Mình cũng cố đóng được một cái cọc dài 3,5m...và quan tâm đến điểm tiếp xúc giữa dây tiếp đất với cọc.
Em nói vui vậy thôi, sau nhà em là hẻm cụt và là khu dân cư văn hóa đầu hẻm có cổng có kiểm soát. Để dây điện lòng thòng không biết là dây gì sợ bà con dị nghị nên em cho đi vào ống nước, vừa dễ lắp đặt vừa bảo vệ dây. Đoạn dây này quý lắm bao nhiêu bí mật quốc gia đều nằm ở đây ... hehe
Cọc của em cũng giống của bác sử dụng đồng đỏ. Chỗ bác đang vào hè, anh em bảo dưỡng sửa chữa điện lạnh có mặt khắp nơi, trong bộ đồ luôn có đèn khò. Nếu bác thích hàn ới một câu bồi dưỡng một chút là ok.
Mình bắt chặt dây tiếp đất với cực nối đất bằng bu lông đồng, sau đó bôi mỡ bột đồng... thấy thế là đủ.
Mình không hàn vì đồng với đồng dẫn điện qua thiếc thì không tốt (nếu vật liệu hàn bằng đồng thì ok). Cọc tiếp đất tại vị trí bắt bu lông được tạo mặt phẳng, taro lỗ để bắt bulong M6. Dây tiếp đất bằng đồng mạ (nhiều sợi nhỏ) thiết diện 6mm2, được ép đầu cốt đồng sau đó nhúng thiếc. Bu lông M6 bằng đồng bắt trực tiếp dây tiếp đất với cọc tiếp đất, trám đầy khe hở ở xung quanh điểm liên kết bằng mỡ bột đồng. Cuối cùng là quấn băng keo chống bụi... Một cọc, một điểm bắt, một sợi dây...một điểm tiếp đất cho bộ dàn Audio tại gia đình, mình thấy thế là đủ.
Nếu bác muốn thực hiện triệt để dòng bôi Đỏ thì nên bỏ dòng bôi Xanh. Bác đã trót làm vậy thì cứ giữ nguyên sử dụng, không vấn đề gì đâu bác ah.
Cách làm của Mountaineer: " - Khoan một lỗ trên đầu cọc sao cho đường kính lớn hơn thiết diện lõi dây tiếp địa. - Dùng đèn khò ga cầm tay khò nóng đầu cọc, cho thiếc hàn loại tốt một chút vào đầy lỗ khoan rồi nhúng đầu dây tiếp địa để kết nối..." Luồn dây vào đầu cốt đồng rồi ép (bằng dụng cụ ép đầu cốt) sau đó nhúng thiếc hàn, mối tiếp xúc điện sẽ tốt hơn là cho dây vào đầu cốt rồi đổ đầy thiếc hàn. Hai cách làm chỉ khác nhau một tý...xíu.
Mỗi thứ có kiểu cầu kỳ riêng bác! Chống sét thì yêu cầu dây to, trở nhỏ, kết nối chắc chắn. Âm thanh thì yêu cầu mọi thứ đều phải có chất lượng tốt theo kiểu audio (chất lượng dây, mối nối, tiếp điểm...) và đi dây cẩn thận. Ngoài ra còn phải có một số bộ điều chỉnh thêm vào cọc ground (kiểu mấy cục ground đang thịnh hành) nếu muốn có âm thanh tốt hơn. Không yêu cầu dây to, không yêu cầu trở đất phải quá nhỏ.
Đúng, và cách nối đất cho tổng thể bộ dàn và chống ground loop quan trọng hơn cố gắng làm cho trở đất xuống thấp còn bao nhiêu ohms, tất cả các mối nối trên đường xuống đất phải tiếp xúc thật tốt. Dây đất thật to cho dàn audio chủ yếu có tác dụng làm chủ nhân yên tâm là chính.
Công đoạn nào cũng quan trọng, nên cẩn thận và kỹ lưỡng từ cái gốc. Nếu chỉ lo phần trên như chất lượng dây, các tiếp xúc phải tốt mà cọc đóng vào đất khô, sỏi, ..., không gia tăng số lượng cọc, và xử lý nền đất, điểm tiếp xúc của dây và đầu cọc kém do bị oxy hóa, lúc đó điện trở đất vài chục Ohm đến cả trăm Ohm thì tất cả những thứ phía trên cũng vô nghĩa.
Túm lại: 1- Cọc Cu nguyên chất: đến mức có thể nếu được 99.9999...% như hãng Nordost "quảng cáo" . 2- dây Mass: nếu ổn dùng luôn dây ND, còn không dùng dây mass chuyên dụng cũ của nước ngoài (cái này thì có thể tìm được). 3- Vị trí và thổ nhưỡng đất đóng: .... chịu hẳn do không thể có lựa chọn được. 4- Phần thi công: có thể thực thi.
