Hề, hề, em tẩu đủ thứ nên chả biết thế nào gọi là tẩu nữa. Riêng món Deoxit, nếu em nhớ không nhầm thì hình như em là khách hàng đầu tiên trong nam của lão shop này thì phải.
Sau lần được nghe hệ thống của bác đã làm em thay đổi gần như 180 độ trong việc định hướng nâng cấp bộ dàn! Cảm ơn bác rất nhiều!
Em là hậu bối, chẳng dám nói là xác nhận; nhưng từ chính cái việc em được mắt thấy tai nghe nên rất tâm đắc điều bác viết, cứ phải mạn phép nhảy vào gật gù một cái mới được ạ!
e thấy bác "quăng bomb" một phát rồi để e cùng các bác trên này "đấu nhau sứt đầu mẻ trán" rồi giờ lại.... :lol: . Nhưng e vẫn kết cái câu này của bác nhất đấy! :wink: . Kính bác sức khỏe, có trải nghiệm thêm để chia sẻ ae.
Theo em thì muốn biết nguồn điện có ảnh hưởng như thế nào thì điều cần làm đầu tiên là phải có một phòng nghe tốt, rồi việc kê loa và dàn máy cho đúng. Sau đó mình mới thấy được sự khác biệt của nguồn điện và dây nguồn, dây tín hiệu và dây loa ...
Chuẩn ko cần chỉnh! Ko tổng hợp các yếu tố này thì nguồn điện hay dây nhợ cũng có chút cải thiện, nhưng rất mờ nhạt. Nên tai sao rất nhiều bác ko thèm quan tâm đến nguồn điện và dây nhợ là như vậy. :?
Giới chơi Audio sành điệu trên thế giới…hai tay đầy lông, hết sức khâm phục chất lượng Ổ cắm RII. Không chỉ cho chất lượng âm thanh, hình ảnh cực nét… Ổ cắm RII được chế tạo với công nghệ và vật liệu độc đắc vô nhị…chỉ có ở VN. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi giới thiệu, Nhà chế tạo Ổ cắm RII đã không còn hàng để bán, chỉ một lẽ đơn giản người dùng thì quá nhiều… Điều hấp dẫn đối với giới chơi Audio, gíá bán Ổ cắm RII như sắt vụn …đồng nát, (chỉ bằng 1/100 Ổ cắm sịn cũ, trong Nam gọi đồ cũ - lạc xoong). Giới hâm mộ Audio lưu ý: Tất cả sản phẩm Ổ cắm RII đều được chế tạo bằng tay…Made bai VN. (chế ổ cắm thường thành ổ cắm sịn,how to not loose power outlet) Mời các bác xem theo đường dẫn : https://www.youtube.com/watch?v=Wb74sLDt_dg P/s Nếu bác nào không nhịn được cười, thì nên lưu ý đến người bên cạnh. Hy vọng không có bác nào gọi điện, để hỏi mua RII... :lol: Cảm ơn các bác đã đọc tin và có một ngày làm việc hiệu quả.
. Phòng ốc cực quan trọng và nó chiếm bao nhiêu phần trăm chất lượng âm thanh của bộ dàn thì mình không rõ nhưng sự ảnh hưởng là rất rõ ràng tới mức với đôi tai bình thường cũng cảm nhận được . Việc bạn hay nghe loại nhạc nào cũng rất quan trọng vì có loa hợp với nhạc này , có loa hợp với nhạc kia và cũng có loa chơi được nhiều thể loại nhạc . Đầu tư cho nguồn điện và dây nguồn cũng là một cái thú vui nên nhiều người quan tâm
các cụ cao nhân dho em hỏi em tính làm cái dây mát, chạy thẳng nối vào cái ổ cắm tổng, sau đó từ ổ cắm đó chạy 1 sợi dây nguồn ra ổ chia và cắm thiết bị của mình vào ổ chia. nhưng các dây nguồn từ cd/amp của em đều là loại 2 chân vậy thì tiếp mát vậy đúng không hay phải chạy kiểu khác là đấu vào vỏ máy ạ?
Bác nói vòng vo quá, em có mấy điều gửi bác: - Nếu mạch mà không có tải thì sẽ không bao giờ có chuyện tổn hao công suất trên đường dây (trừ trường hợp do cảm kháng). - Nếu mạch có tải, thì nguyên nhân gây nóng và cháy dây không phải do bản thân của dây dẫn đó tự gây ra, mà do công suất của tải gây ra. - Công suất tổn hao trên dây dẫn lớn hay nhỏ là phụ thuộc công suất của tải. - Nguyên nhân dây bị cháy không phải do điện trở của bản thân sợi dây gây ra, mà do tiết diện của dây không đủ để dòng điện đi qua mà tải cần, mặc dù điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn. Trở lại điều bác đã khẳng định: Bác làm ơn chứng minh công suất tối đa chịu tải của ổ R1 dựa trên công thức P=R*I^2 mà bác đưa ra giùm. Nếu bác không biết các tham số, em có thể cung cấp cho bác: - Điện trở suất của đồng là 1,72*10^-8 (ổ R1 là bằng Cu+Bery, cứ tạm tính là Cu) - Chiều dài thanh đồng của R1 là 5cm (tính từ con vít nối dây điện đến lưỡi tiếp xúc phích cắm) - Tiết diện thanh đồng 1mm*6mm (bình quân). Cám ơn bác.
Đề nghị bạn Thảo ( thientoan ) đọc kỹ trước khi có ý kiên nhé : đồ của ông lenamvl nhạc metal thì 100 tr trở lên mới cần phải có dây nguồn là đúng rồi ( hệ thống của ông < 100 tr không tác dụng :arrow: > 100 tr có thay đổi :mrgreen: )
Các bác nhìn không kỹ để hiểu hết rồi! Cái ổ cắm MIT ghi rất rõ là 125V-15A-60Hz và 220V-15A-50Hz. Công suất được thiết kế của dây dẫn cho dòng điện 50 và 60Hz là khác nhau đấy ạh. Các bác thử tìm hiểu thêm nhé!
Ổ cắm là vật dẫn thì tính dòng tải cho nó xem như là dây dẫn điện. Dòng điện cho phép = Tiết diện dây dẫn * Mật độ dòng điện Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng ... %E1%BB%87n Nhẹ đầu thì xem như mật độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào loại vật liệu làm vật dẫn. Còn tính cho chính xác thì các cụ tham khảo tiếp: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A ... %E1%BB%87n
Ở Nhật, vì để an toàn tối đa cho người sử dụng thiết bị điện nên họ không chôn dây trung tính xuống đất để giảm chi phí như các hệ thống có chôn dây trung tính xuống đất, vì vậy, nếu người dùng dù có chạm phải dây nóng (hot, line) thì cũng không bị điện giật. Vì vậy họ không cần làm jack nguồn 3 chấu có cọc ground để chống giật.
Vậy là đối với ổ cắm điện dòng max (5, 10, 15 hay 20A ... ) phụ thuộc cấu trúc vật lý và chất liệu của nó.
Cái này căng nhỉ, thế thì cùng một thiết bị nội địa thì ở Nhật bổn và Vn sẽ khác rất xa nhau. Tks anh zorro thông tin hữu ích.
Cho nên những thiết bị Nhật đem về VN sử dụng, sau lưng thiết bị có chỗ ký hiệu nối đất vào thì nên nối đất vào đúng chỗ nhà sx quy định để an toàn vì điện lưới ở Nhật khác ta.
@ Bạn Hoangtrong thân mến. Bạn nói rất đúng từ tính chất của vật liệu...nhà sx chế tạo ra các Ổ cắm có A và V khác nhau. Ổ cắm được dùng phù hợp ở cấp điện áp và bền điện với phụ tải. Chào bạn Hoangtrong.
Nói đát trong Ampli Nhật Bản. Đây là cái ampli Sony 333ESA điện áp 100V cho thị trường nội địa Nhật. Có cọc nối đất làm tách riêng biệt.
Có ampli không có phono mà vẫn có cái cọc đó ?. Em có mấy cái ổ cắm National nội địa 100V vẫn có 3 lỗ +; -; G mà.
Bác vinh67 chú ý các ký hiệu grounding không giống nhau đâu, có thể bác nhìn nhầm. Ở trang 120 em đã post rồi, xin nhắc lại. Trên hình bác post, chỗ đó là chassis grounding, không phải Earth grounding.