" Thế là cụ đầu tư 40.000 đô-la để giồng cột điện, chạy thẳng từ trạm hạ thế về nhà. Cụ cho trang bị máy biến thế xịn, cầu dao CB xịn. Thế mới chỉ là tiền thiết bị. Cụ nhấm nháy tiết lộ, tiền lót tay sở điện để họ vượt rào bán hẳn cho cụ một đường dây riêng thế này còn nhiều hơn thế.." @ Cảm phục cụ Đá Tảng về sự đầu tư, đam mê....Cụ có lắp BACL ?
Cụ này quá đẳng cấp rồi, chúng ta xách dép chạy theo cũng không có cửa. Trước kia tôi cũng bị tâm lý giống như 1 số bạn trong 4r này : khi thử 1 nâng cấp 1 vài phụ kiện thì không thấy thay đổi gì, vì nghĩ thà để dành tiền mua thiết bị xịn hơn sẽ hay hơn, đổi chác bù lỗ tè le, nhưng đến 1 lúc nào đó thiết bị mình muốn hay và xịn hơn nó càng ngày càng xa tầm tay của mình, vậy làm sao để hệ thống hay hơn bây giờ ? mãi sau này mày mò tìm hiểu và thử nghiệm mới phát hiện ra nguyên nhân phụ kiện đắt rẻ lắp vào không khá biệt nhiều là vì : - Hệ thống của mình chưa thật hoàn thiện về nguồn điện : CB tổng, dây nguồn, ổ cắm, BACL, lọc, tiếp địa...thế là làm tiếp địa trước chơi luôn cọc đồng full (không chơi loại mạ đồng), trạm đấu mass cũng thanh đồng đỏ đặc 4kg. Sau đó kéo dây điện nguồn riêng cho Hệ thống bằng dây ruột mềm của Đức 2x4mm2 từ CB tổng nhà lên phòng, sau CB riêng của bộ dàn tôi DIY 1 sợi dây nguồn furutech vào BACL (độ hết ổ cắm furutech và dây nội thất). Kiểm tra vệ sinh tất cả các chỗ tiếp xúc (kể cả dây tín hiệu, dây loa, dây nguồn thiết bị). Đến đây thì mọi việc bắt đầu có sự khác biệt về âm thanh ngay cả với dây nguồn theo máy - Phải khử nhiễu mass, khử rung thiết bị, chống dội âm phòng và tập nghe nhạc : tiếp tục mày mò khử mass, ground loop, mua chân đinh, kệ, mút xốp, kê kích vị trí thiết bị phù hợp với phòng nghe...kết hợp tìm những bài nhạc nhẹ nhàng, những đĩa test về tập nghe dần vào nửa đêm. Lúc này mình đã phân biệt được âm hình, khi tắt đèn đi thì không phải là dàn âm thanh hát mà là ban nhạc đang đứng trước mặt mình hát, tiếng ca sĩ lúc này như ở ngay giữa bộ dàn, hai loa như bị câm nín vậy => hi-end bắt đầu là đây chăng ? - Cần học hỏi, tham khảo những người đi trước về cả lý thuyết, kinh nghiệm phối ghép thiết bị và phụ kiện cho phù hợp chất âm, loại nhạc mà mình thích : tuy mất khá nhiều thời gian, nhưng rồi ai cũng sẽ tìm ra, học phí là bắt buộc, nhưng cố gắng giảm thiểu thiệt hại, bù lại mình được trải nghiệm dù chỉ 1 lần trong đời. Không nôn nóng, cần chạy rà mỗi khi nâng cấp, thay thiết bị hay linh phụ kiện mới Vì vậy sau này khi nâng cấp thiết bị gì dù là khó nhất như cái cầu chì tôi vẫn nhận ra được sự khác biệt, chơi hi-end nên như vậy, không phải cứ dùng tiền mua đồ đắt hơn về thay là hay hơn.
Chính xác e đồng ý quan điểm của bác là thực tế điện làm dc sạch , tiếp mass tốt ổ ngon dây ngôn thiết audio tự nhiên hay hơn nhiều. Sau đó bác nâng cấp gì mới thấy hay hơn khác hƠn.
Về điện nguồn thì làm sạch là tốt nhưng mình thấy khi đổi 1 đầu jack nguồn tổng ( ví dụ wattgate đổi sang iego gold)là chất âm đã khác rồi, mà khác thì có khi hay hơn và có khi lại dở hơn, nên phải cẩn thận khi thay cái gì trong hệ thống. Nếu dở hơn thì lui ngay kẻo đi lạc lối là ..tẩu chắc.
Câu này của bach thanh0610 hay quá. Em lính mới nên phải ghi nhận để tránh bị "tẩu" mới đc. Cảm ơn bác.
Hôm nay mới để ý mấy bức ảnh của Phongvan2000. Thi công đường điện, lấy dây thép buộc cốt pha để giữ dây điện trong rãnh như vậy có một số nhược điểm và hệ lụy về lâu dài: - Tường bị ẩm sẽ làm cho dây thép buộc bị gỉ sét...đánh lửa, chập cháy điện. - Thợ thi công thiếu cẩn thận xiết chặt dây thép gây dập đứt dây điện. - Dây thít bằng kim loại (bắt cùng với đinh sắt đóng vào tường gạch ) vô hình trung làm giảm tác dụng của lớp vỏ chống nhiễu bọc bên ngoài dây điện. Chỉ có vài dòng cảm nhận, nếu Phongvan2000 thấy chưa đúng xin vui lòng bỏ qua. Chúc Phongvan2000 sớm có ngôi nhà đẹp và phòng nghe nhạc hiện đại.
