Chữ ký của bác cũng có thể nói lên điều này . Ai muốn tốn nhiều dây dợ ... Để khác thì tuỳ Trong đó chắc có thể ko có em Em ko bảo vệ linn smps vì công nghệ thay đổi nên chưa có chuẩn . Cái em nể họ là họ làm nguồn smps vốn dĩ áp dụng cho sản phẩm bt nhưng họ nghiên cứu & có sự đầu tư khác nên họ đang thành công với triết lý của họ về nguồn smps Nếu nói dây nguồn , điện ,bacl là tiêu chuẩn audio vậy tại sao khi cắm vào smps lại bt ? Đáp tuyến dòng xử lý biên độ dao động dòng điện & phản ứng nhanh với hiệu xuất mới là vấn đề trong phát lại audio Em ví dụ như sau cho dễ hiểu : Một cái bể nước to nhưng gắn vào cái vòi nhỏ chỉ mạnh hơn so với cái bình bé do áp xuất nước . Nhưng nếu gắn máy bơm vào hút thì nước sẽ mạnh hơn mà chẳng cần cái bể chứa nào cả
@: quốc đạt Thì bác nhắc nhở mình ...qua topic khác chơi còn gì Đôi khi nhắc nhở đôi lần . Chứ em chả theo dõi diễn biến cuộc chơi ... Chưa thấy đích làm gì cảnh audio đam mê nên em ... biết đôi chút kiểu chơi bỏ thì lăn tăn mà nâng thì ... Tốn . Khi đã đã hiểu ra thì lệ phí audio đã lên con số nhiều , ngoài tiền thì sự xao nhãng trong công tác mới là vấn đề cần chỉnh đốn lại Đơn giản vậy thôi . Cách chấp nhận cuộc chơi audio chạy theo hay tạm dừng khác nhau là ở chỗ đó
Bác kg bảo vệ Linn nhưng bác nể Linn và bác hiểu được họ có đầu tư và thành công với SMPS! Vậy là bác đã thấy và tin những gì họ PR về công nghệ của họ. Mâu thuẫn quá, em đi uống bia đây Thân chào!
Có thể bác đang kỳ vọng vào e R1 nhiều quá thành ra hơi "vội" kết luận vì là phụ kiện nên 1 mình nó ko thể mang lại 1 hiệu ứng lớn cho hệ thống nhưng tổng hoà các phụ kiện nếu ghép tốt sẽ giúp cho những thiết bị chính phát huy được những sở trường vốn có, giống như bác làm dây IC Transparent super MM2 đầu jack WBT đồng & Audio Note bạc AN-P tại sao bác ko làm luôn tất cả cùng 1 loại jack? chắc bác rõ hơn e, vậy thì ổ cắm cũng vậy 1 mình nó ko thể có hiệu ứng lớn nhưng kết hợp với dây đi kèm ổ cắm, mặt ổ cắm, hộp ổ cắm thì lại khác, mỗi loại phụ kiện có những đặc tính riêng cùng là mặt carbon nhưng mặt carbon Oyaide cân bằng chặt chẽ còn mặt carbon của Furutech lại mạnh mẽ, độ động tốt hơn cho nên biết đặc tính của từng loại ta sẽ có những phối ghép để cho ra những kết quả như ý muốn dây nào kết hợp với mặt nào, ổ cắm nào để bổ xung cái chúng ta đang cần, ví dụ bộ của e đang nghe chi tiết nhưng tiếng mỏng e cắm vào ổ cắm Mit dây dẫn trước đó Dh labs mặt carbon Furutech, cần sự chặt chẽ đều giải e dùng dây Mit Magnum, mặt Oyaide, chi tiết e dùng dây Cardas, Belden... hiện e đang dùng Mit, Cardas, Belden, Dh labs nên tạm thời chỉ biết thế. @vinh67 ổ cắm Hubbell có rất nhiều model và xuất xứ khác nhau đều là Hubbell xịn nhưng được sản xuất ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Hubbell ko có dòng sản phẩm nào cho Audio nhưng 1 số hãng làm thiết bị nguồn lớn như Mit, Ps audio, Richard, Synergistic dùng 1 số model cho sản phẩm của họ chắc phải có lý do?
