Các bác đã chơi tới dây nguồn hi end thì chắc chắn cũng đã thay ổ cắm hi end. Vậy mà cái ổ cắm đó vẫn ko phục vụ được tai các bác mà phải độ chế thêm thì có lẽ em mãi mãi là người đến sau rồi. Trước em cũng xài như các bác, ổ cắm tường, lọc, ổ cắm rời, dây nguồn rời. Nhưng sau này em đã cố gắng tối giản hết mức có thể, hạn chế trung gian, ko phải lăn tăn về chiều dây, chất lượng dây, chất lượng BACL, ổ cắm rời, lọc rời... Tất cả những cái đó, em để nhà sản xuất lo. Cá nhân em chỉ cần 1 nguồn điện tốt, thế là đủ.
Có ít nhất 02 cách để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm miễn phí: 1/ Em là dân newbie chưa biết mong các chỉ giáo?! 2/ Cãi thật to, gào thật khoẻ,... P/S: Các bác nên cân nhắc để kg mắc bẫy với chiêu thức số 2 nhé. Sau khi có đc kiến thức thu nhận đc ở 1 topic này, họ lại tiếp tục chiêu thức cũ ở 1 topic khác... cái này gọi là chiêu “Cào bàn phím”. Sau khi lê lết 1 vòng cũng đủ trình để hù doạ, nhát Ma... nhưng trình non thì cũng lộ ngay thôi!
Đại dương rộng lớn, biết đâu là bến bờ. Trình non ngồi hưởng thụ âm nhạc. Trình già ngồi loay hoay cắm rút, vò đầu bứt tai sao hnay thế này, mai thế khác. Than ôi... Mà chúng ta cứ mãi mỉa mai, chế giễu nhau thì cuối cùng chúng ta được gì? Dừng lại được chưa các bác?
Điều quan trọng đối với dân chơi Audio chia sẻ với nhau khi setup phòng nghe. -"Nhất điện, nhì phòng...." -Nguồn điện quan trọng hơn những cái phụ kiện như dây điện, ổ cắm... Biết nghe tốt thì sao ? không nghe được điều đơn giản, trung thực - quan trọng. Diễn đàn VNAV xếp Dây nguồn là phụ kiện.
Bác đã định hình cách chơi của bác như thế nào vậy? Để xem như vậy là sướng hay khổ hoặc giả là vô nghĩa luôn chẳng hạn đối với em và các thành viên khác? Thân chào!
Chủ nhật lãng du...đưa chân đến Shop Audio trên một vài phố nhớn của HN. Nhiều bộ nguồn Audio có giá trị...đắt giá, thì sợi dây nguồn cấp điện cho bộ nguồn đó cũng hẻo (giá trị rất thấp so với bộ nguồn ). Nguồn điện quan trọng hơn dây nguồn là thực tế. Cầm sợi dây nguồn trên tay...hiểu vì sao " dây nợ anh ".
Xin lỗi bác. Theo quan điểm của bác thì phụ kiện gồm những cái gì? Dây nguồn xếp vào danh mục gì? Theo mình, nếu xét về bản chất thì tất cả các dây đều là dây dẫn điện.
@ Về khái niệm thế nào là Phụ kiện thì từ điển tiếng Việt đã có, bạn có thể tham khảo để rõ hơn. "Dây nguồn xếp vào danh mục gì? " VNAV cũng đã xếp để mọi người cùng nhau chia sẻ và học hỏi thêm kiến thức. Ý kiến của vipyeu2: "Theo mình, nếu xét về bản chất thì tất cả các dây đều là dây dẫn điện." Tôi tôn trọng ý kiến riêng của bạn.
Bộ nguồn là bộ gì thế? Đương nhiên dây đi kèm máy thì giá trị thấp hơn máy, chứ dây giá cao hơn thì khác nào bán dây kèm máy. Đơn giản thế cũng phải xoắn. Mà bác ko thể chờ đến khi nào tỉnh táo hẳn rồi post bài dc hay sao?
