Vậy mạ ruthenium, rodium, paladium cho trộm nó tưởng mạ kẽm rẻ tiền. Nhớ gửi qua bác feeling spa lạnh nữa nhá.
Thôi đi bác, to mồm, hồ đồ và trẻ con. Làm sai, mọi người nói cho biết, không cầu thị còn quay ngược lại nặng lời, rồi dùng cái sai để ngụy biện, bào chữa cho cái đã sai thì lại càng sai hơn. Nhìn làm là biết kiến thức tới đâu rồi, cọc chôn mà quấn băng keo hết 1/2 cọc thì cọc còn tiếp xúc với đất được bao nhiêu? Dây xác rắn bằng nhựa người ta dùng trang trí bên ngoài dây tin hiệu, dây loa, dây nguồn; mà dùng đem đi bọc dây điện âm tường rồi nói nó có tác dụng chống nhiễu và chống cháy??? 24kV là trung thế mà gọi là cao thế, và VN cũng không có trung thế 24kV mà chỉ có 22kV. Lòng vòng rồi tự mâu thuẫn, bản thân thì làm và ca ngợi cách xiết dây rồi quấn băng keo, mọi người khuyên hàn hóa nhiệt thì chửi họ nói phét, không kiến thức, tự nghĩ, học mót, ... nhưng trích dẫn chứng lại là toàn ưu điểm của hàn hóa nhiệt??? Nếu là dân điện (hoặc M&E) thực thụ và có chút động não thì dây 1mm cũng hàn hóa nhiệt được.
Vâng thế túm lại là nhà bác đã thi công hàn hóa nhiệt cọc tiếp địa cho thiết bị audio chưa ? Bác thi công cho xin cái ảnh nhà bác làm thi công sao cho anh em ở đây được mở rộng tầm mắt, thêm phần kiến thức cho có tí "Chân tài Thực học " , ko anh em lại cứ nghĩ là bác đúng ba hoa chích chòe , quen nói phét cho sướng miệng thật Như mình thì có ảnh ọt đàng hoàng cho anh em biết là đó là hệ thống nối đất an toàn bảo vệ cho người và thiết bị audio , cách thi công đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của TCQG - Tập đoàn Điện lực VN, điều 6.10 https://vanbanphapluat.co/tcvn-9358...g-noi-dat-thiet-bi-cho-cong-trinh-cong-nghiep Và rồi thêm nữa bác phát biểu cảm nhận cho anh em biết hàn hóa nhiệt nếu như nhà bác đã thi công thì âm thanh cải thiện rõ rệt hơn ko ??? Nếu cảm thấy khó quá ,làm rồi như quên ko lưu ảnh , ko có máy chụp, mỗi người mỗi tai mỗi khác , cảm nhận ko hết được cái huyền bí mà chỉ mỗi bác mới hiểu được ( Oke , nói thế thì hết chuyện rồi ) bác cho xin tài liệu hay dẫn chứng đường link trên thế giới mấy tỷ người này , thằng Tàu , thằng Mỹ nào nó đã thi công hàn hóa nhiệt cho tiếp địa hệ thống audio và cũng đã so sánh với cách làm thủ công thời thằng Pháp nó xây nhà máy Điện Yên Phụ là tiếp địa bắt tiếp xúc bằng ghíp đồng càng cua, là bulong ốc vít đồng như mình đã làm thì chất lượng âm thanh cải thiện hơn hẳn , hoặc sau vài ba năm thì chất lượng ko giảm sút như kiểu bắt bulong của mình là oxi hóa này nọ ..a..b..c như bác đã từng hót ???? Mình chờ tin của bác và nhiều anh em khác chắc cũng thế
Khách quan nhìn nhận và đánh giá thì: 1, Phongvan2000 thi công tiếp đất dùng kẹp và bắt vít (liên kết cơ khí) dây tiếp đất với cọc tiếp đất không sai và thực tế đã làm như hình ảnh. 2, Zorro đề cập đến việc dùng phương pháp hàn Hóa nhiệt để liên kết dây tiếp đất với cọc tiếp đất là đúng và thực tế trong công tác (M & E). 3, Thai64 đề cập đến: Khi thi công tiếp đất dù 1 cọc, 2 cọc...nếu hàn hóa nhiệt thì hay hơn... Điều chung nhất của ba bạn đều khẳng định phương pháp hàn hóa nhiệt có nhiều ưu việt và phổ biến hơn phương pháp cơ khí (xiết bu lông, dùng kẹp...). “ Nhằm bảo vệ các mối liên kết hệ thống tiếp đất không bị rỉ sét và ăn mòn điện hóa, tất cả các mối nối tiếp đất đều sử dụng mối hàn hóa nhiệt làm tăng độ bền của hệ thống tiếp đất, không làm tăng tổng trở mối nối giữa các bộ phận tiếp đất với nhau “.
