Thật ra từ "anh í" mà em nói là ở ngôi thứ ba, mà tiếng Việt lại hay dùng giống đực, nên đối tượng "anh í" chính là người khóc trong clip bác đưa (em chưa xem clip nhưng đoán 99.9% người khóc là nữ). Tuy nhiên, nếu hiểu theo ý "anh í" là bác thì cũng không sai (•‿•) Người nghe mà khóc ở clip trên nhiều khi cũng chẳng hiểu được đâu bác! Phần lớn lý do họ khóc là do tính cách của họ hay mủi lòng thôi, do vậy mấy clip xem nhạc kịch mà khóc thường là nữ, cũng như ở ta xem cải lương hay phim mà khóc thì chủ yếu cũng là mấy bà, mấy chị, mấy em. Em cũng không dám chắc là bà chị đấy có hiểu cái gì khi nghe nhạc nữa không cơ, vì khi nghe trực tiếp như vậy người nghe nằm trong một không gian mà cảm xúc của họ bị ảnh hưởng từ nội dung nhạc kịch một cách toàn diện (xem toàn cảnh luôn, không phải quay một góc như trên video), ảnh hưởng trực tiếp khi xem 3D (không phải 2D trên màn hình), cảm xúc của những người xung quanh tác động lan truyền → cảm xúc mạnh hơn xem hay nghe qua màn hình. Em ví dụ về tác động của các yếu tố phụ trợ thế này: Khi nghe bài nhật ký của mẹ do Hiền Thục hát, em thấy hay, có lúc thấy nổi da gà nhưng chẳng mấy khi khóc. Nhưng xem clip có phần vẽ tranh cát thì em khóc. Nó là phần phụ trợ nhưng lại chiếm phần lớn trong tác động cảm xúc ⇒ tác động đến cảm xúc người nghe tốt hơn (do tác động đến 2 giác quan cùng một lúc). (◠‿◠) em chém vài lời thôi, bác đừng giận.
Em cũng thuộc tuýp nghe nhạc tìm nguồn gốc của nhạc phẩm để tự cảm bản thân, suy ngẫm bản ngã. Tác phẩm kinh điển thì khi nghe nhạc sống và theo dõi theo Hồi, Chương của họ, đâu đó cũng cảm nhận được chút đỉnh. Nhưng nghe ca vọng cổ miền Tây, cũng hay lắm bác ạ, người miền Tây hiếu khách, lãng mạn và thật thà vô cùng nên từ ca từ, giọng hát và biểu cảm của họ cũng làm người nghe rung động vô cùng. Nếu các bác ai thích nghe vọng cổ thì anh em ta lại nói sâu hơn một chút cùng nhau.
Mứt Tây thơm lắm hả bác? Bố khỉ, nghe nhạc mà cảm động thì VN ta có mà đầy. Đừng ảo tưởng về Tây quá.
Nói về cảm thụ âm nhạc thì các dân tộc trên thế giới đều giống nhau. Khác nhau ở việc sáng tác. Công nhận Tây lắm thiên tài âm nhạc thật. Cổ điển, dân ca , hòa tấu, pop, Rock Metal đều dẫn đầu thế giới. Giải Nobel cũng do Mỹ, Anh đoạt hết, lâu lâu mới có Nhật, Ấn Độ, Tàu giành được. Việt Nam ta mới có giáo sự Ng Bảo Châu đoạt giải Fields
Cái hai cái khó nhất trong cuộc đời: thứ nhất là phải biết mình là ai, vị trí của mình ở đâu, thứ hai là từ đó vượt qua được nghịch cảnh để vươn lên cao hơn. Muốn biết bọn Tây nó giỏi hay nó kém trước tiên phải học hỏi, nghiên cứu chúng nó thật chi tiết xem chúng nó thế nào. Sau khi hiểu rõ chúng nó thì mình tìm cách vượt qua. Đấy, bài bản là phải như thế. Còn không biết gì về chúng nó mà bảo thế này thế khác thì chỉ như con ếch ngồi đáy giếng, coi trời chỉ bằng cái vung hay còn gọi là ảo tưởng sức mạnh. Nếu mà học hành đàng hoàng, biết chơi nhạc cụ, biết sáng tác và cầm bản nhạc của bọn Tây lên, sẽ biết vị trí của mình ở đâu ngay.
Sao bác có vẻ căng thẳng thế nhỉ? Em có gì chưa chuẩn bác nói để em thông thôi... Còn cảm nhận "ếch ngồi đáy giếng" của em thì thấy "Tây" hơn rất rất nhiều mặt, nên em nghĩ chẳng có gì là ảo tưởng cả... Chúc bác vui vẻ...
Mình may mắn được du học ở Nga. Mình thấy Tây nó to cao gấp đôi ta ,cái đầu của nó cũng to gấp đôi nên sức sáng tạo của nó cực kỳ khủng khiếp. Riêng chống ngoại xâm thì Việt Nam ta xứng đáng là 1 trong 5 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới
Người Việt chúng ta nói chung khi tranh luận về một vấn đề gì thì chúng ta thường có xu hướng đưa cái “tôi” và “cảm xúc” của mình vào vấn đề đó làm cho vấn đề trở nên căng thẳng càng làm phức tạp thêm vấn đề mà khó tìm được tiếng nói chung. Mỗi con người, quốc gia, dân tộc....đều có những cái hay, cái đẹp riêng có mà rất khó để so sánh. Cái chúng ta đang nói đến là “âm nhạc” mà đây được ví như một trong những thực phẩm chất lượng để nuôi dưỡng tâm hồn cho nên theo mình nghe gì cũng được pop, rock, bolero, nhạc vàng, jazz, cổ điển, cải lương, chèo, quan họ...(kể chắc không hết được lại bị mắng) miễn sao mình còn cảm thấy hay, cảm xúc, có thể nổi da gà hoặc rơi nước mắt được càng tốt, không sao cả. Thật vui với bạn nghe bản giao hưởng “người du mục” mà rơi nước mắt, một tâm hồn thật đẹp để có thể lay động...cuộc sống quá nhiều khó khăn vất vả nhiều lúc làm con người ta chai sạn, lì lợm vô cảm với mọi thứ... Cám ơn âm nhạc, nhờ có nó mà kết nối chúng ta lại với nhau, nó như một loại ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu và trên hết nó nâng tâm hồn ta lên cao đẹp hơn. Chúc mọi người nghe nhạc vui nhé.
Cảm ơn các bác đã chia sẻ. Cảm nhận riêng em thấy DSD có chiều sâu hơn và PCM thì độ động tốt hơn. Không biết cảm nhận của các bác thế nào ạ?
DSD và Hi-RES PCM thì giới hạn trên của nó là như nhau thôi, ăn thua là do nhà phát hành họ làm khâu studio - mix thế nào nó sẽ ra sản phẩm như thế. Các bác có cứ vào trang WEB chuyên nghiệp của hãng họ có phát hành cùng lúc bản Hi-RES (PCM) và DSD sẽ thấy. Ngoài ra còn liên quan cục DAC giải mã của các bác nó thiết kế giải mã DSD và PCM thế nào nữa. Một số hãng xịn, nó làm riêng 2 mạch giải mã cho 2 chuẩn này độc lập luôn, để kỹ sư của hãng có điều kiện tinh chỉnh từng mạch 1 cho ngon lành nhất.
Em cảm ơn bác đã chia sẻ. Em cũng mới chỉ dùng DAC Chord Qutest và Topping D70 để so sánh hai định dạng này thì thấy có vẻ PCM độ động tốt hơn và DSD thì tiếng dày và sâu hơn. Em nghĩ chắc 2 DAC này chưa có 2 mạch giải mã riêng biệt cho DSD và PCM.
Không rõ bác đang bàn về sự khác nhau giữa hai định dạng file nhạc DSD và PCM, hay là về thiết bị giải mã DSD và PCM ạ? Nếu là về định dạng mã hóa nhạc, theo quan điểm của em thì nó sẽ không khác gì nhau và vốn không nên khác nhau. Trong cùng điều kiện được mã hóa với chất lượng cao nhất có thể thì em thấy cả hai định dạng này đều cho khả năng lưu trữ âm thanh với độ phân giải vượt xa khả năng phân biệt của tai con người rồi. Với trải nghiệm của em từ trước đến giờ thì tất cả sự khác biệt giữa file mã hóa theo PCM và DSD - nếu có và có thể nhận ra được, thì đều là do một số yếu tố như sau: 1. Do quá trình mixing/mastering trong khâu sản xuất: Trường hợp này em gặp nhiều nhất. Rất nhiều bản DSD đang có hiện giờ đều đã được remastering, thậm chí là mixing lại nên sẽ khiến cho sản phẩm cuối cùng thay đổi so với các bản mix đã được phát hành trước đó. Thêm vào đó theo em được biết, rất nhiều chương trình nhạc được khi được chọn để làm SACD thì thường sẽ được hãng thu âm ưu ái làm cẩn thận với tiêu chuẩn rất cao ngay từ những khâu thu âm đầu tiên, cho đến quá trình hậu kì cuối cùng, nhờ vậy mà sản phẩm cuối cùng là nhạc DSD có được chất lượng tốt hơn nhiều. Một số trường hợp em nghĩ là mang hướng tiêu cực hơn, đấy là một số bản DSD ra đời sau này theo phong trào Hi-Res. Đặc điểm của sản phẩm này là tiến hành chuyển qua DSD vô tội vạ hàng loạt bản thu với nguồn chất lượng không cao, hoặc tệ hại hơn là trong quá trình remastering/mixing họ cố tình tuning lại âm thanh để đánh lừa cảm giác về chất lượng ưu việt của thiết bị với người nghe. Sony là một trong những điển hình của những hãng làm trò này, hồi xưa khi loạt máy nghe nhạc Hi-res của họ ra mắt em có cơ hội được tiếp cận kho nhạc DSD dùng để demo của hãng. Tuy nhiên chất lượng thì ... hên xui và không đồng đều tí nào cả, có những bản thu em thấy thật sự là rất tệ hại. 2. Do cấu tạo của thiết bị phát: Ngay cả trong trường hợp file PCM và DSD giống y hệt nhau, thì khi phát triên một số thiết bị phát sẽ đem lại âm thanh không giống nhau giữa hai định dạng. Thậm chí cùng một thiết bị phát, nhưng một số nhà sản xuất thiết kế riêng các tầng giải mã cho PCM và DSD thì cũng sẽ gây ra sự khác biệt này. Tóm lại, theo quan điểm của em, hai định dạng PCM và DSD vốn sẽ không có khác biệt có thể phân biệt về chất lượng của nội dung âm thanh nó lưu trữ. Nếu có khác biệt, phần lớn đều là do tác động từ các yếu tố khách quan khác.
Các bác cho em hỏi xxx xíu, sao em tạo playlist trên qobuz thì nó ngốn dung lượng ổ cứng máy mác vậy, trước khi tạo 2 playlist máy còn 4g tạo xong báo full luôn
Ngày lễ đảo qua HDVIETNAM.COM xem có nhạc nhọt gì hay ko, thế mà tìm ko ra nữa, trang này bị sập nguồn hay giờ anh em bỏ đi chơi trang khác vậy các bác, bác nào biết cho em thêm thông tin diễn đàn nào có nhiều nhạc Việt. Em tìm mấy album của Hà Nhi và Trung Quân, nghe quốc khánh mà chả thấy ở đâu có. Cảm ơn các bác
Em ít nghe mấy bài như Hoa bằng lăng, mà em Hà Nhi này hát bài đó rụng rời thật. Phần piano đệm cũng phê quá luôn
Chơi nhạc số phải đóng tiền thì chất lượng mới ngon .Anh bạn Việt Kiều nói nếu đóng 20 USD một tháng thì sẽ được nghe file gốc hay ho hơn CD. Anh ta nói hay kinh khủng luôn. Trang đó có hơn một triệu bài hát. Mình không ham hố nên cứ CD cũ nghe đi nghe lại thôi
Bác nói vậy là các fan của CD lại vào gây chiến bây giờ đấy. Có mỗi topic CD hay Nhạc số gì đó mà đã ầm ĩ lên rồi.
