các bác hãy thả hồn cùng giọng hát của bà THÁI THANH vợ Phạm Duy để thấy được cái đẹp của làng quê Vietnam với tác phẩm Nương Chiều của Pham Duy nó mộc mạc mà sao cảnh đồng nội nó đẹp thế nhất là với những ai đã sinh ra trên quê hương với cánh đồng lúa chín vàng và không gian man mác buồn của làng quê.
Tôi được biết , nhạc sỹ Phạm Duy ,từ nhiều năm nay,đã chuẩn bị xuất bản bộ CD toàn tập các tác phẩm của ông qua từng thời kỳ do một số ca sỹ nổi tiếng hát và lời minh họa của chính ông.Hiện nay vẫn chưa ra mắt công chúng.Hy vọng ông sẽ sớm hoàn thành để chúng ta có dịp thưởng thúc và nghiên cứu. Trong tập trường ca "Con Đường Cái Quan" có bài "Nước Non Ngàn Dậm" mang đậm nét dân ca miền Trung, tao nhả thánh thoát nhưng cũng ai oán.Nghe như là lời tâm sự của Huyền Trân Công Chúa khi vâng lệnh vua anh vào nam để làm Hoàng Hậu xứ Chiêm Thành( Vua Chế Bồng Nga) để đổi lấy hòa bình và 2 Châu Ô, Lý giúp mỡ mang bờ cỏi.Bài này phải có tiếng đàn tranh phụ họa diễn tả mới tuyệt vời.(Bài này thường do Thái Thanh hát, Thanh Lan cũng có hát nhưng chất giọng hơi yếu)
và nữa các bác đã biết tác phẩm "Ngày xưa Hoàng Thị chưa"cũng là một trong nhiều tác phẩm hay của Ông.
Ca sỹ Thái Thanh là em vợ của nhạc sỹ Phạm Duy.Bác nhầm như thế này cô ca sỹ Ý Lan kiện chết. Vợ Phạm Duy là ca sỹ Thái Hằng ( chị ruột của ca sỹ Thái Thanh, là anh chị em với các ca sỹ Hoài Bắc, Hoài Trung}, nên các cô con gái đều lấy chữ Thái làm tên như Thái Hiền..... Thái Thanh và 2 anh là Hoài Trung, Hoài Bắc lập bạn hợp ca Thăng Long ngày xưa nổi tiếng với bài "Bánh Xe Lãng Tử" và "Ô mê Ly"
Xin phép sửa 1 tý Năm 1949 Phạm Duy lấy vợ là Phạm Thị Quang Thái tức ca sỹ Thái Hằng Thái Hằng có 2 người em ruột là Phạm Đình Chương tức ca sỹ Hoài Bắc và Phạm Thị Băng Thanh tức ca sỹ Thái Thanh Thái Thanh lấy chồng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng một thời Lê Quỳnh
Mấy chuyện này thì cũng do nghe qua nghe lại rồi biết chứ em cũng kg biết là đúng sai thế nào làm sao dám kể lại với Bác . Nhưng Em mà kiếm lại dc đường link nào đó thì em sẽ PM cho bác.
Theo em được biết thì bàn Nửa hồn thương đau được Phạm Đình Chương viết sau khi chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Em cũng thích mấy bài phổ thơ của ông như Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) hay Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê). Bài này nhiều người hay nhầm với Đêm nhớ về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng.
