Xin giới thiệu với các bạn ý kiến của tác giả Huy Quang Piano : Tôi học nhạc từ năm 9 tuổi. Bố tôi là giáo viên dạy nhạc tại Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Quốc gia Âm nhạc gì gì đó. Cả 3 anh em tôi đều theo nghề này từ bé. Em tôi - Đào Nhật Quang - học lớp năng khiếu từ nhỏ tại Liên bang Xô viết cũ. Chắc các bạn cũng biết là trình độ âm nhạc cổ điển của Nga có đẳng cấp rất cao trên thế giới, kể cả các nước tư bản phát triển cũng gửi người tới học. Nghệ sĩ Piano cổ điển xuất sắc nhất thế kỷ 20 - Valadimir Horowit, đã được đào tạo tại Nga. Năm 89, tôi được Nhạc việc Hà Nội và Bộ Văn hóa cử đi thi âm nhạc Quốc tế tổ chức tại Đức. Đại khái, tôi là một loại gà chọi, dùng vào việc thi thố để hi vọng đạt thành tích vì Việt Nam ngày ấy cũng như bây giờ, vẫn chuộng thành tích để đạt mục tiêu cá nhân hay tập thể nào đó. Tất nhiên, ngày đó, tôi làm việc rất nhiều với ý chí quyết tâm rất cao. Kết quả tương đối bất ngờ khi tôi lọt vào vòng 2 của một cuộc thi quốc tế về nhạc cụ của tôi mà trước đó, các bậc cha anh trong Khoa Accordion của tôi đã luôn thất bại, trừ một người có tên Xuân Trung. Ở Klingenthal ngày ấy và cho đến hôm nay, trong ngành của tôi, ngoài tôi và anh Trung, nếu tôi không nhầm, thì có rất ít người Việt lọt vào vòng thi chúng tôi đã đạt được. (Tôi nhắc lại là trong ngành nhạc cụ của tôi - cây đàn Accordion, chứ không phải violin, piano hay nhạc cụ nào khác). Tôi là người giỏi giang? Xin thưa, tôi không giỏi, tôi chỉ là con ong chăm chỉ và cần mẫn. 10 năm sau khi thi Quốc tế, tôi bắt đầu biết đến nhạc Jazz. Với những bài đơn giản, tôi thấy hay, nhưng để hiểu sâu hơn, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi đã nghĩ những người chơi nhạc Jazz có thể bị điên. Hòa âm của họ rất khó nghe, không thể chịu được. Đôi khi, họ chơi rất to... Vốn là người ham học và có máu ăn thua, tôi cố gắng tìm hiểu. Tôi cũng không hiểu gì nhiều. Và nói thực, cho đến nay, tôi chỉ dám nói là mình có thể hiểu được khoảng 10% về nhạc Jazz. Tôi tin là các giáo sư, tiến sĩ âm nhạc nước nhà nếu ngồi nghe cổ điển, họ có thể say sưa như rất nhiều những người ngoại đạo đã từng yêu mến các giai điệu của Bach, Bethoven, Mozart, Chopin..; nhưng nếu để nghe, hiểu nhiều về nhạc Jazz và thưởng thức nó, đặc biệt là Jazzhiện đại, tôi e nhiều vị sẽ bỏ về mất. Jazz là cái gì và tại sao Jazz khó nghe thế? Vâng, Jazz rất khó ! Có khách hàng mua đàn của tôi và hỏi con họ cần học bao lâu để có thể chơi được. Tôi bảo phải học cả đời. Họ nói là con họ có chơi chuyên nghiệp đâu mà phải học cả đời. Tôi nói là giống như ngoại ngữ, dù có chuyên nghiệp hay không thì con bạn vẫn phải học cả đời vì con bạn sẽ cần âm nhạc giống như cần ngoại ngữ. Âm nhạc làm cho cuộc sống thêm sắc màu. Trong ẩm thực, ngọt, bùi, thơm là những cảm giác dễ quen, nhưng đắng, cay, hăng, đôi khi tanh, "thối" là những