Trả lời bác Thái64 dòng bôi đậm mà bác có ý kiến nhé Bác có thấy toàn bộ đường dây điện mình đã mua ống lưới nhựa dệt chống cháy để luồn phía ngoài dây điện không vậy Cái dây nhựa đen..đen..trắng..trắng mà dân chơi audio thần thánh vinh danh gọi là ống xác rắn chống nhiễu đó.Nó là dây nhựa chống cháy lan thì bác có thít bằng dây gì cũng chả ảnh hưởng 100 năm nữa ạ
@ Thai64 chưa thấy đặt đường dây điện trong nhà ở, công trình công cộng... thi công điện dân dụng như của Phongvan2000. Dây điện và cáp điện được luồn trong ống luồn dây (Conduit) là ống chuyên dụng bằng thép hoặc nhựa khó cháy và có độ bền cơ học cao. Việc dây đi trong ống rất tiện lợi cho quá trình thi công, bảo dưỡng, sửa chữa về sau (có thể luồn lại, kéo thêm dây...). - Chưa thấy dây tiếp đất... Phongvan2000 có ý tưởng để thi công đường điện cho riêng ngôi nhà của mình như vậy là vui rồi. Một lần nữa xin chúc mừng.
Giáp chống nhiễu thần thánh mà ae hay nói nó là giáp bằng kim loại, một số dây điện loại thường không có lớp giáp chống nhiễu thì ae hay nghịch mua loại giáp công nghiệp về bao bên ngoài; chứ cái vỏ xác rắn kia nó bằng nhựa, nó chỉ là lớp áo trang trí cho dây, làm sao chống được nhiễu, và nó cháy còn nhanh hơn vỏ nhựa của dây điện.
Bài viết này là một cẩm nang cực kỳ giá trị cho ae chơi audio đang bị tẩu. Bác nguyenrau nói rất đơn giản, nhưng nó là những trải nghiệm , trăn trở và cả những tâm tư mà người viết muốn chia sẻ cho ae đi sau định hướng . cám ơn bác , và chúc bác luôn vui & khỏe.
Trong các loại dây (dây nguồn, tín hiệu, loa) thì phần quyết định đến chất âm là phần DÂY hay phần JACK à các bác? Vì cá nhân em thấy một số dây nguồn mà giá trị của Jack đắt hơn dây.
Dây tính theo m, jack tính theo cái. Jack thì còn quảng cáo là xử lý bằng công nghệ này nọ (chắc là nhiều công nghệ...) nên đắt. hehe Còn muốn so sánh cái nào ảnh hưởng nhiều thì phải tùy trường hợp. Nếu có cùng cọng dây mà 2 loại jack cắm sẽ dễ so sánh.
Giám đốc công ty Chario Ý có bài viết cực hay về dây loa , dây tín hiệu tín. Ông kết luận dây tín hiệu quan trọng nhất , rồi tới dây loa .Ông khuyên nên đầu tư dây tín hiệu gấp đôi dây loa .Ví dụ dây loa 500 us thì dây tín hiệu cũng 500 đô vì dây loa dài gấp đôi dây tín hiệu nên chia ra đúng là dây tín hiệu đắt gấp 2 . Mình tuân theo công thức này và sau nhiều lần tự nghiên cứu thấy Ông đúng . Dây nguồn đã thử , cầu chì Hi-End đã mua nhưng không thấy ép phê gì . Có thể tai Trâu , có thể dàn máy set-up chưa chuẩn . ( dây nguồn có thể mượn về thử , không thấy tác dụng thì trả nhưng cầu chì thì không . Dã bóc ra khỏi hộp là trả tiền luôn , không ai cho mượn )
Nhưng trên cùng 1 sợi dây thì dây hay jack quyết định đến chất lượng tổng thể? Vì có một vài hãng bán dây cắt mét và bán jack riêng. Mình xem cái nào là cái quyết định để lựa cơm gắp mắm cho hiệu quả thay vì mua dây hoàn thiện từ hãng.
Rất khó trả lời vì chưa có chuyên gia nào viết bài .Riêng bản thân mình thì sau 1 thời gian lọ mọ thử nghiệm thấy cả 2 đều rất quan trọng .Mình đang xài dây hãng bán mét , jack mua rời . Kết quả mất 500 us nhưng hay hơn dây hãng 500 đô . Kết quả này là do bác chủ shop Audio Choice nói cho mình
Cám ơn bác. thực sự trước em nghĩ dây quan trọng hơn, nhưng gần đây có người lại nói jack quan trọng hơn vì hãng nó bán jack còn đắt hơn dây. Chưa trải nghiệm nên đâm ra lăn tăn.
.Đúng là Jack đắt hơn dây nhiều nhưng có thể do công nghệ chế tạo . Theo mình cả 2 đều quan trọng như nhau
Dây-Jack có tỉ lệ khoảng 7-3 lên chất âm. Hoặc cũng có thể 6-4. Dây xịn không nên xài jack dỏm. Dây dỏm thì jack nào cũng được. Bác đừng bảo em chứng minh. Tin thì bác thử, không tin thì bác cũng thử
- Các model dây tín hiệu Nordost Heimdall 2/ Frey 2/ TYR 2 đều dùng chung loại jack. - Dây loa Nordost bao đời nay đều dùng jack bắp chuối như nhau, ngoại trừ các dòng cao cấp. - thằng Purist thì chả khác . Vậy theo bác Mạnh cái nào quyết định? Tuy nhiên em cũng không phủ định thay jack sẽ thay đổi âm thanh qua dây. Lên hay xuống thì may rủi.
Cái này theo e chỉ là quan điểm của từng hãng, Nordost thì như thế nhưng Kimber cùng 1 model nhưng họ thay 3 loại Jack khác nhau và giá tiền cũng khác nhau: Cu "Basic", Gold, Silver.