May quá có các bác ở đây nhân tiện cho em hỏi ké : em đang định làm 1 chú 6C33C nữa, nhưng vô tình có 1 cục nguồn quân sự ra được 570VCT 400mA, em muốn nắn giảm áp sao cho B+ được tầm 200V, kính nhờ các bác bày cho phải làm sao ạ ? Cảm ơn nhiều.
Chào bác Em cúng đang làm một con có áp B+ cao mà Uak chỉ cho phép 250 VDC Theo thiển ý em bác nên dùng ghép trực tiếp vào lưới 6C33C : tức là Ua-mas của tầng Drive sé khá cao và điện trở Rk của 6C33C rất lớn về giá trị và CS ( tói thiểu 60W ). Nếu không bác nắn và dùng mạch lọc CRC thì giá trị R của mắt lọc cũng cho kết quả tương tự .
Không dám dấu gì các bác, em định sau đèn nắn 3B22 sẽ chỉ có cuộn choke, sau choke mới có tụ, không biết có nên không nhỉ
Giải pháp 1 là: đem đổi cho em lấy cục nguồn thấp áp hơn :lol: Giải pháp 2 là: dùng choke input cho nó lạ kiểu
Giải pháp 2: Em nghĩ là sau khi hoàn thành cái máy đó phải đưa lên chương trình "Những kỷ lục Việt nam" các bác nhẩy ?!
Em cũng hữu tình được tặng 1 cục nguồn y chang ( sao mà mình với lão Via hay có các món giống nhau thế không biết :lol: ). Theo ý em thì với các cách nắn lọc thông thường thì kiểu gì cũng phải dùng đến chiêu " sụt áp ". Nếu không ở đèn Vavle, choke thì cũng là trở...nên kiểu gì cũng sinh ra nhiều nhiệt lắm=> em sợ rằng bác phải dùng tản nhiệt to như.....Aleph5 mới được :cry: . Theo những gì em được biết về 6C33C thì bác nên nắn bằng diot và .....cuốn cuộn nguồn khác sẽ tiện lợi hơn nhiều. Kính.
Tại bà con không có đèn nắn thứ dữ nên mới xài diode, chư cón 3B22 nhà em chạy được tới 1A mà. với lại cái cục nguồn lại có 1 cuộn 25V/7A/CT, không xài cho 6C33C thì phí quá. các bác nghĩ ra cách gì giúp em với. Kính
Chuyện lạ Việt Nam nhưng chuyện ... bình thường trên thế giới bác à :lol: Đặc biệt là trong trường hợp đèn 6C33C ăn dòng lớn thì dùng choke input là phù hợp. Em nghĩ anh Viagraless ra vẻ xxx ngơ hỏi thế thôi chứ thực ra tính kỹ lắm rồi :lol: @bác Via: tối nay em về lục lại cái file excel rồi gửi cho bác, đỡ phải tính toán chi cho mệt
Cái đó em nghĩ là giải pháp trong trường hợp bất khả kháng, điều kiện không cho mình chọn PA1 chứ nó thực sự đâu có phải là giải pháp tốt phải không ạ ? Nhưng suy cho cùng thì chi phí (dây + công) để quấn choke hay để quấn lại cục biến áp là gần như nhau nhưng hiệu quả (xét về "điện") em nghĩ PA1 là đúng đắn.
Ấy là em cũng đoán bác dùng 3B22 ấy chứ, bác lại có ý hạ điện áp xuống B+=200V nên em mới nói vậy. Còn nếu bác chơi theo ý anh Bacuc hay chị bachduong thì đâu cần hạ xuống đến 200V. Chúc bác thành công.
Cảm ơn bác, nhưng mà ý của bác Bacuc thì ngày xưa em thử rồi, với đèn 6C33C mà sài nối trực tiếp và có trở thoát cathod thì dám cháy nhà lắm, huh huh
Thế thì em mới nói là nó nóng lắm. Kể cả chơi kiểu choke input như ý kiến của chị Bạch dương thì kiểu gì cũng phải làm tản nhiệt cho Rk như thường. Em có ý này bác xem có được không nhé. Bác chơi 6C33C theo kiểu như SRPP , mỗi kênh 2 quả, rồi cho out bằng OPT như thường thì có lẽ không cần giảm áp tẹo nào cả.
