Một khi người nghe nhạc để tâm đến "NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN" là bởi vì họ muốn giấu đôi loa sau "cánh gà" của sân khấu. Họ lim dim và họ tận hưởng một sân khấu âm nhạc thực thụ. :roll:
Đầu xuân năm mới em xin được chúc các bác và toàn thể anh em một năm mới an khang thịnh vượng và tràn ngập niềm vui.và nhân tiện bác nào biết về món này giúp em với.em được anh bạn tặng một cái bảo vệ quá áp EVR-AH-500 nhưng em không biết đấu dây vào ra như thế nào,vì em thấy có nhiều cọc đấu dây quá.các bác xem ảnh rồi tư vấn giúp em nhé.thanks các bác.
Chào đ/c, theo mình chuẩn nhất đ/c nên liên hệ trực tiếp với Dũng Audio. Dũng có chuyên môn tốt, kinh nghiệm nhiều khi sử lý thiết bị điện trong hệ thống audio. Chúc đ/c năm mới mạnh khoẻ nhé
@Vuanhchien chụp lại ảnh EVR-AH-500 (phần đề can) dán trên thiết bị, và phần cầu đấu cho rõ nét hơn, có như vậy mới dễ bề tư vấn. Đầu xuân được bạn tặng đồ chơi, vui, vui.
Em cảm ơn bác tvt61 và bác thai64 năm mới em chúc các bác mạnh khỏe,hạnh phúc,thành đạt.Tối về em chụp lại ảnh các bác bớt chút thời gian giúp em nhé.Em nó tuy hàng của hồ cẩm đào nhưng nhìn cũng hịn phết,bỏ không cũng tiếc các bác nhỉ.
@ Vuanhchien. Theo ảnh chụp thì có thể luận thế này về EVR-AH-50. 1, Là rơ le bảo vệ cao điện áp, phạm vi bảo vệ điện áp từ (0V đến 500V)AC- xoay chiều. 2, Có 2 Rơ le (R1, R2), tiếp điểm có thể chịu được 7A /250VAC hoặc 7A / 30VDC (tải điện trở). 3, Màn Led phía trên chỉ thị giá trị thực tế. Màn led phía dưới chỉ giá trị điện áp cài đặt. - Số 1,2 chân nối với nguồn điện cần bảo vệ, cần đo - (chỉ thị điện áp như 1 Vôn kế AC). - Số 3,4,5 là chân của (rơ le R1) 3 với 4 là 1 cặp tiếp điểm thường mở. 5 với 4 là 1 cặp tiếp điểm thường đóng. 4 là chân com1. - Số 6,7, 8 là chân của (rơ le R2) 6 với 7 là 1 cặp tiếp điểm thường mở. 8 với 7 là 1 cặp tiếp điểm thường đóng. 7 là chân com2. - Số 9, 10 chân nối với nguồn điện nuôi (110VAC đến 360VAC) cho EVR-AH-50 hoạt đông. Rơ le EVR-AH-50 được sử dụng thích hợp cho mục đích cụ thể, phù hợp với những tính năng của nó. Một sự chia sẻ nho, nhỏ.
Cảm ơn bác "thai64" nhiều.nhưng bác ơi cụ thể thì em đấu như thế nào ạ.điện vào thì đấu vào cọc số mấy và ra thiết bị thì đấu vào cọc số mấy ạ.em rốt món này bác thông cảm.
@ Vuanhchien. Về nguyên tắc là được, nhưng tiếp điểm của rơ le (R1,R2) trong EVR-AH-500 chịu được phụ tải Max 1000W (5A/ 220VAC). Vì thế nếu "Em định dùng em nó để bảo vệ quá áp cho hệ thống audio" thì nên dùng tiếp điểm của rơ le trong EVR-AH-500 để điều khiển (đóng,cắt) một rơ le khác-rơ le phụ tải có tiếp điểm chịu được dòng cao hơn (30 đến 40)A. Em gặp trực tiếp với người có chuyên môn về điện, họ sẽ thực hiện một cách chuyên nghiệp (đấu nối và cài đặt các tham số trong EVR-AH-50) thoả mãn ý định của em. Chúc Vuanhchien vui với món quà EVR-AH-500.
