Nhà văn cảm nhận classical

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by tungh, 16/9/09.

  1. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Ông Nhạc trưởng sợ ông kia mất tập trung, phân tâm khi ho ảnh hưởng sức khỏe nên đã dừng lại chờ ông kia ho xong mới dám bắt đầu. Thật là chu đáo!
     
  2. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Bác khỉ, ngoài đường bác có đứng lại chờ người đi bộ đia qua rồi mới đi tiếp kô? Đấy là em ví dụ thô thiển nó thế, trên thực tế có nhiều việc khác để dễ hình dung và liên hệ hơn.

    Cái việc dừng đũa của bác nhạc trưởng đấy đã ăn vào máu của bác ấy từ khi bác ấy chưa đẻ ra. Còn chúng ta thì khác, chúng ta khi chưa đẻ ra đã ngấm trong người dòng máu bon chen rồi, đại loại là "lách người qua khe cửa hẹp".

    Dạo gần đây nhờ cái việc đi tập lái xe mà em được đi xâu và đi xa thì mới thấy là quê mình còn nghèo đói lắm. Ngay cái nhạc thị trường kia còn chưa đến được thì mong gì đến nhạc cổ điển. Mà rồi càng đi mới càng thấm cái "ếch ngồi đáy giếng". Vậy nên, một là hãy chấp nhận và sống cùng hiện tại. Hoặc là, hãy thay đổi từ chính mình để hòng mong có một ngày mai tươi sáng hơn.

    Còn trị trường kia thì em xin phép chém một phát: "Nhà văn nói láo", chị đấy cả năm đi "xem" giao hưởng mấy lần, xin lỗi không biết chị ấy có bỏ tiền mua vé hay là đi bằng vé mời? Rồi chị ấy đưa tây ra làm thước đo! Hic hic! Tây không phải tất cả đều là người châu âu, mà người châu âu không phải tất cả đều nghe nhạc cổ điển.

    Còn em với mấy ông bạn chuối nghe nhạc cổ điển qua đoạn cao trào xong thì, xin phép các bác, nói : "DCM, cái đoạn này, DCM, phê vãi hàng, DCM". Kô biết như thế có là vấy bẩn nhạc cổ điển không nhể.

    Lại nói về tây và tiêu chuẩn tây, nhà mình cả đời ăn bằng đũa, thế nên khi nào đi ăn hiệu tây bố mẹ dặn con là phải cầm dĩa tay này, cầm dao tay kia, quàng khăn thế này, nhai thế kia ... Đến khi đến nơi thấy mấy thằng trẻ con tây nó một tay dùng dĩa một tay bốc, tu cô-ca ừng ực, các con thấy thế cũng chả biết đâu là đúng đâu là sai.

    Vậy thì cái chuẩn mực nó nằm ở đâu, bản chất nó nằm ở đâu. Xin thưa nó nằm ở sự tự nhiên và tiện dụng. Hãy sống bằng đúng bản chất con người mình, đừng gò mình vào bất cứ một cái định kiến nào đó do người khác đặt ra. Mà nhất là người khác đó, không phải là người được sinh ra để đặt ra những cái quy định đó, hoặc những quy định đó được tưởng tượng ra bởi một người nào đó rồi sau đó được lưu truyền trong dân "gian".
     
  3. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Em cứ loay hoay không hiểu Nhạc thính phòng là gì????
    Tìm trên Net có cái định nghĩa
    http://www.vnmusic.com.vn/music/index.p ... genre_id=1
    Đọc rồi thấy thương anh Tân quá, anh ý bị chị Thị Trường đặt nhầm chỗ.
    Mà cũng thương cả chị Thị Trường nữa...
     