Em cũng yêu nhạc PD lắm, đây là các tác phẩm của ông, chắc là chưa đủ vì còn một nhiều bài thơ do ông phổ nhạc: Áo anh sứt chỉ đường tà Bà mẹ Gio Linh Bà mẹ phù sa Bên cầu biên giới Bên ni bên nớ Bao giờ biết tương tư Cây đàn bỏ quên Chiều về trên sông Con đường cái quan Dạ lai hương Đạo ca Đường chiều lá rụng Đưa em tìm động hoa vàng Giọt mưa trên lá Giải thoát cho em Giết người trong mộng Giờ thì em yêu Giọt chuông cam lộ Gọi em là đóa hoa sầu Hạ hồng Hẹn hò Kỷ vật cho em Kỷ niệm Minh Họa Kiều Mộ khúc Mẹ Việt Nam Ngày trở về Nha Trang ngày về Ngày xưa Hoàng Thị Ngày đó chúng mình Ngày em hai mươi tuổi Ngày sẽ tới Ngày tháng hạ Ngày trở về Ngày xưa Nghìn năm vẫn chưa quên Nghìn thu Ngồi gần nhau Ngọn trào quay súng Ngụ ngôn mùa đông Ngựa hồng Người lính bên tê Người lính trẻ Người tình Người tình già trên đầu non Người về Người việt cao quý Ngậm ngùi Nha Trang ngày về Phố buồn Quê nghèo Rong ca Tâm ca Thiền ca Thông điệp mùa xuân Thương ca chiến trường Tình ca Tình hoài hương Tiếng thu Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ Trường ca Con đường cái quan Trường ca Hàn Mặc Tử Trường ca Mẹ Việt Nam Tục ca Về miền Trung Vần thơ sầu rụng Quán bên đường Quán Thế Âm Răn Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà Rong khúc Ru con Thu ca điệu ru đơn Thu chiến trường Thương ai nhớ ai Thương tình ca Thuyền viễn xứ Tiễn em Tiếng bước trên đường khuya Tiếng hát to Tiếng hát trên sông Tiếng hát trên sông Lô Tiếng hò miền Nam Tiếng sáo Thiên Thai Tiếng thời xưa Viễn du Xin em giữ dùm anh Xin tình yêu Giáng sinh Xuân Xuân ca Xuân hành Xuân hiền Xuân thì Xuất quân Yêu em vào cõi chết Yêu là chết trong lòng
Em tìm được số thông tin trên mạng: Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật: Bố của Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn Anh cả của Phạm Duy là Phạm Duy Khiêm, một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp Người anh thứ hai của Phạm Duy là Phạm Duy Nhượng, một nhà giáo, cũng là một nghệ sĩ tài tử, tác giả bài Tà áo Văn Quân Vợ của Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc Sau này ông có cha nuôi là học giả Trần Trọng Kim Các con của Phạm Duy cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ: -Ca sĩ Thái Hiền -Ca sĩ Duy Quang -Ca sĩ Thái Thảo -Nhạc sĩ hòa âm Duy Cường -Ngoài ra có thể kể đến: -Ca sĩ Thái Thanh, em gái của Thái Hằng -Ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, tức cháu gái của Thái Hằng -Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, em trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Bắc của ban hợp ca Thăng Long. -Nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ, anh trai của Thái Hằng -Phạm Đình Viêm, anh trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. -Ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo -Ca sĩ Mai Hương, con gái của Phạm Đình Sỹ, tức cháu gái của Thái Hằng
Nhân có các bác hâm mộ nhạc Phạm Duy ,không biết có bác nào có băng cối Đạo ca của Phạm Duy trước 1975 không ạ , em tìm đã lâu không được? Thân
Món này có vẻ khó lắm đây. Nhưng em nói thật là em đã nghe cả Thái Thanh và Thái Hiền hát Đạo ca và Thiền ca, em chịu Thái Hiền hơn rất nhiều. Kiểu trong sáng, nhẹ nhàng của Thái Hiền hát thể loại nhạc này hợp hơn kiểu luyến láy ngắt nhả quá kỹ thuật của Thái Thanh. Hôm nọ em nghe bà Thái Hằng hát Bà mẹ quê trên bản đĩa đá ghi âm năm 1951 thấy độc đáo quá các bác ạ.
Em hâm mộ nhứt bài "Chiều về trên sông". Khi xưa đang buồn, chiều đi đò về trên sông Hậu nghe bài này em bị ám ảnh tâm trạng, giờ mỗi lần nghe lại phê chịu không nổi. Bài này mà có dàn giao hưởng nào chơi là hết ý.
