ cắm bị hư, cho nên cũng như cái dây 15A kia phải bắt buộc phải thay. Điều này cũng không có trong thực tế vì đã hư rồi thì làm gì còn sử dụng được trong nguồn điện nên chả đáng bàn, bỏ đi cũng chẳng tiếc. 2. Cái ổ cắm này vẫn sử dụng được, tức là nó vẫn chấp nhận cho dòng điện 220V chạy qua thì có hai vấn đề xảy ra cho V và A sau ổ cắm là bao nhiêu: 125V hay 220V? 15A hay 30A? Như vậy: 2.1. Nếu 220V còn 125V --> Có sự thay đổi V và như thế A cũng thay đổi 2.2. Nếu 220V vẫn là 220V --> Không thay đổi V và A cũng tương tự sẽ không đổi Thực nghiệm cho thấy, dùng đồng hồ đo V và A trước và sau cái ổ cắm gần như chẳng có gì thay đổi (nếu có thay đổi một chút là do ổ cắm này có tiêu thụ điện nhưng quá bé nên đồng hồ chả đo được. Cần dùng đồng hồ có thang đo thật nhạy thì may ra mới đo được). Và giả sử cái ổ cắm này làm thay đổi V và A thì nói mở rộng thêm cái dây nguồn lúc này (dây dẫn dài hơn và dùng thêm các vật liệu chi chi đó hổng bít) thì V và A sau cái dây này chắc cũng thay đổi vì bản chất ở đây cũng tương tự như cái ổ cắm. Như vậy thì thiết bị sau cái dây nguồn này sẽ sử dụng là bao nhiêu cho khỏi cháy nổ. Nếu V sau dây dẫn chỉ còn thấp hơn 220V thì muốn biết côgn suất của nó bao nhiêu mà không cần dùng đồng hồ đo là cắm cái dây này vào cái bóng đèn 220V là biết: nếu bóng đèn sáng bình thường thì là 220V còn thấp hơn (hoặc sáng le lói) thi chắc chỉ còn 125V. Nguyên nhân: Cái ổ cắm này chỉ là vật dẫn điện chứ không vật tiêu thụ điện thì làm gì có biến đổi chi của V và A trước và sau cái ổ cắm đó dẫn đến sự phát sinh công suất để hao hụt điện . Nếu V và A có thay đổi sau cái ổ cắm này thì chắc người ta sẽ ứng dụng điều này vào việc sản xuất biến thế vì chi phí sản xuất cực kỳ rẻ lại dễ dàng. Như vậy, cáp dụng cho mục 2.1 nêu trên thì chỉ cần sản xuất cái miếng đồng nào đó sử dụng mức V và A danh định (theo nhà sản xuất) thì ta có ngay cái biến thế đúng V và A cần tìm chứ cần quái chi làm cục biến thế to đùng để tính tiền mắc quá trời mà chưa chắc có người mua.????? Viết tới đây thực sự em vẫn chưa hiểu bác Zorro muốn chứng minh hay nói cái gì vì học sinh lớp 2 chắc không suy luận được rồi???
