Nguồn nhạc số - Yếu tố quyết định của chất lượng âm thanh

Discussion in 'Âm nhạc' started by kenzoman, 2/2/19.

  1. daonguyenvan

    daonguyenvan Advanced Member

    Joined:
    5/3/10
    Messages:
    593
    Likes Received:
    470
  2. Hoàng Trúc

    Hoàng Trúc Advanced Member

    Joined:
    6/9/19
    Messages:
    131
    Likes Received:
    210
    Căn nhà xưa nghe Trọng Bắc hát phê lòi luôn
     
  3. Hoàng Trúc

    Hoàng Trúc Advanced Member

    Joined:
    6/9/19
    Messages:
    131
    Likes Received:
    210
    dạ nhờ bác mà Trúc mới được biết link bài viết cảm nhận của bác Thiện dành cho bác Toàn hát TCS
     
    hung6310i likes this.
  4. tvmnghenhac

    tvmnghenhac New Member

    Joined:
    9/11/19
    Messages:
    2
    Likes Received:
    4
    Đọc bài của các bạn đã nghiên cứu nghiêm túc và trải nghiệm giúp cho anh em mới chơi thật thú vị
    cám ơn các bạn!
     
  5. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    Lâu lắm mới có một nhạc sĩ Việt Nam chia sẻ và giúp người đọc nhìn thẳng vào nền âm nhạc Việt Nam hiện nay:
     
  6. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    [​IMG]

    Theo dõi Facebook của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, đồng nghiệp lẫn khán giả hâm mộ âm nhạc anh hẳn sẽ biết được đó là một trong những điều thôi thúc và khiến anh không thể tiếp tục làm “một gã thủy thủ hèn nhát, cố thủ trong cabin một con tàu, mặc cho sóng gió táp vào boong tàu ngoài kia...” như anh chia sẻ.

    Và cuộc trò chuyện với tác giả của những Tiếng rao, Ước gì, Bạn tôi, Xích lô, Buổi sáng ở Ciao Cafe, Chuông gió, Vòng tròn, Giấc mơ mùa thu... bắt đầu từ những trăn trở đối với đời sống âm nhạc Việt.

    [​IMG]
    Mạng xã hội được nghệ sĩ sử dụng với nhiều mục đích, từ sức ảnh hưởng của mình. Trang Facebook “đóng băng” từ rất lâu của anh nay “nóng” trở lại. Anh sẽ làm gì ở đây?

    Tôi quay lại Facebook trước hết là để truyền cảm hứng, lôi kéo đồng nghiệp cùng làm những điều tốt đẹp. Vì thế tôi sẽ sử dụng Facebook như là nơi hội tụ của những nghệ sĩ khao khát khám phá chân trời mới của âm nhạc VN; nơi giao lưu học hỏi, truyền cảm hứng cho nhau, cùng tạo một miền đất âm nhạc hiện đại, văn minh và tràn đầy năng lượng tích cực. Trong những ngày mới quay lại mạng xã hội, tôi rất vui vì mục đích của mình được nhiều đồng nghiệp, nhất là nhạc sĩ trẻ, hào hứng hưởng ứng (trong đó, có một số bạn trẻ đã - đang bị hoang mang, sáng tác không còn vô tư bởi bị thị hiếu, cơm áo gạo tiền... chi phối).

    Để diễn đạt những điều đó, tôi mượn câu chuyện về bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao - câu chuyện đã ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi thật mạnh mẽ. Theo đó, Văn Cao đã viết bài hát này từ sự thôi thúc nội tâm của chính ông, và tôi tin chắc rằng ông không quan tâm ai sẽ nghe bài hát của ông, phân khúc khán giả nào sẽ là đối tượng của ông, trào lưu nào đang thịnh hành... - tất cả những băn khoăn mà một nhạc sĩ trẻ thời nay đang bị bủa vây.

    [​IMG]
    Ông viết đơn giản là khi cảm xúc dâng trào! Giữa một rừng các hành khúc của những nhạc sĩ thời đó, điệu valse của bài hát như cánh chim lạc lõng. Rồi không biết bằng cách nào, cánh chim ấy bay theo hành trình những người Việt qua khung trời Nga. Rồi một ngày quay trở về VN hóa thành ca khúc bất hủ.

