Sao chưa thấy bác chia sẻ gì, bác cứ giữ khư khư làm gì cho nặng lòng Trải nghiệm thật của mình đây: Hộp ổ cắm bằng đồng đỏ hay đồng mạ trắng bên ngoài được nối mass, lúc đó cái hộp to và nặng này đóng vai trò như một ground/mass bar, với khối lượng càng lớn tiếng sẽ càng đầm, đầm quá thành nặng, và cái giá phải trả là hộp ổ cắm càng nặng, tức khối lượng của ground/mass bar càng lớn, thì tiếng càng bớt thanh thoát, thậm chí quá lố dẫn đến cục mịch, các nốt nhạc hết tung tẩy, âm thanh nghe không phóng khoáng và tự nhiên. Dàn còn yếu, mid low thiếu thì có thể dùng hộp ổ cắm nặng một chút, nhưng không nên quá lạm dụng. Dàn tốt rồi thì thôi, không nhất thiết phải dùng.
Nó là một dạng quyết định đánh đổi (trade-off), nếu không muốn đánh đổi, chỉ muốn thêm cái được, mà không muốn mất một vài thứ khác thì phải tốn thêm từ nhiều đến rất nhiều tiền.
Sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng! Chơi audio vật vã lắm lúc buồn cười lắm bác. Lắm thứ e bỏ quên vì không ra gì, rồi 1 ngày đẹp trời (sau khi thay đổi đủ thứ, thấy vẫn thiếu thiếu gì đó), chợt nghĩ lại lôi nó ra lại thấy bầu trời 1 lần nữa. . Có lần loay hoay cắm rút tự nhiên âm thanh nó bí đi, khó chịu không hiểu vì sao, chợt phát hiện cái dây loa nó đè lên dây tín hiệu, khi tách xa nhau tự nhiên... thấy chân lý. Ngộ thật, lắm lúc nghĩ mình có lẽ bị tẩu.
Bác thử lấy dây nguồn thử 2 trường hợp: (1) có nối giáp kim loại chống nhiễu của dây nguồn ra dây đất ở đầu jack nguồn đực; (2) ngắt nối giáp kim loại chống nhiễu của dây nguồn ra dây đất ở đầu jack nguồn đực. Rồi nghe thử cả 2 trường hợp xem thế nào. Có 1 shop to ngoài HN và 1 shop nổi tiếng ở TPHCM, thi công dây nguồn cho khách, cắt cụt luôn giáp kim loại chống nhiễu ở cả 2 đầu gắn jack đực và jack cái! Nghe không hay, đem câu nối giáp dây nguồn ra đất ở đầu jack đực thì nghe hay hơn hẳn, cho nên đã có giáp thì phải xả nhiễu xuống đất. Khi dùng hộp ổ cắm to và nặng thì cũng có cách để nghe khá tốt, bác phải nối đất cho hộp ổ cắm, nhưng lúc đó cần nối đất thứ bậc, điều này rất quan trọng, kể cả cấp điện cho 2 thiết bị trở lên cũng cần đấu nối điện nguồn theo thứ bậc, sẽ nghe tốt hơn nhiều. Bác có thể xem nối đất thứ bậc mình đã nói có hình mô tả ở đây https://vnav.vn/threads/xin-tu-van-co-nen-dung-bcal-khong.27323/page-56.
Việc nối mass cho hệ thống audio không phải chuyện đùa nếu ai là người nghe nhạc nghiêm túc. Nếu làm cho có thì không nên làm vì tác dụng phụ nhiều hơn tác dụng chính. Điển hình, hồi xưa em lấy một sợi dây điện 4.0 tuốt 1m vỏ cắm xuống đất rồi nối vào mass ampli -> kết quả nghe xì xèo còn nhiều hơn khi chưa gắn mass. Lúc đó em thử bằng cách gắn công tắc cho dây mass, mục đích on/off dây mass nghe ra sao Thân chào!
Thế mấy cái giắc nguồn NCF có vỏ làm bằng kim loại thì sao bác? Chắc là để chắn nhiễu và có vẻ vỏ đó ko nối vào đâu cả?
Bác cứ từ từ thử và lắng nghe. Chỉ có bản thân mình mới hiểu rõ mình muốn gì, cần gì, đến giai đoạn mà biết mình cần gì thì bắt đầu làm chủ cuộc chơi. Vái tứ phương thì hên xui lắm.
Ơ hay em đang hỏi bác cái vỏ kim loại của giắc nguồn Fururech NCF cơ mà. Ý em đơn giản là nếu vỏ đó có tác dụng chắn nhiễu thì cái hộp đồng dày cui kia (trong trường hợp hộp ko nối mass) cũng có tác dụng tương tự. Còn nếu bác thấy nó chỉ để cho đẹp thì cũng là bình thường.
Quay trở lại hộp ổ cắm, mình đã nói rất rõ, nối đất xả nhiễu cho hộp ổ cắm nghe sẽ tốt hơn nhiều trên một hệ thống cân bằng và setup khá kỹ. Audio nên thử và nghe rồi tự quyết định, không ai quyết định thay cho bản thân mình được. Cái nào mình nghe thấy thích trong điều kiện của mình thì mình làm thôi. Còn cái vỏ kim loại của jack nguồn mình chưa chơi nên mới dùng ví dụ của vỏ kim loại của dây IC. Nếu có jack nguồn vỏ kim loại thì nên thử cả 2 cách: có nối đất và không nối đất cho vỏ kim loại của jack nguồn và tự rút ra kết luận. Cần lưu ý một điểm, vật liệu vỏ hộp ổ cắm bằng đồng khác vật liệu của vỏ jack cắm Fu NCF.