Và ở mục 2.1 bài trước thì nếu trong trường hợp ngược lại là dùng ổ 220V cho dòng điện 125V. Nếu cũng thay đổi theo hướng tăng lên (ngược lại với trường hợp trên 125V thành 220V) thì chắc cũng áp dụng để chế tạo cái biến thế vì chi phí thật là rẻ và chế tạo cũng rất dễ dàng. Điều này góp phần vào việc tiết kiệm rất lớn chi phí cho hãng sản xuất và đương nhiên góp phần làm giảm chi phí tăng hiệu quả cho toàn xã hội vì ...... thiết bị bi chừ thật là rẻ. Trong cuộc sống thực tế, cho đến giờ em cũng chưa từng tiếp xúc với thiết bị về điện và điện tử nào đó có cái một miếng đồng (hay vật liệu dẫn điện nào đó) đã làm biến đổi điện thế một cách nhiệm màu như thế. Bác Zorro chắc va chạm nhiều nên cho em xin bằng chứng xác thực nhằm giúp em hiểu hơn được không????? Thanks
Em nghĩ là vấn đề phát sinh ở các điểm tiếp xúc có nhiều hơn và quan trọng hơn là sự sụt điện thế anh Choang ơi
-Em thì nghĩ rằng cái ổ cắm hay jack cắm nguồn hoàn toàn có thể xem như không tiêu tốn điện , Em suy nghĩ cực kỳ đơn giản nhưng thận trọng khi dùng các thiết bị truyền dẫn điện , thiết bị đóng cắt và bảo vệ :Em xem ngay V và I chịu tải của nó trước , nếu nó là 125V khi chuyển qua dùng cho 220V thì chắc chắn phải giãm tải 50% cho chắc ăn , kệ Em không biết gì về điện cứ nghe thợ bảo vậy thì làm theo cho đơn giản , cứ "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng " . Thỉnh thoảng Em hay sờ tay vào dây điện , vỏ ngoài ổ cắm , BACL ( khi có tải ) xem có nóng khác thường không để check lại tải và xiết ốc lại các nơi tiếp xúc điện
tải phát sinh nhiệt là chính xác bác ạ, ổ- dây chỉ xét tiêu chí về dòng là đúng, nếu ghi 15a có nghĩa là ổ- dây chỉ chịu dòng max là 15a thôi nếu quá điện trở nội sẽ sinh nhiệt gây chập cháy. Cho nên 125v hay 220v không là vấn đề (chỉ khi ổ có tích hợp thiết bị nắn, lọc mà nhà sx chỉ định điện áp cho thành phần này). Nếu phụ thuộc vào điện áp thì các dây dẫn điện người ta phải ghi 125v only hay 220v only chứ :wink:
125v-15A tương đương với 250v-10A ông ơi :arrow: :idea: đây là các thông số liến quan đến giới hạn truyền dẫn của thiết bị khi thay đổi áp từ 125v qua 220v thôi Anh em nên bám sát chủ đề tranh luận là : - SAU KHI QUA Ổ CẮM CÔNG SUẤT CỦA DÒNG BỊ THẮT CỔ CHAI, ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG SUẤT BACL :arrow: LÀM CHẤT LƯỢNG ÂM THANH GIẢM ( My FB ). - SỬ DỤNG DÂY CẤP NGUỒN CHO BACL THEO PHƯƠNG ÁN B TỐT HƠN PHƯƠNG ÁN A - ĐÚNG VỚI MỌI Ổ CẮM VÀ DÂY NGUỒN - ( Vinh67 )
Em ví dụ: giả sử ổ cắm R1 ghi 125V 15A. Đại khái hiểu là cách điện an toàn khi sử dụng cho nguồn điện có điện áp 125V, dòng tối đa nên sử dụng là 15A. Vậy cái ổ cắm đó chịu được dòng tối đa mà vẫn an toàn là 15A. Để đơn giản xem như đó là dòng điện max mà nó chịu được đi (như các bác đang bàn ở trên, chứ thực chất thì nó chịu được nhiều hơn) . Công suất tối đa mà nó chịu P =R*I^2. Công suất này không đổi, dù cho lắp nó vào nguồn điện có điện áp bao nhiêu đi nữa. Trong đó R là điện trở của thanh dẫn và các má kẹp bên trong ổ R1. I là dòng điện đi qua ổ R1. Giá trị điện trở R đó là bao nhiêu không biết, nhưng giả định là không thay đổi khi cắm vào 220 V vì cấu trúc vật lý của nó cũng như vậy. Do vậy, khi lắp ổ R1 vào nguồn 220V. Công suất tối đa của nó cũng vậy, P = R*I^2. Vì P không đổi, R không đổi nên I cũng không đổi. Tức là dòng tối đa cũng không có đổi. Các bác lưu ý giùm em, điện áp rơi trên thanh dẫn của R1 không phải là 125V hay 220V. Do vậy, điện áp rơi trên ổ R1 rất nhỏ và nó bằng R*I (R là điện trở thanh dẫn bên trong ổ R1, I là dòng qua ổ R1). Giá trị 120V hay 220V là điện áp rơi toàn bộ hệ thống phía sau, bao gồm: thanh dẫn của ổ R1, dây nguồn nối tới thiết bị và toàn bộ thiết bị phía sau (chủ yếu là rơi trên 2 đầu của cọc IEC inlet của thiết bị). Không biết như vậy đã có rõ chưa?
