Thực tế các nhà sx họ cấp nguồn điện cho CDP, DAC, PRE...Amply dùng jack 3 chân có tiếp đất và dây tín hiệu RCA có màn chống nhiễu được tiếp đất với chính thiết bị đó. Có ảnh minh họa ở dưới:
@ Thai64 đọc các bài viết của bác Hoangtrong, bác có nhắc đến một trong nhiều giải pháp để loại bỏ bệnh ground loop cho đường dây tín hiệu. Ví dụ: dùng BACL trên đường tín hiệu (isolators) - "thuốc" như trong ảnh là có cơ sở đúng.
Thưa các bác ! Em nhận thấy việc loại bỏ "lặp mass" như bác Hoangtrong chia sẻ rất có cơ sở về mặt lý thuyết và thực tiễn - hơn thế nữa nó rất đơn giản và ít tốn kém , bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nếu khéo một chút . Vấn đề cách làm thì các bác có thể linh hoạt tuỳ theo thiết bị , nếu dây nguồn diy thì ngắt trên jack cái dây ,hoặc ở chân gnd trên máy nếu tiện ,hoặc ổ cắm ...vv miễn sao tuân thủ theo nguyên tắc chỉ cần một thiết bị máy được tiếp mass như bác Hoangtrong đã phổ biến. Xin được gửi tới bác Hoangtrong lời cảm ơn về những chia sẻ thật sự hữu ích ! Đầu xuân xin chúc bác sức khoẻ và nhiều niềm vui trong audio !
Em cũng hy vọng "mẹo" này hữu ích cho bác cũng như các bác khác, nhất là các bác chơi dàn nhiều thiết bị, càng nhiều thiết bị thì mức độ cải thiện chất âm càng rõ ạ. Em còn một số ý nhỏ để giúp cho chất âm tự nhiên hơn nữa nhưng nói ra sợ bị chém. Để khi nào thư thả và có hứng thú thì em sẽ chia sẻ tiếp ạ. Năm mới chúc toàn thể anh em vnav phát tài phát lộc để tiếp tục theo đuổi đam mê ạ !
Kể cả dây hãng sịn vẫn không cần mở ra ngắt chống nhiễu trên jack cái đâu, kiếm cái ống gen mỏng or lấy băng keo trong bọc chỗ chân outlet thiết bị ấy. Sau này thanh lý dây đỡ mất giá
quả này nếu cắm jack cái vô nó "hút chụt" 1 phát lôi cái keo bọc vào "lỗ" của nó thì ... toi!. Được cái khi nâng cấp không mất xu nào, cơ mà bác nào mua cứ... lăn tăn... sao bỏ từng đấy $ mà dây... ứ hay nhể??? . Giờ trở đi thêm KINH NGHIỆM khi mua dây nguồn là e cứ phải chọi đèn vào "LỖ" jack cái ktra xem nó... ra răng các bác à.
- Đọc hướng dẫn sử dụng thiết bị CDP, DAC, PRE, Amly... yêu cầu nối đất cho thiết bị và dây tín hiệu RCA. - Thực tế tôi đã thử bỏ dây tiếp đất...căng tai để nghe, không thấy âm thanh của bộ dàn Audio cho tiếng hay hơn. & Hệ thống điện và các thiết bị Audio nhà mình có bị vòng lặp đất không ? ! Qủa này khó về kỹ thuật, có nhiều yếu tố về nghệ thuật...em chơi theo ý mình. Dừng việc buông dây tiếp đất.
Cám ơn Bác Nam đã ủng hộ và xác nhận cho Topic, Bác nói thêm về dây nguồn và biến áp cách ly đi Bác. Dây cắm điện gì mà cả mấy chục Obama 01 sợi, hiệu quả đem lại có xứng đáng không ?