    Khi mà tình người, lòng trắc ẩn là điều gì đó rất xa xỉ của thời nay, Mùa xuân đầu tiên vẫn chưa bao giờ vơi nỗi khao khát muôn thuở:

    [​IMG]
    Vậy nên, khi bạn lạc lõng giữa những trào lưu, đừng sợ hãi! Khi bạn có niềm thôi thúc, hãy viết nó ra. Là nghệ sĩ, đừng làm một vị vua của một vương quốc trong lòng khán giả mà hãy là nhà thiên văn luôn hướng lên bầu trời ngàn sao! Bản chất của người nghệ sĩ là gì? Là đi tìm cái đẹp, cái mới lạ đến cho công chúng, chứ không phải ở yên trên ngôi vị của mình.

    [​IMG]
    Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh với ca sĩ Hà Anh Tuấn
    Có vẻ như anh cũng từng rơi vào “nỗi niềm” tương tự, với đĩa Cafe sáng thực hiện cho Hà Anh Tuấn?

    Tôi để ý và thấy rằng, có những album mình đặt hết tâm huyết, cảm xúc vào và không quan tâm nhạc này khó hay dễ nghe, thì sẽ có ngày album đó quay lại với khán thính giả. Như điểm rơi vậy, ban đầu có thể chưa gặp nhưng rồi sẽ gặp. Đĩa Cafe sáng của Hà Anh Tuấn đúng là như thế, khi ra mắt nó chưa phải là đĩa ăn khách, nhưng bẵng đi 5, 7 năm sau người ta lại nghe nhiều hơn. Điều đó chứng minh qua thống kê của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN. Có những đĩa, những bài hát viết lâu rồi nhưng về sau mới biết chúng được nghe nhiều ra sao. Do đó, khi sáng tác, cứ đặt hết tâm huyết vào thì trước sau gì khán giả cũng tìm đến, gặp được; vấn đề chỉ là thời gian.

    Nhưng không phải ai cũng chờ đợi được, hơn nữa ca sĩ lại càng sốt ruột khi bài hát mình không ăn khách?

    Đó cũng là nỗi khổ. Với giới sáng tác như chúng tôi thì có thể thong dong, nhưng ca sĩ thì khác. Tôi hoàn toàn thông cảm cho sự nôn nóng của họ. Họ cần phải có bài hát hay - hợp thị hiếu, bắt trend... càng sớm càng tốt, mà khi chờ lâu không thấy thì họ tự sáng tác.


    [​IMG]

    [​IMG]
    Nghệ sĩ đa năng cũng là xu hướng phổ biến, anh không nghĩ thế?

    Đa năng là rất cần, nhưng dù thể loại nào (rap, hiphop, pop, jazz...) cũng phải đạt tiêu chuẩn của thế giới. Chuẩn này bao gồm các yếu tố: kỹ thuật sáng tác đặc trưng từng thể loại, hòa âm, phối khí, chuẩn về âm thanh... để khi phát hành trên các nền tảng như iTunes, Spotify... không bị tụt hậu. Nhiều tác phẩm được cho là ăn khách hiện nay của nhạc Việt, có lẽ, dưới chuẩn.

    Anh nhận xét thế có hơi bi quan quá không?

    Không phải chỉ một mình tôi nhận thấy điều đó. Nhiều đồng nghiệp cũng nghe thấy, nhưng lại ngại lên tiếng, rồi dần dà nản, buông xuôi, như tôi đã từng thờ ơ. Có một thực trạng là ít nghệ sĩ chịu dấn thân - mạnh dạn thực hiện những sản phẩm mang tính khám phá, sáng tạo. Nói cách khác, họ ngại làm những gì mới mẻ và cần thời gian để chinh phục, chỉ thích tư duy đi tắt đón đầu.

    Thử nghĩ xem, trong khu chợ, hàng chất lượng cao tìm không ra, người đi chợ không có lựa chọn thì lâu ngày họ sẽ quen những sản phẩm chất lượng không cao và mất dần khái niệm về chất lượng.