Cứ thử cho cái choke vào ngay sau đèn nắn đi bác, em biết bác có con choke 2H/400mA ngon lắm mừ. Cuộn đốt tim thì không thể nói gì khác là cực tuyệt vì 6C33C nếu mắc đốt tim kiểu nối tiếp cho 2 quả là cần vừa đúng 25.2 V với dòng xấp xỉ gần 4A dòng và áp đốt tim vừa đủ cấp cho 4 quả 6C33C nếu muốn ráp PP. Theo thử nghiệm thực tế của em, nguồn AC 640VCT sau khi qua đèn nắn GZ34 với tụ 47uF có giá trị ổn định khi có tải là 350V DC, tuy nhiên khi em thêm vào một cục choke 3H ngay sau đèn thì điện áp DC chỉ còn 250V DC và nếu cục choke này để gần biến áp nguồn còn dzui hơn nữa, nó rung bần bật, điện áp AC trước khi vô đèn bị sụt và so le đột biến, từ 640VCT nó trở thành 30V-0-250V. Bác nào không tin thử là biết liền.
Cũng đâu có sao bác Kien_tubeaudio. Em biết chắc chắn bác Điền Bá Via nhà ta không chỉ có duy nhất 1 cuộn như vậy, thế thì chơi monoblock cũng được mà. Hơn nữa đằng nào cũng cuốn thêm cuộn đốt tim cho 3B22 thì cuốn thêm 1 cuộn đốt tim cho 6C33C nữa cũng đâu có quá bất tiện. @ Bác Via : 1 tạ biến áp gồm mấy cục bác đã cuốn lần trước liệu có dùng được cho dự án lần này không vậy.
Không hiểu các bác có vấn đề gì với áp đốt tim 25VCT / 7A cho 2 đèn 6C33C ? Ngay cả khi dùng cục nguồn này làm monblock thì áp đốt tim vẫn ok.
Nếu định chơi choke input cho đèn vavle thì sau đấy cũng cần phải có 1 mắt lọc C-L-C nữa mới ổn. Nếu chỉ chơi mạch L-C thì sẽ bị hum khá nhiều. Món này em cũng thử nhiều và rút ra kết luận là luôn nên dùng mạch C-L-C và em tụ đầu chỉ cần 1uF cũng đã giảm tiếng ù đáng kể so với mạch L-C.
Em nói chưa rõ, cấu hình em thử là Rectifier tube --> 3H choke --> 47uF cap ==> 2 x 7H choke ==> 2 x 100 uF cap ==> 2 x load.
Thế thì còn ù vào đâu được nữa :lol: Qua đây cũng thấy Macao công tử tích trữ khá nhiều choke. Đề nghị khai báo để anh em còn đến ..............xin @All. Có 1 cách nữa tuy không giảm áp nhiều nhưng làm tăng tuổi thọ của đèn valve. Đó là dùng thêm 02 điện trở nối tiếp giữa cuộn cao áp và Plate của đèn valve sao cho : Rp = Rx + Rdc Trong đó : Rp = Nội trở của đèn Valve Rx = Giá trị điện trở để mắc nối tiếp Rdc = Điện trở thuần của 1 bên cuôn cao áp. Bác nào đã từng làm theo kiểu này hoặc có kinh nghiêm xin có ý kiến thêm để anh em được rõ.
Loa loa loa, Lão đại lão nhị của GV team đau rồi lên tiếng đi nào. Câu hỏi là : Với nguồn CT 570V, làm sao để có cao áp 200V , đk : lượng choke tối thiểu để không ù. Cơ cấu giải thưởng : 1 đôi biến áp đầu vào tỉ lệ 600:2400 Western Electric. dải tần 4Hz-20Khz xin cảm ơn.
Với điều kiện của đề ra như trên em xin mạnh dạn giải theo phương pháp dùng 1 em 6C33C làm regu cho 1 kênh ( đề không yêu cầu hạn chế số đèn 6C33C mà ). Chắc chắn sẽ có B+ 200V mà có thể không cần dùng choke và cũng không ù . Còn chuyện đốt tim cho 6C33C em ........... mặc kệ bác :lol:
Với câu hỏi trên bác Viagraless không cho biết -Dòng điện của 570VCT cho ra là bao nhiêu ?(mADC hoặc AC) -Dòng tiêu thụ của tải là bao nhiêu ? Thì thật là khó cho " Lão đại lão nhị của GV team " Chắc chỉ còn phương án ổn áp của bác Virgo là hiệu quả nhất .