Có điều kiện bác bê cục đổi tần (50Hz => 60Hz) kiêm ổn áp về nghe thử sẽ thấy hiệu quả cực kỳ rõ. Nhất là khi hệ thống của bác đã được tiếp địa rồi Tuy nhiên đồ này khá đắt, hàng Mỹ công suất chỉ 500VA (tương đương 400w) có shop rao giá hơn 30tr. Nếu tìm được hàng rẻ hơn, có chất lượng, công suất lớn hơn (để dùng được cả cho ampli hay pow) thì quá tốt. Khi dùng cục nguồn này thì dây nguồn cho các thiết bị có vẻ trở nên không quan trọng lắm :roll: :mrgreen:
Chào các bác, với các thiết bị audio, thì ta dùng ổn áp bao nhiêu ampe thì đủ , loại nào tốt??? Thân ái
Theo các AE tư vấn trên này thì : Nếu bác dùng loa nhỏ, AMpli intergrate thì dùng 2.5A hoặc 3A là đủ Khi bác dùng loa lớn và Ampli có công suất lớn hay Pre/pow thì nên dùng 5A trở lên. Thân
Về nguồn điện cần phải nối đúng lửa và mass không. Trong dây nguồn Ampli, Cdp có dây lửa và dây mass không hay là cắm chiều nào cũng được. Nó có ảnh hưởng gì tới chất âm không? Nhờ mấy bác tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Theo em thấy, khi nhìn thật kỷ 1 số phích cắm của amp, CD (dây liền) thì có 1 vài loại có dấu phân biệt bên (+) bên (-), nhưng mà có vài loại k có. Còn như các dòng amp của Luxman thì phích k có dấu, nhưng sau thiết bị có 1 miếng mass để chúng ta check xem đã cắm đúng chiều dòng diện k. Riêng với phích 3 chấu, có qui định bên phải là nóng, bên trái là nguội và cái ở dưới là mass đất. Đối với BACL, như em đã DIY thì khi cấp nguồn cho BACL cũng cần chú ý đúng chiều ạ vì bên trong có qui định cọc 0, cọc 220v, cọc 115v... mà. Mong các bác có kinh nghiệm chia sẽ thêm cho ae nhé. Mến!
Nếu dùng biến áp cách li thì cực + và - chẳng còn ý nghĩ gì nữa bác ạ. Vì thử bút điện chẳng thấy cực nào đỏ cả nên chẳng phân biệt được đâu là + - để mà đấu cho chính sác. Nhà em có cục cách li 3kva thử chịu ko phân biệt được Thậm chí sờ vào 1 trong 2 cực trên nó cũng chẳng thèm giật thế mà hệ thống nhà em nó vẩn hát :lol:
Cho em hỏi là em hàn dây mát vào dây Thiên Lôi của chung cư đc ko .... chỉ sợ có ngày sét đánh trúng chắc đi cả dàn
Về mặt an toàn cho bản thân và gia đình thì, Biến Áp Cách Ly (BACL) rất quan trọng, vì những lý do sau: - Hệ thống điện trong nhà được thi công không đúng quy cách, không phân biệt dây nóng, dây nguội. - Một số thiết bị loại Vintage, chấu cắm điện chỉ có 2 chân Nóng/Nguội, thậm chí không phân biệt nóng/nguội và nhất là các loại radio đèn không dùng biến áp, rò rỉ điện ra ngoài sườn máy cực kỳ nguy hiểm. - Với những thiết bị mới sau này, dùng chấu cắm điện loại 3 chân có cọc mass thì yên tâm hơn, chắc ăn trong nhà nên thủ sẵn cây viết thử điện, kiểm tra điện rò trên sườn máy mỗi khi cắm rút. Thân.
Vụ này rất nhiều người nói nhưng em chưa thực sự tin. Về mặt lý thuyết thì đúng là tốt hơn chắc chắn, nhưng có người tốt đến mức như nâng đời âmply hoặc lên đời toàn bộ hệ thống dây thì em cũng ngỡ ngàng
Chỗ này bác hơn nhầm tí, bản chất dòng điện nhà đèn là điện xoay chiều, tức là nó thay đổi chiều 50 lần/giây ( ở VN ) hoặc 60 lần/giây (ở Mỹ). Do đó bác có xoay ổ cắm thế nào thì cuộn sơ cấp của cục biến thế bên trong ampli hay CD cũng nhận được dòng điện xoay chiều như nhau thôi. Nếu điện lưới mà có chiều + - thì tất cả các thiết bị audio có dùng biến áp bên trong đều không thể hoạt động được, đơn giản là không có điện nguồn cấp cho mạch điện tử. Nhiều bác thần thánh hoá câu chuyện chiều của ổ cắm, em xin thưa : sự khác biệt của sợi dây Nóng và sợi dây Nguội chẳng qua là điện áp so với Đất mà thôi, điện nhà đèn sau biến thế 3 pha được bắt theo kiểu hình sao ( xin đừng nói bác không học PTTH nha ) 1 đầu chung của nó cũng được nối xuống đất, do đó chỉ khi chạm vào dây Nóng mới bị giật vì chân ta chạm đất tạo thành 1 vòng kín. Một số nước qui định ngặt ngèo chuyện dây nóng dây nguội chẳng qua vì yếu tố an toàn mà thôi, cụ thể là giúp cho nhà sản xuẩt thiết bị gia dụng luôn gắn đúng công tắc trên dây nóng để khi ngắt công tắc rồi thì chạm vào không bị giật. Mọi chuyện đơn giản như nó phải thế các bác ạ. Chuyện cắm chiều này nghe thấy hay hơn chiều kia tốt nhất các bác nhờ bác gái ở nhà giúp cho buổi tét mù là hết bệnh ngay. Mời các bác chém tiếp
Tại bác ko để ý TB nhà em dùng điện 120V/50hz nguồn nhà em như thế này Ups online Huyndai 3KVA->Lọc PS audio->Biến áp cách li->Thiết bị ạ
Chỗ này thì đúng chứ bác, vì ngay cả cầu chì khác nhau nghe đã khác nhau Tiếc là em chưa cảm nhận được!!!
