Nguồn nhạc số - Yếu tố quyết định của chất lượng âm thanh

Discussion in 'Âm nhạc' started by kenzoman, 2/2/19.

  1. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.526
    Likes Received:
    2.351
    Thực ra thì đấy cũng là quyền của người ta, muốn đầu tư lớn cũng không sao cả. Thành công hay không lại là vấn đề khác. Nhưng muốn nhiều tiền thì chưa chắc đầu tư theo hướng ấy đã thành công, nó phải theo thị trường. Họ vẫn sống được thì là ổn. Có gì mà buồn hả bác. Cuộc sống phải có nhiều mặt thì mới tốt chứ.
     
    drhuy81 and kenzoman like this.
  2. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Buồn mang tính cá nhân thôi bác, vì cái mình muốn đâu có đại diện cho ai đâu.

    Còn em cũng nói là ở góc độ ca sĩ chuyên nghiệp hay làm người dàn dựng thì với họ có khi là một thành công, đặt mình làm cha mẹ mà có con được tham gia một chương trình lớn như vậy, thì gia đình lại hạnh phúc biết bao.

    Mà nhạc Việt giờ nghe ca sĩ trẻ nào hay các bác nhỉ. Em khoái cái món dân gian đương đại thì trước có mỗi Mĩ Linh và Ngọc Khuê, rồi giờ cũng ko ai hát nữa.
     
  3. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.279
    Location:
    Q3, Saigon
    Bùi Lan Hương bác thấy thế nào?
     
  4. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Dân ca đương đại thì các ca sĩ opera hát là chuẩn nhất. Bác có thể tìm Lê Dung (một số bản ghi khá tốt), Thu Giang, Ngọc Tuyền, Phạm Thu Hà, Út Mai, Hồng Vy, Đinh Trang.... Dưới đó có một số ca sỹ/ album khá tốt như Ngọc Hạ (hát rất đều), nhóm Mặt trời mới (Vol.1)....

    Với cá nhân em, Mỹ Linh hát Pop còn được chứ chưa đủ trình hát cỡ dân ca đương đại trở lên.
     
    Last edited: 6/9/22
    kenzoman likes this.
  5. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Mỹ Linh hát Trên Đỉnh Phù Vân, em thấy về chất giọng và hòa âm có lẽ vẫn đỉnh cao đấy bác ạ, đến tận bây giờ thì hai bài hát để lại ấn tượng cho em về dòng nhạc này thì có Trên Đỉnh Phù Vân do Mĩ Linh hát và Giọt Sương Bay Lên do Ngọc Khuê hát.
     
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Trên đỉnh Phù Vân .. hhij, bác nghe Ngọc Hạ hát nhé. Nếu ko tìm thấy file wave gốc thì nhắn em chuyển cho
     
    HaiThuat3006 and caobobin like this.
  7. caobobin

    caobobin Advanced Member

    Joined:
    7/3/16
    Messages:
    623
    Likes Received:
    480
    Ngọc Hạ hát trên đỉnh phù vân đúng đỉnh bác nhỉ...ma mị, cảm giác phê câu 'giữa chốn huyền không tìm người trong mộooooooooooooong' nên tìm CD Diva của Thúy Nga để nghe và sưu tầm
     
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Vâng bác. Mỹ Linh không hát được head voice nên giọng cụt và chói khi lên cao, ko ngân gió được (mixed giọng). Ngọc Hạ khá hơn, hát được chút head voice nên mixed giọng được. Hát đúng kỹ thuật và đủ hơi thì nó tự động ma mị thôi :p

    Chỉ có điều, cái giọng head voice có độ động dynamic kinh quá, kể cả mixed vioce rồi vẫn khủng nên nếu nghe kiểu MP3 hay tai nghe iphone, loa bluetooth .. ..thì xxx. Có lẽ vậy mà đa số bà con mê Mỹ Linh.
     
    Last edited: 6/9/22
    music-lover and mtbc like this.
  9. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.279
    Location:
    Q3, Saigon
    Cho em xin Lê Dung mà bản thâu âm tốt. Em mê chị này mà gặp toàn bản thâu chất lượng kém quá đi.
     
