II. Về nguồn 24bit hoặc cao hơn sẽ chỉ có ở phòng thu: Sau khi thâu âm, các bản nhạc sẽ được ghi ra thành các master CD (16bit), để bán ra thị trường. Trước đây Sony có chiến dịch làm các đĩa SACD và DVD-A (24bit) --> Mục đích thuyết phục người nghe đây là đĩa có chất lượng ghi âm cao hơn master CD (16bit), nhưng sự thật các bác đã thấy là chiến dịch marketing toàn cầu này hoàn toàn sụp đổ (mấy bài viết phía trên em cũng đã đề cập lí do rút lui của nhạc hires). Về thiết bị cao cấp bây giờ thì chỉ cần cho CD phono vào hệ thống hi-end (chưa cần phải là master CD) thì người nghe đã cảm nhận âm thanh đặc biệt rồi, nhưng để ra được thứ âm nhạc như vậy thì việc phối ghép thiết bị rất cầu kỳ và tốn kém. Riêng với nhạc số thì cùng hệ thống hi-end như vậy, với nguồn nhạc chuẩn 16bit, 24bit, DSD... thì thứ âm nhạc đến tai người nghe cũng ko khác gì âm thanh từ chiếc đĩa CD phono hay LP cả. Nên file nguồn chuẩn, hệ thống chuẩn thì âm nhạc phát ra sẽ như nhau là chắc chắn. Ngược lại, khi hệ thống phối ghép chưa phù hợp, nguồn nhạc chưa được thẩm định thì ta vẫn loay hoay và ko xác định được điểm dừng của cuộc chơi
Thank bác em đã nghe bằng Audirvana mua bản quyền các loại file flac, dsd, nghe tidal hifi tích hợp trong Audirvana nhưng thấy nghe nhạc mua trên itune hợp hơn bác ah. Tiếng nó mộc và dầy hơn
Hehe! Một bác "Đạt chuẩn" = Hệ thống chính: Nguồn phát: Denon DP 3000, Schiit Yggdrasil Analog 2. Máy chủ nhạc số: MS Giahuy 2.0, Monkey mote - Win 10, Foobar2000. Preamplifier: Conrad Johnson và Amplifier: Manley Snapper (Mono Block). Loa: Wilson Audio Watt Puppy. Cáp và dây dẫn: Wireworld Starlight & Schiit PYST, Tesla AU 79 RCA, Acrolink 7N-3040 & Oyaide Tunami GPX V2, MIT cables. Thiết bị điện: Furutech FPX (rhodium) và Oyaide R1. Còn bác này dùng "thuyết tương đối" của Einstein: "No problem can be solved from the same level of consciousness that created it." - Albert Einstein Nghe chừng khác nhau xa quá! Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi - Goethe
Em làm sao dám nói hệ thống của em là đạt chuẩn gì đó, em thấy của em nghe hợp tai em thôi bác ơi. Về đạt chuẩn em thấy mấy bác bán hàng với mang đồ đi triển làm là chuẩn nhất, các bác ý bán cho cả thiên hạ, thì các bác í biết người nghe khả năng đến đâu sẽ phục vụ đến đấy mà làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi nhất ạ. Việc bác @mtbc hỏi em chắc là hỏi cho vui thôi, chứ kinh nghiệm bác hơn em, hiểu biết về kỹ thuật hơn em, nào em dám chỉ dẫn gì, em chỉ biết nghe thôi các bác ạ. Anh @sonar4x lâu lắm em ko được gặp, hôm nào anh cho em ghé nhà anh nghe anh nhé, chúc anh năm mới mạnh khỏe.
