Dây này là dạng dây mền, nếu sử dụng cho cấp nguồn có phù hợp hay không cũng nên chú trọng vào hai yếu tố: - Thiết bị sau CB là BACL hay ổ cắm rời ( nếu sử dụng BACL thì không phù hợp ) - Chiều dài cáp nguồn tổng ( nếu dài > 3m thì không phù hợp ) ( Chia sẻ cá nhân ).
Dây 10mm2 này mình tư vấn cho bác ấy đi từ CB tổng nhà vào CB bộ dàn đó. Nếu đi được trước CB tổng nhà thì có thể ngắt hết điện nhà đi chỉ nghe nhạc không thôi rất thú vị
Ở vn bạn thấy ai thay “ sở điện “ để làm điều bạn tưởng tượng chưa?! Trên diễn đàn, bạn đã thấy ai bàn luận đến điều bạn tưởng tượng ra chưa?
Mời bác ghé nhà mình xem thực tế đang dùng nhé, còn nói suông như bác thì nói làm gì thay vì học hỏi tham khảo những gì người khác đã làm được, tại sao họ làm đc và dùng được (hợp pháp lẫn hợp lý) bác nhé
Các cao thủ về NGUỒN các loại cho phép em hỏi để học: Vấn đề nêu ra: 1. Em thấy nhiều ampl, cdp, dac... (tầm giá có thể lên đến vài chục triệu) đuôi nguồn chỉ có 2 chấu: 2. Điện nhà (ở VN) là loại 1 pha 2 dây, ổ cắm thường 2 lỗ (có thể thay 3 lỗ nhưng 1 lỗ để không). Câu hỏi là: 1. Nâng cấp dây nguồn cho bacl, ampl, cdp, dac... loại xịn (đương nhiên 3 chân), có thực sự hữu ích? Hay chỉ cần dùng dây xịn nhưng chỉ đấu 2 chân (diy)? 2. Dây mass đấu vô bacl hay vô ampl hay cả 2 (vì chỉ đấu vô bacl thì không tác dụng với ampl... do đuôi nguồn bọn này chỉ có 2 chân, không có chân mass_như nêu ở trên)? (Và còn nhiều cái n.g.u. chưa biết nữa sẽ trao đổi các bác sau). P.s> Em đang học hỏi, trao đổi là chân thành! Cảm ơn!
@nguyenquangngoc 1. Thiết bị của bác nằm giữa (không phải ở cuối) dòng điện xoay chiều (AC). Dây nguồn là một thành phần của bộ nguồn điện. Tính chất hóa lý ảnh hưởng lớn đến chất âm, quan trọng hơn nhiều lần tính chất lọc nhiễu. Cũng tương tự bác thay con tụ lọc trong bộ nguồn, hay trở hoặc cuộn cảm với chất lượng khác nhau đều ảnh hưởng lớn đến chất âm. Dây DIY cũng rất khá nếu dùng dây tốt (như Furutech S55, DH Labs Redwave, Ecosse Big Red...) và jack tốt, cos tốt. 2 chân vẫn tốt hơn là dây thường, nhưng mất tác dụng xả nhiễu. 2. Dây G của lớp màng chắn BACL đấu riêng (nếu là BACL nghiêm túc), dây ground đấu riêng. Các thiết bị có đuôi nguồn 2 chân thường vẫn có 1 vis xả mass nằm ngoài. Mở máy ra bên trong thường họ sẽ đấu với vỏ máy. 3. Điện nhà VN gần đây cải thiện rất tốt về mức ổn định. Còn ground mình đóng cọc xuống đất ở nhà mình là được. Trước em còn làm cọc ground riêng cho dàn máy đó
@ Nguyenquangngoc. Câu hỏi của bạn rất hay và thực tế với những đam mê...Audio. Mình chia sẻ với bạn mấy ý : 1, Nên dùng dây nguồn theo máy hoặc những chỉ định của nhà sx. Với BACL, Amply...có ba chân, thì trong ba chân có một chân tiếp đất ( tiếp địa ). Chân tiếp đất cần phải nối với hệ thống tiếp đất có điện trở đất (Rđ đảm bảo theo TCVN) để an toàn điện và xả nhiễu điện về đất. 2, BACL có màng chắn tĩnh điện thì cần tiếp đất cho màng chắn. - Trong trường hợp BACL không có màn chắn tĩnh điện thì cũng cần tiếp đất cho phần kim loại của mạch từ (chân hoặc vít gông từ) để đảm bảo an toàn điện cho người sử dụng khi điện dò ra vỏ. - Nếu BACL đã tiếp đất và cấp điện cho Amply (amply dây nguồn 2 chân) thì Amly không cần tiếp đất. Chúc bạn vui.