cảm giác rất khó quen. Nhưng không phải lúc nào ngọt, bùi mới là ngon. Nếu bạn biết ăn ớt, bạn sẽ thấy ngon mặc dù ớt cay, nếu bạn biết ăn nước mắm, mắm tôm, chao.., bạn cũng sẽ thấy ngon. Bản chất của mùi nước mắm, mắm tôm, chao.., theo thói quen của người phương Tây, là thối. Ngày tôi ở Đức, nếu tôi ăn nước mắm, người Đức sống cùng trong nhà sẽ than phiền vì họ ngửi giống mùi chuột chết và họ bảo tôi ăn cá thối. Đó là chưa kể nếu họ thấy tôi ăn mắm tôm thì họ sẽ nghĩ tôi là mọi. Ngược lại, có những loại pho mát của họ, nói thực, tôi thấy không khác gì mùi trong "toilet"... Khi ăn xong, quên không rửa tay, tôi cứ tưởng mình đã trót chạm phải... của ai đó. Ấy thế mà người Đức lại bảo là tôi dại, không biết ăn. Họ bảo pho mát đấy mới là pho mát thực sự ngon (?!). Thật không hiểu nổi! (Tôi là người rất thích ăn pho mát bình thường, nhưng pho mat tôi nói đến ở trên là một loại pho mát rất đặc biệt, thưa các bạn., nó thực sự rất thối, thối hơn pho mát bình thường rất rất nhiều) Na ná như ẩm thực, nhạc cổ điển khai thác những giai điệu thuận tai, những quãng, những hòa âm thuận như bạn ăn những đồ ăn ngọt, bùi, dễ cảm nhận; nhạc hiện đại, nhạc Jazz khai thác những giai điệu nghịch, quãng, hợp âm nghịch, khó nghe như bạn ăn cay, hăng, đắng... Nhạc Jazz sai? Không, nó sai nhưng sai theo cách riêng của nó, sai theo kiểu của nó và sai theo qui luật. Nói bậy thì không hay rồi, nhưng tôi thấy có người nói bậy rất... hay. Ăn rau diếp cá rất tanh, nhiều khi buồn nôn, nhưng khi ăn được rồi thì rất thích, cũng như đứa con 7 tuổi của tôi không hiểu tại sao bố thích uống rượu vì rượu đắng, cay, xộc lên tận mũi, nhưng khi nó lớn, có thể nó sẽ thích như tôi. Nếu bạn xem tranh cổ điển, bạn sẽ thấy họ vẽ rất giống, rất đẹp, dễ hiểu, dễ cảm nhận, nhưng nếu bạn xem tranh của Picassohay các nghệ sĩ hiện đại khác, nhiều khi, bạn chẳng hiểu gì vì chẳng thấy hình khối cụ thể nào cả... Nhạc hiện đại nó na ná như thế, đặc biệt là nhạc Jazz - nó sai để đúng, tìm cái đúng trong cái sai. Vấn đề là bạn cảm nhận nó như thế nào và bạn phải học để biết cách cảm nhận. Song, nhạc cổ điển vẫn là nền tảng, cũng như bạn không thể ăn ớt, uống rượu để sống. Bạn cần phải có cơm, sữa và bánh. Giống ánh sáng và bóng tối, tình yêu và hận thù, bạn biết yêu thì cũng nên biết ghét - ghét những điều xấu xa.., song ai cũng biết tình yêu tạo ra thế giới chứ không phải hận thù. Nếu bạn chỉ là kẻ đáng yêu thì bạn sẽ hợp với Nước Trời hơn là sống trên hành tinh này; bạn có thể trở thành kẻ đáng ghét, nhưng làm thế nào để kẻ đáng ghét đó không "hết cửa" lọt vào Nước Chúa mới là bài toán chúng ta cần giải.
Tác giả bài báo viết sai rồi... Số lượng người nghe Jazz ở VN chỉ đứng sau Nhạc vàng, Rock Metal và Pop mới (bao gồm cả RAP). Nhạc classical (kinh điển / aka hay cổ điển) mới ít người nghe nhất nên tính ra nó mới là bị "ghét" nhất !!