Nếu hệ thống của bác là 1 hệ thống hoàn chỉnh trọn gói của cùng 1 hãng thì có thể hãng đã có thiết kế ngắt ground loop trên đường tín hiệu rồi, nên bác buông dây đất thì sẽ không hiệu quả thêm, cái này đo mới biết được bác ơi. Chơi audio cũng giống như luyện kungfu trong truyện của Kim Dung, nhiều khi muốn mà chẳng được, có khi không muốn mà lại được. Bác nghe nhạc thì nên thả lỏng cơ thể, tinh thần thật thoải mái để đón nhận, không nên cưỡng cầu. Độ hay của bộ dàn là một khái niệm trườu tượng và phức tạp, nói theo ngôn ngữ của giới nghiên cứu thì nó là 1 latent variable và việc lượng hóa (đo lường) nó không đơn giản. Có người đánh giá nó bằng 1 thang đo nhiều chỉ báo (indicators) nhưng đơn hướng (chỉ có 1 thành phần thôi), ví dụ như đo lường độ hay của bộ dàn bằng bass sâu, mid rõ, treble tơi nhuyễn, thì trong cách đánh giá này bass, mid, treble là 3 indicators của thành phần đó là dãy tần (độ đầy đủ và cân bằng của dãy tần). Có người bên cạnh thành phần (dimension/aspect/component) dãy tần, còn đánh giá độ hay theo thành phần thứ hai là sự liên kết giữa các âm (với các indicators như hòa quyện, tách bạch, đồng pha ...). Có người bên cạnh thành phần thứ nhất là dãy tần, thành phần thứ hai là sự liên kết giữa các âm, họ còn đánh giá độ trung thực của âm thanh theo tính chất của âm (với các indicators như pitch, timbre, độ dẻo, độ mượt, độ động, độ ngân, độ rung ...) Nghe nhạc nhiều tới 1 lúc nào đó người nghe đánh giá độ hay của bộ dàn thêm 1 thành phần nữa là âm hình (với các indicators là sound stage sâu, rộng, cao thế nào, sound image của từng nhạc cụ của giọng hát rõ ràng tới đâu, lớp lang thứ tự của từng bè ... ra sao) Cứ thế người nghe ngày càng nâng khả năng nghe của mình lên thêm vài thành phần nữa, càng khám phá những khía cạnh (thành phần) của âm thanh tái tạo thì người nghe càng khó tính và đòi hỏi ngày càng cao, có người cho rằng đạt cảnh giới này là phúc (khi có đủ tiền để chơi audio để đạt những điều mình ngộ ra), có người cho rằng đó là họa (khi không đủ tiền để chơi audio thỏa được cái tai đang đòi hỏi). Có người chơi audio 20 năm chỉ đánh giá độ hay của bộ dàn chỉ ở thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai, và khi đã đạt được điều họ mong muốn thì thỏa mãn và dừng lại chỉ thưởng thức music, không lăn tăn về thiết bị nữa. Có người chơi audio chỉ 5-7 năm mà họ đã tới trình đánh giá âm thanh tái tạo đến thành phần thứ ba, hay thành phần thứ tư, hay thậm chí nhiều thành phần hơn nữa, họ trở nên rất nhạy cảm và khó tính. Chẳng hiểu ai hạnh phúc hơn ai Cứ từ từ cảm nhận những gì thế giới này ban tặng cho chúng ta. Nhanh hay chậm cũng không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không thoải mái thưởng thức những gì chúng ta đang có.