  10. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Lê Dung em có gần 300 bài định dạng Wav nhưng trong số này bản ghi tốt không nhiều. Em tạm chia thành 3 nhóm

    1. Bản ghi chất lượng ngon, nghe ổn:
    - Thiên thai (ver.1)
    - Người Hà Nội (bản thu trực tiếp ở Nhà hát Lớn HN, đệm piano, trong CT với Quang Thọ)
    - Khúc hát sông Thao
    - Hướng về Hà Nội
    - Chiều tím (khuyến danh tác giả)
    - Trăng mờ bên suối
    - Vàng phai mấy lá

    2. Bản ghi chất lượng tạm được (cố nghe, dùng filter bét nhè..)

    - Sang sông
    - Gió mùa xuân tới
    - Nụ cười sơn cước
    - Thiên thai (Ver 2)
    - Lá đổ muôn chiều

    3. Phần này nghe ko nổi, cũng chưa tìm được filter nào lọc được

    Bác còn thiếu bài nào để em bổ sung.
     
    phucfcgialai likes this.
  11. HaiThuat3006

    HaiThuat3006 Advanced Member

    Joined:
    17/12/11
    Messages:
    1.648
    Likes Received:
    57
    Location:
    Hà Nội
    Bác cho em xin với. Thanks
     
  12. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Hay quá, thế là nhiều bác cũng mê dân gian đương đại, em đúng là mới chỉ nghe Mĩ Linh hát Trên đỉnh phù vân, đã thấy ma mị rồi, chưa nghe Ngọc Hạ hát bao giờ.

    Bác @TrueHD có ở Hà Nội ko, em ghé qua xin bác ít nhạc đương đại, hoặc bác có thể share luôn vào topic này cũng được để anh em thường thức.

    Nói qua về dòng nhạc này thì đúng là nếu áp chất giọng Opera của các ca sĩ được đào tạo bài bản thì có thể lên được các đoạn cao trào và ngân đủ hơi, nhưng bản chất của nhạc dân gian đương đại nhiều khi âm hưởng và phong thái của nó phụ thuộc vào bài hát đấy do nhạc sĩ vùng nào sáng tác, thuộc địa phương nào, thậm chí có ảnh hưởng tôn giáo hay tín ngưỡng nào ko ? Chưa kể nhạc dân gian Việt Nam bản chất là ngẫu hứng nữa.

    Do vậy, Cái hay của bản nhạc dân gian đương đại, ví dụ như nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến là trên cơ sở phương thức tụng kinh, nên ma mị kiểu tín ngưỡng tôn giáo, nó hợp với chất giọng của Ngọc Khuê.

    Hay như Trên đỉnh phù vân, em nghe Mĩ Linh thấy hay vì tác giả Phó Đức Phương và ca sĩ Mĩ Linh cùng là người Bắc, cách diễn giải bài hát Trên đỉnh phù vân trên cơ sở ca Trù kết hợp với chất Pop mãnh liệt và dứt khoát của Mĩ Linh là hài hòa và đủ cung bậc, không cần quá uyển chuyển, cũng không quá phục thuộc vào hòa âm hay chất giọng cao, em cũng mới nghe thử Ngọc Hạ hát trên Youtube, nhưng nói thật vẫn thích Mĩ Linh hát bài này hơn.
     
    Last edited: 6/9/22
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Em ở Hà Nội, nhưng em ko mê "dân gian đương đại" ạ. Sở thích của em vẫn là classic/opera vì quan điểm nghệ thuật của em vẫn là phải hát đúng thì mới hay được. Do đó, em chỉ lọc riêng một số bài được em đánh giá là tạm đạt yêu cầu để thỉnh thoảng nghe thôi.