Cảm ơn bác. Em đã đầu tư 1 số thứ như dây nguồn, bacl (có thể coi là nghiêm túc), ... và như bác chia sẽ thì điều đó là không lãng phí, rất vui về điều đó! E dự sẽ đầu tư nữa. Về ground, khi làm nhà em đã làm sẵn 1 dây đi vào khu vực ổ cắm đặt dàn âm thanh, chỉ có 1 dây, và hiện em đang nối với lớp màng chắn bacl (con vít có ký hiệu tiếp địa sau bacl), vậy đúng chưa bác. hay trích ra và nối thêm 1 đường vào chân E (earh) trong ổ cắm 3 lỗ? liệu có bị đụng không? Và câu hỏi về đấu mass cho tbi đuôi nguồn 2 chân: đấu chung với dây ground kia được không hay phải làm thêm cái ground mới? Nếu như phải tách riêng... thì cần 3 đường mass (vỏ bacl, E, vỏ ampl)???? Không biết em hiểu thế có đúng không nữa!!! Cảm ơn các bác, có gì chưa hiểu e sẽ hỏi tiếp các bác nhé hì hì
Vậy là bác làm kỹ rồi chứ chi nữa Bác cứ thử cắm trực tiếp tường so với cắm sau BACL xem thực tế thì âm thanh nào đẹp hơn. Đôi khi bỏ ra lại tốt hơn Trích G ra ổ cắm (mà cái ổ cắm cũng quan trọng lắm) rồi thử bác ơi. Cứ thử bằng tai thôi, hạn chế mua tóe loe
Vì là ngoại đạo về điện đóm, lỡ dấn thân vô hố vôi này nên tìm hiểu, e đã đào mộ nhiều bài nói về điện cho audio trên vnav, tải giáo trình về đọc, đã đầu tư vài thứ liên quan, được các bác ngay trên chia sẽ... nhưng vẫn chưa tâm phục bản thân! Nên tiếp tục thắc mắc về nối G/E/Mass. Vấn đề 1. Trên bacl có 2 vị trí "mass nối thêm" (trừ dây mát/nguội của nguồn điện): E (earth _tiếp đất): là chân phụ trong giắc 3 chân. G (Ground_tiếp địa): thường là con vít gắn sau bacl. Câu hỏi là: 2 cái này giống nhau không, nhà thiết kế có nhập chung không, nếu không thì ưu tiên đường nào hay mình tự nhập chung với dây cắm đất của minh (liệu có bị khói lửa nghi ngút không ). Ý bác @hhiepbi ở ngay trên, "xuyên suốt" có ý là nối vào cái "chân phụ E" trên lỗ cắm 3 chân đúng không? Còn ý bác @mtbc là thử cho biết, úi zời, nó mà làm cái bùm là .... Vấn đề 2. Nếu G, hay E chỉ đơn giản là chống giật và đảm bảo mass = 0v trong mọi trường hợp thì: bacl tốt và hệ thống điện ok là dây tiếp địa này không có tác dụng, tại sao các cao thủ ai cũng bảo bắt buộc phải có nó mới hay (em mới dám thử gắn trên cái vít G sau bacl nên không so sánh được) Còn một số ý kiến cho rằng chỉ cần gắn tiếp địa cho bacl, mà giả sử chỉ gắn vào vỏ bacl (như e hiện tại) thì khi điện trên ampl "có vấn đề" thì lấy mass ở đâu để bù về =0v. (vì chân E không được nối tiếp địa) note: Nếu làm mất time của các bác mong các bác thông cảm, lúc nào rảnh chia sẽ để ae chưa biết học hỏi, cũng không vội, chơi cả đời (dù cũng không còn trẻ nữa ). Quan điểm của e là: Không biết thì hỏi vì "Hỏi 1 câu có thể (bị coi là) n.g.u. trong giây lát, nhưng không hỏi 1 câu sẽ dốt nát cả đời"
Mong các bác đi qua ai biết chỉ giùm ah . Em cần mua Zaks đực như hình mà ko biết ở đâu bán ( loại xịn) ah . Zaks cái em đã mua ở Dũng trương định rồi.
