Chết chết, tiền cả bộ dàn của em chả bằng tấm vế khứ hồi để sang "Đa Nuýp" ngắm nhìn nó một lần rồi về cảm nhận bản "B lu Đa Nuýp" xem thế nào, nó có hay hơn khi em chỉ ở VN nghe và cảm nhận bằng trí tưởng tượng + phim ảnh + báo chí...., muốn nghe nhạc của Vivaldi, Paganini và thế là em lại phải bóp mồm, bóp miệng đi Italia một chuyến. Hóa ra nghe nhạc cổ điển toàn các ĐẠI GIA CỦA ĐẠI GIA. Đẳng cấp khủng....và ở Việt Nam có bài hát: Những ánh sao đêm, trong đó có đoạn: "...anh càng yêu em càng hăng say, xây cho nhà cao cao mãi.....", các bác cho em hỏi có ai xây được nhà cao cao mãi không ạ? hay chỉ cao cao tương đối thôi, nó chỉ mang tính hình tượng, còn người nghe phải tự cảm nhận, tự hình dung bằng cảm xúc của mình. Em nghe nhạc đồng quê của Mỹ và em phải đi Mỹ một phát để xem đồng quê bên đó thế nào....rồi về nghe. Muốn nghe và cảm nhận đúng bài Chiều "Mát cơ va" thế là khăn gói quả mướp sang Nga một chuyến, muốn nghe nhạc của Chopin thế là làm phát đi Ba Lan......biết thế này, ngay từ đâu em chả chơi Audio nữa, không nghe nhạc cổ điển nữa, các bác ơi nếu theo bác này thì em sắp bán hết đồ, bán cả nhà đi để đi một vài nước Châu Âu rồi về chịu khó nghe bằng máy tính và tai nghe vậy. Ai muốn mua rẻ đồ Audio thì chuẩn bị đi là vừa xoẳn đấy ạ.
Một điều hết sức đơn giản sống trong môi trường nào thì nó sẽ ảnh hưởng bởi môi trường ấy. Trong khi xung quanh đâu cũng có quán ăn nhanh của Mỹ, bản nhạc Mỹ. Còn nhạc giao hưởng không hề đơn giản mà nghe nó đựoc. Chính vì vậy tôi mới mua đựoc nhiều CD giao hưởng rất hay ở VN với giá rẻ. Còn ai trải qua cuộc sống thời bao cấp , thời chiến tranh, thì họ cảm nhận những tác phẩm ấy tốt hơn người khác rất nhiều. Tôi cũng có một thời gian ở nước ngoài, tôi cũng đi thăm thú nhiều nơi cùng hòa mình vào thiên nhiên và con người của Châu Âu , nó giúp cho tôi có cảm nhận sâu sắc hơn. Bạn đang chơi ở một cách rừng một đồng cỏ ở châu Âu , bạn đón nhận một cơn mưa mùa hè bạn sẽ thấy yêu mến Bethoven hơn. Không phải ai cũng có điều kiện sang châu Âu, với mạng internet toàn cầu thỏa sức để bạn tìm hiều và học tập nghiên cứu những cái mà bạn muốn. Thân
Không đến lượt bác đâu, nhà em gần hơn :lol: . Mà em lo bây giờ không biết giải tán cái đám LP, CD nhạc cổ điển đi đâu vì em chưa đi Tây bao giờ nên có lẽ không thể cảm nhận được nhạc cổ điển hoặc toàn cảm nhận sai
Chào chủ nhật bac Tuan CD, Bác là ngừoi có mặt rất sớm ở 4rum này, đựoc nhiều TV biết đến. Những thành viên mới họ có thể nó sai, phản biện thái quá, không sao, văn hóa của diễn đàn này sẽ ảnh hưởng đến họ và họ sẽ thay đổi. Còn bác không nên phải biện thái quá, nhiều cái không đáng nói không nói, để người khác nói, các thành viên trên 4rum rất cần lắng nghe các kiến thức của những người như bác. Một điều tôi thấy hết sức vô lý chỉ có mỗi cái chuyện làm thể nào để thửong thức nhạc giao hưởng thôi và rất nhiều thứ văn hóa được phô ra. Ai cũng có chính kiến của họ ai cũng có phần đúng, sai không nói đến. Có lẽ trên diễn đàn này nên quy định ai có có 20ml cồn trong máu không đựoc tham gia :lol: :lol:
-Nói như thế thì '' oan '' cho Mr Reel ; bác ấy ý chỉ muốn nói muốn hiểu đầy đủ một từ thì phải hiểu từ ấy trong ngữ cảnh mà từ ấy xuất hiên thôi! Cũng như người nước ngoài làm sao hiểu và cảm quan họ Bắc ninh bằng các nhạc sĩ VN chuyên về dân ca miền Bắc từng sinh ra , từng sống và làm việc ở các làng quê quan họ . Thôi các Bác trở lại đề tài cổ điển cho Mình học tập đi nhá ! Thân .
