NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN

Discussion in 'Phụ kiện' started by Củ Mì, 31/12/11.

  1. Vinhoankiem

    Vinhoankiem Advanced Member

    Joined:
    2/1/11
    Messages:
    813
    Likes Received:
    579
    Chào bạn, theo mình mỗi thiết bị âm thanh có những yêu cầu điện đáp ứng khác nhau, dây nguồn dùng cho amp đèn khác với sò v.v. Qua trải nghiệm của mình, chuyện cầu chì dùng cho CD và pre là rất quan trọng. Nó định hình tương đối độ động, màu, độ cao thấp âm trường, độ chi tiết của hệ thống, và sự thành công của hệ thống . Còn độ an toàn theo mình thì thiết bị nào cũng vậy, và các nhà chế tạo đều phải đặt lên hàng đầu " không có chuyện amp hỏng mà CD không hỏng " :D
    Vinh67 : mình chưa có điều kiện để thưởng thức âm thanh theo trường phái " tối giản" của bạn nên cũng chẳng thể đánh giá sự lợi hại của phương pháp này. Mình có nhận định nội suy như sau:
    - Dựa vào sự phát triển của khoa học, vật liệu làm dây truyền tải điện- truyền tải tín hiêu phát triển lên tầm cao, để qua đó có thể khắc phục những hạn chế khi phải chuyển đổi môi trưởng truyền dẫn.
    - ổ cắm hay nhất là không có ổ cắm, cầu chì hay nhất là không có cầu chì có thể tiệm cận đúng trên cùng một loại dây dẫn. Còn nếu một bên là dây hãng , một bên là CADIVI thì mình nghĩ còn sớm để nhận định như vậy
    - trong hệ thống mình tách ra 3 phẩn: thiết bị ( CD, amp, loa ) , dây dẫn và thiết bị phụ kiện. Khi thiết bị và dây dẫn đã phát triển tiệm cận đến kỹ thuật đỉnh cao thì việc nâng cao chất lượng phụ kiện ( chân chống rung, cầu chì , cảbon, tán âm...WBT ), thiết bị âm học sẽ đưa hệ thống lên tầm cao hơn trong thời gian chờ những đột phá trong công nghệ sản xuât thiết bi. Triển lãm AV sound vừa qua đã chưng kiến những kệ audio > 5-10k. Bạn đã trải nghiệm option của hãng SHUN MOOK chưa?
    Theo mình thực ra khi thay cầu chì không làm thay đổi kết cầu bản phối, nó chỉ là tìm cho mình biểu cảm- màu săc hợp mà mình thích nhât trong những màu mình thích đó thôi ( khám phá giới hạn của bạn thân ).
     
  2. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    =========
    - Em nhất trí cao với bác ở nội dung màu đỏ.
    - Cách nói của em là : ...tùy khẩu vị mỗi người mà nêm cho " Tô phở" gia vị cho hợp khẩu vị của mình - Trong các thiết bị Audio ta hay dùng từ là " Nghệ thuật phối ghép" , mà Nghệ thuật luôn có 2 phần:
    Một là: Những nguyên tắc chung.
    Hai là : Phần sáng tạo của mỗi chúng ta.

    Thêm tí chuyện phối ghép: Hôm qua hơi rảnh em mở cái Pre Tube ra câu thử sợi dây nối Mass từ điểm mass chung của Bo mạch ra thẳng trạm mass tổng của Hệ thống Audio. Kết quả: Toàn nghe thấy dải Mid và Bass dày cộp còn dải treb mất hút . Lại tháo sơi nối Mass kia ra trả về hiện trang. :p

    Chúc anh em yêu nhạc một ngày Vui- Khỏe- May mắn và Hạnh phúc.
     
  3. tronghien

    tronghien Advanced Member

    Joined:
    25/4/12
    Messages:
    643
    Likes Received:
    102
    Phải công nhận audiophile Việt Nam sau một thời gian nghe nhạc đã trở nên uyên thâm tột đỉnh về lỉnh vực điện , điện tử ...... :mrgreen:
     
  4. Vinhoankiem

    Vinhoankiem Advanced Member

    Joined:
    2/1/11
    Messages:
    813
    Likes Received:
    579
    Chào bạn, theo mình thiếu cầu chì không như thịt chó thiếu mắm tôm mà là thịt ngon thiếu mắn tôm hương vị mình thích mà thôi :D
    Theo bạn Vinh67 thì không cần cầu chì, không cần ổ cắm trong " nghệ thuật phối ghép " của bạn nó nằm ở điểm nào :arrow: :idea:. Bác Trọng " tuổi không cao nhưng trải nghiệm ai cũng phải ngước nhìn " cho xin tý ý kiến, nhận định đê
     
