Chắc bác đã làm xong hết rồi, nhưng em cũng có vài ý: - Bác xài mỗi dây 1 cọc sợ rằng điện trở đất không dưới 4 ohm được. - Bác hàn hóa nhiệt (Cadweld) sẽ tránh được oxy hóa do ẩm khi chôn dưới đất, nếu xiết cáp kiểu này thì 1-2 năm sẽ bị gia tăng điện trở, dây Ground sẽ kém tác dụng. - Bác xài mỗi thiết bị 1 cọc ground riêng thì càng tạo ra Ground Loop nặng hơn. Cái này ngoài lề một chút: Móng và dầm móng có phải do kỹ sư thiết kế không bác, vì em thấy kiểu dáng và kết cấu lạ quá.
Bác nói ra quy trình va phương pháp thi công nghe nó ghê người quá bác.Nâng cao quan điểm, quy trình kỹ thuật cứ như là làm hệ thống tiếp địa chống sét cột thu phát BTS vậy ??? Em hết sức quan ngại bác đã làm nghiêm trọng hóa , nâng tầm chính trị lên mức bão cấp 12. Chả biết bác đã từng cầm lấy búa tạ quai đóng cọc tiếp địa , đo đạc bằng Teromet chưa ??? Đừng nên làm phức tạp hóa vấn đề bằng những kiến thức đọc qua trên Google. Chưa thấy bác nào tự thi công tiếp địa ổ cắm audio như bác khuyên nhủ rồi up ảnh lên cho mọi người thưởng thức mà toàn thấy mấy Thánh Sống bàn phím, vào " chim vẫn Hót sau vườn đấy thôi ". Khuyên người khác làm hệ thống tiếp địa hàn hóa nhiệt rẻ cũng 300 nghìn một mối, chả biết nhà bác phòng nghe mấy chục m2 ??? đã chơi đến Amply gì khủng chưa , công suất mấy trămW ?? Hay cũng chỉ.... Hãy dành tiền để mua sắm thiết bị nghe nhìn thì sẽ lý thú hơn đó.
Các mối nối này an toàn nhất là đóng cái khuôn gỗ bằng coffa kích thước lớn hơn mối nối rồi đặt mối nối vào khuôn, mua Sikaground về pha nước đổ vào khuôn, đợi 10 munite nó rắn lại thì nhà có hỏng nó cũng ko sao. Kêu thợ hồ làm luôn vừa rẻ vừa tốt. Tốt hơn nhiều mấy món băng keo chuyên nghành điện .
em xin góp ý tý,em đồng quan điểm bác Zorro nếu Bác kỹ thì 6 cọc đồng bác đem ra ngoài tiệm hàn gió đá trả tiền người ta hàng đồng thau vào về bác quấn băng keo lại Và không hiểu sao mỗi cọc 1 sợi dây đồng.. theo tiêu chí em ít 2 cọc nối tiếp lại thì bác còn 3.Và nếu nối tiếp địa dưới đất em xài cáp 25mm- 35mm khi lên khỏi nền vào tủ giảm đường kính dây lại chia ra đến từng thiết bị nào cần nhiều hay ít.Cái nữa nếu cox..00 ,em sẽ đào xuống đất thêm 0.5m hoặc hàng cây tiếp địa lên thêm 1m nữa.lâu lắm rùi không nhớ có đi làm cty bên điện công nghiệp nó bắt nhóm em 10 người đóng 70 cây tiếp địa ,làm visip 1 khu công nghiệp bình dương 1 cây 2.4m em thay nhau đóng gần 20 phút 1 cây vì đất quá cứng.Xong đo đạt không đủ phải đổ xuống 10 tấn muối theo chủng điện nhà dưới 10 ohm.em đôi lời góp ý gì sai mấy bác chém nhẹ tay..thân
Hi các bác, tiêu chuẩn tiếp địa công tác chuẩn là dưới 0,4R, còn hệ thống nhà mình chỉ cần 1-4R là bảo vệ ngon. Bác gì gì đó có chơi 10 cọc mà không đấu phúc liên theo hình sao hoặc tam giác tạo Thành một ma trận thì phí vật liệu. Quấn bịt kĩ thế kia thì tiếp xúc vào đâu ? Các mối nối nên hàn nhiệt, dây to càng tốt (giống bác hhiepbi) để giảm R, nếu đất khô thì đổ thêm muối đồng sunfat
E mù tịt về kỹ thuật điện nhưng xem bác làm kỹ thế này chắc là hiệu quả rồi, thi công có cả tư vấn giám sát theo dõi từng công đoạn thi công thì chác là bảo đảm về chất lượng và kỹ thuật rồi.
