--- Hi em biết bác trêu em mà! Ý em là bác đang xài càng cua loại gì ấy. Vì thật sự cái đó cũng " trăn trở" lắm lắm! Kkk
Dòng FI 48 này đâu có mới, amthanhvang phân phối lâu rồi. Chỉ có bài báo là mới, chắc để câu like và giải phóng hàng tồn https://stereo.vn/tin-tuc/hi-fi-hi-...i-thieu-loat-dau-cam-iec-the-he-moi-8767.html
Hehe, tks bác, trải nghiệm mà, giúp người khác cùng trải nghiệm nữa, chúng ta đâu có sống mãi vĩnh cửu để mà thưởng thức âm nhạc được, cần tranh thủ thôi
e chưa dùng Oyaide M1/F1 nhưng nhìn cái giá thì có lẽ nó không thua Fi50NCF, nhưng cảm nhận chủ quan phiến diện là: Jack nguồn, ổ cắm Fu tương tự Nordost (dây tín hiệu, dây loa) như kiểu toyota, honda vậy, phổ thông dễ bán lại mà chất lượng tương đối hợp lý với giá tiền.
Mình đang cần vài cái jack FU Fi 11M N1 (R) hay (G) cũng được hoặc nếu có Fi 15M Plus Male) cũng tạm. Anh em nào trong Sài Gòn có nâng cấp lên, dư ra thì để lại cho mình nhé. Cảm ơn trước! (PM hay sms Thanh - 0903001554)
Đã có 1 cao nhân trên này nói khi tiếp mass vào sắt cột chung cư, thì k khác gì tiếp mass vào 1 ăng ten khổng lồ hàng chục tầng => nhiễu thêm
Tôi nghĩ, làm tiếp mass vào sắt cột của chung cư, hay của căn nhà mình ở chỉ là đúng nghĩa "tiếp đất chông bị giật" khi bị rò rỉ điện thôi, phải không các bạn?
Nếu đã tiếp đất mà chống được giật là đã đáp ứng được 70-80% yêu cầu nối mát cho audio rồi đó bạn. Có còn hơn không nối cái gì. Tôi đã nối lan can cho 2 bác ở chung cư, âm thanh tốt hơn hẳn nên lâp luận nối vào anten khổng lồ...tôi cho là...không đúng.
Cột chung cư với vài chục cái và chôn sâu như thế, kiểu gì chẳng có 1 chỗ thanh sắt đầu cột tiếp với đất, chưa kể hệ thống đầu cột tay vịn cầu thang thoát hiểm buộc phải chôn và hàn nối với mặt sàn dưới tầng trệt , tầng hầm xe.. Các bác cứ lo xa quá . Mình nối thấy ngon lành mà. Ko đấu là vỏ bacl đỏ đèn bút thử , nối vào là hết. Còn chả thấy ồn với nhiễu gì.( Mình nhờ bác nguyenha 7940 đục cột và nối mass). Làm xong cũng yên tâm mà chơi
Có nôí đất là chắc nhưng trở khó đạt vài om. Giải pháp này ngon bổ rẻ cho các bác chưa có điều kiện đi dây đất chuẩn. Lưu ý bắt xiết thật chặt, thậm chí hàn luôn và tốt nhất cứ mỗi 2 năm kiểm tra lại, bảo trì vậy là tạm dùng ổn
Bác nghe trong điều kiện trở kháng nối đất 4 ohms, 8 ohms, 12 ohms, 16 ohms, 20 ohms, 24 ohms ... chưa và trở kháng nối đất khác nhau nghe khác nhau như thế nào chưa?
Chưa bác ah. Phòng nghe e trên lầu cao nhất đi xuống trệt khoai lắm với lại chưa có điều kiện để làm 1 cái ground xịn như các bác trên vnav chia sẽ. Giải pháp tạm là vào khung sắt. Hy vọng có dịp qua bác học cái vụ ground Mà ground 4om nghe hay hơn 16om nhiều lắm hả bác?