Tôi chẳng muốn nói những gì không liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm audio với "nguồn và dây nguồn" trong topic này, nhưng môi trường diễn đàn này và trong topic này đã bị ô nhiễm khá nhiều, do đó tôi phải lên tiếng. Trong post trên của bác mà tôi trích dẫn lại có tô màu, phần tô màu xanh nó lại mâu thuẫn với phần màu đỏ của bác! Ai mỉa mai? ai chế giễu? Ai đã từng dùng những từ và/hoặc bấm like cho những post có những từ như "thần kinh", "hoang tưởng", "có vấn đề tâm lý", "bầy đàn", "chăn dắt", "dẫn dắt" ... Tôi không muốn trích dẫn tất cả những từ ngữ đó ra đây vì sẽ tốn tài nguyên của diễn đàn. Tất cả những điều này vẫn còn trên vnav lâu dài, người xem tùy vào khả năng nhận thức và túi tiền họ sẽ tự quyết định. Trong cạnh tranh thì có luật cấm nói xấu đối thủ trực tiếp. Trong audio, mỗi người có đạo audio riêng của mình. Ai có đạo audio và cảm thấy đạo của mình hay, là chơn lý thì nên mở 1 topic để truyền đạo đó. Tôi hy vọng được thấy diễn đàn có thêm những topic mới như: "Chơi audio ít tiền làm sao hay nhất có thể?", "Làm sao để có nguồn điện cho audio sạch, đơn giản và rẻ", "Trải nghiệm các giải pháp nguồn điện hiệu quả mà ít tốn kém" ... nơi đó các bác tha hồ thể hiện "đạo" của mình để truyền bá cách chơi và mời gọi nhiều người cùng chơi. Thay vì vào các topic hiện nay đả phá và bôi bẩn, gây mất đoàn kết chỉ vì khác "đạo" chơi audio. Các tôn giáo lớn trên thế giới còn cùng tồn tại hòa bình, còn trong 1 thế giới thu nhỏ này, các bác nên sáng tạo "đạo" của mình, truyền bá nó để người chơi có thêm nhiều sự lựa chọn phong phú phù hợp với khả năng của mình, dành thời gian và năng lượng cho việc trải nghiệm và thụ hưởng audio và âm nhạc, không nên đi gây hấn tạo hiềm khích, làm mất đi sự thi vị của audio và âm nhạc! Tôi chơi dây nguồn, nhưng bác có biết trong 2 năm qua tôi chẳng mua sắm dây nguồn gì nữa và chỉ dành thời gian sưu tầm đĩa LP, CD, băng cassette và nghe nhạc mỗi ngày 5-6 tiếng đồng hồ không. Không nên chỉ nhìn thấy một vạt cây rồi suy ra cả khu rừng. Có người đề nghị bác nên chia sẻ kinh nghiệm về nguồn sạch của bác, bác nên đưa ra định nghĩa nguồn điện sạch theo bác là thế nào, làm sao để có nguồn điện sạch theo kinh nghiệm của bác, thay vì nói qua nói lại tốn thời gian. Đó chính là cách đóng góp tích cực của bác cho diễn đàn này.