  4. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Nữ nhà văn này em nhớ có viết bài về Lloyd Webber hôi ông sang VN biểu diễn. Bài viết cung cấp cho khán giả biết ông đang chơi những tác phẩm nào, sự nghiệp ông ra làm sao. Về phần nhận xét, bình luận (rất quan trọng) bà có viết chung chung là rất hay, rất réo rắt, đúng đẳng cấp thế giới. Ngoài ra hết. Cho nên em rất nghi ngờ về khả năng cảm thụ cũng như hiểu biết về nhạc cổ điển của nữ nhà văn này. Bà lại còn nói "thế giới thường đánh giá văn hóa một quốc gia thông qua khả năng sáng tạo, trình độ hòa tấu âm nhạc cổ điển. Bởi chỉ nhạc cổ điển mới đánh thức tư duy con người". Vậy là những nước có nền văn minh rực rỡ như Ai Cập, Trung Hoa, thậm chí Pháp đều thua kém Anh, Đức, Áo... vì dàn nhạc giao hưởng của các nước này không thuộc loại "đỉnh" như các nước kia. Đấy là chưa kể đánh thức tư duy con người thì rất nhiều thể loại âm nhạc khác có thể làm được, em chỉ nêu ra 1 ví dụ đơn giản, là thứ nhạc của Pink Floyd.
    Con chuyện nghe và cảm, thì em xin đồng ý với một số bác, cho rằng với nhạc cổ điển thì cần một quá trình lâu dài, bền bỉ, kiên nhẫn và phần nào là "chịu khó". Nhưng cảm thụ nghệ thuật cũng một phần nào thuộc về tố chất con người, vậy nên đừng mong đến một ngày tự nhiên "ngộ" ra và vượt ngưỡng. Khoai tây thường được nghe cổ điển từ nhỏ, nhưng đâu phải ai lớn lên cũng hiểu, thích và mê thể loại này. Còn khoai ta, em đồ là rất nhiều người mê nhất ở nhạc cổ điển chính là sự hoành tráng, sang trọng và lớp áo xúng xính hàn lâm. Chà, "tôi chỉ nghe cổ điển thôi," câu này oách đấy chứ.
    Thật khổ. Em cũng một lần trót dại. Thôi về bán mười mấy ngàn cái cd cổ điển đi vậy, nghe mèo Tom chơi Hungarian Rhapsody số 2 của Liszt còn thấy hay hơn.
     

    Attached Files:

  5. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em xin phép được tranh luận với bác về vấn đề này ạ :D
    Trong khối lượng đồ sộ của âm nhạc cổ điển những tác phẩm có chủ đề cụ thể và miêu tả cụ thể về 1 cái gì đó không có nhiều và chiếm rất ít bác ạ.Gần như toàn bộ các tác phẩm chỉ được viết thành từng " Chương " , " Cung " , " Đoạn " chứ không hề có tiêu đề hay chủ đề cụ thể để ta có thể dễ dàng hình dung và mường tượng ra.
    Xem 1 vở nhạc kịch hay thậm chí là nghe 1 ca khúc của 1 ca sỹ nào đó thì ta có thể nhận ra ngay được nội dung của vở nhạc kịch hay lời của bài hát nhưng nhạc cổ điển hoàn toàn khác vì là nhạc không lởi ( khí nhạc ) nên khi nghe mỗi người đều có cảm xúc riêng khác nhau và cảm xúc đó không mang tính định hướng cụ thể.
    Hẳn nhiên bất kỳ 1 tác phẩm nghệ thuật nào khi ra đời đều nhằm mục đích phục vụ cho con người rồi.
    Nhạc cổ điển cũng là thể loại khác xa hoàn toàn xo với các thể loại nhạc khác vì được sáng tác và viết ở cung thứ 4 thay thì cung thứ 5 như thường thấy trong tất cả các thể loại nhạc còn lại.
    Kính bác.
     
  6. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    Em nghĩ là nghe nhạc cũng như đọc thơ, mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau.

    Nhưng mà trước khi muốn có sự cảm nhân về thơ ....... bằng TIẾNG ANH thì các bác phải HỌC TIẾNG ANH đã ạ.
     
  7. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Cho em mạn phép hỏi một chút. Từ "cung" trong đoạn post của bác dịch sang tiếng Anh là gì ạ? Và mong bác vui lòng giải thích về sự khác biệt giữa cung thứ 4 và cung thứ 5 cho em được mở mang kiến thức. Cảm ơn bác rất nhiều.
     
  8. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Thưa bác , chính sự chuẩn mực trong âm nhạc cổ điển có lẽ khiến nó hoàn toàn khác so với các thể loại nhạc khác.
    Vẫn biết thưởng thức âm nhạc là do cảm xúc con người mà đã là cảm xúc thì phải tự nhiên chứ không thể gò ép nhưng với nhạc cổ điển thì lại có chuẩn mực riêng của nó , có kỷ luật riêng khi thưởng thức cũng giống như 1 môn thể thao giải trí bất kì cũng đều có điều luật hết.Trong bóng đá cầu thủ có thể la hét , chạy nhảy , gào thét bay người vui mừng khi ghi bàn thắng nhưng không được phép cởi áo vì như thế sẽ là phạm luật và dính thẻ vàng :D nhất là cầu thủ nữ thì càng không thể cởi áo..hehehe
    Trong âm nhạc cổ điển cũng vậy , điều luật dù không được công bố và ghi rõ trong sách vở nhưng bạn không thể gây ồn ào , sử dụng điện thoại , đi lại quá nhiều trong phòng chỉ vì đơn giản nhạc cổ điển cần thiết và bắt buộc phải có 1 không gian thật tĩnh lặng , tạo sự tập trung cao độ cho người nghệ sỹ biểu diễn và người thưởng thức.Bạn cứ gây ồn ào đi và bạn sẽ được tất cả những ánh mắt còn lại hướng về phía bạn với sự xét nét dò hỏi thật khác lạ bởi vì bạn sẽ không giống ai trong số những người đang có mặt tại đó.
    Nhập gia tùy tục , trong mỗi cuộc chơi đều có điều luật riêng và cả luật ngầm quy ước ( luật rừng ) :lol:
    Vậy nên chăng khi nghe nhạc cổ điển cũng cần phải học cách để nghe nhất là nghe cùng cộng đồng , còn không ta cứ nghe 1 mình khi đó ta có thể bày tỏ bất cứ cảm xúc gì của riêng ta mà sẽ không ảnh hưởng đến ai hết.
    Kính các bác. :)
     