Cám ơn câu hỏi bác đã đặt ra. Nhờ đó em có cơ hội giải bày cái gọi là triết lý chơi audio của em. Học đại học chắc ai cũng phải trải qua những giờ phút ngán ngẩm với môn triết (trừ những người theo chuyên ngành triết, em xin nhấn mạnh là môn triết chứ không phải là triết học). Tuy nhiên sau khi học sau ĐH ở nước ngoài về, em phải học bổ sung triết học vì chương trình ở nước ngoài không có môn này để đủ điều kiện bổ vào ngạch GV. Ở giai đoạn này thì em lại phát hiện triết học rất hay và ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, giúp em có được cái gọi là "thế giới quan" và "nhân sinh quan". Trong triết học có nói "thực tiễn là thước đo chân lý". Có bao nhiêu người đã biết câu này và trong số đó có bao nhiêu người đã hiểu và vận dụng được câu này, và trong số đó lại có bao nhiêu người có thể vận dụng được câu này vào việc chơi audio? Mỗi người đều có cách chơi riêng, người thì tập trung sức của mình vào bộ loa khủng vì cho rằng loa là yếu tố qyết định, những thứ khác là phụ, tiền loa chiếm 70-80% bộ dàn. Có người thì cho rằng amp là cái quan trọng hơn, có người cho là đầu phát là cần đầu tư nhiều, có người cho là nguồn là quan trọng, lại có người cho là dây dẫn là quan trọng. Ở từng giai đoạn chơi từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ, mỗi người đều từng có lúc cho cái này quan trọng, qua một giai đoạn khác lại cho là thứ kia quan trọng hơn, cứ thế, chúng ta đi tìm kiếm chân lý audio riêng cho mình. Nhưng thật sự tất cả những thứ đồ vật đó là phương tiện, không phải là mục tiêu. Vậy mục tiêu khi chơi audio là gì? Nếu chưa rõ thì ta còn cảm thấy thế giới audio này mênh mông lắm (Ở đây em chưa bàn về mục đích chơi audio, mà chỉ mới bàn về mục tiêu chơi audio). Một câu hỏi cơ bản khi chơi audio đó là: Audio như thế nào là hay. Tùy tai nghe của từng người. Em chỉ muốn chia sẻ quan niệm và cách chơi của em và không nghĩ rằng đó là cách duy nhất đúng, mỗi người đều có thể đạt được mục tiêu của mình bằng nhiều cách và phương tiện khác nhau. Trở lại câu hỏi audio như thế nào là hay, em vận dụng được triết học vào việc chơi audio ở chỗ này "thực tiễn là thước đo chân lý". Hệ thống audio của em phải cho em cảm giác âm thanh phát ra không phải là một cái gì máy móc, mà là thứ âm thanh gần với sự thật. Âm thanh thực tế phát ra từ cây đàn piano, violin, guitar ... cho tới bộ gõ chính là thực tiễn đo chân lý audio của em. Việc đi nghe nhạc unplugged, nhạc thính phòng, nhạc cổ điển, nghe live kể cả với nhạc cụ điện tử sẽ cho em cảm nhận thực tiễn là gì (cảm nhận thực tiễn này cũng tùy tai mỗi người) từ em dùng cái thưc tiễn này để đo lường chân lý độ hay của bộ dàn audio. Chân lý độ hay của bộ dàn audio lại tùy thuộc vào khả năng chơi của em. Một cây đàn guitar 3 trđ nghe khác với cây đàn 10 trđ và rất khác với cây đàn 200 trđ. Piano cũng thế, 3000$ nghe khác với 10.000$ và rất khác với 200.000$ (chỉ nhạc viện mới có, chưa thấy gia đình nào mua cái này, xe sang thì người ta mua nhiều). Nếu đầu tư 100 trđ làm bộ dàn mà đòi nghe hay như piano 100.000$ người khác sẽ cho là hoang tưởng nặng, nhưng nếu đặt mục tiêu nghe tiếng piano được chừng 90% của cây piano 3000$ là một mục tiêu khả thi. Nếu đầu tư bộ dàn lên 200 Trđ thì có thể đặt mục tiêu nghe hay như piano 5000$ cũng khả thi. Còn nếu đầu tư bộ dàn 500 trd thì có quyền mơ đến chất âm piano bộ dàn phát ra phải hay gần bằng đàn piano 10.000$. Có những người đầu tư