Các bác có thấy cái dây nguồn to đùng, tại sao lại vây? à để đảm bảo trở kháng thấp nhằm cung cấp đủ dòng cho tải. cả cái dây lõi 4 li vẫn còn lo nó nhỏ thì chắc chắn rằng tiếp xúc giữa chân cắm và ổ thì không ổn rồi. Có nhiều cái ổ mà sờ vào lúc dàn đang hoạt động mà hoảng hồn, nóng thôi rồi. Nhưng nó được làm khá tốt nên nhựa không bị chảy ,lá đồng không bị cháy đen thui. còn mấy cái ổ lioa thì banh trành. giải thích cho việc ổ cắm nóng lên là do tiếp xúc giữa chân cắm và ổ cắm không tốt nên dẫn đến điện trở tiếp xúc lớn mà dòng chạy qua lớn nên sinh nhiệt. Như vậy việc thay đổi ổ cắm có thay đổi dòng cho tải, điện trở tiếp xúc càng nhỏ dòng qua càng tốt, ngược lại thì dòng qua không đủ có thể gây sụt áp khiến bộ dàn hoạt động trong tình trạng nguồn không đảm bảo chưa kể đến ngay tiếp xúc giữa chân cắm và ổ có sinh ra tia lửa điện mà cái này nó sẽ gây nhiễu cho hệ thống khiến thay đổi chất âm. Việc kiểm tra ổ và chân cắm tiếp xúc tốt hay không các bác có thể dùng cách nào đó như sờ tay ngoài vỏ hay dùng dụng cụ đo nhiệt độ, kỹ hơn nữa thì cứ vác máy hiện sóng vào đo xem sóng nó như thế nào. Như vậy tôi đã giải thích tại sao thay đổi ổ cắm khiến chất âm thay đổi. Nguồn điện sạch đúng nghĩa là qua tất cả các mắt lọc và đến ampli phải sạch. Nguồn tốt như bác nói là đo đạc ngay đầu vào ampli và cd....vv thì quá ok rồi. BACL là một bộ lọc tương đối tốt với nhiễu tần số cao còn tần số 500hz trở về nó vẫn qua như thường hơi lan man tí
@hoangtrong Chào bác, thấy bác lên tiếng thì Hải tôi cũng không ngoại lệ, tuy nhiên truớc đó thì tôi với bác cũng "lai rai" nhưng sau này thì có bác gì đó nói nên tôi cũng im cho xong. Nhưng mà bác viết thế thì e không công bằng. Ok những gì bác viết là tôi nói vì sau những lần ngừoi cùng phe với bác viết những câu nghe chả lọt tai. Sẽ là công bằng nếu bác cũng viết ra song song với câu của tôi. Có qua có lại chứ. Ô nhiễm và Đạo là do quan điểm của bên bác thôi. Đạo audio là đạo gì vậy bác, uh thì cứ cho là vậy đi thì ai là ngừoi chỉ cách chơi đến mức "phải thay hết dây bằng dây của shop Dtd ( bác cũng chỉ luôn ) vào trong thùng bacl" mà bacl đã có rồi và còn rất nhiều sự "chỉ đạo của bác". Đạo gì vậy. Sao kỳ zậy Ta? Tất nhiên tôi sẽ hạn chế dùng từ để tránh việc nặng lời. Nói tới thì bác lên án chúng tôi này nọ rồi xâm phạm quyền và cách chơi, bác về nhà đóng cửa đi rồi tự chơi hoặc tìm ngừoi cùng phe, ông nào ý kiến trái ý thì cứ chém bà nó đi. Còn đây là diễn đàn. Bác cũng phải có trách nhiệm tí. Bác là ngừoi chơi lão làng nhất nhưng lại là ngừoi ủng hộ và bày ra nhiều cái cách chơi mà tôi không biết dùng ngôn từ gì để gọi là tôn trọng tí. Thôi viết tơi đây thôi, viết để bác biết rằng là bác không có Cô Đơn đâu. Còn bác nói đúng là chúng ta cứ tranh luận nếu thích, còn đọc chưa chắc là tôi và bác đâu. Riêng phần bộ lọc mà bác @meotomvn có nhắc tới thì bác đó không thể chia sẻ đuợc vì bác đó không giỏi điện mà bác đó chỉ là ngừoi chơi nhưng có điều kiện kinh tế vì thế bác đo mua sắm nhiều và đã trải nghiệm qua, nhưng mà chia sẻ kiểu gì thì phe bác cũng tìm cách moi móc, đọc là hiểu ngay phe bác không Tốt. Hải nói thẳng. Nếu bên bác muốn biết thì tôi sẽ copy đọan này do môt shop trên vnav.vn và tôi đã đuợc phép. Tôi viết không hay bằng họ nhưng chỗ quen biết thì tôi xin copy.