Cái vụ bác đang đề cập nó liên quan đến một vấn đề cũng phức tạp không kém. Nó không những liên quan đến vấn đề chống nhiễu liên quan đến nguyên lý điện học cơ bản (nối đất để chắn nhiễu theo nguyên tắc lồng Faraday) mà con liên quan ảnh hưởng của vật liệu lên âm thanh (dielectric) cho dù nó không tiếp xúc trực tiếp đến dòng điện. Jack Furutech FI-28R bằng nhựa nhưng họ có làm một lớp lót kim loại bên trong để tăng cường chống nhiễu, và lớp kim loại này nối với chân ground của jack qua một cái lò xo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lớp đồng này (trong vai trò dielectric) mà âm thanh của jack FI-28R này khá mỏng và khá chói gắt. Tháo bỏ các miếng đồng và cái lò xo này thì âm thanh sẽ bớt gắt lại. Jack FI-50 thì lớp vỏ ngoài bằng thép không gỉ. Em cũng lười không đo nó có thông với ground hay không, nhưng do vỏ thép không gỉ này làm âm thanh cũng trở nên chói gắt. Chính vì vậy nên Furutech đã cải tiến bằng cách bổ sung thêm lớp vật liệu NCF vào lớp vỏ này để làm giảm độ chói gắt của jack FI-50 và gọi là 50NCF (tất nhiên, ngoài nâng cấp vật liệu thì có nâng cấp cấu trúc của chân jack, nhưng ta không bàn ở đây). Bản thân vật liệu NCF này nó có thể lọc bỏ được nhiễu tần số cao nữa (không cần nối đất gì cả, chỉ để gần là được) nên FI-50NCF tốt hơn FI-50. Do vậy, ngay cả không nối đất cho cái vỏ đó thì nó cũng chống nhiễu được. Nếu bác có thể nhận biết được ảnh hưởng của vật liệu dielectric lên âm thanh thì có lẽ sẽ tin điều em giải thích, còn không tin thì cũng không sao, đỡ nhức đầu bác ạ!
Quan trọng là chống rung cho mấy dây nguồn, tiếng khác nhiều đó bác, đặc biệt dây mềm như shunyata. Mấy ổ eTP khá nhẹ, cắm dây nguồn sẽ bị ở tư thế đứng sẽ không tốt. Bác test sẽ thấy nhiều thú vị đó: nếu bác để ổ ngang chắc chắn và cho jack cắm nguồn ngang ra dễ chống rung cho cả dây. Thân
Nó nằm sâu bên trong đấy bác! Bình thường không thấy đâu. Chỉ khi nào bác tháo bỏ lớp lót đồng thì sẽ thấy cái đầu lò xo, nhưng giật được cái lò xo đấy ra chua lắm. Mà cái lớp lót đồng đó tháo ra cũng chua luôn (•‿•) Giờ em cũng không nhớ tháo ra thế nào luôn. Bác muốn tune jack FI-28R thì lưu ý các điều sau. - Đầu tiên bác chỉ gắn đầu jack mà không gắn housing vào dây. Sau đấy cắm thử để nghe, lưu ý cẩn thận điện giật. Lúc này chất âm sẽ là của dây + đầu cắm Rhodium. Furutech làm chất lượng chân cắm này rất tốt. Mạ Rhodium nhưng âm thanh lại cân bằng, không chói gắt, méo mó gì cả. - Sau đấy bác gắn housing vào. Tức là tháo dây ra làm lại, còn không thì gắn housing trước nhưng kéo ra xa đầu jack (chân cắm), thử chất âm của chân cắm xong thì kéo housing vào để thấy sự thay đổi. Đồ của em khi kéo cái housing vào thì âm thanh nó méo mó không ưa được. - Thay cái kẹp dây (clamp) thép không gỉ bằng loại vật liệu nhựa. Thép không gỉ nó làm âm thanh digital dữ lắm mặc dù có làm âm thanh trong trẻo hơn. - Tinh chỉnh các con ốc: + Ốc của clamp, vặn chặt và lỏng cho âm thanh khác nhau. + Ốc siết housing với chân cắm. Vặn chặt hay vặn lỏng, vặn hết ren hay thừa ren đều cho âm thanh khác nhau. - Máu nữa thì chơi giống em: tháo bỏ miếng lót đồng chống nhiễu + cái lò xo tiếp xúc với miếng đồng đó. Em mua sợi S55N về phối với cái jack FI-28R (1 cái đầu cái thôi) có sẵn mà không thể nghe nổi. Âm thanh chói gắt, méo mó. Do vứt thì tiếc nên chọt nó hết cỡ luôn, may mà cũng nghe được.
E thấy chỗ kẹp dây bằng kim loại có nối vào mass vỏ đâu nhỉ ? E đag thắc mắc chỗ này mong bác giải thk dùn
Cá nhân e: clamp siết chặt hay nới lỏng làm âm thanh thay đổi có lẽ do siết chặt thân dây rung động ít ảnh hưởng đến đầu jack cắm ổ hơn nới lỏng. E chỉ mới thử việc cố định hết cỡ cả thân jack đực vào ổ cắm tường đã thấy khác nhiều.