Mình đồng ý với bạn. Chắc có lẽ các chú khoai Tây chuộn âm thanh đồng đều , cân bằng cho các dãi, nên cụ M. Femer chuyên mục analog của Stereophile khen Heimdal nức lời (làm em cũng nghe lời mua Heimdal). Còn ở ta thì gu thiên về bass, thích cái "uy lực". Đọc qua nhiều mục của Fan, thì thấy đa phần chỉ bàn tới bass! làm sao cho nó uy lực, làm sao cho nó...sâu! bất kể là bộ dàn, hay loa đó vốn bản chất nó có "uy" và "lực" ko! :roll: Cứ tìm cố mọi cách kéo cho nó xuống sâu đến ... sàn! Thế thì Heimdal thì bị chê là lẽ đương nhiên rồi bác à!
1/ Chắc chắn là giống nếu cùng mã hàng 2/ Thua dây gin là cái chắc, khỏi phải bàn. 3/ Cái này thì tùy bác mua hàng seconhand hay new, hàng loại TB, tốt hay T.O.L thì mới s/s được
Bác Locnp giúp em hiểu thêm chổ này chút, tức là trước khi hàn đầu vào thì toàn bộ dây và phụ kiện sẽ được hấp lạnh hả bác?
Trên BACL chuẩn sẽ có cọc E (earth) mass đất, bác nối vào cọc này. Và cọc này cũng nối luôn vào lổ thứ 3 đầu ra. Tương tự bác cũng kết nối lổ thứ 3 đầu vào với cọc E của BACL ạ.
_ Không hiểu cái dây nguồn furutech trước đây e dùng lại không có những ưu điểm như nhiều bác nhận định, cũng có thể do nguồn điện nhà e chưa có nối mass nên không hiệu quả, tổng thể thì đúng là giải trầm có lực và gọn hơn một chút với thể loại classic, nhưng chuyển qua vocal thì có cảm giác cứng, không tự nhiên, có lẽ muốn đều hơn thì phải thay dòng cao hơn chăng, vì dây trước e dùng không rõ model nhưng khi mua mới khoảng 120 usd
Đơn giản là khi cắm đúng chiều lớp dây sơ cấp gần với thứ cấp được nối vào dây "Mát" điện lưới, coi như nối đất. Vô hình chung nó tạo thành lồng Faraday, ngăn được khối nhiễu. Nếu biến áp cuộn kiểu có khoảng hở lớn giữa sơ và thứ thì cắm ngược hay xuôi đều ít linh nghiệm hơn. Nếu cụ nào từng cuộn biến áp nguồn cho cái radio chạy pin sẽ thấy cắm rắc điện ngược xuôi hiệu quả thế nào.
Mong bác chia sẻ thêm hệ thống điện nhà em. Hiểu như bác nói: Phích cắm 3 chấu (dây nguồn cho thiết bị) thì chiều nóng là bên phải và trái là nguội vì dây nguồn hệ thống của em không thấy đánh dấu (+ -). Điều em phân vân là ổ cắm ra từ BACL 3 chấu thì nhìn bên phải sẽ là nóng và ngược lại. Nhưng cách nhìn bằng con mắt thông thường giữa ổ cắm và phích cắm có sự đảo chiều khác nhau. Vậy theo bác là... cứ đút phích cắm và ổ cắm thì nhìn lấy chấu tròn ở giữa làm tâm, sẽ suy ra là chấu dẹp bên nào pải là nóng và trái là lạnh ? Khổ một nỗi em kiểm tra toàn bộ thiết bị từ phích cắm (dây nguồn) BACL, lọc IsoTek titan ... đều không đánh ký hiệu (+ - ). Mong bác cho chút kinh nghiệm.