    Nhưng chúng ta cũng có những hiện tượng “ra thế giới”, như Sơn Tùng M-TP chẳng hạn?

    Chúng ta có sự ngộ nhận về đẳng cấp thế giới.

    [​IMG]
    Từ ngày có YouTube, khán giả thưởng thức (không phải ai cũng am hiểu hay có trình độ thẩm mỹ cao) bị dẫn dắt bởi một số nghệ sĩ bằng cách căn cứ vào lượng view khủng. Từ đó, cứ nghĩ âm nhạc VN đã tương đương với âm nhạc thế giới rồi, thực ra không phải. Những lượng view khổng lồ ấy chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia.

    Công bằng mà nói, Sơn Tùng M-TP đã mang lại sự tươi tắn giữa lúc nhạc Việt toàn những bài hát buồn bã và có dấu hiệu chững lại, tôi ghi nhận nỗ lực của cậu ấy, nhưng đó cũng chỉ là hình ảnh của K-pop. Mình có cảm giác Sơn Tùng đã ra quốc tế rồi, thật ra không phải, tôi nghĩ là chỉ gói gọn ở những nước ảnh hưởng K-pop thôi. Tùng phải thoát khỏi K-pop và phải là chính mình!

    Chưa kể, bằng những nỗ lực mời khách mời quốc tế tham gia sản phẩm âm nhạc của mình cũng không nói lên chất lượng của một sản phẩm hay nền âm nhạc.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Vậy đâu mới là yếu tố quyết định chất lượng một nền âm nhạc, thưa anh?

    Sự tiến bộ của một nền âm nhạc phải bắt nguồn từ hệ thống các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp song song với giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho người dân.

    [​IMG]
    Như anh nói, lỗ hổng nằm ở giáo dục thẩm mỹ âm nhạc?

    Ở ta có một sự lệch pha giữa giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho cộng đồng và giảng dạy ở những trường, trung tâm đào tạo âm nhạc. Ví dụ ở các nhạc viện, đào tạo kinh điển là chính, dù cũng có khoa nhạc nhẹ; trong khi giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho đại chúng lại bất cập.

    Nhưng gần đây đã có nhiều trung tâm, học viện đào tạo nhạc nhẹ tư nhân trên cả nước…

    Đó là điều đáng mừng, nhưng nếu giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng không đồng bộ với đào tạo nghệ thuật ở các trường chuyên nghiệp thì có ý nghĩa không? Những nghệ sĩ được đào tạo ra bị lạc lõng bởi thị hiếu, và lâu ngày vì sự sống còn, vì cơm áo gạo tiền họ phải hạ trình độ biểu diễn xuống cho khớp với dân trí, với thẩm mỹ âm nhạc của số đông, từ đó mới sinh ra một hiện trạng: nghe nhạc cảm thấy đỏ mặt, hát không nghe được nội dung gì và tuổi thọ ca khúc chấm hết khi qua trend… Tất cả những bất cập trên thể hiện ở guồng máy game show - tạo trend - các nhãn hàng quảng cáo. Guồng máy ấy chỉ quan tâm lợi nhuận, còn khói thải của nó, xã hội lãnh đủ. Lâu dần, tâm thức xã hội bị chai lì và không còn sự tinh tế. Thay vì nói thì thầm với nhau, phải hét vào tai người ta mới nghe!

    [​IMG]
    Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh với ca sĩ Khánh Linh
    Vậy làm sao để 2 hướng ấy tiệm cận?

    Tôi nghĩ điều duy nhất là phải nâng cao giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho người dân chứ không thể nào hạ cái chuẩn của các trường đào tạo chuyên nghiệp xuống được. Vì những trường này phải theo chuẩn của quốc tế.

    Cứ cho rằng hệ thống các nhạc viện, các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của chúng ta đang làm tốt đi. Thế còn mảng giáo dục thẩm mỹ cho công chúng vẫn bỏ mặc thì sao? Điều này giống như bán ô tô sang trong một thị trường thu nhập thấp và hậu mãi kém.

    Và điều đáng sợ hơn nếu một xã hội đang mất dần tâm thức nhạy cảm và đôi tai thưởng thức tinh tế, sẽ dẫn đến những thể loại âm nhạc chuyên nghiệp mang tính thẩm mỹ cao, nâng cao tâm hồn người nghe không thể tồn tại.