Dạ,em cũng đang muốn dùng EVR-AH-500 làm nhiệm vụ đúng như bác nói đấy.nếu có thể bác gửi cho em xin cái sơ đồ lắp EVR-AH-500 vào HT nhé.năm mới chúc bác cùng gia đình mạnh khỏe thành đạt và thật nhiều niềm vui.cảm ơn bác nhiều.
Chào đ/c Vuanhchien, mình nghĩ bạn nên trao đổi với Dung audio cho chuẩn loanh quanh làm chi cho mệt. Đồ điện không phải cứ lắp vào sử dụng là xong đâu, là hiểu biết đâu. Vậy mới có câu : lằng nhằng dây điện...... :arrow:
Đồng chí này có lẽ chưa "điên nặng"...Vuanhchien hỏi về EVR-AH-500 tôi đã trả lời rõ và thống nhất quan điểm sử dụng. Têt ra tôi bận, nên chưa có thời gian ngồi tk sơ đồ đấu dây...chơi Audio cứ từ từ, đấu dây điện không lằng nhằng...đ/c rõ rồi đấy :lol: Nếu ở Hà Nội, đến chơi với tôi, sẽ song liền trong chưa đầy một bản nhạc...Hà Nội không vội được đâu :lol: Chơi với dân điện không "điên nặng" mới là lạ
Cảm ơn bác "tvt61"và bác "thai64"nhiều.Đầu năm chưa có việc gì mấy nên em muốn tự tay ngiên cứu và làm vụ này cho vui.vì thấy bảo EVR-AH-500 có thể đặt được ngưỡng bảo vệ quá áp nên em muốn dùng nó để điều khiển đóng ngắt cái rơle tổng cho nguồn.như vậy trông có vẻ hiện đại và an toàn hơn cho hệ thống audio bác nhỉ.vụ này em cũng không vội nên lúc nào có thời gian bác ngiên cứu giúp em cái sơ đồ dây dẫn nhé.nếu có thể bác cho em xin số ĐT của bác để em tiện trao đổi.Tks bác nhiều.
Vì đây là diễn đàn NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN của VNAV, nên tôi trao đổi và chia sẻ với Vuanhchien về EVR-AH-500 một lượng thông tin vừa đủ, bằng kiến thức của mình, không chỉ trỏ... :arrow: Trong tự động hóa về điện, các thiết bị điện tử và kỹ thuật số như EVR-AH-500 được sử dụng phổ thông và rất hữu dụng. Thiết kế và lắp đặt để dùng EVR-AH-500 trong mạch điện tự động cung cấp, bảo vệ nguồn điện cho hệ thống Audio là ý tưởng hay và đúng Thanks.
Em hiện đang làm đg dây riêng từ đồng hồ điện vào ổ cắm tổng của hệ thống. Các bác vui lòng tư vấn giúp em loại dây phù hợp. Thanks all.
Theo ý kiến riêng của mình thì bác cứ đi bằng dây điên giống như từ cột điện vào nhà bác còn tất cả tiền bạc,đàn dược,súng ống,lúa thóc dành cho audio thì nên bắt đầu từ ổ cắm tổng của hệ thống mà thôi.vì đoạn dây đó nếu đầu tư bằng dây for audio thì cũng chỉ là loại dây thường thôi nhưng vẫn có hiệu ứng cộng vào với hệ thống của bác sau này nhiều khi khó set up hệ thống.
Bác làm điện tốt trước rồi sau đó dàn cỏ kêu cũng hay ah. Câu "bộ audio phải chuẩn" mông lung lắm, chuẩn tham chiếu trên tiêu chí nào? Thể loại nhạc?
Các bác cho hỏi bình thường chân cắm đất ở ổ điện tường không có điện (dí bút điện không đỏ). Nhưng khi em cắm ổn áp vào thì chân đó lạ cuất hiện điện (bút điện đỏ), và tất cả các máy cắm sau ổn áp gí bút điện vào vỏ đều đỏ. Các bác xem cho em đó là điềm gì vậy.
Vừa qua em có mua 2 chiếc cầu chì 1 cho cd,1 c cho âm ly,kết quả em cảm nhận được là rất hay,ko khác gì bạn thay dây nguồn,bass uy lực hơn,tiếng rộng hơn và nét hơn