Trong tình huống nhiễu nguồn AC do các thiết bị dùng nguồn xung gây ra (ví dụ khoảng buổi tối từ 19h-20h30) thì nó ảnh hưởng đến dải bass. Dải bass không xuống sâu, bị đanh lại. Nếu lọc nguồn lọc bớt nhiễu này thì khi có lọc nguồn dải bass sẽ cải thiện. Nếu lọc nguồn không đủ tốt thì khi nhiễu nguồn AC dạng này suy giảm, so sánh có và không có lọc nguồn lại thấy không có lọc bass tốt hơn.
Nếu bác hiểu được bản chất của tiếng bass, hiểu được tính chất của thiết bị mình đang có, nắm được các vấn đề về bass đang cần khắc phục ... thì có khi không cần dùng đến lọc nguồn
Dây nguồn nào cũng đều có chức năng truyền dẫn. Nhưng để phát huy giá trị thì tôi thấy cũng có thể chia làm hai loại: loại cấp cho nguồn tổng và loại cấp trực tiếp cho thiết bị âm thanh ( dây cấp cho POW - dây cấp cho DAC và PRE ). Dựa vào chất liệu dây, cấu trúc dây khi sản xuất có thể dẫn đến dây lợi dải trầm, dây lợi dải treble... , dây lợi cho dải trầm sẽ phù hợp để làm nguồn tổng hơn. ( nhận định cá nhân ).
Thiết bị bảo vệ điện áp cao cũng rất quan trọng trong hệ thống nguồn cấp nhé các bác. Thường thì điện áp bây giờ ổn định, nhưng đề phòng khi điện áp cao mà bị cháy thiết bị trong nhà thì vẫn tốt hơn ( đây là trường hợp khi bị mất trung tính tại tủ điện ngoài cột, hoặc gọi là mất mát ) Nếu sảy ra hiện tượng này thì điện áp lên rất cao, gây ra hỏng thiết bị điện. Em giới thiệu các bác có thể dùng rơ le bảo vệ điện áp: EOVR - Schnerider để giám sát, qua đó lắp thêm 1 khởi động từ 60A. Khi có điện áp cao rơ le sẽ ngắt khởi động từ. Điện áp cao không còn mối nguy hiểm cho các thiết bị qua khởi động từ nữa. Vài lời chia sẻ với các bác về NGUỒN ĐIỆN.
Em không hiểu tại sao mất pha mass mà điện áp tăng cao gây cháy thiết bị được bác? Còn càng thêm thiết bị bảo vệ thì nó sẽ càng làm giảm âm thanh của hệ thống ấy chứ
Nếu nhớ ko lầm thì hồi học vật lý phổ thông mình có thấy liên quan vụ lưới điện 3 pha của CTY điện đổi thành 1 pha thì khi mất dây trung tính sẽ bị vụ này. Bác google xem bài chi tiết.
@ Với lưới điện 3 pha 380V khi mất trung tính thì các thiết bị dùng điện 220V sẽ bị quá áp gây cháy, nổ... @@ Bạn viết mất trung tính...hoặc gọi là mất mát là chưa đúng. Trung tính không phải là mát.
Theo em được biết điện 3 pha thì có 4 dây, 3 pha lửa ( pha A, pha B và pha C hoặc R,S,T) còn N gọi là trung tính hay là dây "mát". Dây này bị đứt hoặc không kết nối với hệ thống tiếp địa thì sảy ra hiện tượng trên. Vậy theo bác viết thế nào cho đúng, xin bác chỉ bảo giúp. Cám ơn bác đã đọc và chia sẻ.
E cũng dùng Ansuz mainz8 xtc , bác cho e hỏi chút vì e thấy 8 ổ nhưng ko thấy đề 4 ổ lọc và ko lọc , có nhận biết như thế nào bác ?
Có bác nào đã chơi dây Duelund 12awg (DCA12GA600V) làm dây nguồn tổng hoặc diy dây nguồn cho e xin review với ạ. Video 1 shop audio ở hồng kong họ diy dây duelund+bọc giáp chống nhiễu+xác rắn+ jack fi28(R) Link mời các bác xem, rất chi tiết và dễ thực hiện: P1 P2 Họ dùng 2 dây vào 1 đường N, 2 dây vào đường L nhưng E lại dùng có 1 dây. Khác với dây bán sẵn ở PCX (họ dùng ít dây hơn và jack khác). Total tầm hơn 6tr là được 1 cọng 1,5m.
- Em đã từng bị phốt này nhưng may mắn chỉ hỏng mấy cái cầu chì, trở, tụ kẹp bảo vệ nguồn mấy chiếc điều hòa và vài cái đèn led. Em hiểu giải thích như này. - Hiện tượng này xảy ra khi nhà mình và hàng xóm dùng 2 dây nóng khác nhau tức 2 pha khác nhau. Giả sử nhà mình dùng pha A nhà hàng xóm kế bên dùng pha B. Điện áp giữa 2 dây nóng khác pha này đương nhiên là 380V. Dây trung tính dùng chung, kéo từ đầu cột vào hộp công tơ rồi chia ra cho mỗi nhà. - Khi xảy ra sự cố đứt dây trung tính từ đầu cột. Điện từ pha B nhà hàng xóm lúc này sẽ đi qua các phụ tải nhà họ (lúc này các phụ tải trở thành dây dẫn) qua dây trung tính truyền tới hộp công tơ rồi sang nhà mình. Khi đó điện áp giữa dây nóng và dây trung tính nhà mình tương đương điện áp giữa 2 dây nóng pha A và B và tương đương 380V. Nhà hàng xóm cũng chịu cảnh tương tự nếu nhà mình cũng đang cắm các phụ tải và cầu giao vẫn đóng!
Dòng chữ bôi đậm ở trên không sai...thợ điện thi nâng bậc có thêm câu trả lời " phụ tải có công suất nhỏ sẽ bị cháy trước " ! ?
Này khó hiểu quá bác, đứt dây trung tính ngoài trụ điện thì áp vô nhà mình lúc đó chỉ có 1 dây pha thì sao mà áp lại vọt lên 380 đươc, nhà kế bên chung dây trung tính với mình thì cả 2 nhà đều mất dây trung tính vô nhà, sao tự nhiên 2 dây vô nhà mình thành 2 dây pha được,
Chính xác bác. Lúc đó 2 nhà ko liên quan gì nhau. Nhà nào mất dây trung tính thì thiết bị ko hoạt động
. @ Đơn giản mà bác: Hình 1: Nguồn điện 3 Pha 380V/ 4 dây. Dây Trung tính bình thường. Quạt quay, Đèn sáng bình thường… Hình 2: Nguồn điện 3 Pha 380V/ 4 dây. Dây Trung tính bị đứt trước Phụ tải (phía nguồn cấp). Hình 3: Phụ tải mất Trung tính Phụ tải Quạt, đèn…làm việc với điện áp 380V, thiết bị sẽ cháy vì quá điện áp. @