-Kính các Bác : -Mình kính mong các Bác rồi rảnh có ý kiến thật dễ hiểu về '' Nhạc cổ điển - Những bước nhẹ nhàng tiếp cận '' và giới thiệu sơ sơ một số phần mềm dễ nghe để anh em lơ tơ mơ như Mình được rón rén đến gần với nhạc cổ điển . kính cảm ơn các bác trước nhá . Kính .
Cái này thì em công nhận đúng. Nên đi để vay mượn ít cảm xúc, về nghe nhạc cho nó dễ ngấm. Không có tiền thì ra quán trà đá, ngồi nghe các bác lái xe bốc phét thế nào cũng có xúc cảm
Em vừa mua cho cháu ngoại 2 đĩa nhạc ngoài vỏ đĩa có đề : Nhạc Classic dành cho trẻ em, chắc họ vẽ ra để kiếm tiền, qua báo em còn biết quy trình sản xuất của Công ty Xúc xích Đức Việt có cung đoạn cho lợn chuẩn bị đem thịt được nghe nhạc Classic 24 giờ đẻ có chất lượng thịt ngon nhất [em chắc lợn cũng chả cảm nhận được ],nhưng sao lại thay đổi chất lượng thịt chắc các chú lợn này không nhiều thì ít cũng có cảm nhận nên giảm stress cho lạc về với lạc,mỡ về với mỡ .Thế thì với ta việc gì phải quá cầu toàn khi nghe nhạc cổ điển đừng tự làm khó mình, thích nghe thì ta cứ nghe. Nhạc cổ điển dành cho mọi người không có sang hèn cao thấp, mong mọi người nghe nhạc cổ điển ngày càng nhiều .
em cũng được ăn bò Kobe rồi, nghe quản cáo nhiều phải thử 1 lần cho biết cảm giác là không ngon do mỡ bò lẫn vào thịt bò ăn bo Úc ngon hơn
Các bác ở Hà Nội có thể theo dõi lịch trình diễn nhạc cổ điển tại Nhà Hát Lớn TP HN qua trang web của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (VNSO) theo link này http://vnso.org.vn/ConcertSeason.aspx?S ... =sb&y=2011 Trên trang web này có hỗ trợ đặt vé online, thậm chí chọn ghế ngồi online nhưng em không tin tưởng lắm vào độ update của trang web, nên tốt nhất là các bác gọi điện đặt hoặc đến mua trực tiếp ở trụ sở VNSO, hoặc đến thẳng Nhà hát Lớn mà mua trước giờ diễn.
Nghe bác phân tích mà em cười rung cả rốn vì nghĩ ra được cách kinh doanh thẩm mỹ mới cho chị em cần giảm cân. :lol:
E đăng ký theo dõi chương trình và đặt vé xem hàng tháng qua bác này, hoặc các bác đến tận nơi xin cuốn lịch trình biểu diễn của nhà hát lớn. Chương trình cả năm gần như đã set up chuẩn từ đầu năm roài ạ. Tất nhiên nếu chương trình khủng thì ko có trên site này và e thì liên hệ ông anh đại gia của e để xin vé :mrgreen: http://www.ticketvn.com/hh_index.php?lang_id=en
Theo mình nghe nhạc cổ điển cần có kiến thức về âm nhạc, để hiểu hết cái hay của giai điệu. Cũng như cần biết lịch sử của ca khúc.