@ Nguyenquangngoc. Bạn thử tìm hiểu xem G (Ground) khác E (Earh) như thế nào... Mass chưa thấy có định nghĩa... Cùng nhau chia sẻ thông tin nhé...chơi cho vui.
Em đọc 1 hồi, theo e hiểu một cách miễn cưỡng thì mass là chuẩn đặt ra với mức dòng điện là 0v, các mức điện áp khác lấy đây làm chuẩn (như kiểu độ cao so mực nước biển), mass được coi là trung tính, nếu mass khác 0v là bị nhiễu, rò… Trong 1 số trường hợp mass đồng thời là tiếp địa: điện 1 pha 1 dây, điện 3 pha 3 dây, tại nơi xuất phát dòng điện… dây mass cắm đất luôn. Cái này e biết do trước có time ở trong rừng kéo mỗi một dây điện vào, đầu mass cắm đất luôn. Còn E, G đọc nhưng ứ hiểu
Lắp tiếp mát thì em nghĩ sữ có tác dụng. Nhưng lắp lọc nguồn vào mà bas nghe hay hơn thì em chưa hiểu.
Tây cũng rất nhiều ý kiến. Có người cho rằng nếu bộ power plant hay power conditioner cho ra đủ công suất và dòng điện hình sin thì nó làm âm thanh tốt hơn. Nhưng biết thế nào là bộ nguồn cho đủ công suất và cho ra đúng dòng điện hình sin thì cũng nhiều ý kiến. Phần lớn đều cho rằng amp nên cắm thẳng vào điện lưới thì tiếng không bị bó. còn các thiết bị khác CDP, DAC, pre cắm vào power condioner cho tiếng tốt hơn. https://forum.audiogon.com/discussi...endgrid&utm_medium=email&utm_campaign=website
Em đang xài ổ cắm chia nguồn Ansuz mainz 8 XTC. Có 4 ổ ko qua lọc dành cho pow và thiết nị CS lớn. 04 ổ có lọc cho pre, cdp, dac....Cắm vào thấy khác hẳn.
Cơ bản tai nghe ra không bác nhỉ! Chứ e cùng ngồi vài ba ae nghe 1 ht mà người nhận ra khác biệt, người thì không, rồi còn người thấy thiếu bass, người bảo dư…. Thậm chí người thấy loa bên này to hơn bên kia và ngược lại.
Không nhất thiết chỉ dây nguồn sử dụng cho pow ( amp ) mới cặp trực tiếp, các thiết bị khác cũng có thể setup kiểu này. Có một điều, để thực hiện tốt thì dây nguồn- ổ cắm tường phải là cao cấp ( nhiều chức năng ) hơn dây và ổ cắm khi sử dụng lọc và lựa chọn dây nguồn đúng với thiết bị.