@ Với Phụ tải điện 3 pha 4 dây khi dòng điện 3 pha không cân nhau thì dây trung tính cũng có điện... @ Em chứng kiến một bác nhà có cái sún vôn tơ, khi tăng điện sờ tay vào vỏ sắt, bị điện giật bổ ngửa. Tá hỏa ra là vì cắm lộn phích điện.
Em chào các bác ạ! em đang thu xếp xem lại hệ thống của mình, hiện hệ thống của em đang như thế này thì theo các bác về kỹ thuật sai ở chỗ nào và cần chỉnh ra sao không ạ. Hệ thống điện trong nhà em là 110V ạ. 1/ ổ điện 1 và 2 đều được nối với nhau và về nguồn tổng. 2/ gần hệ thống em có một ổ 200V dùng cho điều hòa, em đang định dùng một biến áp cách ly để hạ xuống 100v dùng cho ổ cắm 1 ạ. 3/ hai ổ điện hiện tại đều không được nối mass. 4/ chỉ có ổ điện của điều hòa là có nối mass với bảng điện của nhà và của chung cư ạ. em đang định nối mass cho hệ thống vào đây thì có ổn không ạ. Em cảm ơn các bác ạ.
Các thiết bị điện gia dụng cũng như thiết bị audio nội địa JP (và cả thế giới này), không bao giờ có chuyện cực N của dây điện vào được nối với vỏ máy, vì như vậy khi xài phích dẹp và dây N (từ nguồn) có chôn đất, nếu vỏ máy có nối đất, khi người dùng cắm ngược phích thì hệ thống điện sẽ chập nổ ngay, còn nếu vỏ máy không nối đất thì toàn bộ vỏ máy sẽ có điện, sờ vào vỏ máy thì chết nhăn răng ngay. Phích dẹp 2 chấu kiểu Nhật thì không thể xác định cực L và N của dây khi cắm vào ổ điện, thì sao mà bác lại khẳng định chính phích dẹp 2 chấu này không cắm lẫn L và N vào nhau được?
@ Jắc và ổ cắm hai chấu kiểu Nhật như ảnh sau. Chúng ta chia sẻ thông tin, có gì chưa chính xác cùng bàn bác Zorro.
@ Thai64 chia sẻ thêm với bác Zorrzo về loại phích và ổ cắm loại A của Nhật Bản sử dụng trong hệ phân phối điệnTNC (bài viết của mình với bác Huyhoang). Phích cắm và ổ cắm loại A (như trong ảnh) được sử dụng nhiều nhất tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nhật Bản và có ở Việt Nam... Phích cắm và ổ loại A do Harvey HabbllII (1857 - 1927) phát minh, được gọi là phích cắm NEMA 1-15. Phích cắm có cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng 1,5mm có chiều dài từ 15,9mm đến 18,3mm. Khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu, lưỡi cắm) là 12,7mm. Loại phích này chỉ có một cách cắm vào ổ điện là do 2 lá kim loại có cấu tạo (hình dạng) khác nhau. Một chấu có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại. Chấu nối với dây trung tính (dây nguội - N) có chiều ngang 7,9mm. Chấu nối với dây pha - dây lửa (dây nóng) có chiều ngang nhỏ hơn - 6,3mm. Phích cắm loại A của Nhật Bản có cường độ dòng điện định mức là 15 A .
Hình minh họa của bác phích cắm của Mỹ thì e thấy đúng như thế, còn đồ âm thanh ampli, cd, ổ cắm nguồn hàng bãi nhật ... thì 2 chấu giống nhau chứ ko như hình post của bác, cần lắm thực tế ko phải từ Mỹ suy ra Nhật.
Hình bác kèm trong post thì 2 chấu rộng hẹp khác nhau mà! Cách đây hơn 33 năm, có cái nồi cơm điện National từ Mỹ về điện 120V, 2 chấu dẹp 1 bên loe rộng hơn bên kia, cắm vào cái ổ Việt Nam không được, điên quá, lấy cái giũa lá hì hục giũa bớt 2 nganh loe ra của chấu nguội để cắm vào, trong bụng nghĩ thầm, thằng Mỹ chơi kỳ quá, đúng là lúa!
Hình e lấy trên mạng hơi mờ e vừa lấy thước đo thực tế đường kính lỗ đường kính 2 chấu cắm độ dầy mỏng là giống nhau, mời bác tiếp tục,,,
Là e đo độ dầy mỏng của 2 chấu cắm cả chiều dài hình dáng mài vát 2 đỉnh tóm lại ko khác nhau gì và cắm vào ổ cắm chiều nào cũng Ok nhưng trên ổ cắm trên web e thấy họ có ghi N, còn ổ cắm của Mỹ thì đương nhiên có chiều và ko cắm ngược đc kể cả phích 2 chấu cắm vào ổ cắm 3 chấu.
