Vụ tổng trở thì đọc mấy trang chuyên DIY để mod mấy em DAC có nhắc. Vì họ phải đo đạc trước khi mod tầng analog. https://www.diyaudio.com Còn hài bậc chẵn lẻ. Bạn coi http://archimago.blogspot.com/ xem nó có đo đạc kết quả out của một số DAC.
Theo sơ đồ thu âm của hãng thì phần DSD là convert trực tiếp từ tín hiệu Analog qua đó chứ ko phải từ DXD qua. Phần chip DAC trong mấy convert này dùng của hãng AKM cho DSD và Profusion plc cho phần PCM . Theo em thì sự khác nhau trong cảm nhận khi nghe so sánh DSD và PCM của các bác chính là do cái DAC của các bác mang lại. Về PCM có thể nói tương đối ổn định với các DAC trên thị trường, về DSD thì vô cùng. Cứ chơi, lưu trữ file nào hay, chất theo gu của mình là OK ko quan trọng định dạng file .
Thật ra thì câu chuyện định dạng nó muôn hình muôn vẻ lắm các bác ạ, Về chuyện thu âm tức là chuyển từ tín hiệu analog về digital thì đúng là có một số hãng có thu âm trực tiếp từ analog mã hóa thành DSD 1-bit (như 2L, Channel Classics), còn đa số hãng sẽ có digital tape là PCM. Tuy nhiên, vần đề lại nằm ở chỗ, không bao giờ người ta đem bản thu dạng "raw" ra phát hành mà bắt buộc phải có các bước chỉnh sửa (edit), mixing,... Các bước này hiện nay được thực hiện ở các phần mềm như Izotope, Pyramix,... Trong các phần mềm này, tất cả các bước chỉnh sửa đều được thực hiện ở nền tảng DXD 32bit-352kHz hoặc gần đây có thêm DSD wide tức là 8bit-22.4MHz. Định dạng DSD-wide này cũng rất ít được sử dụng vì chỉ có rất ít tính năng cho công việc edit và mixing. Sau khi chỉnh xong thì sẽ ra được file master gốc. Tiếp đó mới convert file master sang các định dạng DSD, PCM Hires hay Redbook (với việc dùng các thuật toán SRC) để phát hành đến khác hàng. Do đó cái gọi là thuần DSD (tức là 1-bit) trong công tác sản xuất âm nhạc là không tồn tại, chỉ mang tính chất quảng cáo.
@Haolq: Bác vui lòng nói rõ hơn về DAC PCM và DAC DSD, có loại DAC nào chơi được Native cả PCM lẫn DSD không, thanks bác.
Em dùng convert Lynx aurora 8 để nghe PCM. Dùng Dac pure DSD do SIG làm để nghe DSD. Thời gian đầu nghe PCM qua DAC DSD rất ấn tượng, sau đó thấy lộ ra nhiều khuyết điểm đó là tiếng ko được tự nhiên, hơi căng và Bass thiếu mềm mại. Khi quay lại DAC PCM thì vấn đề này được giải quyết. Khi nghe file DSD qua DAC PCM thì tiếng thiếu sức sống ... Trong HT của em 2 cái DAC này cùng chạy nên việc so sánh với em rất dễ.
Một số DAC dùng hai board mạch riêng. Một cho PCM, một cho DSD. Nên làm tốt cả hai nhiệm vụ. (Dĩ nhiên là giá cao hơn mấy loại mọt chip) Được cái là tiện lợi cho người dùng. Thấy T+A DSD 8 đã quảng cáo chiêu này từ lâu.
@Haolq: Bác dùng Signalyst DSC1 DSD DAC phải không? @Hoang_Anh: Bác đã nghe T+A DSD DAC 8 chơi file PCM chưa?
Đúng vậy bác ạ. Tuy nhiên em cho rằng Signalyst DSC1 DSD DAC cũng chưa phải chuẩn để đánh giá DSD. Bởi vì nguyên lý D/A của nó ko giống như khi thu âm DSD.