Con người có thể học hỏi từ thầy giáo ,sách vở ,bạn bè. Đâu phải cứ chơi thì có quyền phát biểu đâu. Đâu cần sang Mỹ sống nhưng rất nhiều người Việt Nam ở trong nước vẫn biết nhiều chuyện về nước Mỹ. Thế giới phẳng và rất phẳng. Ai thích cứ việc chơi CD ,ai muốn tìm hiểu nhạc số cứ tìm hiểu. Nhạc số trả tiền đảm bảo chất lượng cực kỳ hay
Bác ko biết, ko chơi nhưng đưa ra kết luận hay/dở thì hài quá. Đây nhé. (1) "Nhạc số cứ phải đóng tiền chất lượng mới ngon": những file nhạc rip từ CD ra thường là bằng phần mềm chuyên dụng, chất lượng file cơ bản là ko khác gì file trong CD gốc mà từ đó chúng được rip ra, vậy là ngon hay ko ngon? Còn nếu nói CD ko ngon thì thôi vậy. (2) "đóng 20 USD một tháng" để được nghe nhạc từ trang gì đó có "hơn 1 triệu bài hát": các trang dịch vụ nhạc số đều có hàng chục triệu track, như Tidal 90 triệu, Apple Music 75 triệu. Ko có trang nào chỉ ""hơn 1 triệu bài hát" cả. Đấy, "ko biết" kết hợp với "anh bạn Việt Kiều".
Bác nào có album của Hà Nhi cho em xin nhé, cô gái này hát hay và có nội lực rất tốt. Mấy ngày nghỉ nghe thêm vài bài của con gái Mĩ Linh, mà thấy vừa chán, vừa chua, ko hiểu lăng xê đến đâu mà lên cả VTV, hát cùng dàn nhạc GHVN, hay là Việt Nam giờ ko có ca sĩ tiềm năng trẻ các bác nhỉ ?
Ở góc độ người thưởng thức âm nhạc thì thấy buồn cười và lố, vì cả dàn nhạc quốc gia đánh đồng cùng giọng hát chả ăn khớp từ giọng đến giai điệu, còn tất nhiên vợ chồng Mĩ Linh thì họ cũng muốn đầu tư cho con cái đến nơi đến chốn và va chạm với "cây đa, cây đề trong ngành âm nhạc". Nhưng nghệ thuật nó như con dao 2 lưỡi, mà khán giả là người bình chọn, chứ người làm âm nhạc, hay người có chuyên môn cứ ghò người nghe đến một cảnh giới "cao siêu mà vô vị" thì cái thứ âm nhạc Việt Nam càng ngày nó càng ko đi đến đâu cả. Buồn.
Theo mình thì do phát trên VTV nên tính định hướng nó càng cao, nếu để ý mọi người sẽ cảm nhận các chương trình thi về âm nhạc do VTV đầu tư và các chương trình do các đài truyền hình tỉnh, thành phố khác hoặc của các kênh tư nhân đầu tư như sao mai, king of rap và rap Việt ... thì chất lượng cũng như tính định hướng nó khác nhau rất nhiều. Bản thân mình đánh giá và cảm nhận về Mỹ Anh (con gái Mỹ Linh) thì trình độ và tài năng rất tốt do có xem qua nhiều chương trình ca nhạc mà cô ấy tham gia tuy nhiên nếu cha mẹ (Mỹ Linh-Anh Quân) mà muốn con thành thiên tài ngay thì có vẻ quá sức với cô gái ấy....