Điện khu mình mấy năm trở lại nay, điện áp không ổn đinh. Ban ngày nhiều lúc muốn nghe...nhìn đồng hồ Vonmetr mà buồn. Thôi thì tặc lưỡi, sắm các loại nguồn điện cấp điện cho bộ Audio yêu quý, từ ổn áp Lioa, BACL. UPS. Âm thanh của bộ dàn xưa cũ nghe hay và có sức sống, tươi sáng hơn. Dạo quanh phố phường, dạo quanh thị trường ...những em chân dài và nụ cười về bộ nguồn điện chuyên dùng cho Audio thật cuốn hút.
Truớc tiên tôi cảm ơn tác giả và đã đuợc phép ( không có văn bản hehehe ), Hải tôi xin đuợc chia sẻ và cũng mong giúp ích cho bạn đọc nào chưa rõ và muốn tìm hiểu. và cũng tìm giúp thông tin cho bác @meotomvn liên quan đến lọc điện, còn dây nguồn chắc hổng có gì để Viết. Tôi không dẫn nguồn vì tránh chuyện thị phi. Nhiễu, lọc điện, biến áp cách ly, và tản mạn khác - Một vài hiểu biết hạn hẹp của em Bài viết này có thể giúp ích đôi chút cho bác nào quan tâm Như tiêu đề bên trên, trong bài viết này, em sẽ trình bày một số hiểu biết cơ bản về nhiễu trong nguồn điện lưới và phân tích hiệu quả của hai phương pháp lọc chặn nhiễu mà giới audiophile thường sử dụng. Để cho bài viết sáng sủa và logic, các nội dung sau đây sẽ lần lượt được triển khai: Khái niệm và phân loại nhiễu Cơ chế hình thành và phương pháp lọc chặn Hiệu quả của lọc điện Hiệu quả của biến áp cách ly Kết luận chung Trước khi đi vào từng nội dung ( tạm xóa vì đây là tên tác giả )xin được nhấn mạnh 3 điều sau: Bài viết chỉ bàn về phương diện kỹ thuật, không liên quan đến đôi tai và gu nghe nhạc của từng cá nhân. Nguồn điện sạch chưa phải là điều kiện đủ cho chất âm hay nhưng là điều kiện cần cho sự hoạt động ổn định và tin cậy của hệ thống audio. Đây chỉ là các ý kiến cá nhân dựa trên hiểu biết hạn hẹp của em nên hoàn toàn có thể có sai sót, mong nhận được góp ý thêm từ các bác. 1. Khái niệm và phân loại nhiễu Nhiễu là gì? Định nghĩa một cách đơn giản nhất: nhiễu là tất cả những biến động không mong muốn, gây sai lệch cho tín hiệu có ích. Nhiễu là thứ làm vấy bẩn tín hiệu sạch; do đó, nhiễu cần được loại bỏ. Đối với nguồn điện lưới, nhiễu thường tạo ra các gai cao áp, gây méo dạng hình sin, và làm trồi sụt về biên độ. Nguồn gốc của các biến động này đến từ rất nhiều nguồn và từ mọi hướng. Nhiễu có thể được sinh ra từ các thiết bị nhân tạo như: nguồn xung trong các adaptor, chổi than động cơ, bugi xe máy, máy hàn hồ quang, anten truyền hình, trạm phát di động, v.v. hoặc từ các nguồn tự nhiên như: sấm sét, bão mặt trời, tia vũ trụ, v.v. Nhiễu có thể đến từ bên ngoài nhưng cũng có thể được tạo ra từ bên trong thiết bị, do bản thân các khối mạch gây ảnh hưởng lẫn nhau. Phân tích về những điều này rất dài dòng và không trọng tâm nên ta chỉ dừng ở đây. Ta đi sâu vào hai nội dung quan trọng hơn là phân loại thành phần nhiễu và con đường lây lan. Để làm rõ hai nội dung này, ta xét một hệ thống điện cơ bản như hình 1. Hệ này gồm: trạm điện A và nhà