@kenzoman hỏi thiệt đó sếp. Ai cũng phải đi một con đường dài lắm để tới mức nghe được hợp tai. Biết danh sách thiết bị thì hầu như chưa biết được gì. Cái chính cần biết là trên đường đi đã phải thay đổi những gì và vì sao để đạt được mức hiện tại (ví dụ cái trước khi dùng ổ Rhodium thì ntn, sau vì gì lại đổi qua). Thêm người viết ra thì bớt người tốn học phí mà! Cho nên em đợi bài của bác đây
Chúc @kenzoman năm mới có thêm nhiều đồ mới và bài viết hay. Bữa nọ đọc bài viết của newvozer2013 trên vozforums thấy có nhiều thông tin nên post lên đây cho mọi người tham khảo: Nhạc số Hi-res, CD chất lượng audiophile, K2HD, XRCD, MFSL....: thực sự tốt như quảng cáo, hay trò lừa đảo dắt mũi những con bò? vào vấn đề luôn không dài dòng: Nhạc high-resolution trực tuyến và các định dạng đĩa CD dành riêng cho audiophile có thực sự tốt như quảng cáo hay không? Điểm qua vài cái tên sôi nổi hay được mọi người lôi ra khen ngợi: - HDtracks: một trong những marketplace nổi tiếng nhất về nhạc hi-res, định dạng thường thấy là 24 bits - 96kHz. Thường được bà con tấm tắc khen ngợi về độ "sạch" và "chi tiết". - mora.jp: tương tự HDtracks, tuy nhiên dành riêng cho thị trường Nhật Bản và tập trung hơn vào nhạc Nhật. Là con chung của SMEJ (Sony), Avex và Universal Music Japan. - SACD: thực ra đây là một định dạng chứ không phải nhãn đĩa, bài này sẽ không đi sâu vào định dạng này, nhưng sẽ có vài ví dụ liên quan đến em nó. Về cơ bản là đĩa quang với định dạng DSD thay cho PCM như CD thông thường. - MFSL: Mobile Fidelity Sound Lab, hay MoFi, một trong những nhãn đĩa chuyên hành nghề remastering lại các album được yêu thích từ băng thu gốc, nổi tiếng với nhãn đen Original Master Recording™ in thù lù trên mỗi bìa đĩa. Chất lượng thì cả Tây lẫn ta đều khen nhiều và giá cũng cao, khoảng 35 đô Mẽo cho mỗi đĩa LP/SACD/CD. - DCC Compact Classics/Audio Fidelity: Dunhill Compact Classic, nổi tiếng với series đĩa CD có lớp phản xạ bằng vàng 24K được remastering bởi Steve Hoffman. DCC dẹp tiệm năm 2001, và hậu duệ sau này là Audio Fidelity. - K2HD: công nghệ của JVC Kenwood, được quảng cáo là giảm mất mát thông tin trong qúa trình chuyển âm thanh từ băng thu âm gốc lên định dạng số CD, và có khả năng nén âm thanh độ phân giải cao lên tới 24 bits - 100kHz vào định dạng CD 16 bits - 44kHz thấp hơn. - XRCD: hậu duệ của K2HD. Ra mắt năm 1995. - SHM-CD: Super High Material CD, CD được sản xuất với vật liệu polycarbonate chất lượng cao "chuyên dùng cho sản xuất màn hình LCD". Cũng là con đẻ của JVC Kenwood luôn. Ra mắt lần đầu 2007. Hai vấn đề chính được đem ra ở đây là nhạc hi-res "fake" (bị chính nhãn đĩa/nhà sản xuất upsample từ nguồn nhạc CD/DVD định dạng thấp hơn) và dynamic range của các định dạng đĩa audiophile.
Tiếp: Hai vấn đề chính được đem ra ở đây là nhạc hi-res "fake"(bị chính nhãn đĩa/nhà sản xuất upsample từ nguồn nhạc CD/DVD định dạng thấp hơn) và dynamic range của các định dạng đĩa audiophile. 1. Upsampled high definition music. Cần hiểu ngay nguồn cơn ban đầu của vấn đề: không phải album nào cũng sẵn sàng cho việc tạo ra phiên bản Hi-Res để bán ra thị trường. Trong nhiều trường hợp, các băng thu âm thu âm gốc bị mất (đối với các album được thu analog), hoặc các album này được thu dưới định dạng số PCM vào thời kỳ cuối thập niên 70s - đầu thập niên 80s, chúng chỉ tồn tại dưới định dạng 16 bits và không thể tạo ra phiên bản có độ phân giải lớn hơn. Vậy giải pháp dối trẻ lừa già của các nhãn đĩa là gì? Họ remaster lại dưới định dạng CD, rồi upsample lên định dạng Hi-Res cao hơn. Tệ hơn nữa, nhiều nhãn đĩa do không sở hữu bản thu gốc còn remaster lại từ chính đĩa đã phát hành, tức lấy phiên bản đã được thêm mắm muối, đem thêm mắm muối lần 2, upsample, bán ra thị trường dưới nhãn "nhạc số chất lượng cao remastered từ băng gốc". Và tất nhiên, vì là đồ giả, phía sau dải 22kHz hoặc 24kHz của phổ tần hoàn toàn không có dấu hiệu của tín hiệu được thu âm, mà chỉ đơn thuần là một dải nhiễu cong vút đặc trưng. Đố các thím tìm được loại nhạc cụ nào thu âm ra được tín hiệu như thế đấy Vài đĩa SACD điển hình cho mốt này Alison Krauss - Forget About It, 2003 SACD Patricia Barber, Cafe Blue, 2002 MFSL SACD Và còn nhiều nữa, mời các thím tra thêm tại đây và kiểm tra lại xem bộ sưu tập của mình có dính chấu nào không. Nếu có thì cũng thường thôi, ngay cả đĩa Sennheiser HD 800 Experience mang tiếng là for audiophile còn dối trẻ lừa già cơ mà Tất nhiên, vấn đề này ta vẫn có thể tự AQ rằng "tai người có nghe đến mấy chục kHz đâu, phía đằng sau toàn noise cũng mặc kệ, miễn bản remaster đó tốt là được". Điều này đúng, tai chúng ta là tai người chứ không phải tai dơi, việc sử dụng các đĩa SACD này là nhằm tận dụng lợi thế của định dạng DSD chứ không phải để đọ xem nhạc thằng nào phổ tần đẹp hơn, đúng không nào
Tiếp: Vấn đề tiếp theo thì không AQ được như thế nữa đâu! Vấn đề tiếp theo thì không AQ được như thế nữa đâu? Để hiểu vấn đề này, ta quay lại thớt này: Loudness war - Mặt trái của ngành công nghiệp âm thanh Tóm tắt một chút cho các thím lười đọc hiểu: Thời kỳ cuối 70s, chúng ta quá độ từ thời đại nhạc analog (trống sáp, băng cối, băng cassette, băng 8-tracks và các loại băng từ khác, đĩa than) sang thời đại nhạc kỹ thuật số dưới định dạng PCM. Đến năm 1982 thì PCM không chỉ giới hạn trong giới thu âm chuyên nghiệp, mà phổ cập đến toàn dân qua định dạng đĩa CD. Với bit depth 16bits và tần số lấy mẫu lên tới 44.1kHz, đĩa CD vượt trội hơn hẳn đĩa vinyl truyền thống, gần như không hao mòn, dung lượng tăng, số bài hát trữ được tăng, và dynamic range cũng to hẳn lên. Nói cách khác, CD kêu to hơn vinyl. Và con người thì luôn muốn nghe to hơn. Ngay cả thời đại vinyl, chúng ta đã luôn tìm cách làm cho máy hát kêu to hơn, bằng cách cải thiện các thiết kế của bộ khuyếch đại âm thanh (amplifier) và chỉnh sửa bản thu sao cho đĩa đó kêu được to nhất. Đĩa vinyl gặp các giới hạn về vật lý khi đi theo hướng này, còn đĩa CD thì không (hoặc ít nhất, là có mức giới hạn lớn hơn). Tuy nhiên, khi cảm thấy CD vẫn chưa kêu đủ to, người ta dùng tới một công cụ khác trong bộ đồ nghề của audio engineer: compressor. Vậy compressor là gì? ”Về cơ bản, Compressor xử lý hiệu ứng Compression. Nó giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các âm thanh “to mồm” nhất và các âm thanh nhỏ nhất. Nhờ đó, âm lượng trung bình được ổn định và đẩy cao hơn khiến bản mix nghe “có vẻ” to hơn, hiện đại hơn, bóng bẩy hơn; nhạc cụ, giọng hát cũng nghe rõ ràng hơn, không còn cảnh nốt thì vừa, nốt thì nhỏ/to quá…" - trích Tạp chí Mix. Nhờ có compressor, đĩa hát nay sẽ kêu to hơn hẳn so với bản thu gốc, các chi tiết bé trong bản thu sẽ kêu to, còn chi tiết to sẽ kêu to hơn nữa. Thay vì được nghe một dàn giao hưởng có nốt to nốt nhỏ, nốt trầm nổt bổng, giờ tất các các nhạc cụ trong dàn brass hay dàn woodwind sẽ kêu to như nhau, gào to như nhau, không thằng nào nhường thằng nào sất. Khởi xướng cho phong trào này không ai khác ngoài các rockband, những kẻ vốn rất thích gào, tiêu biểu có Oasis, và Metalica. Vậy nếu tệ thế thì người ta dùng compressor làm gì? Về cơ bản, compressor KHÔNG CÓ HẠI, cái hại ở đây là cách người ta dùng nó. Vì bản thu kêu to hơn sẽ được chú ý nhiều hơn trên radio, thế nên ai cũng muốn to mồm hơn thằng khác, để được chú ý nhiều hơn, và bán đĩa dễ hơn Thế còn các bản thu dành riêng cho audiophile thì sao? Hotel California Miles Davis - So what, album kinh điển Kind of Blue. Jazz ít bị ảnh hưởng hơn nhiều so với rock. MFSL làm khá tốt, đây là minh chứng kinh điển của việc "không phải cứ remaster là xấu".
Tiếp: 3. Kết luận - Vấn đề hi-res từ nguồn upscale: Cần chấp nhận thực tế rằng không phải album nào cũng có source để thực hiện phát hành Hi-Res, và nếu có bị upscale thì cũng là chuyện thường mình cho rằng không cứ phải phổ tần mượt mà dài thườn thượt mới là nhạc có chất lượng cao, hay cứ phải Hi-Res PCM, DSD mới là chất lượng cao. Chất lượng hay không nằm ở cách bản thu được mix/master lại, định dạng gì thì nó cũng chỉ là cái vỏ mà thôi. Tuy nhiên để tránh bị dắt mũi kéo đi như con bò nếu không có nhu cầu, mình cho rằng không cần thiết phải download/mua định dạng Hi-Res. Ví dụ thím có một đầu phát SACD tốt, hay một con DSD DAC tốt, vậy đâm DSD và SACD là hợp lý. Bằng không, CD và 16 bits FLAC là định dạng hiệu quả hơn, tốn ít dung lượng lưu trữ hơn. - Vấn đề dynamic range: Không nên nhìn vào so sánh phía bên trên để đánh giá rằng: cứ bản thu kêu to là tồi tệ, cứ audiophile CD là phí tiền. Trên thực tế, MFSL và DCC/AFZ làm khá tốt việc remaster lại các album nổi tiếng (với giá thành sản phẩm tương đối cao). Một bản remaster tốt hay không còn phụ thuộc vào cách mix lại, cách kỹ sư tinh chỉnh, EQ cho bản mix nữa, cái này lại rơi vào cảm nhận cá nhân hơn, nên là tuỳ người. Tuy nhiên, kêu to thì cũng phải có giới hạn của nó. Nếu muốn kêu to hơn, nên sắm loa/tai nghe với độ nhạy cao/hiệu suất cao hơn, hoặc amplifier công suất lớn hơn, hơn là chọn record tiếng kêu to hơn. Không ai muốn nghe Avril Lavigne gào thi đua với AC/DC cả. - Chất lượng các đĩa K2HD, XRCD, SHM-CD là vô cùng hên xui. Kinh nghiệm lâu năm của mình cho thấy rằng, với những đĩa sau thập niên 80 tới đầu 2000, hầu hết release dành riêng cho nội địa Nhật thường kêu to hơn đồng nghiệp châu Âu/Mỹ từ một chút cho tới kha khá. Tuy nhiên, những đĩa ra mắt cùng lúc, pressing cùng lô với đĩa Âu/Mỹ thì lại khá tốt, đặc biệt là giai đoạn 1982 - 1989, nhiều đĩa như Wish You Were Here - Pink Floyd mã 32DP-4 bị truy lùng ráo riết tới tuyệt chủng vì chất lượng của nó Và đồng thời, không phải cứ remaster là xấu, trên thực tế nhiều bản remaster gần đây cho chất lượng khá tốt và được đánh giá cao. - Loudness war ảnh hưởng nhiều đến rock, pop, electronic hơn là jazz, orchestra, classical. Cùng là rock nhưng metal ảnh hưởng nhiều hơn classic rock, nặng nhất là các band thrash và nu metal. - HDtracks và mora.jp hoàn toàn là rác rưởi. Việc sưu tầm nhạc Hi-Res từ mora phục vụ mục đích đú đởn nhiều hơn là nghe ngóng, và việc bạn khoe khoang vài TB nhạc HR trong máy chỉ thể hiện rằng bạn đã xxx còn tỏ ra nguy hiểm chứ không giải quyết vấn đề gì cả Chi tiết các bài viết (có nhiều thông tin hơn) các bác tìm đọc theo link sau: https://forums.voz.vn/showthread.php?t=7466180 Cám ơn bác newvozer2013
Em có vài câu hỏi cho bác chủ thớt. 1. Bác đã bao giờ nghe nghiêm túc file DSD chuẩn rồi so sánh cùng file đó với Hi-Res PCM chưa, nếu nghe rồi thì trên hệ thống như thế nào, trong bao lâu? 2. Tài liệu nào định nghĩa hệ thống đạt chuẩn để nghe nhạc số? 3. Theo bác DSD chỉ là “lạc bán kèm bia” thì tại sao hiện nay nhiều audiophile thích Native DSD, thậm chí convert tất cả các định dạng sang DSD 512 để nghe(sắp tới là DSD 1024 trên các bộ giải mã iFi Pro iDSD, Matrix Audio Sabre-X Pro DSD, Holo Spring 2, T+A SDV 3100 HV...) Bác cũng có hơn 10 ngày để thoải mái suy ngẫm và trải nghiệm. Kính.
