@ Tiếp đất là hạng mục thi công điện...được thực hiện theo quy chuẩn quốc gia. QCVN 12:2014/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG National Technical Regulation on Electrical Installations of Dwelling and Public Buildings Nguồn điện sach, đường tiếp đất được thi công đảm bảo các thông số kỹ thuật...luôn là điều kiện cần thiết mà người sử dụng điện mong muốn. Nhưng thực tế nhiều nhà cao tầng, công trình...chưa có đường tiếp đất, nếu có thì chỉ số Rđ có đúng quy chuẩn ? và nếu có thì chưa được kiểm tra thường xuyên... Nếu b nào đang sinh sống ở những nơi nguồn điện cấp có đường tiếp đất thì yên tâm rồi. Mình cũng tự cắm cọc làm tiếp đất...như vậy là vui và hài lòng nghe nhạc (có còn hơn không).
quay về đề tài dây nguồn, vừa rồi mình có Diy thử 3 sợi nguồn trong đó 2 sợi có giáp và 1 sợi ko giáp. Mỗi sợi gồm nhiều lõi bạc 9999,chạy dây thẳng , ko xoắn, mỗi sợi lõi là 1 vỏ riêng ,jack fi 50Nghe cảm giác sợi có giáp nối cùng dây mas vào đầu phích cắm âm thanh chặt hơn dầy hơn sợi không giáp , có phần sân khấu hơi hẹp , dù chất dây đường kính lõi và bọc cách điện các lớp giống hệt nhau và đều có dây mass nối chấu thứ 3. Volum để giống nhau nghe cùng 1 bài quen .Sợi ko giáp thoát tiếng hơn sân khấu rộng hơn hao hao giống kiểu nordost (nên mình ưng hơn dù làm có giáp lại mất công hơn )Các bác đã chơi qua hai loại dây nguồn có giáp và ko giáp xin cho ít ý kiến tại sao lại khác nhau vậy. Mình thì nghĩ do lớp giáp làm ảnh hưởng , ko biết có đúng ko
Zorro có chắc cọc tiếp địa phổ thông theo tiêu chuẩn như trên có điện trở gần như = 0???? Theo công ty chuyên làm hệ thống chống sét thì giá trị điện trở của cọc tiếp địa này > 19 Ohm (chữ bôi đỏ) tùy thuộc vào vùng đất. Nội dung được copy từ trang mạng công ty này khách quan: ...... Hệ thống tiếp địa gồm tối thiểu 2 hay nhiều cọc tiếp địa bằng thanh thép xoắn đường kính Ø16 trở lên hoặc thanh thép chữ V có độ dài từ 1m – 2m, có độ cứng đủ lớn để có thể chịu lực đóng xuống nền đất trong rãnh sâu tối thiểu 80-100cm. Vị trí các cọc tiếp địa được đóng tại hai điểm đối xứng nhau cách móng công trình 1m và tối thiểu phải có một sợi dây liên kết chạy trong rãnh nối hai cọc này với nhau theo 2 cạnh của công trình (hai cạnh còn lại có thể không cần chạy dây) bởi dây liên kết đẳng thế tiếp địa có kích thước tối thiểu Ø8 hoặc lớn hơn bằng sắt hoặc đồng tùy thuộc khả năng kinh tế. Ví dụ: Tính toán số lượng cọc tiếp địa cho một ngôi nhà nền đất nông nghiệp, sử dụng các cọc thép có đường kính phi 16 (r = 8.10-2m), dài 2m, đóng sâu cách mặt đất 0,5m (chiều dài của cọc l1 = 2.5m), đóng cách nhau 3m (dây dẫn l2 = 3m), dây dẫn được sử dụng là sắt tròn phi 8 (r = 4.10-2m) chôn sâu 0,5m dưới đất. Căn cứ theo bảng tra, điện trở suất của nền đất nông nghiệp từ: 90 – 150 Ωm. Tính toán ta chia làm 2 trường hợp: TH1 ( ρE = 90 Ωm) : Điện trở nối đất của 1 cọc tiếp địa được tính theo công thức tính gần đúng: Rc1 = 90/(2x3,14x2,5) x ln (2.5/8.10-2) = ~ 19Ω Điện trở nối đất của dây dẫn được tính theo công thức tính gần đúng: Rd1 = 90/(3,14x3) x ln (3/4.10-2) = ~ 39Ω Như vây điện trở tương đương của 1 cọc : Rtd1 = (Rc1 x Rd1) / (Rc1 + Rd1) = ~ 12Ω TH2 ( ρE = 150 Ωm) : Điện trở nối đất của 1 cọc tiếp địa được tính theo công thức tính gần đúng: Rc2 = 150/(2x3,14x2,5) x ln (2.5/8.10-2) = ~ 32Ω Điện trở nối đất của dây dẫn được tính theo công thức tính gần đúng: Rd2 = 150/(3,14x3) x ln (3/4.10-2) = ~ 68Ω Như vây điện trở tương đương của 1 cọc : Rtd2 =(Rc2 x Rd2) / (Rc2 + Rd2) ~ 22Ω Theo TCVN, điện trở đất đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét trực tiếp phải đảm bảo nhỏ hơn 10Ω. Khi đóng 2 cọc tiếp địa có cùng một giá trị điện trở thì điện trở tương đương của hệ thống tiếp địa sẽ giảm đi ½ giá trị : Rtd= Rtđ1/2 ...... Link tham khảo: https://chongsetthienlong.vn/ky-thuat/giai-phap-chong-set-truc-tiep-don-gian-11401
Đọc post trên để hiểu điện trở nối đất của cọc tiếp đất là bao nhiêu, trong đó có nói quy chuẩn VN quy định như thế nào về điện trở nối đất rồi hãy phán nhé
@ Wildbird mười mươi khẳng định điện trở của cọc kim loại có điện trở lớn hơn 4 ôm ( như dòng chữ đậm ) - Là chưa có cơ sở ... - Trong khi thực tế tính toán Rc (điện trở cọc là rất rất nhỏ coi như bằng 0 ôm). @ Công thức tính điện trở tiếp đất của 1 cọc khi trôn thẳng đứng... (Công thức chưa đúng). " Điện trở nối đất của 1 cọc tiếp địa được tính theo công thức tính gần đúng: Rc1 = 90/(2x3,14x2,5) x ln (2.5/8.10-2) = ~ 19Ω @ Diễn đàn đang bàn về tiếp đất an toàn điện ...chưa bàn về tiếp đất chống sét. Wildbird copy bài viết tính toán điện trở đất chống Sét là chưa đúng chủ đề mọi người đang chia sẻ và bàn luận ... Tóm lại: Nếu chưa có chuyên môn và thực tế thì đừng chém gió...
Cái món mass này nhạy cảm lắm! Chưa chắc đã phải loop mới ảnh hưởng đến chất âm đâu. Ngay ht nhà e, giờ đang điên đầu đây: - ht nối mass duy nhất qua power. Phần còn lại bịt ngắt hết chân ground của dây nguồn. - mâm turntable của e là cần rời, motor dây 2 chấu + 1 đường mass chạy riêng. Sau đó: e vẫn chơi bình thường (motor chỉ cắm nguồn bằng dây 2 chấu theo máy) tiếng ổn. - nổi hứng lấy đường mass motor cắm vào đường mass chung trên bacl (motor mâm cách mass với ht): kết quả ảnh hưởng chất âm ht làm tiếng khô lạnh, sắc cạnh khó chịu, đồng thời khi bật nghe cd thì cũng bị ảnh hưởng tương tự. Sau đành quay lại, ngắt bỏ mass của motor . Không giải thích dc. Bó tay
Phải chăng các bạn đã có sự nhầm lẫn giữa : 1. Điện trở của cọc đồng dùng để thi công Hệ thống tiếp đất : ta cứ lấy công thức kinh điển R(Ω) = ρ(Ω.m)xL(m) / S(m2) sẽ tính ra ngay thôi. Do điện trở suất (Rô = ρ) của Cu rất nhỏ vào khoảng 0,0000000172 Ω.m nên điện trở của cọc đồng gần bằng 0Ω 2. Điện trở cọc đồng khi đã thi công vào Hệ thống tiếp đất : lúc này nó bị ảnh hưởng bởi điện trở đất nên giá trị đo sẽ khác, cách đo cũng khác. Để làm giảm điện trở đất chúng ta có thể dùng bột GEM (usa) pha đổ vào xung quanh cọc
Chính xác là đây. Đo điện trở riêng của cọc kim loại dài vài m quá dễ. Chỉ việc lấy đồng hồ đo điện trở giữa 2 đầu. Điện trở nối đất lại là chỉ tiêu khác với chỉ tiêu trên. khi chôn xuống đất làm cọc nối đất. Thì cái cọc nó tiếp xúc đất suốt chiều dài cái cọc. Nên càng nhiều cọc,mỗi cọc càng dài. Phân bổ đúng cách, xử lý đất bằng hoá chất. Thì điện trở nối đất càng nhỏ.