    Gọi là "đương đại" thì hơi quá rộng và khó cho âm nhạc VN hiện tại, có chăng chỉ là dùng thất cung để trình diễn lại ngũ cung, mà thực ra hẹp hơn là vay mượn chất liệu ca trù. Chiều phủ Tây Hồ của Phú Quang ko có "nội dung" dân gian đương đại nhưn Phạm Phương Thảo hát kiểu ca trù thì nó lại thành dân gian đương đại. :p Mà phối khí có lồng tiếng kinh kệ, mõ, chuông ... xịn luôn nha. Trên đỉnh phù vân do Ngọc Hạ hát cũng vậy. Cho nên, nếu không dùng hệ thống âm thanh trung thực đủ chuẩn dynamic thì mất 60% giá trị của bài hát.

    Ở mảng này, em chỉ nghe nhạc Phó Đức Phương, Phú Quang, Nguyễn Cường. Các bác này đều đã ra nhiều album rồi, kiếm trên mạng hay ở hiệu CD đều có sẵn. Về ca sỹ trẻ, ghi âm tốt, phối phí tốt thì em thấy có nhóm Mặt Trời Mới, họ đã ra Vol.1 khá hay, nhất là phối khí bằng trống nẫy gỗ-da của Việt Nam (aka Đông Á nói chung). Tuy nhiên, dù hát hợp ca 3 người nhưng vẫn ko đủ để vươn tới tiêu chuẩn của em nên em bỏ, ko lưu trữ. Bác có thể kiếm album này trên nhóm FB Nhạc lossless hoặc qua hdvietnam nhờ các chuyên gia như Tusontay, Cocongidau...

    Em gửi bác các bài em đang nghe, lưu trữ và đánh giá tạm đạt chuẩn:

    - Chiều phủ Tây Hồ (Phạm Phương Thảo)
    - Đêm Ả đào (Ngọc Anh)
    - Đêm Ả đào (Tân Nhàn)
    - Đưa em tìm động hoa vàng (Ngọc Hạ)
    - Không thể và có thể (Ngọc Hạ)
    - Hồ trên núi (Ngọc Hạ). ... Phạm Thu Hà có hát bài này nhưng ko hiểu sao nàng hát chán quá
    - Mái đình làng biển (Ngọc Hạ)
    - Nắng có còn xuân (Ngọc Hạ). Bác nghe rồi so sánh xem Tùng Dương được mấy điểm khi cả làng tung hô bài này
    - Sắc màu (Đình Bảo)
    - Trên đỉnh phù vân (Ngọc Hạ)

    https://drive.google.com/file/d/1kzBjOipKaLN65Hjz_0lBwippW9CX54PP/view?usp=sharing
     
    Last edited: 7/9/22
    Rach, dangbn, rong70 and 7 others like this.
  14. HaiThuat3006

    HaiThuat3006 Advanced Member

    Joined:
    17/12/11
    Messages:
    1.648
    Likes Received:
    57
    Location:
    Hà Nội
    Cảm ơn bác nhiều nhiều.
     
  15. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Xin lỗi các bác. Em quên mất là còn có tuyệt phẩm Ngẫu hứng Sông Hồng (Trần Tiến) do Anh Thơ trình diễn nữa :p
     
    tml3nr likes this.
  16. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.279
    Location:
    Q3, Saigon
    kenzoman and tml3nr like this.
  17. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Bùi Lan Hương đang cố tạo một lối hát riêng nên khó đánh giá được ngay lắm bác, phải theo dõi thôi. Nàng hát kiểu "nói không với khẩu hình". Thường thì các ca sỹ hát bằng giọng ngực (chest voice) dùng khẩu hình đóng. Đóng là cách nói tương đối, chính xác hơn là mở miệng khá hẹp và theo chiều ngang - cách phát âm tự nhiên của con người. Bùi Lan Hương lại chơi kiểu đóng hoàn toàn, âm thanh sẽ bị hướng lên mũi (khoang xoang) nhiều, thành ra là headvoice (giọng óc - giọng gió) mà không phải headvoice. Nếu có cái gì đó tương tự thì chắc nó giống kiểu tụng kinh. Cách hát này có thể được các thiết bị điện tử tạo echo, reverb .. hỗ trợ dễ dàng hơn. Và vì giống kiểu tụng kinh nên rất ma mị, mà tụng kinh được rõ tiếng như Bùi Lan Hương là rất khó rồi.

    Tiên đây, bác nào có bản ghi âm Lossless của Kiều mệnh khúc thì cho mình xin nhé ! Thanks trước

    OK. Sáng mai mình chuyển. Điều giản dị cũng chỉ có 1 bản ghi thôi bác, cũng bị vỡ tiếng nhưng coi như nghe được, bác chịu khó dùng các filter để "ép" lại thì nghe cũng được.
     
    mtbc, tml3nr and kenzoman like this.
  18. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    ...Nói đi nói lại cũng phải trách chính thính giả, chính chúng ta đã "lười" để cho ca sỹ đỉnh cao lười theo. Bản thân Lê Dung cũng có đến 2 phiên bản tuyệt phẩm Thiên Thai (Văn Cao) lệch hẳn nhau và 2 phiên bản Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) càng lệch nhau như trời với đất...

    Danh sách các bản thu âm của Lê Dung chất lượng ổn, đặc biệt Thiên Thai Ver. 1, Khúc hát sông Thao, Người Hà Nội ver.2 thì chị ấy hát hết sức mình thật :)

    - Thiên thai (Văn Cao)
    - Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi)
    - Khúc hát Sông Thao (Đỗ Nhuận)
    - Chiều tím (khuyết danh - ko phải bản của Đan Thọ - Đình Hùng)
    - Dạ khúc (Nguyễn Mỹ Ca - Hoàng Mai Lưu)
    - Đêm thu (Đặng Thế Phong)
    - Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương)
    - Nụ cười sơn cước (Tô Hải)
    - Trăng mờ bên suối (Lê Mộng Nguyên)

    https://drive.google.com/file/d/1iu1tuhfRQtTXbL1_U64q_7XHmBIE8wcr/view?usp=sharing

    Thêm Ngẫu hứng Sông Hồng mà mình tạm liệt vào mục dân ca đương đại cho bác @kenzoman . Chém gió thêm là bài này khá nhiều người hát, trước khi gặp Anh Thơ thì mình lưu bản của Tam ca 3A. Anh Thơ không hát được head voice thuần nhưng có một giọng ngực rất rộng và lên cao chót vót (các cụ nhà ta gọi là giọng kim thì phải). Cùng với Thương lắm tóc dài ơi (Phú Quang) và Riêng một góc trời (Ngô Thụy Miên), đây là ca khúc Anh Thơ đẩy giọng pha (mixed voice) của nàng lên cao nhất (belting) nên hệ thống được thiết lập quen thuộc với nhạc vàng, rock, pop...sẽ có thể bị chói, mất/hụt tiếng. Các bác đừng trách mình, tội nghiệp :D

    https://drive.google.com/file/d/1XDfUHTT2pI64Yw2ukZdi_3rVfNj8wg-3/view?usp=sharing
     
    phucfcgialai, dangbn, rong70 and 5 others like this.
  19. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.279
    Location:
    Q3, Saigon
    Cảm ơn bác về món quà buổi sáng.

    Em nghĩ là anh TrueHD có thể phổ biến ít kiến thức cơ bản về chest voice, head voice, light mix,… cho anh em bằng một chủ đề mới luôn.

    Em có follow kênh Shady Vocal. Bạn này có vẻ trẻ nhưng phân tích voice thấy sắc bén
     
    tml3nr and kenzoman like this.
  20. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    373
    Likes Received:
    662
    Location:
    Hà Nội
    Sau khi copy các file nhạc dân ca đương đại và nghe trên hệ thống của em thì phải nói bác @TrueHD là người nghe rất kỹ tính và chọn lọc ca sĩ cũng rất “open”, trước đây em nghe nhạc Việt Nam theo lối khá bảo thủ và chấp nhận nó một thời gian đủ lâu để quên mất thói quen là âm nhạc Việt Nam còn có những tài năng khác bên cạnh các nhân vật nổi đình đám như: Hoàng Anh, Bạch Yến, Giao Linh, Bảo Yến, Mĩ Linh, Thanh Lam, Bằng Kiều, Ngọc Anh.

    Sau một thời gian rất lâu em cảm thêm một số tài năng trẻ như: Hương Giang, Lê Cát Trọng Lý, Trung Quân, Ngọc Khuê và dừng lại.

    Anyway, giọng ca Thanh Lam là một giọng ca em rất thích ở những bài hát tone vừa phải, nhưng chẳng cần biết hát đúng hay sai , Lam luôn thực hành theo gu của mình, cái hay của Lam là hát và trình diễn theo tâm trạng của một nghệ sĩ trình diễn, nó làm người nghe được chơi với ca sĩ, nhảy múa cùng sắc tấu của bài hát và khoái cảm khi kết thúc.

    Nói tóm lại là nghe Lam trực tiếp rất thú vị, Mà bản ghi âm thì em chưa thấy bản nào ra hồn, tiện tay bác @TrueHD sưu tầm được bản thu của Thanh Lam (nếu có) thì up lên giúp em nhé.

    Cảm ơn bác chia sẻ và upload cho mọi người.
     
    tml3nr likes this.
  21. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.279
    Location:
    Q3, Saigon
    Em thấy chị Lam khúc từ album Mây trắng bay về là hát tốt, sau đó chỉ thấy Lam, không thấy bài hát
     
    tml3nr likes this.
  22. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Để tiếp chuyện "nguồn nhạc số" với các bác, em nghe khí nhạc nhiều hơn là thanh nhạc nên kiến thức về thanh nhạc của em khá hạn chế và không thành hệ thống. Mà nói chung, chúng ta là người nghe/thưởng thức chứ ko phải chuyên gia nghiên cứu hay nhà sư phạm thì chắc ko cần phải quá chú trọng đến lĩnh vực kỹ thuật - nghệ thuật vốn rất rộng này. Hình như có lần em cũng đã chém gió về thanh nhạc trong VNAV rồi, tiện thể em xin tóm tắt lại cho dễ hình dung và minh họa cho Anh Thơ với Ngẫu hứng sông Hồng của em.

    Xuất phát điểm của thanh nhạc có thể nói từ thế kỷ thứ 6, khi Giáo hoàng Gregory I chính thức đưa âm nhạc vào nhà thời, phục vụ tôn giáo và cũng là người đầu tiên đặt tiêu chuẩn cho thanh nhạc với hệ thống Thánh ca Gregorian vẫn nổi tiếng đến ngày nay. Hát được các note cao chót vót để mô tả âm thanh của các thiên thần đến nay vẫn được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để trở thành ca sỹ. Trong quãng thời gian 1000 năm sau đó, trọng nam kinh nữ ko chỉ ở phương Đông mà cả phương Tây, nữ giới ko được phép đảm nhận vài trò là "thông dịch viên" của chúa Trời và cũng ko được bước lên sân khấu. Lợi thế hát note cao thuộc về các bé trai và sau này là các nam thiến (castrato). Với giọng ngực (chest voice) như vốn có của con người (hơi được đẩy qua ngực, thanh quản và thoát ra miệng), khẩu hình tự nhiên (miệng mở chiều ngang, hẹp - khẩu hình đóng) cho âm lượng khá hạn chế và khó điều khiển nên cần có một dàn hợp xướng (chorus). Đến thời Phục Hưng (TK 15-16), opera xuất hiện ở Ý. Chest voice không đủ sức để "cân" một vở opera dài mấy tiếng. Rossini rồi Donizetti, Bellini được coi là phát minh ra lối hát mới - Bel-Canto (=hát đẹp - tiếng Ý). Trọng tâm của Bel-canto là giọng đầu (óc) với làn hơi được đưa qua thanh quản lên khoang xoang và thoát ra mũi. Khẩu hình cũng thay đổi ngược với tự nhiên thành khẩu hình mở (miệng mở lớn, theo chiều dọc) để giúp ca sỹ có thể cộng hưởng chest voice và head voice theo các tỷ lệ khác nhau. Lối hát này đi ngược tự nhiên nên cần rất nhiều kỹ thuật và tập luyện nên nó còn được gọi là lối hát kỹ thuật. Đến đây, chúng ta có thể hình dung được số lượng kỹ thuật, thuật ngữ... sẽ nhiều đến thế nào và bàn luận cả đời ko hết.

    Từ Rossini, thanh nhạc bùng nổ ở Châu Âu, với bel-canto, âm thanh của thiên thần đến gần với công chúng hơn đến mức các ca sỹ được gọi bằng cái tên Diva/Divo (Nữ/nam thần - tiếng Ý). Sang thế kỷ 19, R. Wagner xuất hiện với quan điểm mới đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế kỷ 19, kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Thay vì tất cả mọi thứ trong vở opera như kịch bản, lời thoại, các yếu tố sân khấu.. sinh ra chỉ để phục vụ âm nhạc thì quan điểm của Wagner lại ngược hẳn lại - tất cả mọi thứ từ âm nhạc, lời ca... chỉ để phục vụ cho một kịch bản có sẵn mà thôi. Hay nói một cách ngắn gọn, trong opera của Wagner, âm nhạc phục vụ tính kịch thay vì tính kịch phục vụ âm nhạc. Lối hát "kiểu Wagner" ra đời, trong đó, ca sỹ chủ yếu chú trọng vào việc thể hiện cảm xúc (aka tính kịch) thay vì kỹ thuật thanh nhạc (theo lối hát bel canto). Xu hướng này được tầng lớp trung lưu đang nổi lên sau cách mạng dân chủ ở Châu Âu ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Họ muốn một tiếng hát hướng thẳng tới tâm hồn họ, diễn đạt tình cảm của họ chứ không phải tiếng hát dẫn dắt tâm hồn họ, truyền tải tình cảm của chúa trời để xoa dịu những nỗi đau trần thế mà họ đang chịu đựng. Chest voice một lần nữa trở lại, chỉ khác là nữ giới đã được lên sân khấu và yếu tố "biểu cảm/cảm xúc" được đánh giá cao hơn là kỹ thuật. Theo cách nhìn này, Thanh Lam của bác @kenzoman thuộc trường phái Wagner.

    Như vậy, chúng ta có thể tóm gọn thanh nhạc lại trong 3 nhóm chính:

    1. Giọng ngực (chest voice): thể hiện cá tính tốt, phụ thuộc nhiều vào năng khiếu hơn là luyện tập (kỹ thuật). Tuy nhiên, chest voice khó điều khiển âm lượng, lên cao hay xuống thấp ngoài ngưỡng tự nhiên (quãng tám số 4-5) thường bị mất tiếng (giảm âm lượng), thương chỉ hát với mức âm lượng xác định, đều đều và là đơn âm/tuyến. Giọng ngực có nhiều biến thể (kiểu như Bùi Lan Hương thành giọng mũi nasal; melisma của Whitney Houston....), thậm trí vay mượn dân ca (ngũ cung) kiểu "méo giọng" của ca trù...v..v.. Khi lên cao sẽ biến dạng thành giọng sáo - whistle voice. Và vị trí của ca sỹ gần như được xác định trừ phi nhảy chồm chồm kiểu K Pop. Chất giọng này khá nhàn nhã với hệ thống audio vì đơn tuyến (không đòi hỏi quá cao về dynamic), kể cả khi lên giọng sáo vẫn tương tự như các nhạc cụ cho dải cao (treble) đơn âm/tuyến. Suy ra là không cần đầu tư quá nhiều cho hệ thống mắc tiền hi-end, quan trọng vẫn là trải nghiệm nhiều để tìm ra "chân ái" của mình và dĩ nhiên chỉnh âm hình/sân khấu khá mệt.