Em cũng lang thang trên mạng...bác tham khảo xem cho vui. Có hàng chuyên cho Audio...có cả giá tiền, số đt...
Vậy là bác đo 2 chấu dẹp của phích cắm điện của ổ cắm điện nối dài, chúng bằng nhau. Nhưng bác nhìn chẳng cần đo cũng thấy 2 khe trên từng chỗ cắm của ổ cắm điện nối dài bằng nhựa xanh biển đấy, 2 khe đó rộng hẹp khác nhau. Một số ổ cắm tường Nhật chỉ có 2 khe cắm, có 1 khe rộng hơn khe còn lại.
Em chẳng biết cái chuẩn kia áp dụng ở đâu, nhưng có thời gian em làm việc tại nhà máy Pioneer ở Nhật. Họ dùng phích và ổ cắm dẹt 2 chấu, cắm xuôi ngược được hết. Ngoài cái phích cắm dẹt 2 chấu thì họ vẫn có phích cắm 3 chấu như đồ audio đang phổ biến ở ta. Muốn cắm vào ổ cắm 2 lỗ thì họ dùng cái chuyển từ 3 lỗ thành 2 lỗ + dây mass mềm. Tại nhà ở họ cũng dùng ổ 2 khe giống nhau.
Vâng mời bác cứ tiếp tục lang thang và sống ảo nhé e lại vừa tiếp tục xem lại phích cắm cái ampli nhật bãi thì 2 chấu của phích cắm là hoàn toàn giống nhau, mai bác làm chuyến thực tế xem sao?
Các bác xem trang hướng dẫn du lịch này có nói về phích cắm điện và ổ cắm điện đây: https://www.japan-guide.com/e/e2225.html Japanese power outlets are identical to ungrounded (2-pin) North American outlets. While most Japanese outlets these days are polarized (one slot is slightly wider than the other), it is possible to encounter non-polarized outlets in some places.
Cái này em lấy ở nhà máy Pioneer đây. Có cả chữ nhật trên dây mass đấy. Các bác xem lỗ với jack nó có to nhỏ khác nhau ko nhé.
Ha ha đánh chết cái nết ko chừa mai làm vòng chợ trời nói người ta cho xem mấy cái phích cắm của ampli, cd hàng bãi ở đấy rồi phán nhé Thánh. Viết bài thì toàn tìm trên internet copy paste mà phán như phát minh của mình nản.
Mấy chữ Nhật trên cái dây mass đó đại ý là: Hãy nhớ nối đất. Nối đất trước khi cắm nguồn và ngắt đất sau khi nhổ nguồn. Nếu họ dùng đất chung với N thì đã chả phải dặn dò thế. Em mấy lần bên đó cũng bị giật tê tay khi tay khi sờ vỏ máy (những đồ ko nối đất) chứ chả phải ở VN mới bị.
@ Một câu chuyện khác rồi bạn ơi ! cầu chì nổ...những suy nghĩ của bác Zorro ?. @ Hãy hiểu câu chuyện chúng ta đang đề cập đến - hệ phân phối điệnTNC (bài viết của mình với bác Huyhoang).
"Bài viết" của thánh đều có cả cái "đúng" và cái "mới", nhưng cái đúng thì không mới, còn cái mới thì không đúng
hi, chào các bác ạ. em đang ở Nhật ạ, em cắm lẫn chả sao các bác nhé. và hầu như rắc cắm các thiết bị của nhật không còn phân biết đầu to đầu nhỏ ạ.
Nếu ở Nhật nay vẫn còn dùng dây trung tính vừa là dây làm việc thì vẫn cắm vô tư bác nhé, chỉ những thiết bị nào có nối vỏ vào dây N thì mới cần đúng chiều và phích cắm đó sẽ bên to bên nhỏ.
Có bao giờ bác thấy cực N của dây điện nguồn được nối với chassis của thiết bị không? hay là bác tự suy diễn? Chắc chẳng có ông kỹ sư điện nào ngây thơ đến độ như vậy đâu, vì nó là kiến thức sơ đẳng về điện, và tác hại của nó thật là khủng khiếp như em đã viết ở bài trước. Nếu thiết bị audio của Nhật mà cực N của dây điện nguồn được nối với chassis của máy thì em đoán phải đến 3/4 các bác trên này đã về với tổ tiên từ lâu rồi, và 100% các bác mua hàng Luxnan cũng sẽ về với tổ tiên hết. Hiện phích cắm thiết bị điện ở Nhật vẫn là phích dẹp có 2 chấu giống nhau, và cắm chiều nào cũng được, không phân biệt L&N. Còn với các phích dẹp bác thấy có 1 chấu đầu loe rộng nó là thiết bị xuất khẩu sử dụng ở các nước có xài dây nối đất, đó là quy định bắt buộc. Một vài hình ảnh phích cắm của thiết bị audio của Nhật đây: