Vẫn dùng song song cả hai, online và KHO lưu trữ (cho những bản hires và các bản nhạc TỦ, nghe offline ko SỢ bạn CÁ MẬP cắn cáp làm mạng trục trặc).
Nỗi khổ của người chơi CD . Để tiết kiệm tiền đôi khi người chơi hay mua album The Best Of ... tuy nhiên hãng sx rất tinh khôn . Trong album The Best Of .... ( Bee Gees chẳng hạn ) thì họ cho ta gần hết các bài hay nhưng họ giấu 1 bài là Reaching Out .Nếu thích bài này thì bắt buộc phải mua album Spirit Having Flow . Trong album The Best Of Duran Duran cũng vậy .Họ cho ta tất cả các bài hay nhưng họ giấu 1 bài cực Độc là Winter Matches On . Thế là để có bài này người chơi phải mua album Notorius . Ví dụ còn dài .... dài nữa và mình nhiều lần đã phải mua cả 1 album chỉ vì thích 1 bài trong đó . Xót ơi là xót . Anh em chơi nhạc số chắc không vướng phải trường hợp này
Trong thời kỳ kỷ nguyên số, nhạc số trước sau cũng sẽ phổ biến đến người nghe nhạc từ bình dân đến cao cấp, Việt Nam đang ở thời kỳ du nhập và học hỏi thôi các bác ơi. Một số bác chơi nhạc số có đăng ký tài khoản online của Tidal hay Spotify thì cũng là vài năm gần đây khi mà Roon gây được ảnh hưởng lên giới công nghệ nhờ tiện ích và cách làm marketing online về nhạc hires mà thôi. Em hỏi các bác là trước thời kỳ này các bác nghe Ipod, laptop, Mp3-player... các bác lấy nguồn nhạc từ đâu, có bỏ tiền ra download nhạc .mp3 qua creditcard vì "chợt nghĩ đến" tác giả, tác phẩm, sở hữu trí tuệ hay con từu gì đó... (Nên các bác chớ vội kết luận anh em ko mua nhạc online là đạo nhạc, mọi con đường đều đến thành Rome nhé) Chỉ khi các bác thấy Tidal/ Spotify/... hay dịch vụ nào đó đem lại lợi ích cho các bác thì phần lớn mới hăm hở đăng ký các dịch vụ này và có lẽ với tính "hiếu thắng" của chúng ta thì tự nhận là mình văn minh và có quyền phủ nhận các anh em còn lại. Chơi âm thanh nó là một quá trình, người chơi cần trải nghiệm, tìm tòi mới tự rút ra được cách chơi cho mình, con số tiền tệ để tính ra cái rẻ cái đắt chỉ là hành trình, quan trọng là đam mê sẽ ra quyết định đúng.
Người La mã xưa đã nói: - Mọi con đường đều dẫn đến Roma Nhiều người đường hoàng thích đi đường thẳng và dừng trước đèn xanh đèn đỏ. Nhưng rất đông người khác thấy chẳng cần phải vậy: cứ chỗ trống ta đi, ngõ hẻm, đường vòng hay có lợi là ta thực hiện và rủ nhau làm vậy, đích đến là "Roma" kia mà! Lâu dài thì số đông này tạo thành văn hóa. Chỉ khổ cho mấy bác đàng hoàng: gần sát đến Roma rồi thì thấy một đống bác đi "chui" đã đến trước và chen lấn trước cánh cửa hẹp để chui vào. Đặng Tiểu Bình - Một nhân vật thuộc loại "bựa" nhất của tư duy châu Á phát biểu: - Mèo trắng mèo đen đềo OK, miễn sao đều bắt được chuột! Cạn lời, Tây hay Ta đều vậy cả.
Em thì mong cd chết sớm. Trong năm vừa rôi mua lại mua được đống cd vừa đẹp vừa rẻ trên ebay. Nhiều bộ hiếm tưởng không bao giơf mua được thì lại có với giá rất ổn. Thank các bác fan streaming. Dù em là fan của CD .