Bài này sau này nhạc sĩ Duy Cường có hòa âm lại và chơi với dàn nhạc đó bác, bác longley tìm mấy CD hòa tấu của nhạc sĩ Duy Cường là có đó.
Bài DỐC MƠ có bản thu rồi ạ. Trong cd TRẦN THÁI HOÀI - CÔ LÁNG GIỀNG, Thanh hà hát trong cd TIẾNG HÁT TRONG MƠ, KHánh hà hát trong cd CHIỀU NHỚ, ngoài ra còn có Khánh Ly, Anh Ngọc, Ngọc lan và Tuấn ngọc hát, cả Hồng nhung dù cô này hát không đạt lắm theo ý em. Lang thang phố núi mà ngâm nga bài ni là tuyệt. Kính ạ
Một bài nữa của Phạm Duy mà em rất thích đó là bài Đưa Em Đi Tìm Động Hoa Vàng, Sỹ Phú hát là khỏi chê luôn.
Bản Đạo ca ghi âm trước 75 thích nhất là có lời dẫn bác nhỉ. Giải thích từng bài một. Hồi đấy giọng Thái Thanh còn trong lắm, ấy mà em vẫn cứ ưng Thái Hiền hơn mới khổ...
Vâng Em cũng rất thích bài này, rất hay. Một bài tương tự của Phạm Duy cũng khá hay " Em Lễ CHùa Này"; Bài này nghe Thái Thanh hát thì nghe da diết, đầy cảm xúc, tuy nhiên Duy Quang hát thì phù hợp hơn, đầy tâm trạng hơn.
Nguyễn Ngọc Ngạn có nói câu: "Phạm Duy là một "cây đại thụ" đã tỏa bóng mát..." và "Nói về ông thì một lời cũng là thừa mà ngàn lời vẫn chưa đủ". Em thấy ông Ngạn đúng Nhưng có chút sai này: Ông Ngạn này nói hơi thừa mà cũng hơi thiếu vì nói "tận" hai câu về Phạm Duy
Em xin phép bới lên topic này, một topic hay nhưng tiếc rằng chủ topic có lòng, có tâm nhưng chắc bận bịu quá mà bỏ quên . Một ngày cuối năm 1981, đêm đã khuya, mưa chiều chưa dứt hạt. Lớt phớt, một chàng trai lang thang trĩu bước trên đường về nhà. Nỗi buồn ngậm nhấm trong lòng không biết tỏ cùng ai. Chàng mới chia tay người yêu, mối tình đầu của chàng. Bất chợt văng vẵng nghe từ xa, một lời hát cất lên từ 1 dàn máy của ngôi nhà bên đường. Dừng bước, lặng nghe, thổn thức và ao ước "Giá nàng cũng nghe được bài hát này" Mời các bác nghe 1 tác phẩm của PD được nhiều người yêu mến ĐỪNG XA NHAU Đừng xa nhau! Đừng quên nhau! Đừng rẽ khúc tình nghèo Đừng chia nhau nỗi vui niềm đau. Đừng buông mau! Đừng dứt áo! Đừng thoát giấc mộng đầu, Dù cho đêm có không bền lâu. Đời phai mau, người ghen nhau, Lòng vẫn cứ ngọt ngào, Miệng ru nhau những ân tình sâu. Đừng xôn xao, đừng khóc dấu, Đừng oán trách phận bèo, Vì sông xa vẫn trung thành theo. Dù mai sau dắt nhau mà qua cầu. Mồ chôn sâu ánh trăng vàng mái lầu. Đừng xa nhau nhé! Đừng quên nhau nhé ! Đừng chia nhau núi cao vực sâu. Đừng xa nhau! Đừng quên nhau! Đừng dứt tiếng ngậm sầu, Đừng im hơi đắng cay rời nhau. Đừng đi mau, để mãi mãi, Là chiếc bóng đậm mầu Còn theo nhau tới muôn đời sau. Sai Gon, 1958
em la chủ topic dây , em có lòng , có tâm , nhung trình dộ có hạn , mong các bác bổ xung kiên thức , em chỉ dám " dựa cột mà nghe thôi "