Thai64 có đọc tiếng Việt có hiểu chữ "chắc là" nghĩa là gì không mà biết nghĩa của nó là khẳng định mười mươi???? Nên học lại tiếng Việt đi nhé. Thai64 có biết cọc tiếp địa cho chống sét hay cọc tiếp địa cho điện nhà có sự khác biệt gì không nhỉ. Thai64 có biết số liệu đó là của công ty chuyên làm hệ thống chống sét tính toán cho khách quan chứ ngồi tính lại cãi ngang rằng biểu tính toán không đúng thì cãi có hết đời cũng chưa xong
Bác Chim nên đi vào chủ đề chính... Bác viết bài, copy nội dung bài viết ...chưa đúng thì tôi chỉ cho bác biết để sửa thôi...sao bác lại có thái độ khiếm nhã vậy !
Điện trở suất của đồng rất nhỏ, tính trong điều kiện cây đồng dài 1m và tiết diện 1m2 thì điện trở bằng điện trở suất. Công thức này trong sách vật lý lớp 9 có ghi rõ. Do vậy, nếu tăng chiều dài và giảm tiết diện thì điện trở cây đồng lúc này đủ lớn để ảnh hưởng đến điện trở nối đất của cọc tiếp địa
E có câu hỏi sau : Nếu như bác @hoangtrong tiếp mass từ Amp vào lan can sắt, đo bằng cách nào để biết được lan can sắt này có tiếp xúc với hệ thép dầm/cột nhà để xả mass xuống đất ? các cụ hướng dẫn em cách đo được không?
Vâng, đúng như vậy. Điện trở nối đất còn tùy thuộc vào đất do mỗi loại đất có điện trở suất khác nhau theo bảng của bác hoangtrong post lên. Trong chống sét, người ta dùng dây đồng có tiết diện lớn, có xử lý hóa chất, đóng nhiều cọc nên điện trở nối đất của hệ thống chống sét sẽ nhỏ đi. Và theo tcvn thì phải nhỏ hơn 10 Ohm là đạt Còn áp dụng trong nối đất cho bộ dàn, ít người dùng dây đồng nối có tiết diện lớn và ít cọc cũng như không xử lý hóa chất thì điện trở nối đất khá lớn nên em dùng chữ "chắc là" vì chưa xác định chính xác chủng loại cọc, loại đất, loại dây đồng, bao nhiêu cọc, có hóa chất hay không ..... nên không dám khẳng định 100% mà chỉ ước đoán thôi, vì "chắc là" không mang tính khẳng định 100%. Xác định 100% phải dùng chữ "chắc chắn là" Cách tính của công ty chuyên chống sét cũng áp dụng được cho hệ thống nối đất điện nhà cũng như áp dụng cho nối đất hệ thống audio.
Bài trước bác nói về điện trở của cái cọc, bài này bác lại dùng điện trở đất để chứng minh, bác phải phân biệt được 2 cái này là khác nhau chớ. Chắc chắn chứ bác, nếu bác không tin, bác lấy đồng hồ đo sợi dây loa của bác là biết ngay, nếu cũng chưa tin thì em sẽ viết công thức và tính ra kết quả cho bác xem nhé.
Bác nên đọc kỹ bài viết của em rồi hãy phản biện. Mở bài bằng điện trở nối đất trong đó có cọc tiếp địa là thành phần có liên quan đến điện trở nối đất chứ em không nói riêng về cọc tiếp địa. Số liệu ở bài em gởi bác là của công ty chuyên về chống sét có nói đến điện trở cọc đồng, cũng xác định có điện trở trong cọc tiếp địa. Nếu cọc tiếp địa có giá trị điện trở bằng 0 thì công thức toàn bộ sẽ bằng 0 (công thức nhân) và như vậy hệ thống nối đất sẽ không có điện trở. Vậy tcvn cho tiêu chuẩn điện trở nối đất đạt dưới 10 ohm để làm gì khi không có giá trị điện trở ?????? Và nếu hệ thống tiếp địa có điện trở bằng 0 thì người ta đóng nhiều cọc với thêm hóa chất để làm gì khi lúc này không có tác dụng????? Công thức tính điện trở của kim loại có ghi trong sách giáo khoa lớp 9 nên em biết rồi, bác không cần dẫn chứng
Riêng phần tiếp địa cho điện nhà thì em đã tự thi công nên ổ cắm nhà em dùng 3 chấu. Bác đã đến giao lưu nên chắc bác rõ. Còn phần hệ thống chống sét thì em không trực tiếp thi công nhưng đã từng là 1 thành viên trong tổ xây dựng của công ty thời ơ kìa nên cũng có ít kiến thức để tự thi công hệ thống tiếp địa đang sử dụng của nhà mình
Một số hãng thiết kế đều khuyến cáo lấy mass vào hệ thống đều qua pre , cd, còn lại các phích cắm thiết bị khác đều cắm phía sau ( kiểu như qb 8 là thấy rõ nhất) . Bác cắm mass vào duy nhất qua power trước đó bác có thử chỉ nối mass cho pre xem có ok hơn ko. Về dây giáp của nguồn ngoài tác dụng chống nhiễu sóng điện từ bên ngoài có thể nó cũng thu hút từ trường dòng điện của các dây bên trong đưa về mass nên tạo hiệu ứng làm cho âm hình chặt chẽ hơn thì phải.