bộ dàn 50 trđ, nghe tiếng guitar hay hơn tiếng guitar của cô bé hàng xóm là mãn nguyện lắm rồi, chân lý đạt được qua thực tiễn chứng minh. Nhưng thực tế, chúng ta đầu chỉ nghe 1 nhạc cụ, nhiều thứ nhạc cụ phát ra cùng lúc, kết hợp với nhau, kết hợp với giọng ca, và kết hợp cả với nhạc cụ điện tử và cả những âm thanh trong đời sống (vd như Pink Floyd), cho nên độ hay không chỉ giới hạn ở âm sắc như trường hợp độc tấu, mà còn rất nhiều khái niệm trừu tượng khác như hòa quyện, tách bạch, lớp lang, trước sau, xa gần, cân bằng, chính phụ, hài hòa, focus,... và do âm thanh tái tạo nên có thêm những khái niệm tĩnh, trong, mộc ... Tới đây thì bài toán trở nên phức tạp. Thực tiễn lúc này không phải là tiếng đàn guitar, piano hay violin của mấy đứa nhỏ ở nhà hay chương trình độc tấu ở nhà văn hóa, nhạc viện nữa, mà phải là các chương trình thính phòng, cổ điển, giao hưởng, ballet, rock ... hay đơn giản là cafe nhạc trio, quartet ở các khách sạn 4 sao hay 5 sao. Cậu em làm chung và chơi chung, mới chơi audio khoảng 1 năm trở lại đây,với sự tư vấn của em đã có bộ dàn 100 trd mà nhiều bác tới nghe phải giật mình. Cậu này được cái 1-2 tuần đi nghe nhạc trio và quartet ở các khách sạn lớn như một thói quen, cho nên tiếp cận chân lý audio kiểu của em rất nhanh. Hiện nay chơi audio điều em quan tâm là tính tự nhiên, trung thực. Phải mất khá nhiều thời gian em mới ngộ ra tự nhiên nó là cái gì. Trở lại vấn đề bác nêu, gắn thêm ổ cắm R1 thứ nhì tiếng nó sáng thì cân lại bằng một hay một vài các khác như bác có gợi ý. Cái việc cân bằng kiểu này em đã làm nhiều rồi cho nhiều thiết bị audio. Nhưng bây giờ chân lý em đã đạt tới, rồi xa nó bằng những phiêu lưu thiết bị và phụ kiện audio, rồi lại đạt được chân lý ở mức cao hơn, rồi lại xa nó và lại tới gần lại chân lý một lần nữa, cái trải nghiệm tiếp cận này xảy ra khoảng gần 2 năm qua cho em một kinh nghiệm đơn giản. Lấy ví dụ thật đơn giản để các bác dễ hình dung. Nồi cá kho em lỡ cho hơi nhiều nước mắm, để cân bằng lại thì em cho thêm đường, may mắn nó đỡ mặn thì tốt, vừa ăn. Nhưng có vị sư phụ ẩm thực tới nhà ăn một miếng lại nói: cá kho nêm vừa ăn nhưng gia vị hơi nhiều, vị cá tự nhiên mất gần hết! Gia vị thì cần thiết, nhưng không cần phải quá nhiều. Nguyên lý cân bằng em đã thấm rất nhiều (chú ý cái phòng ảnh hưởng ghê gớm!), nay cái sự tự nhiên lại làm khổ em. Đơn giản nhưng khó đạt vì lòng tham của mình! Một lần nữa xin cám ơn bác superlazy đã đặt ra vấn đề và làm em nhớ lại việc em muốn chia sẻ mà chưa có cơ hội giải bày bấy lâu nay Chúc các bác khởi đầu một tuần mới thật vui vẻ và thật hiệu quả !!!
Phần lớn cảm quan của người không học nhạc luôn khác biệt với người học nhạc ở chỗ, họ đánh giá sai yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy quan điểm của e không chọn môn triết, e chọn học nhạc, và e vẫn đang học ạ. Dù sao thì quan điểm triết - nhạc của bác rất hay, rất mới lạ để tham khảo.
Cảm ơn bài viết của bác hoangtrong, lại một bài viết rất hay nữa của bác! Với thế giới văn minh phương Tây, thì họ xem triết học chính là mẹ của tất cả các môn khoa học khác. Nó khuyến khích tư duy độc lập, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, chiêm nghiệm, đánh giá, phản biện, nghi ngờ,... Vì lẽ đó ở một số nơi môn khoa học này trở nên quá nguy hiểm; nên nó bị nhào nặn, băm chặt, chọn ra đầu thừa đuôi thẹo, để bóp méo thành một thứ mà người học phải ngao ngán và thành kiến.