Ơn nghĩa gì bác ơi, fan streaming chúng em còn đang giúp đỡ các fan đĩa than, băng cối nữa bác ạ. Các bác cứ thong thả mua hàng thanh lý nhé.
Các định dạng vật lý không dễ chết, LP, cassette tape vẫn sống. Đơn giản vì nó là hiện thân của kỉ niệm. Em có rất nhiều kỉ niệm với băng cassette, đĩa than, CD. Và em vẫn nghe chúng mỗi ngày, sưu tầm mỗi khi có thể. Dù vậy vẫn ko thể nhập nhằng giá trị với nhạc số stream trực tuyến. Mà dù sao thì vật chất nó ko mất đi, chỉ chuyển từ dạng này qua dạng khác. Thân xác này còn tạm bợ nữa mà, linh hồn còn chu du trăm kiếp hóa thân nữa mà vương vấn chi, tranh luận chi cái vỏ vật lý CD, LP, Tape với Tidal, Spotify. Bài nhạc hay nó vẫn đó, có chăng là người ta xây cái kho để lưu giữ giùm nhạc của chúng ta thôi mà, ai lấy mất đâu mà phải vội giữ.
Thật ra anh em tranh luận cho vui thôi . Không có gì nặng nề đâu .. Thời chưa mở cửa mình phấn đấu 1 năm mua được 10 CD là thành công rực rỡ . Sau này nếu CD ít phổ biến thì giá của nó sẽ rất cao . Khi đó ta lại trở về thời bao cấp , nghĩa là 1,2 tháng mua được 1 CD là sung sướng rồi . Người Việt ta chịu khổ quen rồi , kiểu gì cũng vẫn sống khỏe
Các bác có hiểu tại sao có con tem nó hàng nghìn đô trong khi có khi chỉ để vứt đi không? Nếu chơi thì bác sẽ hiểu còn không thì sẽ không hiểu. Em cho bác xem một link cd quý hiếm để bác hiểu nhé. Bác có lên trang web bán giá rẻ thì tranh nhau mua ngay nhé. https://www.amazon.com/Leaving-Your-Body-Maudlin-Well/dp/B000BVRNBW?ref_=mw_olp_product_details
Đây có phải không ạ. Em vẫn biết và tôn trọng các bác sưu tầm CD những bản thu hiếm, giá trị của nó là tính chất vật lý, khác với tính chất phi vật thể là bản nhạc. Hơn trăm đô cho một album định dạng CD thì em ko mua, trừ khi có chữ kí hay lời đề tặng độc đáo của ca sĩ
Em biết chắc chắn bác không mua vì bác không hiểu giá trị của nó. Nhưng bác nên nhớ là rất nhiều người biết giá trị thực sự của CD này. Nó có nhiều lý do mà bác không hiểu được tại sao nó lại có cái giá như vậy.
Dạ vâng, cái em không hiểu thì nhiều lắm bác ơi. Nên ko mua cũng bình thường thôi mà. Mà album này giá trị thực sự của nó là gì vậy bác, chia sẽ cho em biết với Ơ mà em có đả kích chê bai gì CD đâu nhỉ, em còn sưu tầm mà. Em phân tích về món streaming trên cơ sở có số liệu và lập luận rõ ràng, các bác thấy không đúng thì phản bác thẳng vào vấn đề chứ lái sang chuyện khác để làm gì nhỉ
Em chỉ có thể giải thích như sau: đây là album hay nhất của Avant Garde music đối với nhiều người. Nó rất hiếm, lại hay nên rất quý. Trong quyền booklet nhiều điều kỳ lạ không ai biết là gì.