Bác ơi là bác, bác phải phân biệt điện trở của thanh kim loại làm cọc và điện trở của đất là khác nhau chứ, còn công thức của công ty thi công chống sét kia là họ tính kết quả sơ bộ điện trở nối đất của hệ thống khi hoàn thành, công thức và kết quả này chỉ phụ thuộc vào diện tích bề mặt của cọc chôn trong đất và chỉ số điện trở suất của đất, đâu liên quan gì đến điện trở của cọc đâu? Bác nguyenrau2007 cũng đã đưa ra công thức, bác tính thử xem điện trở của cọc xem có đúng là gần bằng 0 Ohm không nhé.
Thì bác cũng biết chuyên môn của em đó thôi, chống sét là 1 môn trong ngành học của em, và em QLDA, trong đó có hệ thống chống sét khổng lồ, cả 1 hòn đảo 104 hec-ta.
Vâng, em có biết nghề của bác nhưng bác nên đọc lại phần bôi đỏ có liên quan đến cọc tiếp địa trong bài viết của công ty đó. Trong ví dụ điện trở suất của đất nông nghiệp là 90 sẽ cho điện trở nối đất là 19 ohm. Như vậy, giá trị điện trở của cọc đồng sẽ nhỏ hơn 1 và tiến gần đến giá trị 0 nhưng không phải gần bằng không vì nó sẽ nằm ở khoảng 0,2 cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc tính toán. Mặt khác, do 2 thành phần liên quan đến điện trở nối đất của cọc tiếp địa là điện trở của đất và điện trở của cọc tiếp địa có công thức nhân liên quan với nhau. Nếu giá trị điện trở của cọc tiếp địa bằng 0 thì kết quả cho số 0 vì bất cứ số nào nhân 0 thì sẽ đều cho kết quả bằng 0. Như vậy, kết quả cho số dương thì điện trở của cọc tiếp địa phải lớn hơn 0 và đương nhiên là nó sẽ ảnh hưởng đến điện trở nối đất tại cọc tiếp địa đó. Còn theo ý bác thì giá trị điện trở của cọc tiếp địa gần bằng 0 sẽ là bao nhiêu? Và nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến điện trở nối đất? Và điện trở nối đất của cọc tiếp địa của dự án trên đảo của bác đo được là bao nhiêu?
Kiến thức là vô biên, em chỉ là người chơi thì cứ đóng cọc tiếp địa càng sâu càng tốt, hết mức có thể là 2 thanh 2,4m nối vào nhau, còn có xuống đc 10 ôm hay 4 ôm thì là tùy duyên !
Nối đất thì tính chất của đất là quan trọng nhất. Nên phải xử lý đất cho kỹ. Cách bố trí cọc, độ sâu sẽ quyết định khả năng truyền dẫn xuống đất. Dẫu có vật liệu siêu dẫn làm cọc đi nữa. Thì điện trở nối đất cũng ko về 0 được vì còn chịu ảnh hưởng của ĐẤT. Nên ko có chuyện số 0 nhân mấy cũng bằng 0 được. Công thức đó có vấn đề rồi. Trong vật lý khi dùng công thức tính "gần đúng" là công thức tính nhanh cho dễ tính toán thôi, ko phải là công thức "gốc" để suy luận đâu.
Em cũng như bác Zorro làm trong BQLDA phụ trách EMI bác Chim chém về điện trở tiếp đất như vậy là bật sới nhé...
Em đã nói đến vậy mà bác vẫn chưa hiểu sao? Em nhắc lại là công thức tạm tính điện trở nối đất của công ty thi công chống sét kia nó chỉ cần 2 dữ liệu là diện tích bề mặt tiếp xúc của cọc kim loại với đất và điện trở suất của đất, chứ hoàn toàn không tính đến điện trở của bản thân cọc kim loại nhé! Còn bác muốn biết điện trở của cái cọc là bao nhiêu thì bác chịu khó ngồi tính thôi, quá đơn giản chỉ với phép nhân và chia.