Chào các bác, Em xin trình bày 1 vài ý kiến nhỏ về BACL như sau: 1. Về chức năng chống giật: BA cách ly đơn giản là cục BA đổi điện từ điện áp U1 sang U2 (có thể bằng nhau hoặc khác nhau tùy cấu tạo). Trong đó, cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp được quấn riêng rẽ và cách điện tốt với nhau (khác hẳn BA tự ngẫu, sơ-thứ dính với nhau). Năng lượng điện chuyển từ cuộn sơ (U1) sang cuộn thứ (U2) qua từ thông biến thiên trong lõi => Về cơ bản là điện đầu ra U2 chẳng dính dáng gì tới điện lưới => Sờ vào không có dòng chạy qua cơ thể xuống đất => Không giật. Nhưng không giật chỉ khi nào chạm vào 1 đầu dây. Nếu bác nào sờ cào cả hai đầu dây ra của U2 thì vẫn tèo như thường. 2. Về chuyện giảm nhiễu: Là có thật. Trong một BA thông thường, tần số 50/60Hz cảm ứng bằng từ qua lõi, trong khi tần số cao hơn (nhiễu) không qua lõi được (vì sắt từ không thích cao tần ) nhưng lại xuyên qua thành phần tụ điện tạo bởi cuộn sơ với cuộn thứ, các cuộn dây với vỏ máy, cuộn dây với lõi sắt, vv... Dẫn đến BA thông thường không chỉ chuyển năng lượng nguồn mà còn cả năng lượng nhiễu từ đầu vào -> đầu ra. Với BACL chuẩn, vì cấu tạo "đặc biệt" (so với các BA nguồn thông thường), các thành phần tụ ký sinh nhỏ hoặc bị triệt bỏ => Chỉ có điện nguồn chuyển qua còn nhiễu thì gần như không => Tạm gọi là sạch hơn. Việc "triệt tụ" nhiều trường hợp cần nối đất => Càng nối càng sạch, không nối "đỡ" sạch :lol: 3. Về chức năng ổn định nguồn: Cái này chắc là không có. Đầu vào 220V mà lên 400V thì đầu ra thiết bị vẫn die như thường. Nó làm nhiệm vụ sao chép điện áp nguồn nên vào sao ra vậy. May ra có trường hợp này: Khi có sét BACL chết không kịp ngáp => Các thiết bị phía sau nó không kịp chết thì tạm gọi là "bảo vệ và ổn định" thôi chứ bản thân nó không có chức năng này ...
Bác quay đầu phích về phía đối diện cho chân mass nằm dưới (thể hiện giống kiểu nối xuống đất) đầu phích nào gần tim là nguội (trái) xa tim là nóng ợ (phải) :mrgreen: tương tự như vậy với ổ cắm cũng thế ạ, nhìn vào mas nằm dưới ổ bêm phía tim là nguội còn lại là nóng
Chuẩn không cần chỉnh . Em nghĩ các bác sắm cho mình cục ổn áp vì dòng điện AC (Alternating Current) của nhà đèn thường có thể cao hoặc thấp hơn 220V vì thế biến áp bên trong TB Audio phía sơ cấp (U1) cũng nhận được cao hoặc thấp theo nhà đèn vì thế U2 cấp cho bộ biến đổi sang dòng DC sẽ không đúng với yêu cầu của nhà SX do đó có thể làm ảnh hưởng đến âm thanh mà "bộ nghe" của các bác nhận được .
Về phần BACL thì em biết, ngoài tính chất an toàn ra thì nối đúng mass, lửa có ảnh hưởng tới chất âm không hả bác. Theo em được biết khi nói đến Biến áp thì phải có cuộn dây mà đã là cuộn dây thì phải có đầu cuộn dây và cuối cuộn dây. Người ta phải đánh dấu đầu cuộn dây và cuối cuộn dây vì một số thiết bị dạng tín hiệu xung sẽ gây nhiễu tín hiệu nếu như nối sai. Nên phải nối cuộn dây đúng theo cách đánh dấu của nhà sản xuất mới không bị nhiễu tín hiệu. Một vài điều hiểu biết của em mong mấy bác góp ý thêm. Thanks.
Em nhớ trang T5 của shop Yes, Sir có chụp hình vụ này kỷ lắm đó bác, bác nghiên thêm nhé. Còn em biết thì khi mình nhìn vào ổ cắm, lỗ mass nằm ở dưới, cọc + bên tay phải (lúc này nó là tam giác chĩa xuống đất bác ạ).
Về chuyện xoay chiều ổ cắm để cắm đúng điện e không cần test mù hay gì cả. Khác biệt là rõ ràng. Tất nhiên với bộ dàn của em vì bản thân e nghe trên đấy nhiều nhất. Có lẽ vì điều đó nên chỉ 1 thay đổi rất nhỏ e cũng thấy nó khác. Hihi