Đấy bác giải thích vậy, em tiếp thu thoai. Em ko phải fan của rock avant-garde mà jazz avant-garde nên nghe vậy thì biết vậy. Cách đây 13 năm em là newbie lọ mọ mới tham gia diễn đàn, có một album thửa định dạng nhạc số copy CD ko nhớ ai cho. Ca sĩ thể hiện nhạc Trịnh Công Sơn thật xuất sắc mà em nghe suốt những tháng năm sinh viên đại học, em có đem lên diễn đàn để chia sẽ. Mod thời đó là người mà ai cũng biết là ai đấy, bác Aries đã nhiệt tình ngỏ ý nhận share đĩa CD đó từ HN vào SG. Bác ý nghe xong có viết một bài cảm nhận mà nếu ca sĩ ấy đọc được chắc cũng nhận bác làm tri kỉ. Suốt 13 năm sau đó, nhờ các trang nhạc số mà em được biết ca sĩ ấy là Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, người ca sĩ bí ẩn mà em vẫn gọi là Vĩnh Toàn. File số khi xưa lưu trong máy, em đã đánh mất từ hồi tám hoánh http://nvnorthwest.com/2014/01/ghe-tham-nguyễn-dinh-toan/ https://amnhac.fm/nguyen-dinh-toan/...n-dinh-toan-cau-kinh-su-cho-tuoi-tre-viet-nam Topic năm xưa: https://vnav.vn/threads/cau-lac-bo-nhung-nguoi-men-mo-nhac-trinh.324/#post-50589 Nếu không có các trang nhạc số và phong trào streaming, bao giờ em mới gặp lại cố nhân?
Em lấy ví dụ vậy chứ em là em nghe tá lả Tiếp tục với chủ đề, em xin phép phản bác Nhạc số - yếu tố quyết định của chất lượng âm thanh: 1. Theo em biết, có hãng Linn là đi theo triết lý "Source first" xuyên suốt từ mâm than đến đầu đọc CD và đầu streamer nhạc số. Triết lý này đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Bản thân em cho rằng, nguồn nhạc là một thành tố cấu thành nên chất lượng âm thanh, song song với loa, amply...nhưng chưa phải là yếu tố quyết định cho đến khi các thành tố khác đã được tối ưu. Ban đầu, khi set up một bộ dàn, thông thường các chuyên gia hay người chơi nhiều kinh nghiệm khuyên chọn loa trước, sau đó chọn amply và đầu đọc (thiết bị chơi nhạc). Sao cho phù hợp với nguồn nhạc, nguồn nhạc ở đây là sự lựa chọn giữa số hay analogue. Nhạc số đến nay có 2 lựa chọn, đúng hơn là 3: CD, stream trực tuyến và download về lưu trữ. Giữa 3 lựa chọn trên, em thấy CD nghe hay nhất nhưng tốn kém nhất, lưu trữ rồi chơi lại thì hay nhì cũng tốn nhì, streaming hay thứ ba, hay còn gọi là dở nhất nhưng tiện nhất, rẻ nhất. 2. Khi bộ dàn đã được set up "sạch nước cản", tức là nghe không bị thiếu dải, các vấn đề cộng hưởng phòng nghe đã được khắc phục. Người chơi nghe ra được các khác biệt nhỏ trong âm thanh thì nguồn phát bắt đầu được chú ý. Hình tượng hóa như một cái phểu, càng vào sâu nhưng chi tiết nhỏ càng được quan tâm. Đến đây sẽ chia ra 3 hướng đi phụ thuộc vào quan điểm: Vì âm nhạc hay vì âm thanh hay giữa giữa, Musicphile hay Audiophile. 3. Musicphile: Người mê âm nhạc, là lối chơi mà người chơi có thiên hướng quan tâm đến "phần mềm", chính là nguồn nhạc (khác với chất lượng nguồn nhạc). Nhận dạng người chơi này, khi mời bạn chơi đến nhà hay gặp gỡ, họ có thiên hướng chiêu đãi bằng bữa tiệc buffet hoặc a la carte mà khách được chủ hỏi han về loại nhạc thích nghe, để từ đó chọn trong thư viện âm nhạc của mình và dùng bộ dàn để phát nhạc đãi bạn. Âm lượng thường là đủ nghe, đủ để vừa nghe vừa trao đổi kiến thức. Cách chơi này thường sẽ chú trọng độ phong phú của chương trình. Các bác mà nhà lưu trữ nhiều CD, LP, ổ cứng