Vậy theo bác model DAC nào, dùng nguyên lý D/A gì có thể gọi là đạt chuẩn để đánh giá file DSD? Cảm ơn bác đã bớt chút thời gian trả lời câu hỏi vẫn liên quan đến topic của em, âu cũng là một cách tiếp cận và đào sâu vấn đề.
Riêng em signalyst mình nhớ là ông tác giả làm ra để cặp đôi hoàn hảo với Hqplayer . Các bác xem hãng Sony dòng cho phòng thu . Ông bố đẻ định dạng dsd này xem sao. Có DAC chuyên ko
Dùng chính các DAC (convert D/A, A/D) thường được sử dụng trong phòng thu là chuẩn nhất, tuy nhiên các phòng thu khác nhau thì sử dụng DAC khác nhau nên việc chọn DAC DSD chuẩn như bác hỏi là bất khả thi. Ví dụ PCM thì em chọn convert Lynx vì rất nhiều Studio sử dụng nó cũng như thực tế em đã so sánh nó với các bộ convert của RME, Apogee.. Và thấy ưng ý. Convert DSD tốt dùng trong phòng thu khá đắt ở thời điểm hiện nay (Tuy nhiên nó vẫn rẻ so với các DAC DSD hiend ). Về nguyên lý thì em thấy các bộ convert DSD trong phòng thu họ sử dụng DA/AD chip thì ta ưu tiên chọn DAC theo cách này sẽ tốt hơn. Em dùng pure DSD Dac hiện nay bởi vì muốn tìm hiểu 1 hướng mới trong DAC dsd và Giá thành rẻ..., Vì vậy hiện nay khi nghe DSD em luôn cân chỉnh softplay để tiếng khi nghe DSD về giống khi nghe PCM .
Ý em muốn nói đến nguyên lý D/A trong thiết bị đầu cuối là DSD DAC cho người dùng, model cụ thể nào đạt chuẩn. Bác không nêu tên được cũng không sao cả. Vậy thì, những Native DSD DAC trên thị trường thời điểm này, bao gồm cả DAC dùng chip, DAC không dùng chip và R2R, tiêu chuẩn nào để xác nhận có khả năng giải mã Native DSD?
AMy hỏi khó quá!trên mạng chỉ tập trung qc vào thông số digital 16,24,32 bít , dsd dxd mqa v.v mấy cái a hỏi tìm ko ra. Tuy nhiên mấy hãng qc analog output đâu, khổ cái là nó qđ 60-70%giá thành & chất tiếng
Em nói cái pure DAC hiện nay ta đang ráp và em đang chơi chưa đạt chuẩn vì quá trình sử dụng em đã nêu lên nhiều khiếm khuyết. Còn để chỉ rõ DAC Dsd đạt chuẩn thì theo em nó phải là các bộ convert Dsd cỡ như phòng thu 2L họ đang dùng. Riêng về AD/DA em cho rằng thiết bị phòng thu (loại tốt) luôn chuẩn hơn thiết bị dành cho home. Em ko quan trọng Native hay DoP khi chơi DSD. Chỉ duy nhất âm thanh đầu ra mới thuyết phục được em. Với DAC thì âm thanh đem lại quan trọng hơn tất cả các thông số kỹ thuật đi kèm nó
Thật ra vấn đề đơn giản chứ không phức tạp như bác nghĩ đâu. Ở đây chúng ta chỉ nói về khía cạnh "Native" trong quá trình xử lý của DSD DAC. Native DSD DAC được chia làm hai loại: Native DSD processing và phân nhóm nhỏ hơn gọi là Native Direct DSD processing. Trong cả hai trường hợp tín hiệu DSD không convert sang PCM và vì thế được gọi là Native. Nếu nguồn cấp và mạch analog tốt cả hai loại này đều có thể chơi file