Nó còn tùy vào loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu. Các thiết bị Audio ta thường chủ yếu thấy dùng 2 loại chuẩn. 1. Chuẩn Bắc Mỹ : Ổ và phích cắm 3 chấu theo Type B - là chuẩn NEMA 5-15 (North American 15 A/125 V ground). Ở chuẩn này dây nóng (live-L) & trung tính (neutral - N ) là chấu dẹt và dây đất (Groung-G) là chấu tròn ( Bác xem hình dưới đây). Với chuẩn này thì lắp ổ cắm đúng sẽ là lỗ tròn xuống dưới, và hai lỗ dẹt phía trên. Khi đó khe dây trung tính (N) nằm bên trái và khe dây nóng (L) nằm bên phải. Nếu lắp ổ cắm theo cách lỗ tròn nằm phía trên thì khe dây trung tính (N) nằm bên phải và khe dây nóng (L) nằm bên trái. Phích cắm do vậy, kết cấu dây theo hãng cũng sẽ theo chuẩn này. Một đôi khi Bác cũng thấy ở các đời máy công suất lớn dùng phích cắm và ổ cắm chuẩn NEMA 6, thì cách kết nối dây bên trong cũng theo chuẩn type B này. 2 Chuẩn Anh (xử dụng ở các nước vốn là thuộc địa của anh như Singapore, Malaysia,..): Ổ và phích cắm 3 chấu type G. Ở chuẩn này cả 3 chấu hình chữ nhật. Kết nối dây trung tính và dây nóng ngược với chuẩn Bắc Mỹ (xem hình). Nếu lỗ vuông dây nối đất (Ground -G) nằm phía trên, hai lỗ vuông nằm song song bên dưới thì lỗ bên phải là dây nóng (L), bên trái là dây trung tính (N). Các dây và phích cắm của hãng có thể không cần đánh dấu vì đã thiết kế theo đúng chuẩn quy định, Bác cứ yên tâm mà cắm. Cái này Bác chỉ quan tâm nếu DIY ổ cắm và phích cắm cho mình thôi. Với các ổ cắm và phích cắm, bên ngoài Bác có thể không nhìn thấy (trừ ký hiệu dây đất) nhưng bên mặt trong của ổ cắm và phích luôn có đánh dấu G, L và N cho người kết nối. Với các phích cắm của Mỹ , họ còn nhuôm màu: vàng là L, trắng là N. Do vậy, khi Bác DIY dây và phích cắm, chỉ cần chú ý ký hiệu là xong.
Chia sẽ của bác Tamtam đã quá rỏ. Em xin chia sẽ thêm tài liệu của "chiên gia" VNAV về đề tài này. Em tin cái này giúp bác thông suốt : viewtopic.php?f=35&t=16777&start=75
Em thấy thì ko mấy quan tâm đến tròn, dẹt nhưng cứ nôm thế này: Quay chiều phích, ổ cắm sao cho: 1 lỗ nằm riêng hướng xuống dưới (giống kiểu rơi xuống đất :mrgreen: - giống hình trên) là masss hehe, 2 cái còn lại cái nào gần tim là nguội (neutral) cái nào xa tim là nóng (live) hic hic
Cảm ơn 2 bác: tamtam và qbho đã giúp em phân biệt rõ hai chiều (+ -). Điều còn lại là điều chỉnh dòng điện ổ cắm đầu nguồn nhà mìnhcho đúng thôi các bác nhỉ.
Trong topic Nguồn điện &dây nguồn thì các điều cần nói đã được các bác nói hết cả rồi nên tôi chỉ...lượm mót tí: - Đầu cắm dây nguồn được cắm thật chặt vào ổ điện nghe...hay hơn cắm bị lỏng lẻo ! - Hai đầu cắm của dây nguồn được chống rung kỹ ( có thể chêm mouss , gỗ ,treo , dùng phụ kiện chống rung v.v...) nghe...hay hơn để tự nhiên ! - Ổ cắm 3 chấu ( có tiếp địa ) nghe...hay hơn ổ cắm 2 chấu ( dĩ nhiên không có chỗ tiếp địa ) Hết tập 1 !!!
Ôi cái tô pích này..... :x ..... :shock: ..... :x Ông nào đọc xong đi mua mấy cái dây bass long lanh với treble uy lực của các Ngài : Củ Chuối, qhbg, Ngài Xà Phòng ...Ngài..... giá nhiều $$$ thì đung là đồ :x :lol:
Bác Trinh_anmhtu ơi, em đọc đến đoạn này của bác thì em rối rồi... vì em cũng đọc 1 số bài post trên shop của ngày YS (cụ thể bài nói về cọc mass và đi dây mass) thì nói là lồng Faraday thu nhiễu. Vậy thật ra là thu hay ngăn ạ? Mong bác khai sáng giúp em chổ này. Tks bác nhiều!
Em cũng đang loay hoay cái vụ dây nguồn này thấy bác nói vậy chắc cũng phải thử Furutech một phen xem thế nào. Bác chủ topic đã nói về phần tiếp mát và hiệu quả của nó thì em thấy rất đúng trong trường hợp của em. Sau khi cắm đầu cắm cổ thay đổi âm ly, rồi pre-pow, rồi bịt bớt lỗ thông hơi của loa mà nghe vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó...một ngày nọ em lọ mọ mua sợi dây điện 1 lõi về nối mass trực tiếp vào hệ thống thì thấy hiệu quả thật bất ngờ, lúc đó cảm giác thật sung sướng, cứ như mình đã tìm thấy một chân lý ấy các bác ạ. giờ thì em chỉ còn loay hoay tí dây dợ nữa là ổn.
Cái này nhiều cao thủ đã bàn và cho ý kiến rất đúng đắn ! Nhưng trường hợp của em thì em tâm phục khẩu phục luôn các bác à. Hiện tại ở nhà em cũng có một bộ dàn GM70 SE chơi với loa CF12" với gu âm nhạc của em chủ yếu nghe vocal là chính còn thình thoảng cũng nghe nhạc vàng. Lúc mới chưa có dây nguồn, bộ lọc nguồn và cái vụ tiếp mát em nghe thì thấy thường thường thôi các bác à. Sau khi nghiên cứu em chạy lên bác Dũng Trương định mua bộ lọc nguồn và cái vỏ hộp ổ cắm về nhà thi công một bộ nguồn có lọc về nhà cắm thử vào nghe thấy khác rõ ràng bass sâu, trung âm ngọt hơn hẳn. Còn cái vụ tiếp mass lúc xây nhà mấy anh thợ có nói nhưng em ỷ thế mình có CB chống giật nên không thi công sau khi có ổ cắm kèm lọc nguồn chưa có mass nên em mới lấy tạm mũi khoan bê tông khoan xuống nền gạch và thi công tạm cọc mass nối đất sau khi hoàn chỉnh đấu nối vào hệ thống thì các bác biết rồi hệ thống của em nó nâng tầm lên hẳn, nghe hay hơn lúc trước nhiều. Hiện tại hôm nào em đi mua cọc nối mass chuẩn và thi công lại chắc sẽ ổn các bác nhỉ ! Vài dòng chia sẻ mong gạch đá đừng bay tội em !
Chúc mừng bác đã tìm thấy chân lý , vậy nên em nghĩ để set up một bộ giàn hay các bác nên có phần nguồn điện ổn định, nối mass cho hệ thống trước rồi hãy tính đến chuyện phối ghép với amp này đầu CD kia. Vài dòng chia sẻ
Cám ơn các bác ! Có điều này em muốn tham khảo ý kiến các bác ? Hiện tại em có khoảng 10 mét dây tín hiệu (mời các bác xem hình) dây tín hiệu này có 10 sợi (2 sợi 0,5mm; 8 sợi x0,3mm) được bọc 3 lần giáp chống nhiễu bao gồm: lớp ngoài là lớp vỏ cao su, đến lớp giáp đồng, đến lớp cao su tiếp theo, giáp chống nhiễu cho từng cặp (5 cặp) đến lớp giấy bạc sao đó đến dây cáp theo từng cặp. Không biết loại cáp này em có thể thi công dây nguồn cho hệ thống Audio nhà em được không ? Với phương án của em đưa ra là: - Dây nguội: 2 sợi 0,5 + 1 sợi 0,3 = 1,3mm - Dây nóng: 5 sợi 0,3 = 1,5mm. - Dây mass: 02 sợi 0,3 = 0,6mm Không biết phương án này có được không các bác ? Em đã mua đầu jắc cắm các loại để thi công 3 dây nguồn mỗi sợi 1,5 mét !?