  5. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    Với em, phần 1- nguyên tắc chung là những cái phải có thì ta mới nghe được nhạc. Như loa, nguồn phát, khuếch đại, dây loa, dây tín hiệu.
    Phần 2- Là những cái có hay không ta vẫn có nhạc để nghe. Nếu không có nó trong hệ thống thì ta không phải quan tâm đến. Nhưng nếu nó có mặt trong hệ thống thì ta phải quan tâm.
    Cầu chì, ổ cắm thuộc phần 2. Còn triết lý nghe của em là: nghe thấy thích, thấy hay là được. Do em chỉ nghe một dòng là nhạc cổ điển , thể loại concerto và symphony và thêm tí opera, nên yêu cầu là phải rất chi tiết, không gian nhạc rộng, bass không nhiều, nhưng khi cần là phải rung chuyển nhà xong thì mất luôn (mạnh, nhanh, sâu), không màu mè. Khi bỏ cầu chì, ổ cắm thì những điều đó thể hiện tốt hơn, nghe em cảm xúc mạnh hơn. Bác nào gout nghe không giống em thì hãy tỉnh táo cân nhắc những điều em làm trên. :Mặt khác, do em chơi 3 đường tiếng riêng nên khi mất cân bằng 3 dải tần em chỉnh được ngay. Bác nào không chơi 3 đường tiếng riêng mà làm như em bỏ hết cầu chì, ổ cắm khi hệ thống mất cân bằng thì hết đường gỡ , rồi lại chửi em là nói bậy, làm bậy :lol:
     
  6. Vinhoankiem

    Vinhoankiem Advanced Member

    Joined:
    2/1/11
    Messages:
    813
    Likes Received:
    579
    Chào bạn Vinh67, theo bạn vật liệu trong các dây dẫn có tính định hướng truyền dẫn : . trong dây nguồn, dây tín hiêu, cầu chì có khác vật liệu trong các dây dẫn không định hướng không? Hay tụi tây nó " bùa " mình
    - Việc không cần ổ cắm, dây nguồn liền, không cần cầu chì là điểm đầu không phải là chưa có trong quá khứ ( buổi sơ khai ), nên quan điểm làm như vậy là thuộc về sự sáng tạo là không tròn nghĩa bạn ạ!
    - Khi trao đổi, mình luôn nghĩ: cái phạm trù hay hơn mà bạn đánh giá chỉ có tính cá nhân, nêu ra để anh em trải nghiệm, từ đó có cách nhìn tích cực sự viẹc trong mọi hoàn cảnh, nên thiết nghĩ bạn không phải trình bày về vấn đề này và tuyệt đối mình cũng không trao đổi về cái sự hay này, không so sánh cái hay của bạn và cái hay của tôi :D
    - Điều mình quan tâm nhất là xuất phát điểm ( tư tưởng ) nào đã hình thành ý thức này mà thôi ( có thể khoa học bó tay ). Nếu có thể bạn nói rõ một lần nữa, khi đó việc trao đổi sẽ có trọng tâm ( phần gốc ) tốt hơn là nó đến sự hay ( phần ngọn ), mình nghĩ khi đó sẽ có nhiều hơn những chia sẻ kinh nghiệm của anh em khác về sự trải nghiệm của mình. Ví dụ như khi không cần các thiết bi như ổ cắm- cầu chì giải pháp cho nhũng kết nối là gì , làm bằng vật liệu gì? Cám ơn bạn
     
  7. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    Theo em:
    - Mọi vật dẫn điện ban đầu chưa định hướng dẫn điện. Sau thời gian làm việc từ trường đã đần dần định hướng cho vật dẫn đó ( chính là thời gian chạy rà). Nếu giờ ta đổi chiều thì là ngược chiều, nếu cứ để nguyên chiều ngược này thì sau một thời gian nó sẽ được từ trường định hướng lại ( theo hướng mới, và hiện tươngj ngược sẽ không còn.

    - Những thiết bị có định chiều ngay khi bán, là do nhà SX đã định hướng (chạy rà) ngay ở nơi SX trước khi bán. VD: Mọi máy của hãng Burmester đều được chạy rà tối thiếu 100 giờ ở ngay nhà máy trước khi đóng thùng đem đi tiêu thụ.

    - Cầu chì để bảo vệ thiết bị, nếu không cần bảo vệ thì không cần phải có cầu chì-( Nhóm liều mạng, trong đó có em :D ). Thật ra đây là sự đánh đổi sự an toàn để lấy chất lượng truyền dẫn.