Bác quên cái vụ 4 Ohm, 8 Ohm..nối đất đi nhé. Vụ này chỉ có chuyên gia ngành điện, có máy đo chuyên dùng ( 3 hay 4 dây...) mới đo được. Chơi tùy hoàn cảnh, điều kiện hiện có trong tầm tay là vui rồi. Chỉ cần quan tâm: có nối đất rồi là nghe thôi. Chưa có điều kiên thì nối khung sắt cũng đũ rồi..Chơi mà lao tâm lao lực quá thì chơi làm gì???
Tks bác nhắc nhở. E chơi vừa sức thôi. Hiện nghe dàn máy e thấy hay rồi, tất nhiên cũng có nhưng điểm chưa hài lòng nhưng tạm chấp nhận để tâm trí thưởng thức âm nhạc. Thực ra có mấy ai hài lòng hêt đâu, phải kg bác? Lên tai muh hoặc nghe được dàn quá xịn, nghe dàn có chất âm mới lạ khác dàn của mình. Hehee Học hỏi, chọn lọc để khi có điều kiện mình chỉnh sửa và nâng cấp cho phù hợp thôi. Chúc các bác vui
Thậm chí có nhiều người chưa biết cách đo làm sao nữa là khác đó bác , còn nếu thuê đo điện trở đất thì 500k/lần đo . Cái đồng hồ đo điện trở đất cũng không rẽ ( khoảng $1000/bộ ) .Còn việc làm sao để có điện trở đất 8 Ohm là một vấn đề , để được 4 Ohm là nhiêu khê hơn , có khi tốn gấp đôi tiền cũng chưa được ( tuỳ thổ nhưỡng nơi làm tiếp đất). Em cũng nghĩ như bác cứ phiến phiến thì tâm nó tĩnh hơn để nghe nhạc
Tiêu chuẩn đo điện trở nối đất rất quan trọng khi làm hệ thống thu lôi vì nếu nó ko dẫn dòng điện cực lớn trong thời gian ngắn nhất xuống đất thì sẽ làm hư hỏng đồ đạc, ko an toàn cho con người trong toà nhà. Còn chơi âm thanh, nối đất để thoát nhiễu, bác nào đủ khả năng thì làm công phu. bác nào ko có điều kiện thì làm đơn gỉan cũng tốt lắm rồi. Chỉ cần chú ý tránh ground-loop thui. Cái này quan trọng hơn rất nhiều.
Em thiết nghĩ khả năng tìm kiếm điện trở nối đất càng nhỏ đạt đến 4 Ohm thì rất khó đạt được vì bản thân cái cọc kim loại có điện trở suất nên chính nó cũng là một điện trở. Muốn cho cọc kim loại này có điện trở càng nhỏ thì cọc kim loại phải càng ngắn và/ hoặc có tiết diện càng lớn. Cọc kim loại trên thị thường chỉ có loại có tiết diện cỡ lớn nhất khoảng 24 nên điện trở trong cọc kim loại chắc là lớn hơn 4 Ohm. Do vậy, em thiết nghĩ có cọc nối đất là tốt rồi vì nó sẽ giúp thoát được dòng điện rò mass trong thiết bị đi nhanh xuống đất để giúp an toàn điện cho người chơi.
Bác ơi, cọc tiếp địa phổ thông với đường kính 16mm, dài 2,4m thì điện trở đo ở 2 đầu cọc gần như bằng 0 Ohm rồi, bất kể nó là sắt, kẽm hay đồng. Nó dài là để chôn được sâu, càng sâu thì đất càng ẩm ướt, điện trở đất càng thấp.