Các bác có kinh nghiệm nối mass cho em hỏi: - Đã nối mass cho amp có cần nối mass cho CDP hoặc DAC nữa không khi kết nối giữa 2 thiết bị là dây balance (XLR)? Nếu nối thêm mass có sợ bị ground loop không ạ? Em hỏi như vậy là vì khi đo thông mạch giữa ốc tiếp mass hoặc cực thứ 3 đuôi nguồn của amp hoặc DAC với các cọc RCA thì thấy thông. Khi đo giữa ốc tiếp mass với bất kỳ cực nào của ngõ balance thì không thấy thông.
Nối Mass cải thiện âm thanh cho dàn máy là điều rõ ràng,chắc chắn.Tuy nhiên việc này k hề đơn giản chỉ là nối mass vào ổ cắm,cắm các thiết bị vào là xong,rồi rung đùi ngồi nghe.Để nối mass có hiệu quả nhất,cần biết thiết bị nào là loại "Hard Ground",loại nào là "Soft Ground",và thế nào là "Floating Ground" để xác định cách nối Mass,chứ k phải tiếp mass chỉ đơn giản là nối đất cho tất cả các thiết bị ! Nối Mass k đúng sẽ gây hiệu quả ngược !
amply với DAC e dây nguồn zin theo máy chân cắm chỉ có 2 chấu và e dùng dây balance để kết nối chúng với nhau amply thì sau máy có ốc tiếp mass vậy e chỉ cần tiếp mass cho amply hay cả 2 ạ BACL với amply tiếp mass chung 1 sợi có việc gì ko ạ vì nhà e khi thi công có mỗi đường tiếp địa thôi ạ
Để tránh Ground Loop,chỉ tiếp mass cho 1 thiết bị trung tâm Dàn máy như Pre Amp,các thiết bị khác sẽ chia sẻ Mass qua các dây Interconnect !
Em cũng băn khoăn như bác ngockhanh13689 liệu dây balanced interconnect có chia sẻ mass hay không? Các bác thử dùng đồng hồ đo thông mạch sẽ thấy không có pin nào của cổng balanced nối với mass của máy.
nếu e tiếp mass ngay từ bacl và DAC,amply e thay dây nguồn 3 chân cắm vào BACL thì toàn bộ đều chung mass vậy là đc hay ko dc ạ
Tiếp mass cho từng thiết bị, lý do đầu tiên là an toàn điện, bảo vệ người dùng. Các bác thử đặt trường hợp khi máy ko phát tiếng do chạm mạch, bác lại tưởng dây tín hiệu bị sự cố, bác ra cắm rút lại, lấy tay đè vỏ máy rút dây ra.. Nó giựt 1 phát thì sao. Nên nếu nối được đất hết là an toàn nhất. Gom vào 1 điểm nối đất ngay sát bộ giàn là xong. Đừng kiểu pc thì cắm dây nguồn riêng, amply dây riêng, nó khác điểm đất. Thì ground loop
Bác phát biểu đúng tiêu chuẩn quy trình an toàn Điện của Tập đoàn ĐLVN đó bác Bản chất của vấn đề chính nó là ở chỗ đó , không sai chỉ có một số nước, đơn cử như VN mới còn dùng chân phích cắm 2 chân ko có chân tiếp địa 3 chân như ở các nước tư bản phát triển Bọn tư bản Châu Âu ,Mỹ nó quý trọng sinh mạng con người , bảo vệ an toàn cho người sử dụng thiết bị Điện nói chung nên nó Bắt Buộc khi thi công đường điện sinh hoạt đều phải có hệ thống tiếp địa an toàn Công ty nào ko thi công đảm bảo hay người dân nào mua bán hay xây dựng nhà cửa ko thi công hệ thống tiếp địa an toàn hoặc tự ý thay đổi ,tháo rời,ko kết nối là , bị kiện đi tù ngay chứ chả chơi , nó có luật định đàng hoàng chứ ko phải thích hay làm kiểu gì cũng được. Nên chả có thằng Tây ,thằng Tàu chơi audio nào tự phải đi thi công như mấy bác ở VN cả. Nhà nó mua hoặc xây là bắt buộc phải có đơn vị thi công đến làm , có biên bản bàn giao rồi,có làm chắc chỉ có mấy ông nhà ở trong rừng mới phải DIY Ở VN vì trước đây điện khan hiếm và cũng chưa có quy định thành luật nên chả có