    - Ổ cắm là đề tiện lợi, cơ động khi cấp điện cho thiết bị. Nếu ta nối thẳng dây nguồn cho thiết bị thì không cần ổ cắm làm gì ( em làm như thế :D ). Đây cũng là sự đánh đổi sự tiện dụng lấy chất lượng truyền dẫn.
    Nói về tiếp xúc mối nối dây dẫn điện thì mối nối đạt tiêu chuẩn luôn tốt hơn mọi tiếp xúc giữa ổ điện và jacks cắm. Do đó khi làm nhà phần điện em tự thi công, vì không tin thợ nối dây dẫn đảm bảo chất lượng. Dây đi âm trong tường luôn dùng dây 1 lõi, để nối em tuốt vỏ cách điện dài 30 cm và vê bằng kìm (cấm vê bằng tay), đo điện trở mối nối này , miễn chê :D
     
  8. Vinhoankiem

    Vinhoankiem Advanced Member

    Joined:
    2/1/11
    Messages:
    813
    Likes Received:
    579
    Chào Vinh67, cám ơn bạn về những chia sẻ của bạn, về cơ bản mình nhất trí với bạn, nhưng có mấy điểm theo mình cần bổ sung ( quan điểm cá nhân ):
    - Mọi vật liệu ban đầu chưa được định hướng là không sai, nhưng từ đó dẫn đến việc định hướng của các hãng là do chạy rà mà có là không chuẩn. Mình lại nghĩ việc định hướng nằm sâu trong sự tiến bộ của công nghệ chế tạo vật liệu truyền dẫn ( hoá công nghiệp ), nhằm đáp ứng cao hơn những dòng điện cung cấp cho những thiết bị có những tính chất hấp thụ điện đặc biệt như: y tế, tự động hoá, thiết bị sử lý nguồn viễn thông, hạ tầng máy chủ v.v ,công đoạn chạy rà chỉ là công việc để hoàn thiện sản phẩm mà thôi và khi đã chạy rà xong thì vĩnh viễn sẽ không thay đôi chiều cầu chì, Điều này hoàn toàn khác với cầu chì không định hướng. Nếu cầu chì của bạn là CADIVI ( tương đương ) thì định hướng sẽ phụ thuộc vào chiều setup từ A đến B hoặc từ B đến A mà không làm thay đổi chất âm.
    - Cầu chì để bảo vệ thiết bị là không sai, nhưng vào thời điểm này thì như thế là không đủ. Nếu bạn đã từng chơi cầu chì bạn cũng cảm nhận như mình là: khi thay các loại cầu chì khác nhau mang lại hiệu ứng âm thanh khác nhau. Từ cầu chì bằng vàng, bạc, Rhodium , gốm đã nói lên điều đó.
    - Cách bạn đang làm bây giờ đã triệt tiêu khái niệm về sự " chơi ", sự " phối ghép " ít nhất là trong mảng điện và nguồn điện. Tại sao vậy, bởi vì bạn và mình đều hiểu giá trị của nguồn điện đối với việc phối ghép ( bác Trọng đã nhiều đêm sướng mà không ngủ được ), khi nguồn điện không đổi thì cái sự hay của bạn là hằng số. Âm thanh là sản phẩm của tâm hồn, mà bản thân tâm hồn và sự cảm nhận cũng không phải là bất biến, chính bởi vậy mình không cho giải pháp đó là hay, là sáng tạoj
    Nói rộng ra ở đây nó giống như rau chưa biến đổi gen và rau đã biến đổi zen thôi :wink: ai khoái loại nào " chơi " loại đó , miễn là mình yêu thích và hứng thú.
    Trên đây là quan điển của riêng mình qua những trải nghiêm, có sai có đúng rất chân thành mong anh chỉ rõ, để mở mắt ra và " chiến đấu " tiếp....
     
  9. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    :D .
    Với trình độ hiện tai của bản thân em chỉ dừng lại ở đó. Về cấu trúc vật dẫn em chưa có thông tin, nên em không suy đoán mà thiên về tác động của từ trường nhiều hơn ( lĩnh vực này em có kiến thức thực sự).

    Về sự sáng tạo trong phối ghép audio và nguồn điện là vô biên không triệt tiêu cái gì hết. Ngay bộ dàn của em đang nghe đem sang phòng của bác nó đã kêu rất khác rồi (Nhất phòng, nhì điện….). Gout nghe nhạc của bác Trọng khác em. Cái bác Trọng đang ngây ngất thì có thể em lại thấy nó sao mà chán thế và ngược lại. Phối ghép hiện tại của em nghe nhạc cổ điển rất khá, nhưng để nghe nhạc vàng, Blue mùi mẫm thì không hay chút nào. Được cái này thì lại mất cái khác.

    Em không đẩy vấn đề sa vào tranh luận, chính vì vậy em không đưa ra chân lý mà chỉ nói ra thực tế trải nghiệm của bản thân như là một kiểu Nêu vấn đề rằng tác động vào chỗ đó nó sẽ biến đổi kiểu như thế để làm tiền đề mong mọi người hãy tự trải nghiệm để tìm ra chân lý cho mình.
     
