Ngày thứ bảy buồn. Hôm qua suy thoái kinh tế đã trực tiếp chạm vào thân em rồi, buồn. Sáng nay xem báo Tuổi trẻ, thấy tấm hình chụp người Mỹ xếp hàng dài để xin việc làm, buồn. Giở trang trong tờ báo, một niềm vui nho nhỏ lóe lên, tấm hình chụp có hình cây đàn harp trong bài giới thiệu về liên hoan nhạc Châu Âu sắp tới tại Việt nam mình, trong đó có cả Jazz. Nhìn cây đàn harp dễ thương, có vẻ gì đó thật thanh thản. Đàn harp à?, vậy nhân tiện em tìm ngay 1 đĩa nhạc Jazz có đàn harp để nghe. Đĩa nhạc "Mulo Francel & Evelyn Huber - Tango Lyrico" do Master music Ltd. phát hành năm 2002. Nghệ sỹ Mulo Francel (Người Đức) thổi kèn saxophone và bass-clarinet, nữ nghệ sỹ Evelyn Huber chơi đàn harp. Đây là đĩa nhạc Jazz rất dễ nghe thuộc thể loại Afro-Cuban Jazz (Latin Jazz). Đĩa này đoạt được giải thưởng nhạc Jazz của nước Đức: "German Jazz-Award". Một sự pha trộn giữa Jazz, classical và tango. Hiếm khi trong nhạc Jazz lại có đàn harp tham gia, đây là sự kết hợp thành công của đôi Sax + Harp. Nghe xong đĩa nhạc này là em tạm hết buồn. Latin Jazz giống như thuốc giảm đau vậy. Đĩa này có 2 định dạng là CD thường và SACD. Danh mục các bài hát: 01. Casar 03:18 02. El Choclo 03:20 03. Cracias A La Vida 04:36 04. Ich Werss,Es Wird Einmal 04:04 05. Iwans Lied 04:42 06. Libertango 04:05 07. Somerville Samba 04:13 08. Fluvius I 02:05 09. Fur Eine Nacht 04:14 10. Tango Lyrico 06:18 11. Tak 5 04:08 12. Roter Mohn 03:08 13. Fluvrus II 02:39 14. Valse 04:54
Trong trang web này có cho mình nghe bản demo 1 đoạn của các bản nhạc trong đĩa Tango Lyrico. http://www.7digital.com/widget/artists/ ... go-lyrico/
Trong thể loại Afro-Cuban Jazz (Latin Jazz) thì phân nhánh Jazz Bossa Nova chiếm số lượng nhiều hơn cả. Được biến tấu từ nhịp điệu Samba, Bossa Nova độc đáo và thắm thiết, dịu dàng như chưa hề thấy trong âm nhạc Brasil. Ở đây, không còn dàn trống sôi bỏng của Samba. Tiết tấu của Bossa Nova cũng chậm lại. Lối trình diễn của ca sĩ thì nhẹ nhàng, thoáng buồn, như kể chuyện một cách tự nhiên, với giọng hát không luyến láy, không vibrato. Nhưng đánh dấu cho sự kiện Bossa Nova bùng nổ như trào lưu mới lạ nhất được thính giả quốc tế phát hiện và hoan nghênh, đó là đĩa nhạc mà nghệ sĩ Mỹ chơi kèn Saxo: Stan Getz, cùng hoàn thành năm 1963 với João Gilberto. Từ đó trở đi, Bossa Nova chiếm lĩnh tất cả các đài phát thanh, các phòng trà và hộp đêm. Kể từ khi ra đời cho đến nay, tác phẩm "Girl from Ipanema" đứng thứ nhì trên danh sách các bài ca thu về nhiều tiền bản quyền nhất trên thế giới. Bossa Nova được xem là biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro (Brasil). Chẳng vậy mà rất nhiều tựa đề các tác phẩm Bossa Nova nhắc nhở đến các khu phố, mô tả các nhân vật của Rio de Janeiro. Đó là trường hợp của « Cô gái Ipanema » hay « Corcovado ». Bossa Nova đã được coi như cuộc gặp gỡ thú vị giữa Samba và Jazz. (Sưu tầm trích đoạn bài của tác giả Bảo Thạch đăng trên rfi.fr)
hiện giờ có nhiều ban nhạc mix lại các bài hát samba, nhạc nhẹ theo phong cách Latin Jazz rất dễ nghe. trong 1 cái đĩa em có, quên tên là gì, có 2 bài hát theo phong cách này là Guantanamera và Ain't no sunshine. 1 trong mấy điểm hay dòng nhạc này là đánh trống nhỏ bằng tay, tiết tấu khá nhanh, vui nhộn và hát rất ngẫu hứng.
Em thích nhất bản Ain't No Sunshine (do chính Bill Withers hát) đặt trong bối cảnh phim Notting Hill, lúc chú Hugh Grant đi qua 4 mùa mà không có em Julia Robert ở bên cạnh. Bập bùng nhấn nhá kiểu blues nghe phê không chịu được. Sơ sơ ra cũng cả trăm ban nhạc, ca sĩ cover bài này, sợ thật. Đám vocalist đã đành, thấy cả Mark Knopfler, Sting, Cat Stevens, Paul McCartney, Tracy Chapman, Michael Jackson, Jeff Beck, Leonard Cohen... Kinh người.
bác làm em nhớ đến anh khờ bán sách cũ lấy lòng được cô minh tinh Hollywood rùi... công nhận phim nhẹ nhàng mà hay phết... nhạc nền thì khỏi chê rồi