@ Hoangtrong đã có phán đoán đúng...như (phần chữ in đậm). Hãng đã có giải pháp thiết kế để không có vòng lặp tiếp đất trong hệ thống Audio (luận trước đo sau...): - Dây RCA nối CDP với PRE được tiếp đất chung với cực tiếp đất của dây nguồn CDP, PRE. - Dây tín hiều RCA số 1 từ Pre nối đầu vào tín hiệu của Amply 1, - Dây RCA số 2 nối đầu ra tín hiệu của Amply 1 với đầu vào tín hiệu của Amply số 2. - Dây RCA số 3 nối đầu ra tín hiệu của Amply số 2 với đầu vào tín hiệu của Amply số 3. Tiếp đât của các dây RCA cách ly với cực tiếp đất của dây cấp nguồn điện cho Amply (dùng đồng hồ đo thông mạch đúng như vậy). Chơi Audio cũng như luyện võ rất cần bạn tâm đầu ý hợp là vậy. Hiểu biết về kỹ thuật, thiết bị Audio và các phụ kiện, sẽ khai thác được đầy đủ những tính năng và sự ưu việt của thiết bị. Setup bộ Audio thành công, sẽ cho kết quả là sự tái tạo được âm thanh hay...ta cảm nhận được âm hình của bản nhạc và giọng ca. Những vấn đề về kỹ thuật và âm thanh được chia sẻ, tâm giao với những người hiểu biết. Qua giao lưu học được nhiều điều hay và như thế còn niềm vui nào hơn. Càng chơi càng đam mê có lẽ là vậy. Nhân dịp xuân mới Thai64 chúc bác Hoangtrong và gia đình mạnh khỏe, thành đạt và toại nguyện. Cảm ơn bác Hoangtrong có bài viết mừng tuổi đầu xuân Thai64. Trân trọng.
E đang sửa nhà Em định làm tiếp địa ntn, cac bác xem giúp Em có ổn ko: đóng 4 cọc sắt mạ đồng sâu khoảng 2m, đấu lại với nhau và nối 1 dây lên thẳng ổ 3 chấu trên tầng 3 nơi đặt bộ giàn, cắm lọc điện vào ổ và cấp điện cho cả bộ giàn, riêng Cdp lại có phích 2 chấu Em nối dây từ vỏ máy vào dây tiếp địa trên ổ cắm lọc điện. Làm vậy đc ko, các bác chỉ Em với
Mình cũng ở cư xá và mình tiếp đất như sau : Xin phép nhà ở trệt đóng 1 cọc đồng sâu 2 m vào nơi đất ẩm . Dùng dây diện cứng 1 lõi đi từ coc tới nhà .Dùng dây điện mềm , nhiều dây nhỏ , nối vỏ ampli vào cọc đất của pre , nối luôn vỏ ổn áp vào chung 1 dây luôn rồi tất cả gặp nhau ở dây cứng 1 lõi . Kết quả tuyệt vời . Riêng con CDP không có cọc nối đất nên không động tới , chỉ trang bị hệ thống chống rung tốt .
Nếu tiếp địa tốt thì đo volt dây nóng và dây tiếp địa sẽ same same với điện áp dây nóng với dây lạnh (khác chút do cân bằng pha, khác nhiều là tiếp chưa tốt). Tùy điện vào nhà là hai dây hay 3 dây (hay gặp hai dây vì nhà điện nó ăn bớt chi phí dây) nếu 3 dây mà ok rồi khỏi tiếp địa thêm. Cọc tiếp địa xa cọc chống sét ra bác nhé
Bác nên kiểm tra lại bằng đồng hồ vạn năng đo thông mạch. Rất có thể hệ thống của bác đang bị ground loop: dây đất nối vào vỏ của pre và vỏ của ampli. Khi bắt dây đất như vậy thì cả 2 thiết bị đều đã được nối đất và nếu đo thông mạch vỏ thiết bị (của ampli hay pre) nối đất được thông với vành ngoài của cọc tín hiệu (trên amp hay pre) thì đã xuất hiện loop. Nếu quả thật như vậy thì bác nên gỡ bớt dây đất ra khỏi vỏ của pre hay vỏ của amp, chỉ để 1 thiết bị nối đất vào vỏ thôi. Bác nghe so sánh thử xem. Nếu thật sự có loop thì khi tháo bỏ 1 vị trí nối đất, chỉ để 1 vị trí nối đất thì khi nghe những đoạn cao trào sẽ thấy mạch lạc hơn, đỡ ồn hơn. Bác nối kiểu này thì chỉ chỉnh lại 1 chút, chẳng mất gin gì cả, bác thử xem nhé. Chú ý các thiết bị nguồn phát, pre, pow em coi như bác đang cắm vào ổ điện không nối đất. Nếu ổ điện đang cắm có nối đất và dây nguồn cả 3 thiết bị này đều là dây 3 chấu và có dây đất thì vấn đề phức tạp hơn.