  10. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác tvt61 anh minh cho em hỏi xxx ngơ một tí :roll:

    Theo dòng bôi đỏ thì cầu chì sau khi chạy rà xong thì không thay đổi chiều. Chiều này là chiều buộc dòng điện chạy định hướng khi qua cầu chì theo kiểu đường một chiều hay là chiều gì vậy bác?
     
  11. oopssvn

    oopssvn Advanced Member

    Joined:
    13/9/06
    Messages:
    57
    Likes Received:
    6
    Nhảm!!!
     
  12. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Ối, mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và phát biểu riêng, sao bác lại ............. :(
     
  13. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Một đoạn dây điện không mối nối và 1 đoạn dây dẫn điện giống như vậy được cắt đôi ra rồi nối thật chặt với nhau bằng cách vặn xoắn (hoặc nối bắt vít) thì cái nào dẫn điện tốt hơn, sợi dây liền hay sợi có nối, hay chúng dẫn điện như nhau các bác nhỉ?
     

    Attached Files:

  14. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Theo em thì dây liền dẫn điện tốt hơn
     
  15. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    Mối nối có điện trở bằng điện trở của dây không nối thì 2 dây dẫn điện như nhau.
     
  16. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    Mối nối có điện trở nhỏ hơn điện trở của dây không nối thì dây nối dẫn điện tốt hơn dây không nối.
     
  17. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Tiếp theo, dây liền và dây có ổ cắm và chuôi cắm ở giữa, cái nào dẫn điện tốt hơn hay như nhau, và điều gì ảnh hưởng đến việc cái nào sẽ tốt hơn hay sẽ như nhau này?
     
  18. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Đề cho điện trở hai đoạn bằng nhau vì cắt từ 1 đoạn đây chung.

    Bác còn thiếu một số dữ liệu quan trọng khi mối hai đoạn dây, trong đó có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng điện qua chỗ nối:

    Một là tiết diện dây chỗ nối sẽ nhỏ hơn dây nguyên bản
    Hai là từ dung của dây bị thay đổi chỗ mối nối

    Lý thuyết là thế dưng sự thay đổi không đáng kể vì chả có cái dụng cụ nào đo được

    Em nói thêm chỗ bôi đỏ này cho hết ý:

    Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn. Khi nối hai đoạn dây với nhau thì tiết diện dây dẫn ngay điểm nối sẽ nhỏ hơn tiết diện dây còn nguyên. Như vậy, điện trở chỗ nối sẽ lớn hơn điện trở dây nguyên bản. Từ đó dây chỗ nối sẽ cản trở dòng điện nhiều hơn nên làm cho dòng điện qua chỗ nối ít hơn dây nguyên gốc.
     
  19. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Câu này rất khó trả lời vì đề cho không nói rõ chất liệu làm ra các sản phẩm.

    Câu trả lời đúng sẽ là vô số nghiệm.
     
  20. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Không đo được nhưng bác có thể thử nghiệm phá hủy để phát hiện ra. Bác cho chạy có tải và tăng tải lên cao đến mức độ dây chảy ra xem chảy ra ở chỗ nào trước thì biết.
     
  21. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Chất liệu được cố định (control) như nhau giữa 2 trường hợp, chẳng ai đi so sánh 2 trường hợp này với dây có chất liệu cọc cạch khác nhau đâu bác.
     
  22. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Theo bác thì dây dẫn sẽ chảy hay chổ nối sẽ chảy trước???
     
  23. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Như vậy thì em vẫn giữ nguyên ý cũ là dây liền vẫn dẫn điện tốt nhất.
     
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác vinh67 đã cho biết ý kiến rồi đây bác:
    Em nghĩ bác có điều kiện thực nghiệm thì nên làm và quay clip post lên cho anh em xem cho rõ. Bác làm cả 2 trường hợp nhé bác: (1) nối sơ sài và (2) nối thật chặt và kỹ lưỡng. Em thì có trải nghiệm tương tự khi sửa nhà cho ông bà già cách đây đúng 20 năm khi dây điện cung cấp điện cho thi công bị quá dòng và cháy!
     
  25. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em nói thêm chỗ bôi đỏ này cho hết ý:

    Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn. Khi nối hai đoạn dây với nhau thì tiết diện dây dẫn ngay điểm nối sẽ nhỏ hơn tiết diện dây còn nguyên. Như vậy, điện trở chỗ nối sẽ lớn hơn điện trở dây nguyên bản. Từ đó dây chỗ nối sẽ cản trở dòng điện nhiều hơn nên làm cho dòng điện qua chỗ nối ít hơn dây nguyên gốc.
     

Share This Page

Loading...