Một phản ví dụ: cậu em mới chơi audio nhắc ở trên không học nhạc nhưng cảm thụ thẩm mỹ cực tốt, đơn giản là cậu ta là nhà thiết kế đồ họa, dân chơi nhiếp ảnh và làm nghề nhiếp ảnh, em đã phân tích cho cậu ấy những sự tương tự trong cách chơi nhiếp ảnh và chơi audio mặc dù em cực kỳ amateur về nhiếp ảnh. Vạn pháp quy tông nên không học nhạc cũng có thể cảm thụ âm nhạc rất tinh tế (em thì có học nhạc chút chút, đã từng chơi trong ban nhạc của lớp và của khoa thời xa lắm rồi!) Thẩm mỹ rất vô cùng nhưng cũng rất đơn giản. Cũng dân hội họa người thì rất thích Picasso, người thì không thích chút nào, không thể nói người không thích Picasso đánh giá sai thẩm mỹ. Thẩm mỹ là khái niệm trừu tượng và mỗi người đều có chân giá trị của mình do hoàn cảnh sống, không nên lấy chân giá trị thẩm mỹ của mình đi đo chân giá trị thẩm mỹ của người khác và nói họ sai. Cũng giống như những nhà nghiên cứu khoa học khi tranh luận nảy lửa với nhau thì có Ontology (nhận thức luận) để giải thích, mỗi người đều có cách tiếp cận riêng để đi đến nhận thức, bên này không thể bài bác bên kia. Triết học không xa xăm như nhiều người nghĩ, nó hiện diện trong tất cả mọi thứ xung quanh ta. Nhiều nhà hiền triết thời xa xưa chẳng bao giờ đi học triết học nhưng họ đóng góp lớn hay thậm chí tạo ra cái ngày nay chúng ta gọi là triết học. Triết học hiện diện trong cách chúng ta suy nghĩ, tranh luận và giao tiếp. Hy vọng tới một ngày nào đó những trải nghiệm trong cuộc đời sẽ làm cho bác chiêm nghiệm đươc ý nghĩa của triết học trong cuộc sống và cả trong nghề âm nhạc
Đèn trong cái avatar của bác ngày càng mờ, có vẻ càng ngày bác càng đi vào âm đạo, ý lộn ma đạo :mrgreen:
E đọc và hiểu bác nói gì, nhưng góp ý nhỏ thôi là triết tốt mà nền thiếu, bác nên tập trung thêm môn "critical thinking" để khỏi phạm nhiều lỗi ngụy biện trong phản biện. E muốn phản biện giữa người học nhạc và nhiếp ảnh gia bài Thu ca-điệu ru đơn của Phạm Duy, điểm chung nhận ra rất dễ và rõ ràng với người học nhạc là Phạm Duy chịu ảnh hưởng của Vivaldi trong tổ khúc bốn mùa, những quãng hai và luyến liên tục được sử dụng trong đoạn allegro mùa Thu được tái sử dụng trong đoạn mở đầu, nỗ lực kết hợp kỹ thuật Vivaldi về violon cho Thu ca-điệu ru đơn.. nhưng dân nhiếp ảnh, họ nói nó là gì khi tuyên bố tôi tinh tế trong âm nhạc? tôi cảm thấy trong âm nhạc? Vì vậy, thật khó cho chúng ta nếu chỉ dừng ở chỗ các bạn cảm thấy thích, quan điểm riêng, sẵn sàng đuổi người ta đi chỗ khác chơi trong khi vấn đề nếu giữ riêng thì ko ai ý kiến mà đưa ra bàn luận thì nó là vấn đề chung mà lại ko nói chuyện trên nền tảng chung, từ chối mọi quan điểm phản biện không đồng tình.