lưu nhiều nhạc mà mình thích là theo lối chơi này. Gần đây, với sự phát triển của phong trào streaming, sự phong phú trong nguồn nhạc khó thể hiện ra ngoài hơn. Bù lại, giới yêu nhạc rất dễ tiếp cận đến các chương trình mới, lưu trữ, sắp xếp cũng dễ hơn, lợi thế thì như em đã phân tích trong các bài post trước. Cái khó bây giờ là với khối lượng đồ sộ các album lưu trữ ở định dạng vật lý mà người chơ đã cất công sưu tầm bấy lâu, sẽ có số phận như thế nào. Nếu em có bộ sưu tập đồ sộ như vậy, em sẽ giữ lại và tiếp tục sưu tầm. Lý do thì nhiều, điển hình là tiếc và kỉ niệm...Khi đó streaming hay không streaming không quan trọng, nếu có thì chơi song song, vừa là tham chiếu lẫn nhau, vừa như công cụ nghe thử các chương trình mới...Nếu em không có bộ sưu tập đó, em sẽ đầu tư vào streaming để tận hưởng lợi thế mà thế giới phẳng mang lại. 2. Audiophile: Người yêu âm thanh, nhận dạng là khi mời bạn đến nhà thường sự dụng nguồn nhạc hạn chế, mang tính bắt tai hoặc phức tạp sao cho thể hiện hết thế mạnh của bộ dàn. Người chơi âm thanh thông thường sẽ trao đổi với bạn nghe về âm thanh, tiếng đàn, tiếng trống, âm hình, âm trường, âm sắc, âm...nhiễu. Người chơi có thể nghe đi nghe lại một bản nhạc hay một đoạn nhạc để tìm ra sự khác biệt, hay dở trong cách thể hiện của thiết bị. Họ rất quan tâm đến thiết bị phát, định dạng âm thanh, bit rate, bit dept...bit perfect và jitter. Nguồn nhạc số đối với người chơi theo lối này thường đồng nghĩa với bit, "khô" hay "ướt" v.v... 3. Music-Audiophile: Người chơi quan tâm cả hai lối, người chơi kiểu này thường khá là khổ, như em đây. Rất dễ tẩu, không biết khi nào nghe nhạc, khi nào nghe âm thanh. Do đó, trong tranh luận về nguồn nhạc số, do có nhiều "môn phái" như vậy nên định nghĩa nguồn nhạc số dễ bị hiểu theo cách của mỗi "phái". Chuyện ông nói gà bà nói vịt dễ xảy ra dẫn đến tranh luận hoài không đến hồi kết. Vd: Qua thảo luận ở các post trước, em nhận diện bác lenamvl và bác no1knows là musicphile, có đúng ko ạ?
Em thấy khó nói là bác nào là music hay audio - phile lắm vì đã chơi cái món này thì yếu tố đầu tiên là thích nghe nhạc, thứ 2 quan trọng hơn lại là tiền đâu, nên nó định hướng nhiều lắm, chưa kể bác nào đã chơi đến trên 10 năm thì cũng phải đổi/ nâng cấp/ mua thêm/ bán bớt dăm lần. Các hành vi mua/ bán này là do trình nghe lên, có tiền dư dả thôi chứ ko phải tôi là anh audiophile thì hành vi mua bán khác anh musicphile Về tẩu thì chắc anh em nào chơi chả có lần tẩu, tẩu vì hệ thống của mình lắp ghép lởm khởm nên nghe ra cái thứ lởm khởm, hệ thống ăn nhập hay hoàn chỉnh thì ai cũng thấy hay ngay. Nhưng sợ nhất là ca: nghe đang hay tự dưng 1 ngày nghe chán hẳn thì tẩu ngay tức thì. Ví du: Em có ông anh có hệ thống đầu tư rất công phu, bình thường nghe rất hay, đùng cái một ngày màng loa nó cứ phập phù, hổn hển, nghe khó chịu mà đến mấy tháng giời các cao thủ, hảo hán ghé thăm bắt bệnh (nâng cấp, thay thế, mua đi bán lại loạn hết cả) mà ko thể phán xử. Cuối cùng, ông em có bộ bóng vô tình mang đến, thay thử toàn bộ bóng thì nhạc tính lại như xưa hehe nên chơi cái này em nghĩ nó khó phân định rõ ràng lắm, nhất là đã lún sâu đầu tư sân bãi, phòng ốc, sưu tầm... thì gừng càng già càng cay, rơi hố vôi càng loay hoay càng lún bác ạ.