  9. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em luôn mong muốn thấy điều đó xảy ra và hẳn bác cũng thế.

    Bác chỉ đc cái nói đúng :D

    Ko vấy bẩn nhạc cổ điển nhưng vấy bẩn cảm xúc của những người xung quanh bác ạ. :(

    Bàn về cái chuẩn mực thì có đến tết Công gô cũng ko ra đc bác ạ, cũng như nghe nhạc, ai có chuẩn mực của người ấy nhưng em thiết nghĩ con người sinh ra mà ko đc thụ hưởng một nền giáo dục nghiêm túc thì khó mà có những ứng xử tạm gọi là đạt chuẩn mực, mặc dù là chuẩn mực củ chuối nhất như ở ta hiện nay. :)
     
  10. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Dạ thưa bác , em xin lỗi bác em không biết tiếng Anh nên không thể dịch được ạ. :(
    Có thể em dùng từ chưa chính xác lắm nhưng theo em nghĩ nhạc cổ điển được viết trên khuông nhạc 4 hàng chứ không phải 5 hàng như thường thấy ạ.
    Nếu em sai chỗ nào xin được bác chỉ dạy thêm ạ vì thực sự với âm nhạc cổ điển em là kẻ ngoại đạo và cũng đang muốn tìm hiểu về nó. :)
    Kính bác.
     
  11. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Các bác nại ní nuận với nhau làm giề! Có nhiều topic về cổ điển rồi, vào đây chỉ bàn về cái cảm nhận của nhà văn 3T thôi.

    Bác gì có nhắc đến nhà văn 3T viết về Lloyd Webber ở VN, bác thử kiểm tra lại cái vé xem nội dung giới thiệu nó trùng bao nhiêu % với bài viết :lol: Cái này người ta gọi là học hỏi đấy, hi hi :lol:
     
  12. aoanhcuocdoi

    aoanhcuocdoi Advanced Member

    Joined:
    22/8/06
    Messages:
    147
    Likes Received:
    0
    Cho em mạn phép hỏi một chút. Từ "cung" trong đoạn post của bác dịch sang tiếng Anh là gì ạ? Và mong bác vui lòng giải thích về sự khác biệt giữa cung thứ 4 và cung thứ 5 cho em được mở mang kiến thức. Cảm ơn bác rất nhiều.[/quote]

    Chứ Ảo em hỏi hai bác khí không phải, ví dụ cung Đô thứ là cung thứ mấy ạ?
    Em đọc một lúc mà ù tai hoa mắt!
    Bác Baohun00 cho em cái phân phổ hoặc tổng phổ minh họa cho em dễ hiểu với, 4 dòng khác 5 dòng chỗ nào?
     
  13. chich_bong_oi

    chich_bong_oi Advanced Member

    Joined:
    16/3/06
    Messages:
    2.336
    Likes Received:
    23
    Location:
    Hà Nội
    Bác nên tham khảo các bài viết về nhạc cổ điển của bác Crytal_01 nếu "muốn tìm hiểu về nó". :D

    Kính
     
  14. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Chứ Ảo em hỏi hai bác khí không phải, ví dụ cung Đô thứ là cung thứ mấy ạ?
    Em đọc một lúc mà ù tai hoa mắt!
    Bác Baohun00 cho em cái phân phổ hoặc tổng phổ minh họa cho em dễ hiểu với, 4 dòng khác 5 dòng chỗ nào?[/quote]
    Kính bác , em cũng không biết phải giải thích thế nào nữa nhưng theo em hiểu thì trước kia nhạc cổ điển ngày xưa chỉ được viết trên khuông nhạc gồm 4 dòng kẻ song song với nhau chứ không phải 5 dòng kẻ song song tạo thành 4 khe nhạc như hiện nay ạ.
    Mong các bác chỉ giáo thêm ạ.
    Kính.
     
  15. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Hix, Mấy cái em bôi đỏ ở trên chỉ là cấu trúc của nhạc CĐ thôi Bác, nó cũng giống như cấu trúc của những loại nhạc A,B,C nào đó. Cấu trúc đó thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của NCĐ, mỗi thời kỳ đều có sự khác nhau.