đây là bài viết chia sẻ rất hữu ích chứ ko như 1 số cá nhân chia sẻ xong để bán đồ nên bác ko đọc thì để người khác đọc
To bác @mtbc : Để viết ra kinh nghiệm và cách chơi thì chắc cũng dài bác ạ, nhưng em là người tính tình tương đối cẩn thận, chấp nhận trả học phí và quyết đóan nhanh gọn. Để chuẩn bị đồ chơi nhạc số (DAC và MS) em mất loanh quanh khoảng 6 tháng, tuy nhiên, tính của em thường đã quyết xong thì em đi theo con đường của em và ko loay hoay ngó nghiêng nữa. Ví dụ: trước đây em đã từng chơi LP, CD, sau khi em xác định chơi số, em ko chơi LP và CD nữa. Em chơi số, em tìm hiểu rất kỹ mình nên chơi DSD hay PCM, mức đầu tư khoảng 5.000 - 6.000. Em mất 6 tháng để thuê đồ, mượn đồ, đổi đồ và đi nghe ngóng các bác có đồ đánh loanh quanh ngân sách của em. Cuối cùng em thấy triết lý của Schiit thuyết phục em "Yeah, and reel-to-reel was the future in the 1970s, and it’s dead now, and DAT was the future in the 1980s, and it’s dead now, and HDCD was the future in the 1990s, and it’s dead now, and SACD was the future in the 2000s, and it’s dead now. But, let's say Sony suddenly opens their vaults and offers 30,000 DSD albums with guaranteed direct-from-DSD provenance at $5.99 each, or if Apple and Spotify and Amazon start streaming only MQA for free (yes, we know, stop laughing) then hey, Yggy is fully upgradable.". Vì vậy các luận điệu của em về sau có thể theo khuynh hướng DSD rồi cũng suy thoái như SACD và DVD-A (như bài viết của em và bác @sonar4x bên trên). Với em, đấy là trải nghiệm bản thân để các bác mới chơi đỡ tốn học phí (mặc dù có thể em sai - OK). To bác @Wingman :Về việc hệ thống đạt chuẩn và nghe nghiêm túc thì em tự nhận là em rất chịu khó la cà ở các stores, các events và nhà anh em chơi audio cả nước (từ Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Hải Phòng và Hải Dương), em biết đẳng cấp về tiền mình không thuộc ở đấy, nhưng cứ la cà thì mình vừa chơi, vừa học vừa nghe, rồi sẽ biết chuẩn mực nó nằm ở cửa hàng chứ đâu, còn tiền chưa dư dả thì cũng có cái chuẩn cho mình (em tự tin như thế). Em thì kỹ thuật phần cứng, điện đóm, DIY ... em không thạo nhưng cũng có thử, nhờ vả đủ hết, bù lại em chịu khó nghe, thậm chí mua vé tham gia các show lớn cả trong và ngoài nước. Mà bác biết rồi đấy, nghe trực tiếp ca sĩ, nghệ sĩ họ biểu diễn trước mặt là khác, nghe qua hệ thống âm thanh là khác hoàn toàn. Bác nào bảo: khi nào nghe như họ đang biểu diễn cho mình thì đấy là chuẩn mực là sai bét. Nên cá nhân em thì chuẩn mực của hệ thống là phù hợp về kinh tế, thuận tiện, nghe ra giọng ca sĩ, đúng tiết tấu, âm nhạc là OK. Chơi nhạc số cũng thế, thôi thì em đã chọn PCM rồi, thì đấy chọn được ông Schiit YGG, thấy hay là Ok rồi, nên câu hỏi của bác là thế giới họ đang chơi DSD 1024 đấy, thì cứ để em la cà thêm rồi trả lời bác sau này. Nhưng em vẫn chốt hạ: hiện tại là DSD với PCM thì âm thanh là như nhau, hay hơn là do loa và hệ thống phối ghép ăn ý thôi bác Wing ạ.
Với tai nghe của mình và thiết bị mình có Về DSD với hires-PCM thì mình nói thật là nếu cả 2 là bản chất lượng tốt thì mình thấy cả 2 đều hay ạ. Còn nếu so với bản 16 bit 44.1khz thì nghe hết 2 bản vẫn cảm thấy bản 16bit thiếu thiếu. Nên có điều kiện thì cứ tiến lên thôi các bác ơi.
Sao Schiit không nói LP đã chết nhỉ?! Quan điểm của Schiit và riêng bác thì em không bàn tới, nhưng bác nói PCM là hay nhất và bỏ qua DSD là không nên, vì cảm nhận của mỗi người là khác nhau, cũng như em nghe thử Yggdrasil không vào tai nổi. Với em nguồn nhạc số ở định dạng nào cũng đều hay cả: DSD, PCM, MQA..., miễn nó phải là file chuẩn. Hãy để người chơi tự khám phá và thưởng thức theo cách của họ. Chúc bác một ngày tốt lành!
