Chào bác, Em có 2 câu hỏi 1. Tại sao bác không dùng tiếp điểm Rơ-Le , dạng Rơ-Le này có nhược điểm nào không tốt mà bác không dùng ? 2. Em đã tách đường điện cấp + đường xả mass riêng. Quan điểm của em là không đặt Lioa phía trước hệ thống âm thanh vì ổn áp Lioa có sử dụng chổi than và gây nhiễu hệ thống. UPS thì gây tiếng ồn, như nhà em sd UPS Santak online 1KVA (model C1KR dòng cao của Santak) khi hoạt động kêu cũng khá ồn
@ 1, Rơ le cơ khí - Rơ le điện từ, khi làm việc có nhược điểm phát ra tiếng ồn và có hiện tượng phát sinh tia lửa điện khi các tiếp điểm đóng cắt (gây nhiễu điện). 2, Rơ le bán dẫn - Solid State Relay (SSR) có đầy đủ tính chất của rơ le và loại bỏ được những nhược điểm trên. * Điểm khác biệt của SSR so với rơ le thông thường là nó không có bộ phận chuyển động cơ học - Moving part. *Kích thước nhỏ gọn, chuyển đổi nhanh, tần số đóng cắt cao, không gây tiếng ồn khi hoạt động. Điện áp hoạt động rộng, đặc biệt là tín hiệu điều khiển. * Điện áp đk nhỏ (3-32) VDC nhưng cho điện áp đầu ra lớn (24-380)VAC. * Hoạt động ổn định, độ bền và tuổi thọ cao. @, Máy biến áp của công ty Lioa được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 76:1993, IEC 76-11; 2004; TCVN 6306:1997, TCVN 1984 : 1994; TCVN 1985 : 1994. Cho phép dùng ổn áp Lioa cấp điện cho các thiết bị điện tử, hệ thống máy tính điều khiển…Vn680260 cứ yên tâm dùng ổn áp kiểu Lioa. @, UPS Santak online 1KVA- Model C1KR loại chất lượng cao nên dùng, có thể di dời xa vị trí nghe để giảm tiếng ồn…
Cảm ơn bác đã chia sẻ. Em không lấy nguồn từ UPS vì trên UPS em cấp nguồn cho switch mạng, internet, camera,.... Và nó đi chung automat với các thiết bị điện trong nhà Hệ thống audio của em chạy 1 sợi từ công tơ điện vào, qua automat riêng đi thẳng vào hệ thống , tách biệt hoàn toàn điện gia đình. Đường tiếp địa cũng đi riêng 1 cọc đồng sâu 6m Bài toán nan giải : Tránh việc tăng áp đột ngột do sự cố điện. Bác có thể cho em giải pháp sử dụng SSR đươc không ạ? Loại bỏ phương án đi gắn với điện gia đình ạ (do em đã mất công đi dây từ cột vào)
Nếu các bác hiểu sâu về kinh doanh, marketing thì chẳng có gì lạ. Kinh doanh thì đồng tiền trên hết. Khi tham gia Show thì một là hãng tham gia trực tiếp (tốn kém rất nhiều nếu là hãng ở nước ngoài), hai là ủy quyền cho 1 nhà phân phối tại quốc gia/địa phương đó tham gia. Nếu ủy quyền cho 1 nhà phân phối tham gia Show thì hãng phải tài trợ từ ít đến nhiều cho nhà phân phối này để được trưng bày và biểu diễn. Nếu tài trợ nhiều thì trưng bày nhiều, tài trợ ít thì trưng bày ít. Nếu hãng sản xuất thiết bị/phụ kiện nào không tài trợ thì nhà phân phối có sử dụng cho hệ thống trình diễn thì cũng để khuất hay không làm tâm điểm cho Show của mình. Những hãng lạ, sản phẩm mới thì mới vào thị trường phải chi nhiều tiền cho việc trưng bày, trình diễn. Sau quảng cáo, trưng bày (thông tin) thì tới giai đoạn thuyết phục (cho mượn dùng thử, opinion leaders như celebities, experts...). Khi được thị trường chấp nhận, có tiếng rồi thì giảm bớt chi phí marketing, là tới giai đoạn thu hoạch, nếu cứ chi phí như giai đoạn đầu làm vậy hoài thì lợi nhuận ở đâu ra? Ngoài ra còn nhiều chuyện chi phối khác, ví dụ như nhà phân phối A là nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính thức của thương hiệu phụ kiện XYZ, thì khi tham gia Show, thương hiệu XYZ được ưu tiên (tùy theo tiền tài trợ, tùy theo tính chất của hợp đồng phân phối ...). Nhưng có nhà phân phối B là nhà phân phối độc quyền/chính thức của thương hiệu EFG khi trình diễn cũng cần phải dùng phụ kiện XYZ, mà XYZ được phân phối độc quyền/chính thức của nhà phân phối A, do đó dàn trình diễn của nhà phân phối B sẽ không "khoe" phụ kiện XYZ, ngoại trừ có sự thỏa thuận giữa A và B nhưng không được xung đột lợi ích với hãng mà A và B đang phân phối. Các gian triển lãm họ "khoe" hay "giấu" một sản phẩm nào đó, đó là bài toán kinh doanh, không phải đó là do sản phẩm đó quan trọng hay ít quan trọng, cũng không phải là cách dẫn dụ người chơi.
