Mình bổ sung thêm là các vụ cắt trộm dây trung tính và tiếp địa xảy ra rất thường xuyên và điện lực họ cũng đau đầu https://thanhphohaiphong.gov.vn/can...-dia-cua-may-bien-ap-khu-vuc-quan-do-son.html http://vinhphuctv.vn/Quản-trị/Tin-t...h-trang-cat-trom-day-trung-tinh-tren-luoi-ien
" Ngoài ra việc cắt mất cáp dây trung tính máy biến áp...gây hậu quả nghiêm trọng dẫn tới cháy hàng loạt tài sản, thiết bị điện sử dụng điện áp một pha của khách hàng. " @ Cô đọng lại mấy bài viết...thấy đoạn chữ in đậm có ý đúng.
Em thường để dây trần khi thi công vào jack cắm, sau 1 thời gian chắc chắn sẽ lỏng lẻo, nhất là dây nguồn tổng và dây dành cho pow / amp công suất lớn. Lễ em tranh thủ bấm cos, làm lại dây chuẩn chỉnh, bộ dàn như lột xác. Bác nào hay đi dây trần ko cos thì làm lại giống em nha
Hãy lắp thiết bị bảo vệ điện áp vào khi chưa bị kẻ trộm cắt dây tiếp địa và trung tính của máy biến áp khu vực mình ở. Chúc các bác vui vẻ nghe nhạc
Biến áp khu vực chủ yếu là từ 3 pha thành 1 pha. Nên ý nghĩa của nối đất dây trung tính nó sẽ khác. Còn điện nhà bác là điện 1 pha thì giải pháp bảo vệ sẽ là kết hợp sử dụng ổn áp và thiết bị bảo vệ tăng áp đột ngột do sét lan truyền (ổn áp một số loại có luôn mạch này bên trong). Hệ thống điện gia đình có đủ dây đất, xài ổ cắm 3 chấu. Hoặc nối đất cho vỏ máy trực tiếp các trường hợp ko đi lại dây điện cả nhà. Khi Nối đất rồi thì xài thêm CB chống giật (nó tự động ngắt điện khi có dòng điện rò rỉ). Cái món đầu là bảo vệ thiết bị. Mấy món sau là bảo vệ an toàn cho người
Bảo vệ các thiết bị dùng điện thì việc quan trọng đầu tiên là chống điện áp cao do những nguyên nhân : - Đột biến đóng cắt, chuyển mạch... - Quá điện áp tần số nguồn ( lỗi cách điện, đứt dây dẫn trung tính, v.v.).. - Quá điện áp do phóng tĩnh điện. - Quá áp có nguồn gốc khí quyển (chớp, Sét đánh...) 2, Hạn chế sự tác động của các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn điện ( Tách nguồn dùng cho Audio riêng biệt, BACL...). 3, Ổn định các thông số của nguồn điện cấp ( ổn áp, UPS...)
Một tháng vào mùa mưa quê em chắc phải dăm bảy lần mất điện đột xuất sau đó vài giây có lại. Nên em phải trang bị contactor cho bacl còn vụ vọt áp trên 220v chưa biết xử lý cách nào cho hợp lý bác ui.
Bác dùng thêm thiết bị bảo vệ đứt dây trung tính, quá áp, thấp áp, quá dòng cấp nguồn cho contactor, thiết bị này có độ trễ. Mình đã hư 02 ổn áp và 01 tivi vì đứt dây trung tính. Từ lúc gắn tbi bảo vệ đứt dây trung tính không lo điện áp cao
Nhờ bác tính giúp trường hợp: mất dây trung tính nhưng phụ tải thuần trở có đủ ở cả 3 pha: Z1 = 220 ôm, Z2 = Z3 = 22 ôm; khi đó điện áp trên mỗi phụ tải có giá trị khoảng bao nhiêu? Tks for All.