Bài viết hay , nhiều thông tin bổ ích . Xin phép chen ngang 1 tý . Theo cảm nhận của mình & đa số khoai Tây thì các bản Remaster đều rất hay , hay hơn bản gốc .Tiếc là không đủ tiền nên không mua hết các bản Remaster của các album yêu thích .Chỉ mua hơn 2 chục album thôi vì khi bán album chưa Remaster chỉ thu lại 1/3 tiền mua album mới ( thậm chí không bán được vì anh em chơi nhạc số hết ). Mình không biết CD hay hơn hay nhạc số hay hơn . Chỉ biết có nhạc hay nghe là Sướng rồi . Những bản CD thu từ năm 2000 trở lại đây đều có âm thanh không chê vào đâu được .
To @Wingman :Schiit chỉ là tay cao bồi chơi nhạc số thôi, hiện tại, triết lý về sản phẩm của họ cũng chỉ giới hạn để phục vụ nhạc số. Em thích cách tư duy về chế tạo và giải thích cho khách hàng của họ. Anyway, họ không đề cập hay bài trừ lão già LP (cái này là bác áp đặt nhé) Mục đích truyền cảm hứng của topic này chỉ dẫn lối người tham gia là khi chơi nhạc số thì nguồn âm chuẩn rất quan trọng; PCM hay DSD thì đều cho thứ âm thanh là như nhau và không có thứ nguồn âm số hay nhất. Tất nhiên, việc lựa chọn vẫn do người chơi quyết định.
Bác có thể bật mí giúp em phần mềm nào convert sang DSD 512 không ạ, em dùng Jriver chỉ có 256. Cám ơn bác.
Các bác mỗi người upload 1file nhạc PCM hoặc DSD mà nghe thây hay nhất lên đây, chúng ra download về test thử và cho ý kiến sau khi test sẽ chính xác hơn. Với em thì file PCM phải dùng DAC PCM , file DSD phải dùng DAC DSD, dùng DAC này nghe file kia là không chuẩn.
Source ở đây nhươc điểm lớn nhất là cái gốc ban đầu đều là DXD nghĩa là very hires PCM (mình dùng từ này để phân biệt với 24bit 192Khz vì nó lên đến 384khz, gấp đôi lận). Rồi mới convert ra các định dạng còn lại. Nên tham khảo thêm trang nativedsd vì nó chuyên dsd hơn. Một số bản lấy từ analog master tape làm thành dsd trực tiếp thay vì qua DXD như trang kia Mình chỉ nêu để cảm nhận cái hay của cả hai định dạng nếu nguồn tốt. Tốt hơn hẳn 16bit ngày xưa (của các bác chơi CD) Chứ ko đi vào so sánh được ai hơn ai. Vì giai đoạn này phụ thuộc vào cách master và chuyển đổi định dạng nhiều hơn. Chứ cả hai đều cho phép lưu trữ rất nhiều thông tin để tái tạo chính xác bản nhạc lắm rồi. Lúc phát lại thì ăn thua ở hệ thống của mình thôi.
Công nghệ vật liệu tiến bộ --> chất lượng linh kiện tăng lên. Thiết kế được hỗ trợ bởi máy tính hiện đại. Máy móc đo đạc tối tân. Độ chính xác cao. Thì chắc nó cũng phải vượt cái cũ. Chưa kể số nguoì có tiền chơi hiend cũng nhìu hơn xưa. --> như cầu tăng lên
..... Em quan tâm đến hài bậc chẵn, bậc lẻ và tổng trở của phần Analog out của mấy DAC này. Bác có đường links cho em xin. Tiếng Anh càng tốt. Thanks in advance