dân B; hai dây điện L (live- nóng) và N (neutral - lạnh, trung tính); mặt đất chung GND (ground). Tại trạm điện, N được nối đất (0 V). Do có sụt áp trong quá trình truyền và nhiễu tác động, N tại B có điện thế khác 0 và không cố định. Với hệ thống này, nhiễu được chia ra làm 2 thành phần như sau: Nhiễu mode chung (common-mode): nhiễu trên hai dây tải điện cùng so với đất chung. Nôm na là thành phần nhiễu giống nhau, cùng xuất hiện trên N và L. Nhiễu vi sai (differential-mode): nhiễu trên dây L so với dây N. Nôm na là thành phần nhiễu chỉ có ở 1 trong 2 dây. Hai thành phần nhiễu trên xuất hiện do bị lây lan qua 4 con đường chính: Truyền dẫn trực tiếp Xuyên qua tụ Cảm ứng từ Lan qua sóng Như vậy là để lọc chặn nhiễu triệt để, ta phải: Lọc cả hai thành phần nhiễu Chặn hoặc cản trở tất cả các con đường lây lan Phương cách như thế nào sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo. 2. Cơ chế hình thành và phương pháp lọc chặn Nhiễu mode chung thường "được" tạo ra do bắt nhiễu từ bên ngoài. Trong mạng điện trên hình 1, nếu xét cả thành phần tụ ký sinh, ta có một mạch kín chạy từ A qua NL đến B rồi qua đất trở về A. Mạch này đôi khi nhìn rất hở nhưng là một vòng kín vô hình đối với tín hiệu tần số cao. Mạch kín này tạo thành một vòng thu nhiễu điện từ khổng lồ. Do đó, nhiễu mode chung thường có biên độ khá lớn và có phổ tần số rất rộng. Nhiễu vi sai thường được hình thành do các biến đổi trong mạng lưới điện. Khi đóng cắt một tải công suất lớn, điện áp giữa N và L có sự trồi sụt rất đáng kể. Mạng điện càng rộng, sự trồi sụt càng đa dạng và thường xuyên, bao gồm cả hiệu ứng xếp chồng. Ở trường hợp khác, khi một adaptor máy tính được cắm vào mạng điện, các xung nhọn sinh ra từ bộ nguồn flyback này (là một điện áp vi sai giữa N và L) sẽ lan ra ngoài mạng điện nếu chưa được lọc kỹ. Hiện tượng khó tưởng tượng hơn nhưng vẫn xảy ra thường xuyên: bão từ mặt trời tạo nên các dòng điện cảm ứng trên toàn mạng điện. Đương nhiên các dòng điện này là không mong muốn và được coi là nhiễu. Từ các phân tích trên, một số ý tưởng loại nhiễu có thể là: Với nhiễu mode chung: Chặt đứt vòng mạch kín để tạo thành mạch hở Ngắn mạch (nối tắt) các xung nhiễu từ L và N xuống đất Với nhiễu vi sai: Bù các biến thiên chậm bằng ổn áp Ngắn mạch (nối tắt) các xung nhiễu giữa L và N Trong thực tế, khử sạch nhiễu là điều không dễ thực hiện. Do cơ chế hình thành và lan truyền, nhiễu thường trộn lẫn với tín hiệu có ích. Khi chặn đứng nhiễu sẽ chặn cả tín hiệu; khi cho tín hiệu qua sẽ có nhiễu rò rỉ cùng đi qua. Nói cách khác, việc thiết kế một thiết bị chặn 100% nhiễu nhưng lại cho 100% tín hiệu truyền qua là điều bất khả thi. Thay vào đó, người ta tìm cách làm suy giảm nhiễu bằng cách tạo ra các "rào cản có chọn lọc". Hàng rào này cản nhiễu thật mạnh nhưng lại tương đối nhẹ nhàng đối với tín hiệu. Rõ ràng là, từ đây trở đi, khi nói chặn