    2. Giọng đầu (head voice): Làn hơi được cộng hưởng từ khoang xoang và khoang miệng (đa tuyến) lên âm lượng của nó rất khủng khiếp (ca sỹ thường ko cần dùng micro, dàn hợp xướng trong nhà thờ cũng cần 1 người là đủ "cân"). Âm lượng có thể điều khiển dễ dàng ở mọi cao độ (các bác nghe Lê Dung với Người Hà Nội bên trên sẽ thấy), âm thanh được ví như vòng ra sau và đập vào gáy, rung lên trong hộp sọ hoặc dội xuống từ trên cao, khi xa khi gần ... nên không thể xác định được vị trí chính xác của ca sỹ (khỏi lo âm hình với sân khấu). Khi lên cao chót vót, head voice không bị biến dạng cả về "hình" lẫn "lượng". Đã có chuyện kể thực tế rằng cả khán phòng bỏ chạy toán loạn vì nhầm tưởng là còi cứu hỏa. Chính vì cộng hưởng nên nó có đủ thập cẩm từ rung (vibrato), láy (trillo) đến nẩy (staccato)... đòi hỏi dynamic rất lớn. Nhất là ở các note cao... đã ngân rung còn láy rồi nẩy... Chết ở chỗ này, tốn kém lắm !!

    3. Giọng pha (mixed voice): hỗn hợp 2 loại trên, chính xác hơn là hát được một chút head voice nhưng ko đủ kỹ thuật để đều chỉnh, kiểm soát nó. Lên cao vút ta có giọng belting (chuông ngân), cùng đòi details lớn nên vẫn tốn kém.
     
  23. tml3nr

    tml3nr Advanced Member

    Joined:
    30/4/07
    Messages:
    3.082
    Likes Received:
    3.509
    Cảm ơn anh @TrueHD rất nhiều. Bài viết của anh rất hay, sinh động và dễ hiểu.

    Mong anh viết tiếp ạ.
     
  24. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Ví dụ nhạc Việt thì sợ kỹ thuật thu âm, em lấy nhạc Tây đi cho máu. Caruso nhé

    1. Giọng ngực

    Chính tác giả trình bày


    Bản được đánh giá là "cảm xúc nhất"


    2. Giọng pha



    3. Giọng đầu



    Youtube ko phải "hi-end" nên dĩ nhiên sẽ có lợi thế cho giọng ngực. Đến giọng pha chúng ta đã thấy như bị "nghẽn" lại ở những đoạn lên cao (dùng nhiều head voice). Sang giọng đầu thì như bị "cắt ngọn". Mặc dù vậy cũng ko khó nhận ra chỉ 1 mình Johnathan có thể áp đảo cả bộ ba Il Divo
     
    Last edited: 23/9/22
    mtbc, Tuilaai and tml3nr like this.
  25. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Xong việc sớm, mình chém nốt. Trở lại với vấn đề nguồn nhạc số, mình quên mất là hiện tại dịch vụ streaming đã phổ biến thì ko cần dùng đến YTB nữa. Chúng ta có thể lấy các album trên để so sánh chính xác hơn. Cá nhân mình vẫn dùng offline.

    Ngoài các vấn đề như định dạng vật lý, định dạng mã hóa ... bác chủ topic đã nêu, phiên bản được phát hành cũng quan trọng (hát/chơi khi nào, dàn nhạc, nhạc trưởng, kỹ sư thu âm, hãng phát hành ...). Lấy ví dụ đơn giản như lĩnh vực thanh nhạc bên trên. Hát bel-canto rất mệt và là kỹ thuật cần duy trì tập luyện liên tục (tối thiểu 6 tiếng mỗi ngày). Trong phim Bel Canto 2018 (https://www.imdb.com/title/tt6046314/), nữ ca sỹ còn không dám hát vì bỏ lỡ luyện tập 1 ngày. Không chỉ riêng Lê Dung gặp vấn đề với những phiên bản khác nhau như nêu trên, bản thân Jonathan khi ra album đầu tay Together đã hát Caruso với tất cả sức mình, head voice thực sự. Nhưng đến album Go to the Distance thì chàng đã hạ xuống mixed voice rồi.



     
    tml3nr and mtbc like this.

Share This Page

Loading...