Hi bác Thuvtse: e đang chơi cdp Lector CD7 MKIII e này chạy 2 bóng 12AT7, e đang hài lòng về e nó rất nhạy với bất cứ sự thay đổi nào như cầu chì, dây nhợ...ngay cả cục đá thạch anh của bác Khôi concept khi đạt lên cũng phát hiện ra ngay Thanks bác Phongph đã review cho e nhưng e muốn biết khi kết hợp chung với cobra zitron nó có cải thiện tốt hơn kg ah? E đang phân vân giữa python zi và nordost Tyr cho cdp ah, dàn của e trầm và trung trầm hơi bị thiếu lực do âm li đèn 811A SE đánh loa spendor S9E (90db) hơi bị đuối nên e muốn bổ sung thêm dây nguồn tốt để hỗ trợ em nó
Chao Bác Lehuycuong va bac Thuvtse! Bác có thể pm số mobile của bác cho mình để tiện trao đổi. Thanks!
ruộng mì nhà bác toàn mì ngoại kg hà, làm gì dây DIY mà có đất để mà sống . Dàn nhà em toàn dùng dây nguồn DIY của Koncept Audio đó bác có sợi nào Ngoại bang đâu . Tại bạn bè AE thương tình cho mượn rắn các loại cắn thử cho biết đau là thế nào thôi . :lol: :lol:
Xin hỏi các bác, là thế này sang tuần em xây phòng mới,cho lên em có mua 1 cây phi 16 đồng đỏ dài 1.5m để khi bên ép cọc bê tông thi công em sẽ buộc cọc đồng vào cọc bê tông cho xuống độ sâu 7m, vậy xin hỏi các Bác là cần 1 cọc đồng ? Hay là 2 cọc ? Thân
Em đoán, khả năng bác phải sử dụng 3 cọc cách xa nhau thì tốt, để chính xác thì bác mượn cái earth tester về đo.
So với em, bác có một cọc đồng đỏ và được dúi sâu tới 7m đã là niềm mơ ước mà em không thể thực hiện được. Nhưng bác có đk thi công từ đầu thì nên đầu tư theo tiêu chuẩn tí. Nên đầu tư 3 cọc bác ạ (cách nhau khoảng trên 5m, dài tối thiểu 2,4 m). Chắc không cần phải sâu tới 7m, bác nên để hở đầu cọc lên để sau này dễ sử lý, dùng kìm bóp cốt để bóp các đầu cọc. Làm được như vậy sau này bác cứ yên tâm nghe nhạc, không phải băn khoăn gì nữa, mặc dù tác dụng của tiếp đất tới âm thanh đến đâu thực sự em cũng chưa cảm nhận được.
Theo hiểu biết của em thì - Nếu bác dùng cho mục đích Chống Sét thì 3 cây như vậy vẫn Thiếu - Còn nếu cho mục đích tiếp mass cho hệ thống Audio yêu quý thì chỉ 01 cây như vậy đã là QUÁ ĐỦ.. Thân
em Like bác cái em cũng hổng hiểu vì sao mà các bác trên khuyên đóng 3 cây xa nhau. Nhiều cây chẳng qua để tăng tiếp xúc, điện chứ có phải nước đâu mà xa nhau để tránh ô nhiểm. Điện truyền trong vật chất thì khoảng cách bao nhiêu để gọi là xa? nhưng càng xa thì càng tốn dây đồng trần kết nối thôi :idea: Dù đóng mấy cây, chọn nơi ẩm ướt là tốt hơn hết.
Nếu đã làm mới thì nên làm cho tử tế theo tiêu chuẩn, đảm bảo sự ổn định, bền vững, có đo kiểm đàng hoàng; còn nếu chỉ để đồ âm thanh hết ù thì đơn giản là buộc vào song cửa, ống nước như một vài bác đã thử; trên diễn đàn đã có rất nhiều thảo luận về vấn đề này. Với các vấn đề bác đưa ra, dù không chuyên về điện công nghiệp với kiến thức lượm lặt em trả lời bừa rằng khoảng cách giữa các cọc tốt nhất là cách xa nhau đến khi điện áp bước bằng không, đối với hầu hết các điện áp là 20m; tuy nhiên tính cả yếu tố hiệu quả thì người ta chỉ bắt buộc tỷ số khoảng cách các cọc / chiều dài cọc > 1 và số cọc bắt buộc là > 2; còn để biết hiện tượng điện truyền trong đất như thế nào bác có thể thử đơn giản bằng cách thả dây line xuống ao sau đó lội nước tiến lại gần nó từ khoảng cách 3 m đến khi hết chịu nổi thì bà xã ngồi trên bờ ngắt cầu dao :lol: .