tiêu chuẩn 2 chân hoặc 3 chân .Mấy bác chơi audio cái jack nguồn 3 chân của nó ko thể bẻ bỏ đi được nên cũng tự tìm hiểu và thi công phần tiếp địa nhưng ko hiểu bản chất nó đầu tiên là phải an toàn, bảo vệ cho người dùng như bác viết Nên có mấy bác trình độ nhớn ,muốn thể hiện tài năng Nổ lựu đạn văng miểng , đọc mấy thông tin hay có công việc có tham gia trực tiếp đi chăng nữa nhưng cứ cố Lòe thiên hạ phải làm lớn , chơi lớn mới là đẳng cấp OAI , cho mới đúng đẳng Au đì ồ lâu năm lão cụ Giá trị điện trở tiếp địa theo tiêu chuẩn: 1. Tiếp địa chống sét: với cột anten <4 Ohm, nhà <10 Ohm 2. Tiếp địa công tác: tùy đặc thù thiết bị, vd trạm biến áp 35KV <0,2 Ohm 3. Tiếp địa an toàn: tùy đặc thù <10 Ohm chính vì thi công tiếp địa chống sét nó đòi hỏi tiêu chuẩn cao và khắt khe hơn nên VN mới nhập công nghệ mới của thế giới là hàn hóa nhiệt hệ thống tiếp địa và một số các công trình dự án lớn, có nhiều tiền đầu tư,và một số bài viết của nhiều đơn vị quảng cáo trên mạng , v..v..vv đều phân tích ưu điểm để thi công hệ thống tiếp địa chống sét nói riêng và toàn bộ hệ thống tiếp địa nói chung Còn anh em chúng ta làm và thi công hệ thống tiếp địa an toàn cho người và thiết bị thì cứ ngon,bổ, rẻ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước ban hành , và ngành Điện bọn em vẫn đang thi công kiểu đó từ thời thằng Pháp đô hộ thì mình làm thôi. Ở vùng sâu, vùng xa ko có điều kiện thi công hàn hóa nhiệt thì chắc ko dám thi công hệ thống tiếp địa cho hệ thống audio nữa hay sao Sao cứ phải Nổ với Chém bão những gì lớn lao ,khoe mẽ làm gì nhiều
Cách đây gần 30 năm, em làm hệ thống chống sét cho công ty cũ cũng dùng đai siết chứ làm gì có hàn hóa nhiệt đâu mà bi giờ vẫn sài tốt. Và cách 10 năm gần đây, em cũng làm hệ thống chống sét cho văn phòng công ty cũng dùng đai siết chứ có hàn hóa nhiệt chi đâu. Còn điện nhà em thi công cả chục năm nay, cũng chỉ dùng dây điện 16mm nối với vài cọc tiếp đất và dùng đai siết vẫn xả mát tốt mà Có cái gì thì xài cái đó, miễn sao đúng hoặc vượt chuẩn là được rồi
Không phải "nổ" mà nhà người ta có điều kiện, nhưng các bác có điều kiện cũng không thể áp đặt người khác phải hàn hóa nhiệt như mình. Mọi người ai có điều kiện kinh tế thế nào thì chọn lựa cho mình một cách thi công dễ dàng và thuận tiện. Đích đến cuối cùng là tiếp địa phải có giá trị nhỏ hơn và bằng tiêu chuẩn là OK, lên kế hoạch hàng tháng đo điện trở đất một lần để theo dõi thì tốt quá.
Có mấy dòng ổ cắm, thiết bị cho audio nó có sẵn đèn báo nối đất trên đó. Rất tiện lợi. Sáng rực rỡ là nối đất tốt. Mờ mờ hoặc ko sáng đúng màu quy định là chưa ổn. Hôm nào dây nối đất bị trục trặc là biết liền. Để kịp xử lý VD bé này chẳng hạn https://conbaoso.com/Clef_PowerBRIDGE_6s
Không biết họ làm mạch đèn báo để cảnh báo mất tiếp địa như thế nào. Nhưng nếu lắp cái đèn báo nguồn nhưng lấy dây đất đất thì không ổn
@ Bài viết trên của Newbe quá chuẩn rồi. @ Mình ta rô lỗ phi 8 vào cọc tiếp đất sau đó bắt vít đồng liên kết dây tiếp đất với cọc tiếp đất. @ Theo mình được biết tại thời điểm hiện nay khi thi công tiếp đất ... phương pháp hàn Hoá nhiệt gần như là yêu cầu bắt buộc với các nhà thầu.