Chào các bác Nghe các bác đàm đạo chia sẻ về nguồn điện và dây nguồn, em cũng tranh thủ xin có ý kiến: Theo em tất cả các thiết bị liên quan đến audio, khi thay đổi thành phần nào đó đều có thay đổi đến âm thanh, có thể tốt hơn, hoặc xấu đi. Cá nhân mình cũng đã cắm rút rất nhiều nên khẳng định dây nguồn, ổ cắm, làm thay đổi âm thanh. Có những thay đổi ít tiền mang lại hiệu quả lơn, nhưng phần nhiều phải tốn xiền để thay đổi 1 chút xíu như mong muốn. Vậy nên tùy cơ gắp mắm, tùy khi ngứa ngày nữa. Không biết các bác thế nào chứ, mình có tật rất xấu là nếu đã để tâm định múc cái gì là nó cứ thôi thúc trong đầu, phải mua bằng được, khổ thế đấy.
Màu xanh biển: Critical thinking đòi hỏi hiểu và nắm chắc khái niệm và lỗi ngụy biện liên quan đến việc đánh tráo khái niệm. Ví dụ như "đường "cong" mềm mại", "cầu tạo hình chữ V chứ không sập" (http://baophapluat.vn/nhip-cau-cong...-cau-tao-hinh-chu-v-chu-khong-sap-156624.html. Ở trong topic này mọi người đang bàn về việc sử dụng phụ kiện phần nguồn và dây dẫn làm sao tái tạo ra âm thanh như mình mong muốn, và mỗi người đều có cái chuẩn của riêng mình trong việc tái tạo ra âm thanh phù hợp với tai nghe của mình nhất. Ở đây đang nói về audio (âm thanh) không phải là music (âm nhạc). Và mọi người đang nói về cách để tái tạo âm thanh chứ không nói đến việc sáng tạo ra âm thanh. Cho nên khái niệm sáng tác âm nhạc lại càng xa. Cho nên trước hết cần hiểu mọi người đang bàn về khái niệm gì. Một người có thể không sáng tác ra âm nhạc nhưng biết thưởng thức âm nhạc. Một nhà phê bình âm nhạc có thể không sáng tác tốt, một nhà sáng tác tốt có thể không phê bình tốt. Một người không làm ra âm nhạc nhưng có quyền hưởng thụ âm nhạc và có quyền phê bình âm nhạc từ góc nhìn cá nhân của người đó. Các nhà phê bình âm nhạc không thể nói "chúng tôi có chuyên môn nên phê bình âm nhạc chỉ chúng tôi được làm, mọi người không được phê bình". Các ông bình luận viên bóng đá nói "chúng tôi có chuyên môn về bóng đá chỉ có chúng tôi được quyền tường thuật bóng đá, mọi người không được hay không nên bình luận". Các nhà báo nói "báo chí là chuyện chuyên môn của chúng tôi, mọi người không nên đưa tin hay làm nhà báo tự do" ... tất cả những gì phi chính thống coi như vớ vẩn ??? Ở đây đi đến việc lý luận sáng tác hay phê bình âm nhạc thì đã quá xa chủ đề chính. Những người trong topic này chắc không ai có vọng tưởng đó. Nhưng việc nói không có nền âm nhạc để không nên nói về việc hưởng thụ và chia sẻ cách thức hưởng thụ thú vui audio cũng là ngụy biện vì đã đánh tráo khái niệm đang thảo luận. Chúng ta hãy dùng đúng khái niệm và thảo luận đúng mạch. Bạn có nền tốt về âm nhạc, điều này không giới hạn bạn cảm thụ cái hay cái đẹp trong điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh, phim ảnh, kiến trúc, trang trí, thời trang, trang điểm. Và bạn cũng đừng tự ti khi cảm thụ và chia sẻ về các vấn đề này nếu như bạn thực sự có trải nghiệm và hiểu biết theo cách của mình. Điều này cũng giống như như người có nền về hội họa hay nhiếp ảnh có thể vận dụng những nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực có nền tốt đó cho việc cảm thụ ở những lĩnh vực khác như audio hay thời trang. Nếu bạn muốn thì PM cho tôi hay cafe để thảo luận vui vẻ và thẳng thắn khi có thời gian. Đi sâu sẽ loãng topic không đúng nôi quy diễn đàn. Nếu muốn trao đổi về Vạn pháp quy tông trong việc thụ hưởng nghệ thuật thì bạn có thể PM cho bác yeubongco, nhân vật được nhắc đến trong thảo luận vừa qua. Bác này vận dụng được cái tinh tế trong nhiếp ảnh để tinh tế trong cảm thụ âm thanh (audio) chứ không tinh tế trong âm nhạc hay tinh tế trong sáng tác âm nhạc. Bác này cũng có nền tốt hơn tôi vì đã học đại học ngành mỹ thuật Tự cho mình có nền tốt và cho rằng người không có nền âm nhạc không nên nói, nói là ngụy biện cũng là một nhân sinh quan, và cái nhân sinh quan này sẽ thay đổi khi bạn tích lũy kinh nghiệm sống nhiều hơn. Ông bà ta đã nói "tuổi tri thiên mệnh", đến lúc đó bạn sẽ cảm thán ôi thời trẻ của mình ... Điều này xảy ra hay không tùy theo thái độ của bạn đối với cuộc sống. Chữ màu đỏ Bạn nên nói tới đúng người :lol: (tôi cũng không đồng ý với cách cấm thế này ) (thời trẻ tôi cũng rất bộp chộp, tôi thích tính cách thẳng thắn của bạn) Xin lỗi tất cả mọi người đang theo dõi topic vì đã dài dòng như thế này!