em chịu với thứ âm nhạc bác học này, nghe giai điệu thôi thấy thư giãn với nhạc mozart đỡ sì trét khi đi làm về là em toại nguyện lắm rồi
Em có dăm cái đĩa Classic trong nhà, vài ba tháng, có khi hằng năm, hứng lên thì mở. Nghe cũng thấy phê con tê tê nhưng mà hỏi hiểu thế nào thì em chả hiểu, cùng 1 bản nhạc có lúc em hình dung thấy đồng cỏ trải dài, các cô thôn nữ nhảy múa trong ngày hội. Vẫn bản nhạc đó, có lần nghe em lại chẳng thấy mấy cô thôn nữ đó đâu. Theo em thì, để nghe và cảm được nhạc cổ điển thì hãy để lòng rộng mở và đón nhận âm nhạc một cách thật thư thái, hãy lắng nghe và để cho cảm xúc thăng hoa theo âm nhạc một cách tự nhiên , đừng cố hiểu xem đoạn nhạc này nhà soạn nhạc đang muốn nói gì. Âm nhạc là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì không thể gượng ép. Còn để nghe và có thể hiểu thì đương nhiên là phải học. Có bác nào đó nói rằng muốn hiểu được 1 bản nhạc thì phải biết bối cảnh lịc sử, phong tục...vv gì đó, em nghĩ cũng phải. Nhưng nếu như các bác bất chợt nghe 1 bản nhạc mới nghe lần đầu, không hề biết bản nhạc do ai soạn, viết trong thời kỳ nào, ở đâu? Vậy thì làm sao để hiểu ? Theo em thì để hiểu thì trước tiên chúng ta cần có một số kiến thức cơ bản về dòng nhạc cổ điển , về dàn nhạc giao hưởng. Trong dàn nhạc giao hưởng có rất nhiều nhạc cụ tham gia, các nhạc cụ đều có những chức năng và nhiệm vụ của nó. Em đọc ở đâu đó đã lâu nay chỉ nhớ mang máng , viết ra đây nếu sai các bác sửa giúp em nhé. Đại loại Dàn nhạc giao hưởng được chia ra gồm có : 1-Bộ dây : gồm có : -Đàn kéo vĩ : Violin, Viola, Violincele, Contre-basse -Đàn dây gẩy : Hác-pơ -Đàn dây dùng búa gõ : Piano, 2-Bộ hơi : gồm có : - Gỗ : Flute (Sáo), Kèn Ô-boa, Kèn Bát xông, Kèn Clarinette, Kèn Saxophone.. - Đồng: Kèn Cor,Trompette,Trombone... 3-Bộ gõ : gồm có Trống Timpani, Trống Tambuor..., Đàn Cylophone, Kẻng tam giác Triangle, Xanh ban,Cồng... khi nghe tiếng đàn Violin cất lên thì thường miêu tả 1 cô gái trẻ kiêu sa với đầy đủ khả năng thể hiện mọi trạng thái tình cảm lúc nhí nhảnh vui tươi, khi xao động, lúc kiêu hãnh...lúc lại day dứt thương đau... Viola ( An-tô) có âm hưởng trầm hơn cây Violin thì thường lại miêu tả 1 cô gái có vẻ đẹp mờ lắng, duyên dáng và kín đáo ... Violncelle có giọng trầm hơn 2 cay trên và thuộc bè trầm, nó thường được giao nhiệm vụ miêu tả giọng một quý ông lịch sự ít lời... Khi nghe tiếng Flute thì thường liên tưởng đến chốn tiên cảnh bồng lai...Nghe Bộ kèn đồng với âm thanh vang dội ta thường liên tưởng đến sức mạnh trong các cuộc giao tranh, lệnh xuất quân ,thu quân hoặc trong các cuộc đi săn, các cuộc ăn mừng chiến thắng...vv Đại khái là vậy. Nếu ta nắm bắt được những kiến thức cơ bản về cách sắp xếp,bố trí các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng của các nhà soạn nhạc thì khi nghe 1 bản nhạc mới , dù không được giới thiệu ta cũng có thể hiểu được phần nào những nỗi niềm của tác giả muốn gửi gắm đến người nghe.