Chính xác , Thanks bạn . Bổ xung 1 chút cho vui : Nghe nhạc , bình luận nhạc là chủ yếu nhưng nếu dàn máy ngon sẽ thấy hết cái hay , siêu của các nhạc công và hiểu tại sao họ được khen là 1 trong 10 tay guitars , 1 trong 10 tay trống ... hay nhất thế giới . Khi đó " việc cảm thụ âm nhạc " sẽ được nâng lên 1 tầm cao mới . Ai đó khuyên chọn loa đầu tiên theo mình là cực kỳ đúng
hi, thấy bác giới thiệu phần hệ thống bên dưới của mình có sử dung loa Wilson puppy, cho hỏi bác đang chơi puppy model nào vậy? tks
Bài viết khá dễ hiểu nhưng bác nên xem lại thuật ngữ nhạc số. Câu này ý chẳng phải CD không là nguồn nhạc số?
Thực ra hiện tại có khá nhiều phong cách chơi nhưng em thì không nghĩ CD với nhạc số có sự khác biệt về mặt âm thanh. Nhưng em xin kể 2 câu chuyện này để các bác tham khảo: 1. Câu chuyện thứ nhất cách đây hơn 10 năm. Một nhạc sĩ tại Anh, ông này cả cuộc đời học nhạc và chơi nhạc nên âm nhạc với ông vừa là tình yêu vừa là công việc vừa là cuộc sống (vì ông chả biết làm gì ngoài chơi nhạc). Sau nhiều năm chơi cho 1 band nhạc nhỏ, do có mâu thuẫn, ông rời band nhạc với một số sáng tác mới. Ông quyết định tự mình tung ra album. Vì cũng nghèo, để giảm chi phí ông phải tự chơi tất cả nhạc cụ và tự ghi âm, sản xuất, thi thoảng mới mời một số người trợ giúp. Tổng chi phí sau khi ra album khoảng 8000 bảng. Album khá hay, nhưng cũng như những album khác vào thời điểm bấy giờ, chỉ ít phút sau mọi người đã có bản mp3 để nghe. Vào cuối năm, một tạp chí âm nhạc nổi tiếng đề cử album của ông là album hay nhất của năm và phỏng vấn. Khi hỏi đến phần mong ước của ông là gì thì nhận được câu trả lời bất ngờ là giờ tao chỉ muốn thu lại được số tiền đã bỏ ra để làm album. Đến tận ngày hôm nay, ông này vẫn chưa ra được album tiếp theo trong sự nghiệp. 2. Một band nhạc khá được yêu thích, từng giành giải Grammy họ đã kể lại câu chuyện trong những năm gần đây. Do khá nổi tiếng họ được trao khoảng 600 nghìn USD để làm một album. Nhưng những chi phí phòng thu, thuê kỹ sư âm thanh... là vừa đủ để cho ra một album. Thu nhập từ các trang web streaming là cực nhỏ. Nguồn thu chủ yếu của các band nhạc là đi lưu diễn. Nhưng ngay cả khi lưu diễn họ cũng phải bán các thứ như quà lưu niệm, đĩa nhạc để kiếm thêm thu nhập vì các hãng đĩa cũng đang chết- họ không thể thu lại đủ tiền nên bắt band nhạc chia sẻ tiền kiếm được từ lưu diễn. Các hãng đĩa và band nhạc đều đã đầu hàng trước sự hút máu khủng khiếp của các trang web streaming. Đó là lý do chính khiến các band nhạc càng ngày càng lâu ra album mới. Em không phản đối các trang web nhưng em sẽ chỉ nghe qua, nếu thấy hay sẽ mua CD để ủng hộ các band nhạc.