@ Đúng rồi... @ Thị trường và trong công nghiệp có nhiều loại rơ le kỹ thuật số: EUVR, RT8-02...Ví dụ: Rơ le bảo vệ điện áp 1 pha Omron K8AK-VS Có chức năng bảo vệ thấp áp, quá áp, có độ trễ khi tác động. Loại dùng cho điện dân dụng một pha 220V, 3pha 380V. @@@ Các rơ le bảo vệ thấp, cao điện áp dùng để đóng cắt các Contactor (mở rộng dòng điện cấp cho phụ tải ). Các bạn có chuyên môn điện, tự động hóa...sẽ có nhiều sự trải nghiệm khi tự mình thiết kế hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn và tiện ích cho bộ dàn Audio yêu quý của mình và chia sẻ thông tin cho bạn chơi.
@ Hì Hì...mình có thể trả lời câu hỏi của bạn của bạn trước hết qua trường hợp ví dụ do tôi đưa ra như sau: Khi đứt trung tính tại TBA thì: -Điện áp trên Bóng đèn 1 = 220Ω x 1,57A =345,4V. -Điện áp trên Bóng đèn 2 = 22Ω x 1,57A =34,54V. @@ Như mở đầu mình đã viết để đơn giản hóa Ví dụ...xét cho phụ tải bóng đèn (thuần trở )...mở rộng thì chưa bao giờ là sự đơn giản.
Ý em nhờ bác là xem và ước lượng giúp giá trị điện áp trên mỗi phụ tải thuần trở khi có đủ tải ở cả 3 pha: Z = 220 ôm, Z2 = 22 ôm và Z3 = 22 ôm (có cả phụ tải ở pha L3). Tks for All.
Mình lắp cái dưới (Khi nó nhẩy mình chỉ dùng đèn quạt, máy lạnh o dùng) đc o @thai64 ? https://shopee.vn/product/178479041/8822104693?smtt=0.140059878-1651466459.7.
@ Anh Ngoc2 ...em đã xem thiết bị này theo đường dẫn anh cho ở trên thì có ý như sau. Dùng rơ le này đóng cuộn hút cho 1 Contactor 80A thì bền hơn dùng trực tiếp. @@ Anh cho em địa chỉ...em kỷ niệm đến anh một chiếc rơ le số bảo vệ cao áp và một chiếc Contactor ( đồ ngon ) để anh lắp nhé. Thanks
Thanks @thai64! mình hiểu rồi thêm bộ tiếp điểm 80A cho bền, mình sẽ kiếm. Ps: Mình lắp cái này vì thấy thời điểm cái gì cũng Inverter, với động cơ 3 pha (điều hoà, tủ lạnh, máy bơm nước, quạt) mà điện áp nguồn dao động là kẻ thù mạch công suất loại động cơ này, lại sợ dùng ổn áp duy tu bảo dưỡng mệt (kẹt chổi than hỏng mạch điều khiển) nên phang cái này (bất tiện cái hôm nóng mà sụt áp thì khổ vì nóng) chứ lúc đầu cũng không nghĩ đến sự cố mất trung tính, thế hoá may (mèo mù vớ cá dán).
@ Nhiều khi gặp những sự cố oái oăm rất thực tế và lý thú...Kiến thức là vô cùng thôi thì hôm nay thêm một tý, ngày mai lại một chút anh nhỉ...
[ @ Ngày lễ mình cũng bận quá...Câu hỏi này của bạn hay và thú vị đấy. Trường hợp này tính toán: Nguồn điện ba pha đối xứng điện áp 380V. Xét khi tải ba pha thuần trở không đối xứng đấu Sao và không có trung tính (Mất - Đứt). @@ Có lẽ Pilab mời Cụ Kirchhoff (Kiechốp)...về cùng tính.
Bạn nên dùng 1 con EOVR với điện áp bảo vệ 220v, 1 khởi động từ ( Contactor) từ 60A của chneider, và lắp theo hình vẽ sau. Nếu cần hỗ trợ mình sẽ giúp nhé.
Mình nghĩ nó có 1 con ic lấy điện áp mẫu, 2 con (hay 1 con 2 cổng) ic so sánh gửi tín hiệu mức thấp mức cao, điều khiển bộ rơ le chính rồi rơ le chính điều khiển rơ le trung gian dòng cao hơn mà thôi. Nay món này làm không khó nếu hiện đại nữa có thêm con vi điều khiển đơn gian nên giá cũng chấp nhận đc. Hi, xem lại thấy sơ đồ của @TuanAnh68 sao sao ấy nhỉ!!!