Nhà sản xuất họ thiết kế là đã dư tải cho mình sài rồi. Em ví dụ ổ cắm thông số 125V 15A có thể tải tối đa công suất 1,875W. Trong khi đó em tính công suất tổng dàn em: - Cơ: 40W - DA: 20W - Pre: 40W - Pow: 90W Công suất tổng là 190W ==> Tải quá bèo so với ổ cắn, thoải mái sài luôn
Em tham khảo một số tài liệu cũng nói 125V-15A ~ 250V-10A nhưng không biết tính toán theo công thức nào, còn em tính theo công thức hồi bé học vật lý phổ thông. Dàn em không chơi BACL mà theo sơ đồ sau: Đồng hồ tổng ==> Atomat ==> Oyaide R1 ==> Power distributor ==> Devices Trước khi thay Oyaide R1 em sài qua các ổ: - Ổ cam (Dũng Audio) --> bình dân học vụ - Hubbell 125A - 20A --> có cải thiện hơn - Furutech 125V - 20A --> cải thiện vượt trội (nền tĩnh, mít bát chép lên) - Oyaide R1 125V - 15A --> tuyệt vời Vài dòng chia sẻ cùng các bác.
Bạn nên hiểu ở đây đang đề cập đến sự sụt giảm công suất của BACL ( nguyên nhân là do ổ cắm Và dây nguồn dùng cho BACL ) dẫn đến chất lượng âm thanh kém ( BACL CÓ CÔNG SUẤT LỚN HƠN SẼ HAY HƠN ), hoàn toàn không đề cập đến công suất tổng dàn như bạn rồi có kết luận như bạn, vì khi đưa ra luận điểm này hệ thống của Vinh67 cũng chỉ có 500w thôi , trong khi đó BACL là 3000w .
Vấn đề này em nghĩ cũng dễ tính toán. Đặt nghi vấn nguyên nhân do dây nguồn và ổ cắm thì tập trung vô 2 món này, xem món nào chịu tải thấp nhất để tính công suất tối đa có thể đáp ứng cho bộ dàn. Nếu trên 500W thì ok, để an toàn nhân đôi lên là 1000W. Nếu điện 220W thì cần dây hoặc ổ cắm chịu dòng khoảng 5A là đủ.
Lùm xùm cái Ổ cắm trong mớ rối rắm Audio. :lol: :roll: :lol: :roll: Nhân ngày tết trung thu của các cháu thiếu niên và nhi đồng chúc các bác vui...và chém tiếp...
Bác đang bị lạc sang chủ đề tính công suất tổn hao trên ổ cắm rồi. Thứ 2, bác lại tính công suất của ổ cắm là P=R*I^2 và coi như R là điện trở của thanh dẫn điện của ổ cắm; thế thì R của ổ cắm ~0, thì P=0 àh? Mà P=0 thì U*I=0 àh? Nó là vật truyền dẫn điện chứ đâu phải thiết bị tiêu thụ điện đâu! Cho dù nếu bác dùng công thức P=R*I^2 này để tính công suất phụ tải và bảo rằng không phụ thuộc vào U cũng sai, vì đại lượng I kia có được từ U/R mà.
Các bác đang xài ổ R1 cho em hỏi chút xíu: Dòng danh định (rating) là 15A (125V) của ổ cắm này là cho cả 2 ổ hay chỉ 1 ổ vậy ạh?
