Vậy làm bữa tét lại đi bác, em cũng tò mò :lol: Ở em lại quên mất topic này chủ đề chỉ liên quan đến nguồn và dây nguồn cùng các món liên quan đến nguồn , còn dây tín hiệu có lẽ nên bàn ở topic khác, đối với em là cả một vấn đề thú vị nếu các bác có cái máy đo tốt xíu, sẽ lý giải được nhiều thứ, như 1 ông bạn già em có nói, đó là nghệ thuật trong kỹ thuật.
Phần lớn rất lớn các bác cả em trong đó kg có máy đo hay máy khen máy chê gì hết chỉ nghe và quyết định bằng cảm nhận của lỗ tai. Còn bác nào tin và nghe theo máy đo thì cũng có lý nhưng như thế thì cái máy đo nó có thoả mãn nhiều người hay kg lại là chuyện khác! Thân chào!
Tranh luận với bác khó quá, ý em là với 1 chiếc máy đo tốt ta sẽ phần nào lý giải được tại sao chất tiếng của mỗi sợi dây, con tụ , con trở ... nó khác nhau, chứ em có nói bác tưởng tượng ra sự khác nhau đâu mà bác dỗi ??? Còn chuyện phối hợp với nhau thế nào, và thế nào là hay thì là vấn đề sở thích xin miễn bàn. Quay trở lại đúng chủ đề của Topic này, vì quan điểm của em là dây nguồn và cầu chì thì không có chiều, nếu bác nào thấy hứng thú muốn cáp độ hay chỉ đơn giản là cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thì chúng ta tổ chức buổi test mù cho vui, trước là kiểm chứng quan điểm, sau cũng là kiếm được bữa lai rai, đều là được chứ không mất gì. Chứ cứ ông nói gà bà nói vịt kiểu này đến mùng thất mới ngã ngũ. Cảm ơn các bác.
Dây nguồn kg có chiều thì nên suy xét lại! Dây 3 chấu thì kg nói vì chỉ cắm được một chiều! Dây hay chấu thì buộc phải cắm đúng chiều mới ok nhé bác! Điển hình luxman! Thân chào!
@ Chủ đề NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN, luôn được mọi người quan tâm và chia sẻ quan điểm cũng như cách chơi đến nóng toát mồ hôi... :lol: Điều không thể phủ nhận là đại đa số người chơi Audio đều thấy được NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN có một tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thông nghe nhìn. Một cách ví von có thể coi NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN như hệ thống móng của một ngôi nhà hay như hệ thống bánh xe của Ôtô vậy. - Việc phối ghép các thiết bị Audio thành một hệ thống đồng bộ, từ nguồn âm, CDP, Amply, Pre, Loa ...sẽ quyết định đến chất âm của bộ dàn - Như hình dáng, nét đẹp riêng và sự nguy nga của tòa nhà. - Người hâm mộ nhìn vào dáng, biểu tượng, lịch sử phát triển, ngồi lái ...để biết đẳng cấp thế nào là Audi...mấy cái lốp ngắm nghía chi mô :wink: Phải có NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN thì hệ thống Audio mới hoạt động được. NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN có tốt, sạch thì hệ thống Audio mới phát huy hết công năng và phẩm chất âm thanh của bộ dàn. NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN sạch và tốt là những phụ kiện không thể thiếu, không thể làm thay đổi chất âm của bộ Audio, mà chỉ làm đẹp thêm âm thanh của bộ dàn mà thôi. Cảm nhận nho nhỏ, cùng chia sẻ... :wink:
Chuẩn NEMA như bác nói là để bảo đảm độ an toàn cho con người nhé bác ( để máy nào cũng có contact hoặc cầu chì luôn nằm trên dây Lửa ) không liên quan gì đến bản chất của dòng điện AC.
Chúng ta đang bàn về nguồn điện và dây nguồn, xét thấy đều có liên quan kg chỉ về an toàn mà còn về chất âm. Tuy nhiên, cắm đúng lúc nào cũng tốt hơn cắm kg đúng! Cái Jack của em post trên chả liên quan gì đến audio nhưng buộc phải cắm đúng mới an toàn dù trên đường đi của cả L N chẳng có cái Fuse nào cả! Thân chào!