nhiễu, lọc nhiễu, khử nhiễu, ta hiểu rằng đó là công việc làm cho nhiễu suy yếu đi chứ không phải là loại thẳng cổ nhiễu ra khỏi tín hiệu. Không có khái niệm sạch nhiễu, chỉ có khái niệm nhiễu bị làm yếu đi bao nhiêu lần. Đó chính là một trong những thông số quan trọng nhất của bộ lọc: độ suy hao dải chắn, tính bằng lần hoặc dB. Đây là thông số quan trọng hơn rất nhiều so với khả năng chịu dòng (tính bằng A). Chi tiết sẽ được mô tả tại mục tiếp theo. 3. Hiệu quả của lọc điện Nói một cách chính xác, lọc điện không thể chặn nhiễu mà chỉ có thể làm suy yếu nhiễu. Nếu liệt kê các thông số cơ bản của bộ lọc theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng, ta có: Sức suy giảm nhiễu: cần càng lớn càng tốt. Hệ số này đặc trưng cho tỷ lệ công suất nhiễu (hoặc biên độ nhiễu) trước và sau khi đi qua bộ lọc. Độ giảm này có thể đến cỡ hàng nghìn, hàng triệu nên khi biểu diễn dưới dạng con số thường cồng kềnh, không dễ hình dung và so sánh. Thay vào đó, người ta thường tính theo decibel (dB). Khi quy đổi: cứ 3 dB ứng với công suất tăng/giảm 2 lần, 6 dB là 4 lần, 10 dB là 10 lần, 20 dB là 100 lần, 60 dB là 1 triệu lần, và... 100 dB thì là 10 tỷ lần. Rõ ràng, con số 50 dB và 100 dB nghe có vẻ hơn kém nhau chỉ 2 lần nhưng thực tế thì là 100,000 (một trăm nghìn) lần. Hệ số này lớn hay nhỏ tùy thuộc theo cấu trúc bộ lọc và giá trị các linh kiện trong mạch lọc. Hệ số này cũng thay đổi theo từng dải tần chứ không cố định. Do đó, muốn sử dụng bộ lọc một cách hiệu quả, ta phải chọn bộ lọc theo hệ số suy hao ứng với dải tần số cần "triệt". Nói ngắn gọn là quan tâm đến đặc tuyến của bộ lọc. Độ suy hao tín hiệu có ích: cần càng nhỏ càng tốt. Với lọc nguồn, tín hiệu chính là dòng điện 220 V, 50 Hz. Rõ ràng, đây là thứ cần phải truyền dẫn qua tốt nhất có thể. Thông số này thường không được công bố rõ ràng. Thay vào đó, người ta thường nói đến dòng tải cực đại của bộ lọc, tính bằng ampere (A). Nôm na là bộ lọc nào có A lớn thì ít suy hao và ngược lại. Tần số dòng điện: cần đúng (cũng có thể lớn hơn) tần số mạng điện đang sử dụng. Rõ ràng đối với bộ lọc dành cho điện 50 Hz, điện 400 Hz được coi là nhiễu; ngược lại điện 50 Hz là thứ không được welcome lắm ở bộ lọc 400 Hz (mặc dù có thể vẫn sử dụng được). Các giá trị điện áp làm việc: cần đáp ứng được điện áp dân dụng là đủ. Đây là thông số quan trọng với nhà sản xuất do liên quan đến chi phí chế tạo. Tuy nhiên, với người mua đồ 2nd-hand thì về cơ bản... cứ thấy 250 V là OK rồi. Rõ ràng là: thông số thứ 2 không phải là thứ tinh túy của bộ lọc nhưng lại thường được quan tâm nhất khi mua bán. Bộ lọc cứ có A lớn là đắt tiền mặc dù bé tí tẹo và lọc hời hợt. Trong khi đó, bộ lọc triệt nhiễu hùng hục thì thường lại bị hắt hủi do có A nhỏ hơn. Với cùng một kích thước và công nghệ, thường A nhỏ hơn sẽ lọc tốt hơn và ngược lại. Đó là sự đánh đổi mà chúng ta cần phải chấp nhận và thỏa hiệp.
Mục số 2. Như cách viết chưa rõ ý. Độ suy hao hiểu đúng phải là so sánh điện vào - điện ra. Phần bị suy hao có thể thành dạng nhiệt, cục lọc nóng lên chẳng hạn. Với điện công nghiệp, thiết bị điện tiêu hao công suất lớn, tiền điện phải trả cho hao hụt nhìu sẽ rất lãng phí nên thông số này quan trọng. Với các bác chưa có kinh nghiệm chơi âm thanh thì lại chỉ quan tâm dòng có đủ công suất cho thiết bị hay ko. Điều này đúng nhưng ko đủ. Vì mức độ sạch mới quan trọng hơn khi lọc nguồn. Nên bộ lọc cao cấp chuyên dùng cho âm thanh mắc hơn Lọc bãi rất nhiều.
@Hoang_Anh ! Vâng bác, rất mong ý kiến của bác, bác và các bác cứ ý kiến thêm là cần gì và bổ sung làm rõ chỗ nào Hải tôi sẽ tổng hợp và trả lời bằng "văn bản" sau. Hoặc Hải gởi thẳng cho tác giả vì văn bác này là Giảng viên nên nói hay và thuyết phục. Còn cá nhân bộ dàn tôi thì vẫn có lọc cho audio và công nghiệp...nhưng tôi cũng chả dùng lý do tôi dùng sau bacl nền âm rất tĩnh.
Rất mong thêm một bài về các nguyên lý hoạt động lọc điện cơ bản. Bản thân mình thì cũng xếp BACL vào một tác dụng LỌC bên cạnh tác dụng AN TOÀN ĐIỆN. nên bác cứ liệt kê so sánh với các loại hình lọc còn lại. Ưu nhược điểm của từng loại lọc đối với các loại nhiễu khác nhau. Các thông số kỹ thuật cần lưu ý khi mua bộ lọc. Thay vì các từ ngữ hoa mỹ mang tính Quảng cáo làm ngườì dùng bị rối.
@Hoang_Anh ! bác từ ngữ cũng đâu có quảng cáo gì đâu bác, nếu bác cho là quảng cáo thì cho phép Hải để hết đêm nay và sáng mai Hải xóa ngay, tính tôi tuy là dân buôn bán nhưng thói quen là ít nói về quảng cáo, chỉ chú trọng tính năng thật.
Mình ko nói bác Hải quảng cáo. Vì mình đã nói về thông số kỹ thuật. Các hãng thường dùng nhiều từ hoa mỹ, sản phẩm từ đồng tính khiết, bạc tinh khiết 6N,7N.... Công nghệ làm lạnh sâu, sắp xếp lại tình thể kim loại.... (Những từ ngữ này chắc bác thấy nhìu trên các trang Web rồi đúng ko ạ Nhung cuối cùng là thông số kỹ thuật thế nào thì ko nói ra chi tiết được. Về BACL với dân chơi audio mình xếp chung mục lọc vì phần lớn dùng nó vào mục đích lọc nguồn. Nên mình quan tâm xem lợi thế lọc của nó là ở dải tần nào . Vì nhìu bác kết hợp cả hai có hiệu quả hơn một mình BACL. Nên mình hiểu rằng phạm vi lọc của BACL cũng nằm trong một vùng nhiễu cụ thể. Và nếu nguồn điện tại nhà bị đa dạng nhiễu thì phải kết hợp nhìu thiết bị lọc mới sạch
Lâu lắm rồi mới có một bài viết có giá trị trên vnav đáng để tham khảo. Cám ơn bác và tác giả Bác đừng vì một vài ý kiến trái chiều mà không viết tiếp. Rất mong bác đăng tiếp để em còn biết thêm những bổ ích hơn