    Phải chi chúng ta cho lũ trẻ nghe một giai điệu Hồ thiên nga tuyệt đẹp của Tchaikovsky, một khúc nhạc chiều của Schubert... hay những bài hát tuyệt đẹp của Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Trần Tiến, Dương Thụ..., những bài dân ca VN đặc sắc... Những điều cần làm này không hề thấy trong sách dạy nhạc các trường phổ thông. Và rồi chúng ta có dạy cho lũ trẻ thế nào là nhạc cổ điển, những kho tàng âm nhạc thế giới, lịch sử phát triển nhạc pop thế giới, ABBA là nhóm nhạc nào không?... Nói cách khác, chúng ta cần có một giáo trình giáo dục âm nhạc phải được soạn thảo mới mẻ, cập nhật hài hòa giữa âm nhạc trong nước và thế giới. Một khi bọn trẻ được tiếp cận một giáo trình âm nhạc tiến bộ như vậy trong nhà trường, bọn trẻ sẽ biết như thế nào là âm nhạc đẹp đẽ và chất lượng; để rồi sau đó, hiển nhiên rằng các nghệ sĩ sẽ thoải mái sáng tạo bay bổng và tự do. Vì họ sáng tạo cho một lớp người nghe tương lai có đôi tai cự phách và đẳng cấp.

    Khi nhu cầu thưởng thức được nâng cao, nghệ sĩ phải thật sự nâng niu những sáng tạo của mình để vừa lòng một mặt bằng thẩm mỹ nghe nhạc khó tính của công chúng. Lúc đó, nền âm nhạc chúng ta mới thật sự tiến bộ và sánh ngang thế giới!



    [​IMG]


    Báo Thanh Niên
    23.01.2021
     
    Kavat, dokien, fleethl and 1 other person like this.
  7. fleethl

    fleethl Advanced Member

    Joined:
    9/4/18
    Messages:
    185
    Likes Received:
    413
    Location:
    Quảng Ninh - Việt Nam
    hay quá....
    Thế nên xem các live show của nước ngoài mới thấy
    "đẳng cấp thẩm âm" " văn hoá âm nhạc" của họ sâu thật.

    Screenshot 2021-01-25 at 10.13.03.png
     
    kenzoman likes this.
  8. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    Vấn đề văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng của Việt Nam đang bị thiếu thẩm mỹ hoặc không có gốc là do môi trường và giáo dục, nói sâu xa hơn là thế hệ hiện tại và bọn trẻ (từ lúc đi học lớp 1) đã được tiếp cận các clip của Khá Bảnh, các youtuber nhí nhố... Trong khi nhà trường dạy âm nhạc truyền thống thì các cháu lại không học, không thuộc và không quan tâm.

    Các cháu lại thích cái nhí nhố nhiều hơn, dẫn đến hệ quả là từ bé đã không được nghe tốt, hiểu đúng, phân biệt được nhạc lý và hệ thống âm nhạc thế giới, chỉ loanh quanh ao làng. Cái này dẫn đến óc thẩm mỹ về văn hóa và nghệ thuật càng lớn càng có vấn đề.

    Nên để khắc phục thì từ bé nên dạy các con, cháu về nhạc lý, hệ thống âm nhạc thế giới, chơi nhạc cụ, theo thời gian các cháu có thể tự tìm hiểu dòng nhạc hoặc chơi loại nhạc cụ cho bản thân phù hợp nhất.
     
    fleethl and rfc647 like this.
  9. rfc647

    rfc647 Advanced Member

    Joined:
    3/1/06
    Messages:
    277
    Likes Received:
    321
    Rất đúng, nếu ai cũng nhìn ra vấn đề như bác, nhất là những nhà quản lý ,giáo dục, phát triển, bảo tồn văn hóa, thì thế hệ tương lai sẽ có trình độ càm nhận văn hóa âm nhạc cao hơn, chứ em thấy tình hình nhí nhố nhảm của showbiz và sản phẩm xàm youtuber hiện nay ko biết sẽ làm cho thế hệ tương lai có cảm nhận về âm nhạc và văn hóa ra sao nữa, em thì đánh giá văn hóa và đạo đức là cái gốc của 1 dân tộc, nhìn thấy hiện trạng như hiện nay mà xót xa.
     
    Last edited: 25/1/21
    Kavat and kenzoman like this.
  10. Kavat

    Kavat Advanced Member

    Joined:
    29/10/19
    Messages:
    203
    Likes Received:
    135
    rât chia sẻ quan điểm của bác



     
  11. Kavat

    Kavat Advanced Member

    Joined:
    29/10/19
    Messages:
    203
    Likes Received:
    135

    Cái giá của sự tự do là thế
     
  12. dokien

    dokien Advanced Member

    Joined:
    1/6/06
    Messages:
    735
    Likes Received:
    157
    các cháu có biết gì đâu mà thích nhí nhố bác? Cái nhí nhố tự sinh ra do chả có gì để các cháu giải trí cho lứa tuổi đó, nên nhí nhố trở thành bình thường. Cái nhà xd không có nền thì vậy thôi...
     
  13. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    Em nghĩ khác bác, các cháu bây giờ quá nhiều lựa chọn và giải trí, từ bình dân đến thượng hạng, nhưng âm nhạc nhí nhố lan toả một phần do môi trường và giáo dục, như em viết ở trên cái thực sự cần học và cảm thụ phần đông người ta ko quan tâm, dẫn đến trẻ em như tờ giấy trắng bị dẫn lối sai từ bé.

    Hệ quả xa hơn là Việt Nam, ngay cả đến các diva 1 thuở như Mĩ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam giờ cũng mất đi hình bóng trong lòng khán giả, ko toả sáng và phong độ như các ca sĩ của Thúy Nga hay Asia được nữa. Các ca sĩ muốn tồn tại trên sân khấu chuyên nghiệp đều phải ra nước ngoài, 1 phần để đổi đời, 1 phần lớn hơn là được ca hát ở những sân khấu lớn và giữ được phong độ.
     
    HoanComf likes this.
  14. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    896
    Likes Received:
    1.187
    Bác có cho rằng chính việc phong tặng danh hiệu Diva cho những giọng ca chưa đủ tầm như ML, HN, TL... đã mở đầu cho các "vấn đề" âm nhạc Việt hiện tại !!!
     
    HoanComf likes this.
  15. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    818
    Likes Received:
    676
    Location:
    0983613218
    Những vấn đề do lịch sử, xã hội, kinh tế, giáo dục v..v cũng được nhiều vị uyên thâm mổ xẻ cả rồi, nhưng có mấy ai đọc và theo đâu? Người Việt ta có tính "bầy đàn" rất cao, "độ hóng" cũng cực lớn! Do đó vấn đề suy thoái của âm nhạc hay nói rộng ra là sự kém cỏi của gout thẩm mỹ về văn hóa lý do nằm ở sâu xa hơn thuộc về dân tộc tính - cái gọi là phẩm chất của người Việt. Chúng ta tiếp cận cái mới rất nhanh và nhạy nhưng phát triển nó theo chiều ngang, dàn trải, chóng quên và mau chán. Phương Tây cũng có rất nhiều trào lưu phủ nhận văn hóa nhưng việc đào sâu đến tận cùng cái mới đều đem đến những phát kiến, xu hướng cách tân mới lạ, mọi giá trị nhảm nhí, vớ vẩn đều sẽ bị đào thải. Chúng ta thấy rằng việc học hỏi theo cái hay, cái cao cả rất khó vì mất thời gian, công sức, kiến thức và cả cái tâm nữa. Trong khí đó học theo cái nhảm nhí và để gato thì dễ hơn nhiều vì nó thuộc về bản năng và nếu có thất bại thì cũng có nhiều cách để đổ lỗi.
    Quay lại chủ đề của topic này là nhạc số thì việc miễn phí nguồn âm nhạc và bão hòa (và thừa thãi) về thông tin qua mạng cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái về âm nhạc và mỹ học./.
     