    Nếu không có tiêu đề hay chủ đề phát triển thì làm sao có Giao Hưởng " Định Mệnh" , Tổ khúc "Bốn Mùa" hay Sonata " Ánh Trăng" . Những tác phẩm bất hủ.

    Kính Bác.
     
  16. dungext

    dungext Advanced Member

    Joined:
    2/7/06
    Messages:
    2.068
    Likes Received:
    3
    Nhưng nàm thế nào để tưởng tượng ra cảnh cánh đồng lúa chín; mưa giông chớp giật; lá vàng rơi; mưa tuyết; em bé nhảy chân sáo ra chợ;.... trong mấy bản nhạc CĐ hả Pác, eem nghe mãi mà chả mường tượng ra gì cả :(
     
  17. aoanhcuocdoi

    aoanhcuocdoi Advanced Member

    Joined:
    22/8/06
    Messages:
    147
    Likes Received:
    0
    Tủi thật, quê em chỉ nhõn mùa mưa và mùa khô, thành ra nghe Bốn mùa chả thấy gì cả, thiệt thòi cho em quá!
    Ơ mà bác nhắc đến Bốn mùa nào của bác nào ạ? Haydn, Tchai hay Vivaldi thế ạ?
     
  18. Blues

    Blues Advanced Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    563
    Likes Received:
    5
    Ui bác hiểu biết thật. Em phục bác quá. Em nghĩ là bác crystal nói đến "Bốn mùa" nào nổi tiếng nhất thôi, hê hê. Cái đấy thi chắc là bác tự biết nhẩy. Muốn cảm được bốn mùa mà quê bác ở vùng hai mùa, theo em, bác nên xem phim Ba mùa trước đã. Xong hẵng nghe Bốn mùa (nhưng trước khi nghe Bốn mùa thì bác cũng nên tìm ra Bốn mùa ăn kem đã nhé). Cứ tuần tự mà tiến bác ạ, rồi cũng đến ngày bác thấy tay tự nhiên xuôi xuôi, mắt thèm nhắm tịt lại, đấy là lúc bác cảm thấy được hết cái tinh túy của Bốn mùa đấy...
     
  19. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Nói đến " Tổ khúc Bốn Mùa " là nói về Vivaldi, còn tại sao gọi là " Tổ khúc" mà không gọi là thứ khác, và khi nói đến " Tổ Khúc 4 mùa" người ta nói đến Ông vì không thể lẫn vào những nhạc sỹ khác thì bác tạm hỏi anh Google hộ em.

    Cũng không đến nỗi khó tìm hiểu lắm.

    Kính.
     
  20. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội

    Pác ở mìên cao thì nghĩ cách chén thịt gà đồng đi, mải miết mưa giông chớp giật làm gì cho khổ.

    Em nói thật, nghe thì cứ nghe thôi chớ nghe mà phải tưởng tượng theo kiểu điển tích, điển cố do người đời thêu dệt xoay quanh tác phẩm nó cứ sao sao đó, chắc gì mấy cái đó đã là ý tưởng của tác giả. Bác nhẩy :) :)

    Hôm trước tiện xe định đề pa lên núi thăm Pác dưng mờ mưa quá . :lol:
     
  21. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Thanks bác crystal01 rất nhiều đã chỉ cho em thấy cái sai của em ạ.
    :) Nhưng đúng là em để ý thấy nhiều tác phẩm nhạc cổ điển ít tiêu đề như trên lắm phải không bác , toàn thấy No....... rùi gì gì đó không à :(
    Em tự thắc mắc sao tác giả không đặt 1 cái tên cụ thể nào đó để nhân loại đến tận bây giờ có thể dễ hình dung và mường tượng bác nhỉ...???
    Kính Bác.
     
  22. pheulong

    pheulong Advanced Member

    Joined:
    11/1/07
    Messages:
    7.571
    Likes Received:
    18
    bác đang giả đò ko biết ,hay bác muôn làm loãng topics hử :mrgreen:
     
  23. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Cho em hỏi thêm là sao k có "4 mùa" MK II, "Định mệnh" SE, "Cầu hồn" Reference nhỉ ?

    :D :D :D
     
  24. pheulong

    pheulong Advanced Member

    Joined:
    11/1/07
    Messages:
    7.571
    Likes Received:
    18
    cả cụ này nữa,muốn treo nick hử :lol: :lol:
     
  25. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em trả lời cho :
    Không có MK II , HW , HWW , SE....Reference là vì bây giờ họ không còn sáng tác nhạc cổ điển nữa bác ạ.Nếu có thì chắc chắn sẽ có thôi bác ạ. :lol:
    P/S : Em xóa bớt 2 cái hình cười của bác để em cười ké ạ ,không thì bác cười hết phần của e đấy :lol: :lol: :lol:
     

Share This Page

Loading...