Bác nói rất có lý, và rất nghiêm túc trong phân tích , còn mình thì hay giỡn nên nhìn nhận giỡn giỡn kiểu xô hố vôi, nên còn 1 vế nữa là: nếu họ quá lạm dụng bầy biện nhiều các phụ kiện sẽ vô tình bị đánh giá là do phụ kiện quá gấu nên âm thanh của bộ loa, amply ... làm gì mà ko hay, do đó tác dụng ngược lại là làm mờ đi nhân vật chính( bởi họ xác định cái gì là chủ đạo trong buổi trình diễn này ) , sẽ có bác nói bộ cũ của tôi mà cắm đủ ngần kia thứ thì cũng hay vậy, mua bán đổi chác làm gì. Vậy nên cứ bầy đẹp ấn tượng bộ loa , amply to trước cho ấn tượng , khi đạt thương hiệu được yêu thích rồi thì đồ to cũng đi lo gì phụ kiện đồ nhỏ ko đi theo. Nói chung cái này là võ kinh doanh nên cũng đúng thôi càng về sau càng nhiều thay đổi theo xu thế thị trường .Nói chung mình ko trong ngành hàng của họ thì chỉ là phán đoán và post lên giết thời gian cho vui,chứ mục đích ko phải là phân tích cách làm của shop ,mấy bác chủ shop mà đọc thì cười chẩy nước mắt!!!
Thời buổi này mà các bác còn nghĩ mấy shop giấu phụ kiện đi thì em e rằng hơi sai rồi. Đồng ý các bác đến shop nghe sẽ khác ở nhà vì phòng của họ bài bản còn ở show thì không như vậy. Phụ kiện đi theo thiết bị nếu có thì sẽ sờ sờ ngay trước mặt, ko giấu đi đâu được. Còn phụ kiện mà giấu thì lại chẳng có tác dụng gì cho hệ thống, mấy món âm học thì cũng treo xung quanh phòng nếu có, còn show ở phòng trống thì có sao nghe vậy người ơi. Bác nào có tính hay nghi ngờ thì nếu đi xem show chịu khó quan sát xung quanh sẽ biết, chứ đừng ở nhà rồi phán này nọ. Thiết bị cả chục tỷ mà phải nhờ phụ kiện vài triệu mới hay thì vứt, chưa kể phụ kiện ấy không những đứng độc lập mà lại còn có thể giấu cách xa vài mét vẫn phát huy được thì em cũng lạy. Em xin nhắc lại là chỉ có mấy món âm học mới thế, còn lại phụ kiện phải nằm ngay ở hệ thống nếu họ xài. Tóm lại tư duy shop giấu phụ kiện khi show công cộng chỉ là tư duy của chục năm về trước thôi.
SHOW hoặc shop ko cần giấu mà cần bố trí lịch sự (bảo đảm thẩm mỹ nghe - nhìn kết hợp), khoa học (có những phụ kiện để chung vào phòng nghe sẽ làm chất lượng nghe kém đi, ví dụ BACL có thể để ra xa hơn, hoặc phòng khác, rồi nối dây vào chẳng hạn)
Ssr không ứng dụng được ở nhiệm vụ này bác nhé. Sử dụng ssr chỉ có phù hợp ở các tải có tính trở. Điều khiển nhiệt độ lò...và một vài nhiệm vụ đơn giản không đòi hỏi cao. Lý do bác seach Google để tìm hiểu thêm về đặc tính linh kiện này. Còn ups cấp cao sin chuẩn gì ý tôi chưa sử dụng nên ko ý kiến còn Lioa nếu có sản phẩm này thì cũng chỉ có để dự phòng cửa cuốn mà thôi. Vấn đề của bác thử tìm hiểu thiết bị bảo vệ áp cao / thấp thì có lý hơn. Còn đây là ứng dụng Ssr tôi mới lắp đặt xong cho lò nung-hấp.