    fleethl, Kavat and HoanComf like this.
  16. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.764
    Likes Received:
    2.222
    Location:
    Q3, Saigon
    Nói rộng ra lại rộng quá, còn việc làm được trong phạm vi của mình thì:

    1.) Chịu khó mua vé nghe những đêm nhạc nghiêm túc
    2.) Cho con mình học thật tốt cách chơi 1 loại nhạc cụ
     
  17. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    Không bác ạ, ý em là những giọng ca như Mĩ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung... một thời xa xưa cách đây quãng 30 năm họ rất xứng đáng là Diva trong nền âm nhạc Việt Nam, vì danh hiệu của họ là do người nghe nhạc quyết định, đến bây giờ các bài hát họ đã từng hát, cũng ko có giọng ca trẻ nào vượt qua được tài năng của họ.

    Nhưng đến thời điểm hiện tại, những danh ca như ML, HN, TL... họ ko còn đất diễn nữa, ko ra được các album mới, hoặc có phát hành nhưng ít người nghe hoặc âm nhạc của họ không tới được số đông khán giả như trước đây. Theo quan điểm của em: một phần ở Việt Nam, họ hết thời, ko còn đất diễn và dòng nhạc mới của họ có quá ít người nghe. Một phần do thị hiếu âm nhạc giờ thay đổi, người bỏ tiền ra nghe cần một thứ nghe khác...

    Quay lại các ca sĩ hải ngoại, họ vẫn ra các album mới, CD, LP mới, được khán, thính giả đón nhận, các buổi biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp vẫn đông khách. Khác nhau ở chỗ là họ đi đúng đường: Ca sĩ được tỏa sáng trên sân khấu và khán thính giả được nghe thứ âm nhạc chuyên nghiệp hơn ở Việt Nam. (Ví dụ: Bằng Kiều, Ngọc Anh, Nguyễn Hồng Nhung, Quang Lê, Mai Thiên Vân, Nguyễn Hưng, Như Quỳnh, Chế Linh...).

    Cũng dễ hiểu hơn là tại sao các album được đầu tư kinh phí lớn và kỹ, họ luôn chọn nhà sản xuất nước ngoài.
     
    Last edited: 28/1/21
    HoanComf and dgnguyen like this.
  18. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.334
    Likes Received:
    759
    Tân nhạc của VN còn rất non trẻ,cũng chỉ mới bắt đầu theo người Pháp vào và phát triển dần dần,nó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những nền âm nhạc và trào lưu trên thế giới.Thời trước năm 1975 nhạc nước ngoài có lẽ phát triển còn mạnh hơn nhạc VN,lúc đó mình thấy những dòng nhạc Pháp,Mỹ,Anh đầy dẫy trên băng,đĩa,sách vở,bar,café,vũ trường,trường học,lớp học.v.v....Mình còn nhớ rất ấn tượng những ''Đại Hội Nhạc Trẻ''hằng năm thường tổ chức ở trường Lasan Taberd hay Thảo Cầm Viên SàiGòn:Mỗi ban nhạc chỉ biểu diễn từ 2 đến 3 bản nhưng mình cứ say mê từ sáng đến chiều với 1 ổ bánh mì đỡ đói.Và nhiều bản nhạc nước ngoài thời đó mình vẫn thích hơn nhiều bản rap hay Kpop bây giờ.
    Âm nhạc là cũng là một ngành kinh doanh nên nó cũng nằm trong định luật cung cầu và các trào lưu luôn có lúc thịnh lúc suy.Ta có quyền lựa chọn điều mình yêu thích nhưng không nên đả phá,coi thường những gì mình không thích.
     
    mtbc, Hoàng Trúc and kenzoman like this.
  19. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.334
    Likes Received:
    759
    Điều này có lẽ liên quan đến bầu show hay là nhà sản xuất cụ thể như Thúy Nga họ có tầm nhìn và có hướng kinh doanh vô cùng nhậy bén,chính họ biết cách khai thác và tạo đất diễn cho ca sĩ,nghệ sĩ và cả những bản nhạc nứa.
     
    kenzoman likes this.
  20. dieanothermonth

    dieanothermonth Approved Member

    Joined:
    17/10/13
    Messages:
    7
    Likes Received:
    31
    Em xin hỏi nhờ chút ở HN có địa cgir nào copy nhạc số chất lượng ko ạ
     