Hồi xưa mình ở lầu 8 , tìm không thấy cọc thu lôi đâu đành nối vào ống nước .Kết quả không bị tê tay khi vô tình chạm cánh tay vào . Chất âm thì không thấy tốt lên vì dàn máy có 2000 us . Sau này chuyển nhà mới xuống lầu 2 , dàn máy nâng cấp lên 3000 us . Tự đóng cọc xuống đất rồi kéo dây lên phòng .Thấy bút điện không đỏ và không tê tay nhưng chất âm vẫn vậy - Có thể tai trâu , có thể dàn cùi bắp nên khó thấy hiệu ứng . Từ 2012 đến nay nâng cấp dàn máy liên tục , có thể tạm gọi là Hi-End .Khi xài đồ bán dẫn thì không thấy gì nhưng khi chuyển qua đèn thì nhờ nối đất nên khử được tiếng ù nhẹ của đèn .Nói chung OK . Sau đó tìm mua BACL - có nối đất - Kết quả tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng . Vài lời chia sẻ cho VUI
@ Loại cọc tiếp đất của Ấn Độ được dùng phổ biến để thi công ht tiếp đất, có đường kính 16mm, D20, D24mm : - Chiều dài 2400mm (không tính phần ren để nối dài). - Chế tạo bằng thép bên ngoài được mạ đồng (99,95%) Thì điện trở của các loại cọc tiếp đất... là rất nhỏ gần bằng 0 ôm.
Mình thấy có tài liệu ước lượng trở kháng tiếp địa như dưới đây. Tiếp đất để an toàn điện thì không quá đòi hỏi như tiếp địa cho cột chống sét. Tiếp đất để xả nhiễu cho dàn audio cũng không đòi hỏi ghê gớm như lời đồn, trở kháng càng thấp thì càng tốt, nhưng trở kháng tiếp đất có cao một chút cũng rất tốt cho bộ dàn còn hơn là không tiếp địa. Tiếp đất cho bộ dàn chính của mình chẳng đo đạc để biết bao nhiêu ohms, nhưng nghe so sánh có hay không có nối đất thì nghe khác một trời một vực, vậy là tiếp đất hiệu quả, yên tâm nghe thôi. Dàn phụ của mình thì nối ra lan can ở lầu 1 (tầng 2) nghe cũng rất tốt. Dàn chính ở lầu 2 (tầng 3), có dây tiếp đất, mình đo thông mạch (không đo trở kháng) giữa dây tiếp đất và lan can ở lầu 2 thì chúng thông nhau, vậy chứng tỏ cái lan can sắt ấy ăn vào khung sắt trong beton của căn nhà và ăn xuống đất. Cho nên ở lầu 1, mình cho nối đất dàn phụ ra lan can và tin rằng cái lan can ở lầu 1 cũng như cái lan can ở lầu 2 thông xuống đất. Quả thật nghe so sánh thì khi không nối ra lan can nghe dở thua khi nối đất tạm ra lan can, và do nghe tốt rồi mình cũng lười kéo dây đất thật vào dàn phụ ở lầu 1 nữa. Nếu sau này về già bán dàn chính, nghe dàn phụ thì chắc mình sẽ kéo dây đất vào dàn phụ. Do đó phía trên bác thanh0610 đã nói nếu nối đất mà khắc phục được hiện tượng giật điện thì đó là tín hiệu tốt là nối đất có hiệu quả, khi nối đất chống giật hiệu quả thì nối đất đó cũng tốt cho bộ dàn rồi. Nhưng có dây nối đất tốt chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để có một hệ nối đất tốt xả nhiễu cho dàn. Cách chúng ta nối đất cho toàn bộ thiết bị sao không cho ground loop xảy ra, nhiễu được xả nhanh nhất và càng ít ảnh hưởng đến tín hiệu thì tiếng càng hay. Nếu chỉ chăm chăm lo hạ trở kháng của nối đất mà không chú ý đến việc tối ưu hóa việc xả nhiễu trong dàn thì chúng ta đang lãng phí công và của của từng ohm trở kháng nối đất đã được hạ xuống một cách công phu.