Em không biết và cũng chưa hiểu thật đấy bác ạ. Nhưng em biết đến đâu em nói đến đó , em hiểu đến đâu em nói đến đó , em nói sai chỗ nào mong các bác chỉ giúp để em nhận thấy được cái sai của em , để em nhìn thấy cái đúng và vỡ lòng vỡ ruột chứ không thôi em lại cứ cho em là đúng :lol: Topic này của bác bác Tungh nằm ở góc thư giãn nên loãng làm sao được mà loãng... Thân.
Ngoài Prokofiev, Stravinsky, Shostakovic hay Malher..., em rất muốn nghe thêm các nhạc sỹ cổ điển khác của thế kỷ 20, 21, nhưng chưa tìm được hiện tượng nào - song cũng không dám khẳng định là không còn ai sáng tác. Em không chắc là bây giờ họ không còn sáng tác nhạc cổ điển nữa. Bác thử kiểm tra lại thông tin này giúp em với.
Bác khỉ đọc chưa hết rồi, ấy là em nói khi ngồi với mấy ông chúi, chứ ngồi với bác chắc em cũng phải giả vờ "chầm" ngâm suy nghĩ tí chứ, he he. Tại sao bác cho rằng "chuẩn mực như ở ta" là "củ chuối"?
Người Việt dùng hàng Việt đi các bác ơi. Chỉ vì 1 bài nói dựa của nhà văn nào đó mà nhức đầu quá. Mà cổ điển thì có là cái gì ghê gớm đâu. Cổ điển nghĩa là : Cổ lỗ sĩ đến kinh khủng 1 cách điển hình. Các bác cứ từ từ tìm hiểu, bao giờ ngộ được thấu đáo, cặn kẽ đến chân tơ kẽ tóc định nghĩa này là coi như trình cao rồi. Tây họ có cổ điển của họ, Ta có cổ điển của Ta. Ta sính ngoại, Tây họ cũng sính ngoại ra phết nhé. Hồi trẻ tôi đã từng hát chèo cho Tây nghe, ối cô bé Tây tranh nhau chết la liệt dưới chân. Ai tin thì tin, ai không tin thì thôi.
Em lại khoái mấy chú này, ít ra họ cũng thể hiện bản thân thích hoặc không thích hoặc cũng chả cẩn để ý xem thiên hạ có oách giá là có biết thưởng thức ko, có khi mình cũng phê lòi tói ra và muốn hú lên vì phấn kích nhưng lại phải nhìn sang bác lãnh đạo sợ mà mất gấc ngủ của họ :lol:
Xem các bác tranh luận em lại nhớ một câu chuyện có thật, không biết là nên khóc hay nên cười! Câu chuyện này thuộc về một anh giảng viên, trong một lần về vùng nông thôn giảng dạy, do anh này cũng thích (không biết là mức độ thích đến đâu) nhạc cổ điển nên cũng muốn tuyên truyền nó đến với bà con. Một hôm anh ta vô lớp học rồi bất chợt mở một trích đoạn trong tác phẩm 4 mùa. Xong đó anh ta hỏi sinh viên: mùa này là mùa gì? :lol: Thú thật là.............không thể thú thật :lol:
Vốn bác nhà văn này chỉ post lên Bee.net nên em cũng không nghĩ bác ý có thể đọc được vài dòng này của em, nhưng không viết ra thì em thấy trong người hơi khó ở. :mrgreen: Khi đọc đến dòng: "Nhưng thế giới thường đánh giá văn hóa một quốc gia thông qua khả năng sáng tạo, trình độ hòa tấu âm nhạc cổ điển. Bởi chỉ nhạc cổ điển mới đánh thức tư duy con người." quả thật em thấy bác nhà văn này viết cực...vớ vẩn. Chả có "thế giới" nào lại đánh giá 1 quốc gia qua tiêu chí như thế cả. Ai lại lấy cảm nhận cá nhân ra phán bừa 1 vấn đề to tát như thế. Lại còn chuyện "Bởi chỉ nhạc cổ điển mới đánh thức tư duy con người" nữa chứ, may mà bác này chỉ post lên báo mạng ít phổ biến, không là bị đòn hội đồng chứ chả chơi. Xin lỗi các bác, chứ cá nhân em ...ếch cần nhạc cổ điển đánh thức, em vẫn tư duy tốt. Ngoài ra, về cách miêu tả buổi nghe cổ điển qua các cụm từ "hợp âm" được lặp đi lặp lại, em cũng phần nào hiểu được trình nghe của tác giả bài báo. Tóm lại, bác này cũng thích nói chuyện to tát thôi, chứ em thấy chả có gì ghê gớm. :wink:
Em nghe trộm được mấy bác hay nghe nhạc cổ điển nói chuyện với nhau. Các bác ý bảo nghe cổ điển cần có sự tập trung cảm xúc và trí tưởng tượng, hoặc là nằm nhắm mắt suy tưởng giống bác caithang nghe Pink Floyd ấy. Mà cái sự tưởng tượng hay suy tưởng muốn phong phú thì cũng cần có nhiều trải nghiệm trong cuốc sống hỉ. Các bác ý còn bảo chỉ cần học mấy khái niệm cơ bản thôi, học nhiều quá lại thành nhạc sĩ mất, suốt ngày chỉ chăm chú nghe nốt nhạc nó tròn méo thế nào. Ngẫm cũng đúng, trừ những tác phẩm có ý nghĩa, nội dung rõ ràng (gọi là program gì đó), còn lại có mấy nhà soạn nhạc đặt tên hay diễn giải tác phẩm của họ đâu. Ví dụ tên bản Xô nát ánh trăng của cụ Beeth, có phải do cụ đặt ra đâu, là do một ông nhà thơ nào đó nghe đoạn dạo đầu và tưởng tượng ra hồ nước dưới ánh trăng đêm đấy chứ. Ngày trước em không biết tên bản này, cứ tưởng nó là bản Xô nát đời ta :lol:
Thế còn bản "Định mệnh" là như nào hở bác ClassA? Không hiểu sao cứ nghe bản này là em lại "suy tưởng" đến ngày em "lên xe bông", hoặc ngày 11/9.....