@Gửi bác Hoangtrong. Thai64 đã đọc bài viết: Triết lý chơi Audio của bác, tán thành một số quan điểm chung và ngưỡng mộ vốn hiểu biết thực tế trên con đường Audio mà bác đã đi và tiếp tục bước. Trong diễn đàn VNAV nói chung và trong NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN nói riêng, anh, em đa phần đều yêu âm nhạc và lọ mọ với đồ Audio...cho thỏa trí tang bồng. Nhân bài viết của Hoangtrong, Thai64 xin được có đôi dòng cùng tương ngộ. Tôi @ Audio. (Bài viết này, Tôi đã đăng bên Fan Linn, nội dung có chỉnh sửa cho phù hợp ) Những suy nghĩ, hành động, cảm xúc tư duy và những quan niệm sống của mỗi Con Người không giống nhau. Vì vậy sự cảm nhận về âm nhạc của mỗi chúng ta rất khác nhau. Một căn phòng nghe nhạc, được bài trí khoa học, với nhận thức về tầm quan trọng của những chương trình nhạc chất lượng và phù hợp với sở thích. Nguồn điện & dây nguồn...và rất nhiều đam mê khác. Có cần thiết phải đồng bộ các thiết bị và phụ kiện của một bộ giàn Audio ?…Những đồ dụng đó là sản phẩm của một cá thể, không ai giống ai. Ví dụ: để bác thấy cái Tôi của Tôi thế đấy. 1, Để nghe nhạc số thấy hay, hợp với sở thích và theo xu hướng chung. Tôi dùng máy tính Macbook Pro với phần mềm có bản quyền. - Chọn DAC DSD (hàng Châu Âu) chất lượng âm thanh cao, có chất âm sáng, phối ghép phù hợp với bộ Audio Linn và loa Linn. - Nguồn nhạc DSD có chất lượng cao, tìm ở đâu để chơi...chỉ có chúng bạn. Hãng Linn chưa có và cũng chỉ hỗ trợ cung cấp nguồn nhạc 24bit/192Khz. - Một số anh, em Fan Linn sau khi chơi các dòng CD: Mimik, Karik, Ikemi thấy chán, bỏ sang chơi DS Linn...có nhiều tiện ích hơn... Minh chứng cho điều đó là Linn bỏ không sản xuất đầu CDP... 2, Thiết kế Nguồn điện sạch, có hệ thống tiếp địa đảm bảo, dùng các loại ổ cắm Audio tốt và Dây nguồn chất lượng (thay dây nguồn theo máy). - Dòng Âm ly của Linn như Lk85, LK140 được trang bị Biến áp xuyến, cắm trực tiếp vào nguồn điện của nhà, thì không thể hay bằng cắm qua Nguồn điện sạch, đáp ứng dư thừa công suất...:roll: - Tôi bảo thủ có phần thiếu thực tế, bù lại có bạn bè trợ giúp…thế là cuộc cách mạng về dây nguồn. Bây giờ mỗi khi nghe tiếng trống cho âm Bass sâu, tròn lại nhớ đến bạn... :lol: Nếu có điều kiện thì tại sao không ? âm thanh sẽ chỉ có tốt hơn và thiết bị sẽ phát huy được hiệu suất cao nhất và đảm bảo an toàn về điện. 3, Thay dây tín hiệu, dây loa, rắc cắm, có tác dụng điều chỉnh cho âm thanh của đôi Loa tốt hơn và phù hợp với đôi tai của mình. Trước đây các loại dây loa như : K10, K20, K400 tốt cho loa Linn đời cũ như Index, Tukan. Katan, Ninka, nhưng nếu thay dây Linn K200 cũng cho đôi loa đó, ta sẽ thấy âm thanh trong sáng hơn, độ động tốt hơn. Tương tự như thay dây tín hiệu Linn đen bằng dây Linn siver. Đích cuối cùng của những giải pháp kỹ thuật là phải đáp ứng được nhận thức và sở thích của bản thân: Tôi cho rằng âm nhạc như là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Đối với tôi