mua dây đồng quấn quanh nhà là ổn thui duinox à, hix :lol: hôm nào thì khởi công vậy e, có nơi gửi loa đài chưa a cho gửi
dtd có lẻ cần thử kiểu xuống ao, còn tớ thì không :wink: Tiếp địa chỉ để tiêu dòng rò vào đất, chỉ 1 dòng xuống thì không tiêu theo cọc này (nếu hở kết nối) thì theo cọc khác, dù xa hay gần. Có nơi người ta khoan và thả vài chục m dây đồng trần xuống để tiếp địa.
Dạ cái này ngày xưa ở công trường em thử rồi, khi dò cá; 3m chưa thấy gì, tầm 2m thấy gai gai lông chân, 1.5-1.7m thì bắt đầu tê tê; gần hơn nữa thì em chưa có điều kiện để thử. Khoan thả chẳng qua là làm trong điều kiện cải tạo/ không có mặt bằng thôi ạ, về chi phí chẳng ai làm thế đâu bác; thôi kệ làm thế nào cũng được miễn <4 Ohm, mỗi năm kiểm tra lại một lần là được bác ạ.
Các bác làm tiếp địa cho hệ thống audio có vẻ còn kỹ hơn cả em làm tiếp địa cho hệ thống trạm Biến Áp Điện 22kv/0,4kv . Nhưng các bác làm thế mới chỉ là điều kiện cần thôi, cần cho sự an toàn cho người và thiết bị làm việc , tránh dòng rò trên vỏ thiết bị khi có dòng điện cảm ứng Còn điều kiện đủ cho hệ thống audio thì chưa...có làm đến vài chục cái cọc đồng đường kính 20cm cũng chỉ đến thế mà thôi , các bác cho hết nhiễu điện từ (EMI) xuống đất nhưng các bác có bao giờ nghĩ là liệu nó có đi ngược trở lại hệ thống của các bác không????
Tranh thủ hàng xóm làm nhà, em tiếp địa cho ổ cắm nguồn riêng cho bộ dàn. -Đóng 1 cọc tiếp địa d=16, dài=2.4m giữa 2 nhà. -Kết nối cọc với cực Te của ổ cắm bằng 12m dây Te loại 2.5mm2 -Kết nối dây Te với cọc bằng 2 kẹp dây Tổng thiệt hại tương đương 200k; chưa tính khoảng 15 phút thi công :wink: Sau khi tiếp địa cho ổ cắm, mở nhạc nghe và . . . cảm giác như âm thanh có tiếp địa, mấy tiếng xì ở loa "u như kỹ" :lol:
Trong diễn đàn có bác nào đã chơi dây nguồn của JPS Labs chưa ạ ? Em mới đặt hai cọng Aluminata về thay hai cọng Argento Flow đang dùng cho Pow.
Chưa đủ sâu bác LQMH ơi. Bác qua nhà bác " Hàng Xóm " xem tiếp địa khoan giếng để mất tiếng " xì xì ". :lol: :lol:
Có thể tầng địa chất sâu hơn 2.4m có lực hút tiếng xì :lol: , còn khu vực Bình Thạnh thì chưa đào đã thấy nước bồng bềnh... Nhưng giờ thì em yên tâm nghe nhạc rồi, sờ Vol không sợ giựt nữa.
Em thì làm như sau ạ. Em mua cọc đồng về, đóng xuống chừng 1 mét, chọn chỗ gốc cây cho nó âm ẩm chút. Sau khi thi công xong em lấy đồng hồ ra đo giữa dây nóng và dây mass nối cọc, giây nóng và dây nguội của EVN. Em thấy điện áp bằng nhau, vậy là em an tâm dùng, không biết cách làm như vậy đã ổn chưa các bác?
Đo điện áp thế chưa ổn đâu bác ạ. Bác lấy bóng đèn sợi đốt khoảng 220V, 40W đem đấu thử, nếu ở cả 2 bên đều sáng gần giống nhau thì chấp nhận được bác ạ.
Dây tiếp địa có tác dụng chống giật & xả nhiễu bẩn của nguồn điện Bộ giàn của bác muốn đỡ ù , xì bác phải có thêm lọc nguồn nữa