Chào bác Trọng, mọi khi em thấy bác là cầu thủ : khi là tiền đạo , khi là tiền vệ sao hôm nay bác chuyển qua làm TRỌNG TÀI à :arrow: :idea:
Có tuổi nên chồn chân mỏi tay rồi bác, chắc sớm giải nghệ chém. Em định in cái hình này ra làm bùa dán lên BACL nghe cho thêm hay và giảm rủi ro cháy nổ :mrgreen:
Các bác cãi nhau nhiều lại càng lủng củng mà khó hiễu Em xin đính chính lại P là công suất hiệu dụng sinh công trên phụ tải chứ nó ko sinh công trên cái ổ cắm, nếu sinh công trên ổ cắm là nó nổ banh các tbi bảo vệ nhà các cụ ra rồi. Lại một lần nữa em nhắc lại là P là đại lượng ko có thật và là đại lượng quy ước mà thôi Trên đường dây và cái ổ cắm cũng có điện áp rơi nhưng ko đáng để bận tâm vì nó quá nhỏ nên có thể bỏ qua cho nó đơn giản hoá những vấn đề rất chi là ko phức tạp :lol: Cái ổ cắm là vật dẫn điện thì nó có dòng max 15A or 20A Điện áp 125V hay 220V ghi trên đó để ta áp dụng cho phù hợp và đây đuọc hiểu là khi sử dụng trong cấp điện áp danh định sẽ ko bị đánh thủng lớp cách điện giữa các cực L với N và an toàn cho người sử dụng thao tác ko bị điện giật vì rò điện. Các cụ nhớ ngày xưa hay có những cái phíc cắm hay ổ gia công mà khi trời nồm cầm vào cắm nó bị te te đó là do kha năng cách điện bị kém lên điện áp rò ra gây giật. Chứ mấy cái phíc của các cụ thì trời nồm thoải mái nhá :lol:
Em lại tưởng đó là khi âm thanh cũng bất lực như lời... Hihi, đã thật! Đây mới là tiền vệ đích thực này: vừa chuyền vừa dứt điểm :lol:
Xin thông báo, có một số anh em trên diễn dàn đã trốn học vật lý lớp 9 , đề nghị học lại ( trong đó có em bác Trọng ạ ) :arrow: :idea:
Em thực tình cũng chả hiểu bác muốn nói gì bởi vì ở lớp 2 ở chế độ cũ chỉ mới học đếm đến 10 và phép toán cộng trừ chứ có học được toán nhân chia đâu mà giải được bài toán bác nêu. Nếu bác biết thì viết rõ ràng cho anh em hiểu chứ viết kiểu này thì thật là khó quá đi. Em chỉ nghĩ đơn giản là cái ổ cắm 125V/15A ở trên nếu dùng cho 220V thì vẫn dùng được bình thường. Về mặt kỹ thuật thì dòng điện trước và sau cái ổ cắm này gần không thay đổi. Em tuyền dùng ổ cắm của USA 125V thời Mỹ đóng quân tại VN để dùng làm các ổ ra 100V, 110V 120V và 220V cho đầu ra của biến áp cho đến nay và vẫn dùng rất tốt. Và trước khi em dùng vào bộ dàn thì cũng đã đo đạc cho an toàn trước khi sử dụng. Cho đến giờ cũng chưa thấy chuyện cháy nổ gì xảy ra cả. Chất lượng nguồn điện thay đổi như thế nào thì em không quan tâm vì muốn chứng minh có sự thay đổi thì phải có một đống thiết bị đo đạc thì mới chuẩn chứ đưa ra mớ công thức loằng ngoằng như thế thì ... khó thuyết phục em lắm. Riêng cái ổ cắm R1 kia, em thiết nghĩ do nhà sản xuất chỉ muốn bán sản xuất trong vòng nước Mỹ nên mới ghi thông số như thế để khuyến cáo để tránh kiện tụng sau này. Còn nếu bán ra các nước dùng dòng điện khác thì họ cũng sẽ ghi thông số khác trên các thiết bị đó. Bác xem các thông số trên thiết bị điện và điện tử sản xuất từ USA cho các thị trường khác thì biết rõ ngay thôi.