Chỗ này càng SAI nghiêm trọng. Ngay từ thời của Lizst (giữa thế kỷ 19), nhánh âm nhạc bất điệu thức đã ra đời. Đến cuối thế kỷ 19, Sibelius đã khai khác các hợp âm nghịch nhĩ (ngang tai - dissonance) rồi sau đó đến Stravinsky, Bartok... phát triển rực rỡ. Arnold Schönberg tiếp tục với cái gọi là "trường phái Wien mới" với kỹ thuật 12 âm, bỏ chủ điệu, phi giọng điệu (atonal music) ... Song song với nó, cũng từ giữa thế kỷ 19, Saint-Saens đã sử dụng các hơp âm quãng 3 (tritone - hợp âm của quỷ), rồi đến Holst phát triển ... được coi là khởi đầu của Metal - rock.. Nhạc classical đã bao quát tất cả rồi Tác giả có vẻ "có vấn đề" khi tự nhận là học nhạc từ bé, rồi thi đấu quốc tế ... các kiểu !
1. Ở VN em ko tìm dc số liệu nhưng ở Mĩ (nơi có nhạc jazz phát triển) thì số lượng nghe classical vẫn nhiều hơn jazz chút ít. Ở VN những người em biết thì nghe classical có vẻ nhiều hơn. Nếu ko tính kiểu Frank Sinatra với các loại tương đương (standards) thì cảm giác cá nhân của em dân Việt nghe jazz khá ít. 2. Về độ "nghịch tai" thì tác giả nói chung thôi và em thấy cũng ko hẳn sai. Cho 1 người bình thường nghe John Coltrane gần như chắc chắn ko nghe dc, tg khi bật Beethoven phần lớn vẫn nghe dc (em đã thử với con ). 3. Dissonace, atonality ... này nọ thì đúng là jazz học từ nhạc cổ điển (chủ yếu phái hiện đại và avant garde). Nhưng ngược lại cũng có (1 số tay cổ điển cũng đưa jazz vào). Mà những người nghe cổ điển thì ở VN cũng rất ít người thích mấy cụ hiện đại như Bartok hay Schoenberg. Em còn nhớ đến bản thân bác cũng ko coi John Cage, 1 tay theo phái hiện đại, là nhạc cổ điển (mặc dù ông này được đưa vào American Classical Music Hall of Fame). Nói chung đây là bài viết tán chuyện cho vui thôi, cũng ko nên xét nét quá.
"If it is art, it is not for all and if it is for all, it is not art." -- Schoenberg Classical và Jazz giờ được dạy trong nhạc viện, nói chung đều là kén người nghe nhưng như vậy mới được coi là "nghệ thuật" Như Schoenberg nói, đã là nghệ thuật thì không dành cho số đông, mà đã dành cho đại chúng rồi thì cũng chả còn là nghệ thuật nữa!
Các bác lại kéo câu chuyện đi tận đâu đâu rồi !! Nếu người viết bài trên không "tự nhận" có nền tảng nhạc lý/âm nhạc classical (con nhà nòi, thi quốc tế..) thì em cũng nói làm gì. Chính vì là dân "chuyên nghiệp" mà phát biểu những luận điểm đó mới thành có vấn đề hoặc kiến thức âm nhạc classical của đồng chí đó thiếu sót rất nghiêm trọng và dễ dẫn đến gây nhầm lẫn cho cộng đồng vì tin lời chuyên gia. Nhạc Jazz khó nghe do khai thác các giai điệu, hợp âm, quãng..nghịch là đúng. Nhưng nhạc Classical khai thác giai điệu thuận tai, những quãng, những hòa âm thuận tai... là sai/ thiếu. Nhạc classical không chỉ có Mozart, Beethoven hay Chopin ... Chỉ đơn giản vậy thôi ! Đúng với chủ đề của Topic
Giờ này (sau 22g) thì nên nghe Jazz hay Classic các bác. Em đang “burn” mà chưa biết sẽ nghe gì...
Cổ điển giao thoa với jazz đấy bác! Như Menuhin chơi chung với Grappelli. Violin tg nhạc jazz tc ko dc coi trọng lắm. Nhiều người còn hỏi đấy có phải là Tango ko Menuhin thì sợ mình bị Grappelli chê là ko biết chơi ngẫu hứng (ông chơi jazz vẫn theo kiểu viết sẵn nhạc như cổ điển). Grappelli thì lại lo bị Menuhin chê kỹ thuật chơi Violin kém. Nhưng rồi họ lại kết hợp dc với nhau.