Cảm ơn huynh đã quan tâm chia sẻ . Mình thử rồi và kết quả như nhau nên mình giữ nguyên như lúc đầu . Lúc đầu không nối thêm vào vỏ biến áp , khi nối thêm vào vẫn vậy nhưng mình an tâm hơn mặc dù vỏ biến áp có số đo là O volt . Nói thêm là càng về khuya âm thanh càng thánh thót , nghe cực sướng tai . Lý do là sau 12 giờ quán xá cạnh nhà đóng cửa hết nên yên tĩnh . Nhạc test là giao hưởng Rock do dàn nhạc The Royal Phiharmonic Orchestra trình diễn - Hãng EMI năm 2004
Ngày cuối tuần vừa qua, anh @hoangtrong có ghé tệ xá của em để check vụ ground loop, sẵn test luôn vụ buông dây ground trong dây nguồn của Cdp. Trước và sau có thể ko rõ ràng như ngày và đêm. Tuy nhiên việc buông ground là có đem lại sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hệ thống sau khi buông nghe thư thái, dễ chịu và mạch lạch hơn. Trải nghiệm này em thấy cũng ko mất mát gì nên em nghĩ nếu các bác nào tò mò thì nên thử....biết đâu bất ngờ! Một lần nữa em cám ơn anh @hoangtrong nhiều ah.
Thai64 cần đọc kỹ để tránh viết ra những thứ ngớ ngẩn. Xin được tóm lược như này xem có Bác nào hiểu được ngôn ngữ của người ngoài hành tinh này không nhé. Khi thấy câu hỏi: "Nếu cọc E của ac inlet mà thông với - của RCA thì chắc chắn là Dac và amp bị loop? Vậy xử lý bằng cách nào ạ? " thì Thai64 bèn bôi đen đoạn "Nếu cọc E của ac inlet mà thông với - của RCA" và từ "chắc chắn" rồi tư vấn như sau: "Cần làm rõ cọc E của Acinlet thông với cái gì của rca và các chữ được bôi đen thì đã có nhiều việc để vui rồi !" sau đó lại nháy mắt như này: " " và lè lưỡi như này: " ". Ngoài ra, theo bản vẽ tay của Dinhnguyenbk rất rõ là chỉ có 2 thiết bị là DAC và AMP đều đéo cắm dây 2 chấu nhưng kỹ sư Thai64 vẫn cần làm rõ cắm 2 chấu cho thiết bị nào thì quá kinh khủng, vượt sức chịu đựng.
Ground loop. Đọc ở đây thì em lọ mọ tìm hiểu sau khi thấy hai từ này. Giờ hiểu sơ sơ và một vd là các thứ kết nối thành hệ thống mà dây nguồn đều là 3 chân (G N L) khi cắm vào lưới điện 3 dây (G N L) là ground loop. Thế thực tế nó lại thế này : Laptop (cắm sạc 12 v hay ko vẫn chung hiện tượng) chạy Jriver và đẩy digital qua usb tới dac là máy nghe nhạc (tức là ko liên kết, ko sạc xiếc gì), máy nghe này đẩy analog sang headphone amp. Cuối cùng cắm tai nghe vào headamp. Rồi, ok ko có vấn đề gì. Giờ cắm dây hdmi từ laptop lên TV. Đây, chỗ này là vấn đề. Ù kinh tởm, nhạc 2 phần thì ù phải 1 phần. Ktra TV thì dây nguồn tv 3 chân nhưng cắm vào ổ là hai chân do bọn sx tv nó làm chân G là dạng dự phòng chứ ko có sẵn pin kim loại - cần cắm thêm que thép tròn để kết nối G khi cần. Thế là cắm thêm cái que để kết nối G N L cho Tv. Ô hay, im bặt luôn chứ ko ù hay noise gì. Rõ là ground loop mà Vậy bác nào lý giải được ko?