  21. fleethl

    fleethl Advanced Member

    Joined:
    9/4/18
    Messages:
    185
    Likes Received:
    413
    Location:
    Quảng Ninh - Việt Nam


    Screenshot 2021-03-03 at 23.00.38.png

    Xem tây họ nghe xong khóc mà thấy tủi thân cho mình quá...
    Em ggle thì biết sơ sơ là bài "Chú mục đồng..." gì đó
    Tuy nhiên ý nghĩa của bài nhạc thì không đc rõ
    Bác nào có thông tin giúp em thêm ạ.

    Chứ nhìn nghe xong họ khóc mà thấy ...thèm
     
  22. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.919
    Likes Received:
    1.860
    Việc gì mà tủi thân , mỗi dân tộc có cái mạnh cái yếu riêng . Một dân tộc luôn bị ngoại xâm hùng mạnh đánh chiếm thì việc giành được tự do độc lập là siêu lắm rồi , phải tự hào lên chứ bạn .
    Giáo dục VN ta rất ôm đồm vì ta luôn muốn trẻ em ta biết tuốt - toán giỏi , lý giỏi , sử giỏi ,luật giỏi , văn giỏi , thơ giỏi .... quân sự cũng giỏi .Để có thêm chương trình nhạc ra hồn chắc còn xa lắm
     
    shrekfiona, fleethl and kenzoman like this.
  23. kenzoman

    kenzoman Advanced Member

    Joined:
    13/11/08
    Messages:
    370
    Likes Received:
    658
    Location:
    Hà Nội
    Bác nói rất đúng ạ, tuy nhiên, số người có chút nhận thức về thẩm mỹ Âm nhạc như anh em chơi và nghe nhạc trên này là rất ít, một số lượng vô cùng hạn hẹp trong xã hội Việt Nam, chưa kể trong chúng ta có thể đã nhận thức được chút ít, nhưng có cái lại hiểu sai, hiểu chưa trọn vẹn về cái gốc của âm nhạc, về giá trị trường tồn của âm nhạc, thì khi đưa nó vào môi trường sư phạm lại thành con dao 2 lưỡi phải ko bác.

    Nên thật ra như bác @fleethl trích dẫn, khi nghe một tác phẩm kinh điển của thế giới, để rơi được nước mắt, người nghe phải đủ cảm nhận về thẩm mỹ, tinh thần và tình yêu với tác giả, tác phẩm. Điều này thì khó lắm ... , Vì ta ko thuộc dòng máu và giai cấp của họ.

    Nhưng ở khía cạnh ca cổ cải lương sân khấu tuồng hoặc hát chầu, hát văn ở Việt Nam, em đã chứng kiến nhiều người đã xem, nghe và khóc hoặc hoan hỉ vô cùng tận rồi, như vậy đâu đó mỗi quốc gia đều có sắc thái riêng của mình bác ạ.
     
    lenamvl and fleethl like this.
  24. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.603
    Likes Received:
    966
    cũng đang muốn nói giống ý bác! Tây nó xem cải lương nó có khóc được đâu. Cũng đâu thấy thằng Tây nào tiếc nuối ước gì được khóc như anh í đâu.
     
  25. fleethl

    fleethl Advanced Member

    Joined:
    9/4/18
    Messages:
    185
    Likes Received:
    413
    Location:
    Quảng Ninh - Việt Nam

    - Chắc bác đang nói em hử :(:(:( he he...
    không biết em diễn tả có đúng không, nhưng ý em định nói là: làm sao để có nhiều người (như em chẳng hạn) đủ độ rung cảm để cảm nhận cái ý (nghĩa) mà bài hát, bản nhạc muốn truyền tải...

    Như bài nhạc trên em có tìm hiểu sơ sơ: nó nói về nỗi cô đơn của người Mục đồng, sinh ra đã không có bạn bè. Không ai chơi với anh ấy, suốt ngày chỉ làm bạn với lũ Cừu. Và cuối cùng anh ấy chết trong cô đơn...:oops::oops::oops:
     
    chauphuong and kenzoman like this.

Share This Page

Loading...