@ Bác Dangkyhai dùng SSR để đóng ngắt nguồn điện và điều khiển tự động nhiệt độ lò điện... chỉ là một trong nhiều ứng dụng quan trọng của SSR. @ Câu tô đậm chưa đúng đâu bác Dangkyhai ! Bác thử dùng SSR để đóng, cắt điện cấp nguồn cho phụ tải khác:...BACL xem có được ? Thanks.
Tất cả linh kiện đều có đặc tính riêng. Mình nắm rõ để ứng dụng như là điều quân khiển tướng. Có câu " không trâu thì lợn cày thay, không chó thì bắt mèo". Tóm lại vẫn dùng đuợc nhưng mà dùng để làm gì. Ah. Cũng nên tìm hiểu về Triac rồi bác so sánh. Hết.
Em Seach Google đây bác : "Rơle trạng thái rắn ( SSR ) là một thiết bị chuyển mạch điện tử bật hoặc tắt khi một điện áp nhỏ bên ngoài được đặt trên các đầu nối điều khiển của nó.SSR bao gồm một cảm biến phản hồi đầu vào thích hợp (tín hiệu điều khiển), thiết bị chuyển mạch điện tử trạng thái rắn , chuyển nguồn điện cho mạch tải và cơ chế ghép để cho phép tín hiệu điều khiển kích hoạt công tắc này mà không cần các bộ phận cơ học. Rơle có thể được thiết kế để chuyển đổi AChoặc DC sang tải. Nó phục vụ chức năng tương tự như rơle điện cơ , nhưng không có bộ phận chuyển động ." Tóm lại: Dùng SSR thay thế cho rơ le điện từ...
@ Giải pháp sẽ dùng rơ le bảo vệ điện áp cao (kỹ thuật số) để điều khiển SSR. * Chọn SSR chịu được điện áp từ 90VAC đến 480VAC. * Rơ le số có các mức đặt thời gian tác động (0,2 giây đến 10 giây) rất nhạy. * Có thể tích hợp luôn thiết bị chống xung sét lan truyền theo đường dây nguồn cấp điện vào thiết bị.
Em newbie mạn phép hỏi, nhà các bác có ai dùng UPS lưu điện không? Phòng khi đang nghe ngon lành tắt phụt cái ấy ạ. Và khi đã dùng món này thì có tác dụng gì trong việc chống nhiễu không? Ảnh hưởng gì tới phần điện nguồn ko? Cảm ơn các bác
@ Trong phạm vi như đã chia sẻ ở trên, dùng SSR thay cho rơ le điện từ (Contactor), dùng phổ biến... @ Rơ le bán dẫn - SSR có rất nhiều loại khác nhau... * Zero-Switching Relays. * Analog Switching Relays. * Peak Switching Relays. * Instant ON Relays. SSR dùng trong thiết bị AVR ...
Chào các bác, đã bác nào dùng qua dây nguồn vandenhul the Mainsstream hybrid new chưa ah? Các bác cho E in reviews hoặc so sánh với furutech nano s032n với ah. Thanks các bác.
Men-sờ-chim tiếng sạch, lộ rõ chi tiết các dãy âm. Dây này đã lâu đời và khẳng định đc chất lượng còn hay như thế nào kg dám chém gió. Bác xem rề viu trên net nhiều mà. Còn s032 chưa xài nên kg biết. Em có cọng này đời vỏ màu nâu socola, vỏ cũ thời gian, ruột like new. Xài lâu rồi nhưng lớp bạc rất đẹp điều này chứng tỏ họ phủ bạc nguyên chất cao kg pha kim loại khác. Bạc trong điều kiện thông thường kg bị oxy hóa nhé, pha kl khác vô thì dễ bị đen xỉn Em có cọng Vdh dài 1,8m, cos, kg jack muốn bán. Giờ hệ thống em toàn sd dây 1m- 1,5 m thôi. Dài quá loằng ngoằn. Bác nào cần pm
ĐANG BỎ KG DÙNG VÌ DÀI QUÁ, TRƯỚC DÙNG AMP HOẶC Ổ CHIA ĐIỆN CHO CÁC LOẠI NGUỒN PHÁT ĐC TUỐT LUỐT BÁC ƠI, HÃNG NÓ LÀM RA HỌ ĐÃ TÍNH HẾT RỒI