Trưởng tư vấn Giám sát của Chủ đầu tư đã có ý kiến yêu cầu nhà thầu thay CB 40A tại tủ Công tơ (bị nhẩy loạn)...công việc ntn bác Duyen38 ?
@ Phongvan2000 đã viết: "Nghề chơi cũng lắm công phu Làng chơi ta phải biết cho đủ điều....các bác ạ ." Thai64 đọc bài viết của bác Zorro góp ý cho Phongvan2000 về việc thi công hệ thống tiếp đất là rât chân thành, thực tế và có chuyên môn. Quan trọng có nhận ra được cái chưa hay ? biết được để sửa, để hoàn thiện cũng chưa bao giờ là muộn...điều đó rất quý. Với tinh thần khách quan, hy vọng bạn Phongvan 2000 tiếp thu những ý kiến xây dựng của bạn đọc, để niềm vui về ngôi nhà mới của mình thêm đẹp. Trân trọng
Nghe các bác sửa lại sau này nghe nó ko hay thì có móc lên làm lại được không ? Bác Phongvan có bí kíp mà các bác. Nó ko nằm ở phần cọc chôn này đâu . Hy vọng bác Phongvan chia sẻ.
thớt này xôm quá các bác nhỉ. em thì khỏi cần tiếp địa nge vẫn thấy hay. sau này có time em sẽ thử xem sao
Em rón rén hỏi là. Hệ thống điện khu em chỗ nào cũng có G rồi thì có phải làm thêm cái G kỳ công như các cụ đang làm không ợ !!!!!
Em đã xử lý mối tiếp xúc giữa dây tiếp địa và cọc tiếp địa theo cách đơn giản và rẻ tiền như sau: - Sau khi khoan mồi và đóng cọc tiếp địa bằng đồng, cắt bớt phần đầu cọc biến dạng do đóng. Đầu cọc nhô lên khổi mặt đất khoảng 10cm để mối nối được khô ráo và nếu cần vẫn có thể thay dây tiếp địa sau này được. - Khoan một lỗ trên đầu cọc sao cho đường kính lớn hơn thiết diện lõi dây tiếp địa. - Dùng đèn khò ga cầm tay khò nóng đầu cọc, cho thiếc hàn loại tốt một chút vào đầy lỗ khoan rồi nhúng đầu dây tiếp địa để kết nối - Vệ sinh và sơn kín mối hàn, dùng Silicon loại tốt bôi kín quanh mối nối rồi lồng cả dây và cọc vào ống nước nhựa đk 21mm dẫn đến điểm vào nhà. Lưu ý bôi sao cho toàn bộ mối nối nằm gọn trong ống nhựa đặc Silicon. Note: vì em lồng vào ống nhựa đường kính nhỏ cho gọn nên phải hàn trên đầu cọc sau khi đóng. Có thể hàn trước khi đóng đơn giản bằng bếp ga sinh hoạt, nhưng mối hàn sẽ ở ngang thân còn phần đầu dành để đóng. Nếu muốn lồng ống nhựa thì đường kính ống chỗ mối nối phải lớn. Khổ thân em đêm tối phải mò ra sau nhà chụp cái hình để minh chứng không các bác bảo em là “Cut the wind ”. Chào các bác, em lại ngược đây!
Đơn giản, hiệu quả! Chúc mừng bác. Nhưng cọc dc đóng trong đất nhà mình và nơi " không ai bị té". . Nhà e chịu vì đóng ra vỉa hè của "quần chúng " nên phải ngập hết cọc ạ
Xin lỗi vì bàn điều không dính dáng tới audio, nhưng ví dụ này làm em thấy khá là vui (Tham khảo: https://cqbinh.gitbooks.io/nguy-bien-fallacy/content/tan-cong-ca-nhan.html)
Em thì cho hàn nổ, đóng lút xuống nhưng phần đầu cọc nằm dưới mặt xi măng tráng sàn. Không biết bi chừ đã bị rỉ gì chưa nữa
Sau nhà em là con hẻm lớn, do nhà em dài hơn nhà bên cạnh 0.5m nên ống thu nước mưa và điều hòa em đều bố trí về góc vuông này. Em đóng gọn nên không thấy vướng gì. Chỉ sợ ai đó "thích" đoạn dây điện nên em mới lồng vào ống nhựa