Chào các bác, Các môn ăn chơi nói chung khi đã chơi thì phải cởi mở & trải nghiệm? Audio cũng vậy, nếu cứng nhắc theo nguyên lý kỹ thuật cơ bản thì chỉ cần đúng thì hệ thống đã hát khá tốt rồi? Một số người ngại thay đổi, k thích cắm rút & trải nghiệm hay giao lưu sẽ bảo vệ theo quan điểm đúng kỹ thuật của mình. Nhg trong audio, ngoài yếu tố kỹ thuật còn có vấn đề nam giải hơn đó là "khả năng cảm nhận & ghi nhớ ký ức âm thanh nữa" mà cái này thì khả năng của mỗi người là khác nhau nên nãy sinh ra rất nhiều tranh luận, trường phái để hình thành cách chơi & quan điểm chơi audio của từng người. Nếu em k cởi mở, giao lưu học hỏi từ các bác đi trước thì giờ này em đã k có khái niệm về các từ ngữ chuyên môn của các bác ấy, vd như "băng thông, tốc độ, độ động, độ tương phản hay độ liền lạc của các dãy tầng, độ trọn vẹn của từng âm tiết" mà ác một điều "hệ thống có gấu cỡ nào mà k đc đầu tư điện nguồn & dây dẫn phù hợp thì hệ thống sẽ k trình diễn đc hết khả năng của nó" Hơn thế nữa, công nghệ vật liệu & triết lý chế tạo dây dẫn của một số hãng đã vượt qua nguyên tắc kỹ thuật phổ thông cơ bản rồi nên vấn đề chúng ta cần phải "trải nghiệm & cảm nhận" Nhiều bác sẽ k tin dây Ground có khả năng áp đặt chất âm? Và VÔ CÙNG THÚ VỊ khi chơi đến 3 sợi Ground Qrt thì vô cùng khó và vô cùng tùy biến. Các bác muốn trải nghiệm dây Ground thì inbox em chỉ điểm cho (bác này chưa dám chơi đến sợi thứ 3)
E thấy ai trong số chúng ta đều học qua kiến thức vật lý phổ thông nên chẳng nên đem kiến thức này ra diễn giải nữa ạ. Bác Zorro nói chuẩn luôn, cái cặp dây sau chưa "dà" chắc chắn nghe cứng hơn cặp trước! Chẳng cần phải khoa học gì, nôm na là như một bộ máy, khi lắp ráp các chi tiết vào phải hoạt động 1 số giờ nào đó đủ thì mới "ngọt" dc. Khi lắp ngược "dây curoa hay bánh răng chẳng hạn" sẽ dẫn đến sự khập khễnh, nên không còn chuẩn nữa. Vậy thôi!
Ý em ở bài viết trên là giải thích ý tưởng của ông chuyên gia Nordost về vụ tốc độ tín hiệu trong dây dẫn nhanh thì cho âm thanh tốt hơn. Chứ để âm thanh tốt hơn thì không nhất thiết tốc độ truyền dẫn phải nhanh hơn ạ. Tức là có nhiều cách để làm cho dây dẫn cho âm thanh hay, chứ không nhất thiết chú trọng vào tốc độ truyền dẫn âm thanh càng gần với tốc độ ánh sáng tốt nhất. Hãng này thì chú trọng khía cạnh này, hãng khác chú trọng giải quyết khía cạnh khác.
Phải chi bác Via ở gần em, em cho test blind đủ kiểu từ dây máy in Canon cho đến Kawasaki rồi qua Supra lên Nordost qua Shunyata quẹo lại NBS và cuối cùng nghe thử Giấc mơ số 12. Xem có thay đổi gì kg! Thân chào!
Em xxx ngơ hỏi một tí là: Tốc độ/ vận tốc âm thanh là bao nhiêu km/s và nó có phải gần bằng vận tốc ánh sáng không các bác?????
Bác thả thính kinh thía Máy bay phản lực còn bay vượt bức tường âm thanh được, cho nên trong không khí vận tốc âm thanh sao so được với vận tốc ánh sáng :lol: Vận tốc phụ thuộc và môi trường. Gặp tấm sắt thì âm truyền chứ ánh sáng dừng.
Em thấy nhiều bác ghi thế với lại có cái bác gì bên ND cũng phán thế nên mới hỏi lại cho chắc thui chứ em có bít gì đâu?????? Gì gì mà 51% với lại 90% tốc độ ánh sáng trong dây dẫn gì gì đó. Khó hỉu quá :roll:
Chất lượng khuếch đại tín hiệu chả có liên quan quái gì đến chất lượng dây nguồn hay chiều cầu chỉ gì sất...sự thiếu hiểu biết và ảo giác chính là mỏ vàng cho người ta khai thác.