những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop, Chachacha, Disco… giúp cho ta tỉnh táo, năng động, nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Muốn trẻ đẹp, tâm hồn luôn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư ? Thì hãy đắm mình trong những bản Tango, vallse, Rumba … Nếu cần một không gian thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái, với những giai điệu đẹp, tiết tấu du dương, ta hãy chọn làn điệu Ballats, slow… Tôi đã đọc trong một trang báo, các nhà khoa học Mỹ còn chứng minh sự kỳ diệu của âm nhạc: Khi nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống. Nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Cuối cùng nếu bạn mất ngủ, tại sao không chọn một bản nhạc trữ tình, du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep. (Hoàng tử gặp Công chúa trong rừng...). Thay cho đoạn kết: Thai64 cảm ơn Hoangtrong, Quocdat, Superfarmer... và nhiều Anh, Em đã và sẽ tham gia xây dựng Forum NGUỒN ĐIỆN & DÂY NGUỒN. Cái Tôi hay, những sự sẻ chia kinh nghiệm thực tế quý là cách thiết thực giúp nhau nghe nhạc thêm vui và cuộc sống có thêm nhiều bạn. Trân trọng.
Nếu mod đi ngang qua thấy bài không phù hợp thì có thể tách thành topic mới. Em xin gợi ý tên topic: Bàn về triết lý chơi audio. Còn để ở khu vực nào thì không biết, mong đèn giời soi xét. Nhưng đừng để trong cafe audio :lol:
Bác nói thế làm em ngượng quá, bác cứ hiên ngang leo lên tầng 2 nhà em. Hình như bác công tác ở Q3, em và bác yeubongco thỉnh thoảng ngồi cafe audio Hi-end hay Overture làm việc và nghe pà con chém gió audio vui lắm, có gì hú bác ghé ra cơm trưa. Bác PM cho em số mobile nhé, cám ơn bác. Nhà em ở Bình Thạnh, cũng không xa Gò Vấp
Thời trẻ mình cũng y như vậy. Nhịn đói để mua băng nhạc "gốc" Hongkong ở khu Huỳnh Thúc kháng vào những năm 1982-1987. Hiện nay thì thích mua thì cứ mua, nhưng nhiều khi hàng về không thèm mở ra coi, không thèm lắp vào, tự thử thách bản thân bằng cách là coi như chưa có nó, luyện tính kiên nhẫn, khi bình tâm hay không có ham muốn gì mấy thì mới mở ra lắp vào trải nghiệm thử thì lúc đó cảm nhận mới khách quan.
Có mấy lần em ra đó mà gặp nhiều bác ăn mặc chỉn chu quá ngại làm quen vì dáng mình nông dân nên sợ mấy bác ngại khi em bắt chuyện hoặc ngồi chung dù cũng muốn giao lưu Nên thôi, lần nào ra đó cũng ngồi mình kg Chỗ đó đậu xe tốt nhưng em kiếm đường vào hơi khó Thân chào!
Cứ mặc cái áo thun trắng có in hình avatar Super Farmer lên, vào đó sẽ có người ngưỡng mộ và sà đến ngay :lol:
Quay lại vụ nguồn điện, bác nào đang chơi thiết bị đa nguồn điện thì nên thử chuyển về 220v thay vì 100v hoặc 110v. Hãy cảm nhận sự khác biệt, em đã thử và cảm nhận nền âm tỉnh hơn! Thân chào!
Cảm nhận của anh TranLuNhac kg sai, anh cứ tiếp tục chơi theo con đường của riêng mình! Chỉ cần một bộ combo mini cũng có thể nghe nhạc ok rồi và nghe được nhiều định dạng khác nhau như FM Radio, CD, MD, Cát-xét hoặc USB. Thân chào!