Theo e vẫn phải đo ôm sau thi công mới biết kết quả chứ không chỉ dùng đồ chất lượng mà nội suy chất lượng được ạ
Em đã dùng từ "không yêu cầu trở đất phải quá nhỏ". Em áng chừng như sau, chứ chả phải quy định trong tiêu chuẩn nào. Quá nhỏ là <= 1 Ohm. Nhỏ là 1 Ohm <= trở <= 4 Ohm Chuẩn là 4 Ohm <= trở <= 10 Ohm Lớn là > 10 Ohm. Thực tế chỉ cần bé hơn 10 Ohm là chuẩn. Nếu có lỡ lớn hơn chút xíu cũng chẳng sao. Còn vài chục Ohm trở lên thì mới là không đạt yêu cầu. Hệ thống chống sét thông thường cũng vậy, đối với cấu trúc xây dựng thì 10 Ohm, đối với hệ thống điều khiển thì 4 Ohm. Chỉ có 1 số hệ thống đo lường đặc biệt mới yêu cầu 1 Ohm. Thực tế, khi làm cọc ground ở nhà, phần lớn thợ vườn nên đo điện trở đất đều sai kỹ thuật nên mới có nhiều bác lên khoe trở đất nhà em bé xíu, chỉ vài Ohm hoặc 1 Ohm. Để có trở đất từ 4 Ohm trở xuống không hề đơn giản chút nào. Còn dưới 1 Ohm và duy trì nó thì tiền đổ vào đếm không xuể. Nói chung, gia đình bình thường nuôi không nổi nó.
Bác nói chí phải. Dưới 10 Ohm là quá ngon cho audio rồi, lai còn tùy máy đo theo cấp nào? Nghiệp dư hay...tầm cở bưu điên truyền thông?
https://www.dienkythuat.com/do-dien-tro-tiep-dat-a-phuong-phap-diem-roi-dien-ap Chi tiết hơn thì để bác nào chuyên ạ! Em chỉ lưu ý chỗ này: Ảnh hưởng của việc bố trí điện cực không đảm bảo độ dài từ điện cực áp C2, dòng P2 đến tổ tiếp đất. Thực tế hiện nay các tổ tiếp đất cột của các hệ thống điện thường có bán kính tương đương khá lớn. Như vậy để đảm bảo khoảng cách từ lưới tiếp đất đến điện cực dòng phải bố trí điện cực dòng cách tổ tiếp đất khá xa. Tuy nhiên hiện nay các máy đo điện trở tiếp đất hiện có trong Công ty thường có dòng phát tương đối nhỏ, chủ yếu là phát dòng dưới 5 mA, vì vậy máy đo không thể đo được khoảng cách lớn. Đồng thời các máy đo này thường chỉ trang bị các dây đo ngắn khoảng 15 đến 30 m (tương ứng với dòng phát của máy). Đặc biệt có 1 loại máy dùng phố biến nhất là máy Kyoritsu 4102 và 4105 có dây đo dài nhất chỉ là 15m dòng đo 2mA. Khi sử dụng máy đo phát dòng nhỏ, không thể đo được khoảng cách dài dẫn đến việc bố trí điện cực dòng và điện cực áp ngay bên trên tổ tiếp đất hoặc trong bán cầu tương đương của tổ tiếp đất, như vậy giá trị điện thế đo được trên mạch điện áp của máy đo chỉ là chênh lệch điện áp giữa các điểm khác nhau trong điện cực bán cầu tương đương của tổ tiếp đất. Như phần trên đã trình bày điện thế của các điểm khác nhau trong điện cực bán cầu tương đương khi có dòng chảy vào có điện thế gần bằng nhau, như vậy giá trị điện áp trên mạch điện áp đo được nhỏ hơn rất nhiều so với chênh lệch điện áp của tổ tiếp đất và đất chuẩn (điểm điện thế 0) nghĩa là giá trị điện trở đo được cũng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thật của tổ tiếp đất.
Té ngửa hôm nay e để ý mới thấy cục biến áp tự ngẫu (đổi nguồn lioa) của nhà e ghi có 400va. E vẫn chơi bộ dàn nhà e bấy lâu nay! Cụ cho e lời khuyên có nên thay ngay lên 2-3kva ko bác.
Bác nên thay bằng BACL chứ không nên thay BA tự ngẫu lớn hơn, BACL bao nhiêu KVA thì tùy bộ dàn, rồi lắng nghe và cảm nhận.
Bộ dàn nhà e cũng hơi cỏ ( jbl110, luxman lx33, cd pioneer hs7) liệu mua bacl có nên ko bác. E đọc cũng nhiều còm thấy nhiều quan điểm nên phân vân lắm ạ.
Xe Cub 50 cố vẫn chạy lên được 60 Kmh, xe DD chạy lên được 60 Kmh dễ hơn, xe Dream Wave lên 60 Kmh một cách dễ dàng, xe 125cc lên 60 kmh một cách nhẹ nhàng bác ạ. BACL bác cứ lấy loại công suất gấp năm lần công suất tiêu thụ điện của cái amp, có điều kiện thì lấy loại gấp 10 lần hay hơn luôn bác ạ.