Trình nghe của tác giả quá cao chứ còn gì nữa, chỉ nghe riêng hợp âm thôi! :lol: @ Topic nên đổi thành "3T cảm nhận classical" chính xác hơn là "nhà văn...". Bởi em từng có dịp đến chơi 1 nhà văn thuộc lớp trẻ của ta, thấy kho CD cổ điển + jazz của bả quá trời, nhiều chả kém gì sách. Không biết loa đài là gì nhưng cũng có 1 cục am đèn DIY + loa Nhật nghe rả rích cả ngày. Thú phết!
@chjck:bả nhà văn trẻ nào thía? Em thích DIY amp đèn lắm đới! Ha ha. Chủ nhật đi oánh cờ lông mang viên bin đi cho em nha. Nếu không thì sáng mai chạy qua Thùy Trang ở hồ Giảng võ giúp em nhá. Thanks bác trước.
Cám ơn bác vì cái "chầm" , nhưng biết đâu nhờ cái "giả vờ" ấy mà cư xử giữa con người với con người lại tốt hơn lên thì sao ? Nếu diễn đàn này cũng như ngoài đời ko có đôi chút lịch sự ( kể cả là giả vờ ) thì sẽ ra sao nhỉ khi mà mọi người văng tục, chửi bậy, mạt sát... nhau tùm lum. Người Tàu có câu :" khôn quá cũng chết, dại quá cũng chết, biết thì sống ". Em bây giờ cũng mới chuyển từ "Dại" sang "Biết" bác ạ nên nếu còn gì chưa biết thì nhờ bác chỉ dạy dùm em với. Hẳn khi bác đặt câu hỏi này là đã có câu trả lời cho riêng mình rồi vì em thấy bác có hỏi em một hiện tượng dù là rất nhỏ trong vô vàn những củ chuối khác :
1. Để dạy bác biết thì em kô có tuổi bác ah. 2. Còn về chuyện thể hiện đúng cái tôi của mình, đôi khi là chướng tai người khác nhưng vẫn rất đáng trân trọng bác ah. 3. Cái ví dụ em đưa ra không được gọi là chuẩn mực bác ah. Đó là một khía cạnh đời sống thôi. Chứ chuẩn mực nó khác bác ah.
2. Thể hiện cái " Tôi " của mình là rất tốt nhưng cách thức thể hiện ra sao để người khác vẫn quý mình và càng tôn trọng cái tôi của mình mới là khó vì mình đang sống ở XH phương Đông, em nghĩ mãi mà ko thể vẹn toàn đc nên em chọn cách tuân theo các chuẩn mực ứng xử chung cho nó lành bác ạ 3. Nhiều quả chuối sẽ tạo thành nải chuối, chuẩn mực chung là sự lựa chọn theo thống kê những quy tắc ứng xử riêng lẻ đc số đông chấp nhận mà thành bác ạ, tất nhiên loại trừ trường hợp áp đặt chủ quan duy ý chí của giai cấp thống trị để phục vụ cho những nhóm lợi ích mang tính thời điểm. Hiện tượng như bác nêu trên phản ánh một hiện tượng bon chen, vị kỷ...thường xuyên gặp trong cuộc sống hàng ngày ở XH ta hiện nay. Nếu bác coi đấy là chuyện thường ngày ở huyện và ko có gì đáng bận tâm thì xin thưa là em còn phải học hỏi sự tự tin ( TÔI ) nơi bác nhiều lắm, thế mà bác lại nói :
Đầu ngang em mà là học viên thì em giả nhời ngay: Theo em đây là Mùa len trâu. Em nghe rõ cả đàn trâu hành quân cùng tiếng lục lạc cơ mà?
K biết là người nghe nhạc cổ điển có đẹp da k các bác ơi :mrgreen: http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Ca-s ... 84.datviet
Em thấy câu của em hay nhất chuồng : :lol: Khôn chết , dại chết , biết cũng chết mà không biết cũng chết , giả chết cũng chết mà chết thật cũng chết..chỉ có sự sống là sống thôi :lol: :lol: :lol: Thư giãn nào các bác ơi...Cuối tuần roài...Chúc các bác dze dzủi