DSD rất hay. 1. Native DSD processing(hay còn gọi là Non-direct Native processing) - Cụ thể như các DAC sử dụng chip ESS Sabre 90XX. Tín hiệu được xử lý kỹ thuật số, thường là 6 hoặc 8 bit(trong DSD gọi là "multi-bit", hoàn toàn không giống với khái niệm "multi-bit" của PCM), nhưng giữ nguyên ở dạng DSD rồi dùng DSD filters để loại bỏ noise, sau đó chuyển tín hiệu sang phần analog. - Một ví dụ khác là PS Audio DirectStream DAC dùng FPGA, 1 bit DSD được convert sang 30 bit, 30Mhz, sau đó xử lý "xuống" DSD 128. - DAC của Meitner upsampling lên DSD 128 cũng thuộc loại này. 2. Native Direct DSD processing(cao hơn một cấp, không xử lý kỹ thuật số tín hiệu DSD mà giữ nguyên bản dưới dạng 1 bit) - DAC dùng chip của TI/Burr Brown như 1792, 1793 hay 1795. Những chip này vừa xử lý được PCM, đồng thời có thể xử lý chuyển đổi trực tiếp DSD. - DAC dùng chip CS4398, CS4364, CS4384, WM8741, WM8742, AK4490... - Một vài DAC không dùng chip như Lampizator DSD DACs, dùng bộ DC blocking phức tạp và analog filter để xử lý tín hiệu DSD native rồi convert thẳng sang analog. Trên đây là định nghĩa làm rõ và những điển hình về Native DSD DAC, đó chính là tiêu chuẩn. Chúc các bác có ngày cuối tuần vui vẻ!
Chia sẻ xong bán đồ ?!! Mua hay không là tuỳ bác mà? Ko lẽ bác bị dắt mũi rồi à. Ngay bác chủ topic này cũng rất ca ngợi Dac/MS của bác GH rất hay trong tầm giá mà. Còn em cũng có bài nhận xét về DAC V1 ko ổn theo tai e và hình thức ko bắt mắt lắm chứ e có ca ngợi hay quảng cáo gì đâu. Em đã nói rất hữu ích cho thành viên mới. Bác nặng lời quá!
Đồng quan điểm với bác. PCM và DSD cái nào hay hơn thế giới vẫn còn tranh luận dài. Nên ta cứ nghe cả 2 cái nào hợp thì nghe thôi ko nên cho cái nào là nhất. DSD cũng có cái dở là nguồn xịn hiếm hơn PCM, hơn nữa tốn nhiều dung lượng lưu trữ, bộ DAC cần chip kha khá để xử lý mượt, ít nhiễu. Trên hệ thống cỏ của e nghe DSD (Dop) khá hay, nền âm tĩnh hơn PCM. Cá nhân e đánh giá như vậy. Dac Yggdrasil V1 e nghe ké của bác vodanhkhac chơi ATC11 thấy rất hay. Audio theo e chuẩn nó có nhiều loại chuẩn hay có thể nói ko có chuẩn nào là chuẩn cho tất cả ( theo tai, gu ) nên rất khó đánh giá thế nào là chuẩn.
Đời sau của nó là N-70AE đã đọc được cả DSD128. Em mới dùng N-30 nên chỉ dám đoán là N-70AE cũng "ok".
Nếu dùng 2 DAC khác nhau để so PCM vs DSD sẽ khó mà so được, vì cả con DAC khác nhau. Lúc em dùng con Teac bên trong là AK4490 thì thấy DSD tĩnh hơn, nghe thư thả hơn rất nhiều.
Em chỉnh chút, DSD 5.6 là cách gọi khác của DSD128 bởi vì: DSD64 lấy mẫu 2.8MHz DSD128 lấy mẫu 5.6MHz DSD256 lấy mẫu 11.2MHz N-30AE cũng chơi được mọi định dạng như N-50AE và N-70AE, nhưng kém hơn là không làm DAC cho nguồn phát ngoài thôi.