Em lại xxx ngơ hỏi típ về dòng điện đang hiện hữu trong hệ thống audio là điện xoay chiều hay một chiều, gồm: 1. Nguồn điện 2. Các thiết bị âm thanh (CDP, DVD, LDP, ampli, loa, .....) 3. Dây tín hiệu AV, optical, coxical 4. Dây loa Theo em, nếu biết được dòng điện xoay chiều hay 1 chiều đang nằm ở đâu và nguyên lý hoạt động của từng loại thiết bị âm thanh thì sẽ giải được các bài toán đúng nhu cầu của các bác đưa ra như trên.
Nguồn điện cấp cho thiết bị nghe nhìn là Dc. Tức là một chiều và để có nguồn này người ta phải dùng nguồn Xoay chiều thông qua biến áp và cầu đi ốp + tụ để có nguồn Dc. Vì thế chất lượng dây nguồn hay chiều cầu chì chả liên quan gì đến chất lượng âm thanh. Tín hiệu âm thanh trước và sau khuếch đại (ra loa) đều là tín hiệu Xoay chiều nhưng ở tầng số có dải rộng hơn so với lưới điện. Riêng optical thì khác vì nó dùng dao động bằng ánh sáng...tóm lại chả liên quan với dây nguồn + fuse... Đương nhiên chỉ quan hệ về nguồn điện mà thôi. Hết chuyện bàn hay sao mà nghĩ tới vấn đề tào lao này.
Cho đến trang này là trang thứ 145 thì cũng chỉ bàn về những vấn đề tào lao như thế lày không đó bác. Bác nên đọc lại 144 trang trên nữa rồi hãy cùng vô hội phán tào lao nữa nhé. :wink: :roll: Khiếp, mới có 8 post mà bác cũng chém dữ thiệt. Thiệt là tào lao quá đi :wink: Mod cũng còn phán tào lao nữa nói chi dân thường
Cuộc tranh luận có vẻ đi vào ngõ cụt vì đã xuất hiện vài thành viên " trớt quớt " . Em xin phép dừng tại đây nếu không có bác nào nhận lời test mù. Tks
@ Hình ảnh chiếc phích căm trên (Electricity-type-A). Phích/ổ cắm điện kiểu A được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc, Trung Mỹ, Nhật Bản... - Kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất, mỗi chấu là 1 thanh kim loại phẳng song song với nhau. - Phích cắm điện kiểu A được phát minh vào năm 1904 do Harvey Habbell II (1857-1927) - được gọi là phích cắm NEMA 1-15 (tiêu chuẩn phân loại kết nối điện). - Phích cắm kiểu A có cường độ dòng điện định mức là 15A. - Phích cắm có 2 lá kim loại mỏng, chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu - lưỡi cắm) là 12,7mm. $ 2 chấu của phích cắm có chiều rộng không bằng nhau, một chấu sẽ có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại. Chấu nối với dây trung tính (dây nguội) sẽ có chiều ngang là 7,9mm Chấu nối với dây nóng sẽ có chiều ngang là 6,3mm. $$ Do đó, phích cắm kiểu A chỉ có 1 cách cắm vào ổ điện. :idea: Cụ nào không để ý đấu dây, không tiếp đất cho vỏ máy (bằng kim loại ) điện nó cắn cho bỏ Tía :lol: Các cụ thấy nhỡn tiền là khi đưa lộn nguồn điện (nóng) L với (trung tính) N vào ổ cắm...dễ nghe thấy tiếng âm địa các cụ nhể, âm thanh đó cụ nào thích hông
Dây tín hiệu, dây loa thực chất cũng chỉ là dây dẫn điện (chỉ khác ở chỗ điện áp và dòng điện cúng trở kháng thôi) bác nhỉ? :wink: . Không cần nói gì nhiều, cứ miễn là "kim loại dẫn điện" là ok rùi. :lol: :lol: :lol:
@ Không khó lắm để hiều "xxx ngơ..." cũng là một cách phản biện thú vị, thể hiện một mức độ hài hước nào đó... :lol: Thông tin là cần thiết, nhưng xử lý thông tin mới là điều quan trọng có tính quyết định. Chính vì vậy tôi trích bài viết có lời phát biểu của Ông BB thuyết trình như mọi người thấy, nhằm chứng minh hãng ND chế tạo dây dẫn theo công nghệ đúc ... không dùng phương pháp kéo rút thông thường vốn đã lạc hậu :idea: @ Tôi rất tâm đắc câu nói của một bạn.... đã viết trong bài đăng gần đây và hy vọng các bác tham gia diễn đàn: NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN là sân chơi "KỸ THUẬT & NGHỆ THUẬT". :shock: