NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN

Discussion in 'Phụ kiện' started by Củ Mì, 31/12/11.

  1. duyen38

    duyen38 Advanced Member

    Joined:
    21/1/13
    Messages:
    279
    Likes Received:
    329
    Location:
    Hà nội
    Chiều làm về e sẽ thử với bút thử điện cảm ứng như gợi ý của bác xem thế nào ạ, thanks.
     
  2. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @duyen38
    Ah như vậy là b trích điểm áp 120V từ cuộn 220V. Cái này là đúng bài.
    Việc kiu ù thì b mua vecni về tẩm vào là xong.
     
  3. duyen38

    duyen38 Advanced Member

    Joined:
    21/1/13
    Messages:
    279
    Likes Received:
    329
    Location:
    Hà nội
    Bacl của e cs hơi nhỏ nên mới lọ mọ và làm phiền các bác nhiều.
     

    Attached Files:

  4. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @duyen38
    Chia sẻ ae cũng vui mà, b nói Cs nhỏ nhưng mà có đáp ứng được không thử nghiệm ba có nóng bỏng không, nếu không có gì thì quên luôn cứ thế mà dùng.
    Việc nhập cuộn 100V vào cuộn 220V là việc có khả thi và phần 100V công suất sẽ tăng.
    Nhưng mà yêu cầu phải có đồng hồ vôn cực kì chính xác để tìm ra điểm 100V mà chập lại hoặc biết số vòng/vôn.
    Công việc này thì phải có nghề và thời gian. Tốt đẹp nhất là...làm vại bia cho xong.
     
  5. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Bác Hải nói hơi khó hiểu. Nhưng việc đấu như thế là không sai về lý, chỉ ko hợp tình thôi :)
     
  6. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @AudioNga
    Thực hiện rồi bác aj. Không phải làm thực nghiệm để chứng minh mà làm để có kết quả bác ah.
    Thường bacl kiểu EI nsx còn đánh dấu ra nên biết đầu - cuối chứ xuyến thì không, tôi cứ đấu ngẫu nhiên, lúc nào sụp áp và Mcb nhảy là biết sai còn êm là đúng chiều. Cái này dễ hiểu mà bác.
     
  7. duyen38

    duyen38 Advanced Member

    Joined:
    21/1/13
    Messages:
    279
    Likes Received:
    329
    Location:
    Hà nội
    . Nó ko nóng nhg cả phần ba và pre đều có tiếng kêu e nhỏ bác ah. Theo bác Hải e đi làm vại bia cho thoải mái đây. Cám ơn bác Hải và mọi người đã giúp đỡ e rất nhiệt tình. Bác Hải có ở HN ko cuối tuần e mời bác vại bia ah.
     

    Attached Files:

  8. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Nếu đã gọi là BACL thì đầu ra phải độc lập với đầu vào. Hai biến áp cách ly độc lập thì hai cuộn ra hoàn toàn độc lập. Đã hoàn toàn độc lập thì việc đấu nối tiếp chẳng có gì gọi là nhảy MCB cả. Muốn nhảy MCB thì phải có dòng điện lớn cỡ đoản mạch. Em đố bác luận ra được một vòng kín gây đoản mạch ở đây.
     
  9. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @AudioNga
    Mối liên hệ ở đây là từ thông từ truờng mà bác, mà yếu tố này trong kỹ thuật bắt buộc cần phải tôn trọng chuyện "chiều và huớng"
    Ở đây là bacl cũng không thoát khỏi yêu cầu trên, Hải lập luận đơn giản nhất có thể.
    Ở cuộn sơ là đấu song song ( cứ cho là thế ) và đưa vào lứoi nên phần "điện từ" bên sơ là cùng chiều.
    Sau khi cảm ứng qua bên cuộn sơ nếu các biến áp độc lập thì không có gì để nói nhưng nếu kết hợp với nhau theo kiểu song song hay nối tiếp thì điều bắt buộc phải tôn trọng đầu cuối cuộn dây. ( tổ đấu dây )...
    Ở đây bác nói là bacl thì nó riêng thì cần gì phải để ý. Nó tuy riêng phần từ thông từ truờng thì lại không riêng.
    Mcb tôi nhảy là do tôi đấu nối với biến áp lớn nên dòng lớn lắm, xưa không có biến áp 3 Pha tôi vẫn phải dùng 3 cái 1 Pha để đấu nối, mấy vụ này xưa làm như cơm bữa bác ah.
    Nếu dòng chưa đủ lớn để Mcb nhảy thì biến áp nóng ngay, chỉ cần rờ biết liền, @duyen38 bác Duyên đã trải nghiệm và có lúc không ra điện áp là do Nghịch từ nên nó triệt tiêu. V = 0. Ampe cực đại.
    Tôi seach thì không thấy tài liệu phù hợp lắm thôi thì chọn đến bác cái link 3 pha này vì ít gì cũng liên quan. Bác xem qua chứ giơ tôi hết cáchlý luận. Chỉ còn cách làm cái lai trym cho bác thấy "thí nghiệm" này thôi. Hehehe.
    Ah nếu bác có 2 cái mỏ hàn súng thì bác test là biết ngay còn không thì 2 biến áp 12V loại nhỏ.
    https://thietkemep.com/thiet-ke-dien/tai-sao-may-bien-ap-mac-song-song-phai-cung-to-dau-day/
     
    Last edited: 4/3/19
    quocdat, Tuilaai and duyen38 like this.
  10. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam

    Em vừa xem cách đấu nối khá chi tiết kèm hình minh họa rõ ràng về biến áp: https://www.electronics-tutorials.ws/transformer/multiple-winding-transformers.html.

    Tuy nhiên, không thấy nói về các ghép nối các cuộn thứ cấp của biến áp cách li với nhau; bác có sẵn nhiều BACL công suất lớn cỡ 2 KVA, nếu được, bác làm hướng dẫn ghép nối chi tiết hướng dẫn giúp. Không chắc chắn mà đấu nối, gây quá dòng, nguy hiểm hơn nhiều.


    upload_2019-3-5_15-5-16.png

    upload_2019-3-5_15-6-47.png

    Tks for All.
     
  11. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Em chưa thấy vòng kín gây đoản mạch. Bác luận hộ em cái vòng kín đoản mạch để làm nóng biến áp em mới tin :)
     
  12. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @Pilab ; @AudioNga
    Tôi hiểu ý của bác về vòng kín đoản mạch sẽ gây ra nóng biến áp, cái này không bàn rồi nhưng mà trường hợp trên thì khác nhau. Có thể gọi là sự kiện xung đột dẫn đến triệt hạ lẫn nhau về Điện - Từ.
    Lý thuyết thì tôi cũng xong nhưng mà các bác chưa chịu thì tôi sẽ làm cái thực nghiệm.
    Hiện giờ thì tôi có hơn 5 cái bacl, nhưng 2kVA thì đã gắn vào tường rồi nên tôi sẽ dùng loại nhỏ hơn mà hiện nay đang bỏ không.
    Các bác cho chút thời gian.
     
    quocdat, Tuilaai and nvss like this.
  13. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @Pilab
    Hôm trước bác có hỏi tôi về kinh nghiệm nhận dạng một bacl tốt thì đây là ở hình ảnh 2 và 3. Kiểu này là EI , nó còn đẹp không bị móp méo...có cọc E.
    Với tôi thì đó là tiêu chuẩn để mua và phải là hàng tháo tủ đk công nghiệp, còn xuyến hay kiểu khác tôi không quan tâm lắm.
    Hình ảnh 1 là chuẩn bị, vôn kế tay trái là áp vào, giữa là áp ra, phải là áp ra cuộn khác.
    Hình ảnh 4 là đấu đúng
    Hình ảnh 5 là đấu sai nên mất áp V=0 và cuộn kia nhích lên tí áp. Ampe tăng qua cảm nhận khi bật mcb
    Ampe kế đang hỏng nên không đo được.
    Tóm lại đúng như lý thuyết.
     

    Attached Files:

  14. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Khi bật MCB, nếu thời điểm bật trùng với lúc hình sin cross qua 0V (từ thông đổi chiều) thì dòng rất lớn, có thể làm nhảy aptomat tức thời. Nhưng bản chất thì đó ko phải đoản mạch mà là hiện tượng quá độ thôi. Hiện tượng này ko hiếm và có hẳn một series kỹ thuật để khắc phục. Ko thể lấy việc MCB nhảy tại thời điểm đó để minh chứng. Càng ko thể lấy ampe kế đang hỏng chứng tỏ điều gì. Còn lý thuyết đúng thì em công nhận vì lý thuyết là ko đoản mạch nếu chỉ đấu nối tiếp 2 đầu (cuộn ra), 2 đầu còn lại hở mạch.
     
  15. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    Không, Hải nói là Hải làm, để tôi mua ngay cái ampe kế rồi sẽ chơi tiếp. Nếu bác chịu thì Hải làm cho thấy vụ nẹt lửa.
     
  16. nguyenduchoang

    nguyenduchoang Advanced Member

    Joined:
    19/2/19
    Messages:
    69
    Likes Received:
    84
    Các cuộn thứ cấp là ghép được song song với nhau đó, nhưng vấn đề là các biến áp đó nên giống nhau về chỉ số kỹ thuật. Ngoài ra, thứ tự dây (cấp nguồn sơ cấp, ghép nối thứ cấp) cũng phải tương đồng. Việc này để làm cho dòng điện có cùng pha và hệ số góc mà thôi.

    Về việc sập atomat là do thế này: Tổng trở của cuộn sơ cấp được tính bằng R (thuần) + R (điện cảm), cường độ dòng điện đc tính = U / tổng trở. Tại thời điểm chưa đóng điện, từ thông = 0; Lúc đóng điện, từ thông tăng dần, sau đó biến đổi. Nhưng thời gian từ thông tăng, thay đổi nó có 1 độ trễ so với dòng điện gốc, phụ thuộc vào hệ số tự cảm của lõi biến thế & cấu tạo dẫn từ của lõi. Hệ số tự cảm càng cao thì độ trễ càng lớn, tuy nhiên cũng chỉ trong khoảng rất ngắn. Chính trong khoảng thời gian đó, cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp tăng cao nên atomat nhẩy.

    Cái này các bác học điện lớp 11, 12 đều hiểu phải không, các thiết bị lõi từ như động cơ, biến áp nào mà dòng khởi động trả lớn! Muốn không nhẩy làm cái atomat to hơn thôi, hi hi. Chứ ai mà canh được vào cái lúc hình sin cos phi gì đó bằng 0 mà bật được biến áp.
     
  17. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.882
    Likes Received:
    2.562
    Chính vì vậy nếu gia đình dùng AT thông thường 20-30A mà bacl 3kva trở lên bật dễ nhẩy AT, trên vnav này có bác còn nói bacl "xịn" chấp hết các loại AT (không thèm nhẩy;)) đủ hiểu dc chất lượng lõi fe nó ntn rồi! :p
     
  18. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Không tải của DC chắc cũng tương tự như AC, em có hình minh họa: nối tiếp, xung đối.





    Tks for All.
     

    Attached Files:

  19. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    Hi !
    Sáng nay Hải có đọc tin của @nguyenduchoang thì thấy có nhắc về vụ sập mcb đầu vào, và vài thông tin khác. HIện nay ta đang nói về việc đấu các cuộn dây bacl ( loại rời ) để đáp ứng nhu cầu về điện áp và công suất. Có được hay không và đấu như thế nào.
    Vì thế bác tập trung chỗ này chứ lạc vấn đề này thì các bác khác đọc không rõ rồi mạch tranh luận nó cứ Vòng Vòng và Tít Mù.
    Chuyện sập mcb đầu vào tôi đã nói ở bài khác rồi và cái này thì không liên quan đến việc đấu nối dây.
    Trở lại mạch chính thì đêm qua tôi có đọc bài của bác @AudioNga nhưng mắt nhắm mắt mở nên sáng này thì chốt mấy ý sau.
    Trích:
    (...nếu thời điểm bật trùng với lúc hình sin cross qua 0V (từ thông đổi chiều) thì dòng rất lớn, có thể làm nhảy aptomat tức thời. Nhưng bản chất thì đó ko phải đoản mạch mà là hiện tượng quá độ thôi. Hiện tượng này ko hiếm và có hẳn một series kỹ thuật để khắc phục. Ko thể lấy việc MCB nhảy tại thời điểm đó để minh chứng...)
    Cho dù các bacl này không cùng lõi nhưng chúng lại Chung nguồn điện tức là cùng Mẹ ( nghĩa là mọi khía cạnh kỹ thuật như pha hay gốc đều như nhau ). KHi cảm ứng sang cuộn dây khác mà khác bộ phe thì các gen đó vẫn không thay đổi. Điều này nó khác khi ta dùng nhiều nguồn phát ( máy phát điện ) và khi hòa máy phát thì mới có chuyện "canh me".
    Vì thế mcb nó nhảy đúng là không phải nguyên nhân đoản mạch mà là do xung đột chiều từ trường gây ra ( do cùng một Mẹ cho dù không cùng một lõi )
    *HIện tượng quá độ - Hải chưa hiểu từ này lắm.
    *Có hẳn một series kỹ thuật để khắc phục - quan điểm của Hải tôi là không có.
    Về cách viết và trình bày tôi còn kém nên nếu được bác đi sâu 2 điểm trên cho mọi việc đều sáng tỏa.
    Vậy quan điểm của bác là nếu bật mcb "đúng lúc - đúng thời điểm" thì không quan tâm đến sự cách đấu đầu ra nghĩa là đầu - cuối thỏa mái. Quan điểm này là Hải không đồng ý.
    Hải vẫn giữ quan điểm xuyên suốt của mình và minh họa vài nét vẽ sáng nay, xem như là chốt hạ cách đấu.
    Bác cứ yêu cầu Hải về thực nghiệm thì tôi sẽ làm ngay, trước tiên là tôi kiếm cái đồng hồ kim khoảng 5A đã, chứ dọn dẹp rồi là không bày ra nữa đâu. Hehehe...
     

    Attached Files:

    Tuilaai likes this.
  20. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Người ko canh được nhưng máy canh tốt bác ạ. Mất 5 nốt nhạc là người ta có thể thiết kế xong một mạch zero crossing, mạch delay, và một mạch điều khiển đóng cắt tải. Cách thứ 2 là làm mạch pre-charge mà anh em vẫn hay áp dụng cũng OK. Mấy cái này người ta vẫn làm chứ ko phải em bịa. Bác có thể search với từ khoá “inrush current” của BA sẽ thấy. Tóm lại, nếu bác bật BA vào đúng thời điểm, dòng qua BA sẽ nhỏ thôi; ngược lại, như em nói, dòng cực lớn, với BA xuyến có thể lớn gấp 50 lần. Bác nào ko tin thì có thể kiểm chứng qua việc cùng 1 BA nhưng có lúc bật thì aptomat nhảy, có lúc thì ko; với BA nhỏ, ko làm aptomat nhảy đc thì có thể cảm nhận theo độ sáng tối của đèn, mỗi lần bật có thể là một lần khác.

    Về việc đấu BA, em KHÔNG nói đấu thế nào cũng đc nha bác Hải, bác trích dẫn thế là toi nhau rồi. Đấu lung tung là cháy nhà chết người chứ chẳng chơi. Em nói lại ở đây cho rõ: 2 đầu ra của 2 biến áp CÁCH LY độc lập về điện thế nhưng có quan hệ chặt chẽ về pha. Nếu đấu nối tiếp 2 cuộn dây này thì ta sẽ được điện áp hoặc là tổng, hoặc là hiệu 2 cuộn. Chỉ NỐI TIẾP thôi nha. Còn đấu song song thì yêu cầu phải cùng điện áp và cùng pha, làm sai 1 ly là đi 2 biến áp :)

    Bổ sung về dòng inrush, dùng nó để đánh giá chất lượng lõi là không chính xác đâu nha các bác.
     
    Last edited: 7/3/19
  21. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    CHuyện nhảy mcb là do người ta chọn kiểu tác động ( thiết kế ) chưa phù hợp với tải là biến áp hoặc động cơ. Thường thì ta phải chọn kiểu lưỡng kim, trên thị trường là cb cóc.
    Biến áp có hiệu suất càng cao ( lõi phe tốt ) thì dòng ban đầu càng cao.
    Theo luận trên thì phe chất lượng kém lại ít nhảy cb.
    Mà thôi cái vụ này ít quan trọng, ta cứ dùng cb cóc là xong, dẹp cái vụ khởi động Mềm.
     
  22. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    Tùy vào diễn biến bác ah nhưng quan điểm về DC luôn luôn được áp dụng sang AC. Vì thực ra AC vẫn phải có chiều mà bác.
    Trời mấy ông chơi audio cầu kỳ còn cho rằng đổi cực nguồn của phích cắm còn ra chất Âm khác nhau mà. Họ luôn muốn khi cắm các vị trí cực tính L-N phải không thay đổi.
    Nên họ dùng phích 3 chấu hoặc loại phích và ổ một chiều ( cắm lại là không vào ).
     
  23. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @AudioNga
    Trích
    (...Về việc đấu BA, em KHÔNG nói đấu thế nào cũng đc nha bác Hải, bác trích dẫn thế là toi nhau rồi. Đấu lung tung là cháy nhà chết người chứ chẳng chơi. Em nói lại ở đây cho rõ: 2 đầu ra của 2 biến áp CÁCH LY độc lập về điện thế nhưng có quan hệ chặt chẽ về pha. Nếu đấu nối tiếp 2 cuộn dây này thì ta sẽ được điện áp hoặc là tổng, hoặc là hiệu 2 cuộn. Chỉ NỐI TIẾP thôi nha. Còn đấu song song thì yêu cầu phải cùng điện áp và cùng pha, làm sai 1 ly là đi 2 biến áp :)...)
    Ok bác, Hải cứ bám vào chổ này, cái nào cùng quan điểm thì Hải im lìm còn không thì Hải lên tiếng ngay ...thôi giờ đi kiếm Cơm cái. Tối về Hải chơi tiếp hoặc dọn dẹp cái đống hồi hôm. Nhưng mà tôi vẫn thích bác viết lý luận hơn chứ văn của tôi thì dạng cùi bắp lắm.
     
  24. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Nhờ bài biết của bác, em lại tìm xem thêm và tạm thời hiểu lơ mơ về dòng quá độ trong biến áp (inrush current). Sau này vướng mắc về biến áp nhiều sẽ lại nhờ các bác. Quá độ: giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái ổn định này sang trạng thái ổn định khác của hệ (của thiết bị). Nhờ bác chỉ rõ thêm về: "nếu thời điểm bật trùng với lúc hình sin cross qua 0V (từ thông đổi chiều) thì dòng rất lớn". Có hai thời điểm đặc biệt: thời điểm t1 khi giá trị tức thời của điện áp bằng 0 và thời điểm t2 khi giá trị tức thời của điện áp đạt cực trị (hoăc lớn nhất bằng Uo hoặc nhỏ nhất bằng -Uo); tại thời điểm nào đóng mạch thì dòng quá độ cực đại?


    Tks for All.
     
  25. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    271
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Bác nhìn hình dưới đây sẽ rõ. Đây là hình EM CHỤP THỰC TẾ với một biến áp đang ở trạng thái KHÔNG TẢI, khi thử test hiệu ứng quá độ. Em chụp lâu rồi chứ chẳng phải giờ mới làm :)

    Trong đó: hình sin là 220 V, hình ngoằn ngoèo là đồ thị dòng điện. Biên độ dòng điện nhỏ thôi, nhìn lớn là do em để ở thang đo nhạy :)
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...