Thì cứ cho là HNh nhạc cảm thấp đi nhưng bác cho em hỏi thêm là làm cách nào để nâng cao nhạc cảm với. Thanks @All : Em nghĩ cái tiêu đề " Nhạc Việt có cần thay đổi? "của topic có lẽ chưa chính xác lắm vì nhạc Việt vẫn luôn thay đổi đấy chứ, thay đổi chóng mặt đến nối mấy bác già phải la oai oái " Khiếp quá nhạc thị trường..." .
Không có cách nào bác ạ, bất lực. Cái này là thiên bẩm. Nó không phải là một câu chuyện kỹ thuật để ta có thể nâng lên hay hạ xuống.
Thế theo bác khi tuyển sinh viên nhạc viện có phải quan tâm đến tiêu chí nhạc cảm này ko ? nếu có thì cách thức tuyển thế nào ? Thanks
Theo em thì chắc chắn là có xét, nhất là các nhạc viện nước ngoài. Tiêu chí thế nào thì dân ngoại đạo sao mà nói được. Kỹ thuật như nhau, chuyện cảm thụ bản nhạc thế nào sẽ là yếu tố quyết định để phân hơn kém, và theo em, cái sự cảm thụ đấy bộc lộ trong lúc thể hiện bản nhạc. Cũng như chơi thể thao. Hê hê. 1.000 ông tập tennis chuyên nghiệp, bảo đảm giờ ăn tập như nhau, sao chỉ có 1 ông Federer? Vậy ông Federer này có được coi là thiên bẩm không, hay cũng chỉ là khổ luyện kỹ thuật? Còn nhạc viện VN thì có xét thiên bẩm hay không thì... hê hê. Chắc là có ạ :lol: Thể thao và nghệ thuật, theo em, yếu tố tài năng bẩm sinh quyết định đến 70% thành công. 30% còn lại do khổ luyện.
Hoàn toàn tán thành với ý kiến của bác, ngay viagra chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời việc nâng lên hạ xuống. Còn cảm thụ âm nhạc thì phải học, rèn luyện, trau dồi... không những chỉ ở trường, lớp mà bất cứ khi nào, ở đâu.
Tất nhiên là nhạc viện nào cũng phải coi yếu tố nhạc cảm của người học là nhân tố quyết định. Còn tuyển thế nào thì lại tùy vào từng môn học. Nhạc cảm mỗi người một khác, thế nên có nhiều người học lâu rồi mới bộc lộ hết, đặc biệt là các nhạc cụ. Chính vì thế mà ta mới có rất ít người làm được soloist và rất nhiều người là nhạc công. Ví dụ: học piano lúc 5 tuổi thì làm sao đã bộc lộ được khả năng cảm thụ âm nhạc khi mà nó mới gõ toong toong. Vài năm sơ cấp, thậm chí trung cấp rồi, oánh bài nọ bài kia rồi mới "đo đếm" được xem học trò có nhạc cảm thế nào. Trừ mấy ông cỡ Kissin thì may ra bộc lộ sớm chứ nhiều ông tốt nghiệp đại học rồi vẫn đang là tiềm năng. Mà nghe nhạc ko thôi cũng đòi hỏi phái có nhạc cảm... hế hế, không thì không phân biệt được.
Nâng lên hạ xuống tốt Sau khi đọc diễn giải về mấy bản nhạc classic của bác Su-ma-khơ post bên kia em nghe lại thấy cảm hơn hẳn; Có chỉ điểm có hướng dẫn, cảm xúc đi đúng hướng luôn. Trước nhạc cảm của em ... "đậu phộng" đường. Vào sàn nhẩy, thấy nhạc cảm của đám thanh niên choai choai nó siêu hơn mình nhiều
Hê hê. Chứng tỏ anh em vnav ta nhạc cảm rất tốt. Mới chơi âm thanh được vài năm mà ai cũng chồng chất đĩa jazz và cổ điển trong nhà (dù cũng có vài trường hợp lén lút đem bán). Lim dim gật gù phê pháo. Xong xuôi lại quay sang nghe thêm Chế Quang Tuấn. Quá đã. Sức cảm thụ âm nhạc thực sự thuộc dạng có tiềm năng, được trời phú :lol:
Chết thật, bác đo hệ số nhạc cảm = số lượng đĩa trong nhà thế này thì chết Có tính đĩa xịn hay đĩa nhái k bác ?
Ơ, em chỉ tính số lượng đĩa jazz với cổ điển là hai thể loại âm nhạc rất khó nhằn và đòi hỏi người nghe phải có quá trình thẩm thấu bền bỉ, kiên nhẫn. Em thấy có bác kể gặp mấy bác hay lên đây tư vấn lắm, nhà chất chồng đĩa cổ điển nhưng lúc đi mua vẫn kêu ơ cái này là sonata à, cái đàn kia em cứ tưởng cello hóa ra lại công tơ bass. Nhưng nghe vẫn hiểu hết, vẫn thấy hay, vẫn lim dim dù trán có ra hơi nhiều mồ hôi. Thế là nhạc cảm phải có thiên bẩm rồi. Còn về đĩa xịn với nhái em e là thuộc về âm thanh cảm ạ. Hí hí. Bác nên hỏi mấy bác hay vào tư vấn bên topic cd xịn - chép, phôi audio nào tốt nhất ý ạ. Thấy bảo là nghe mà phân biệt được đâu là phôi Mitsu, đâu là phôi TDK cơ mà. Em đề nghị làm quả test mù thì không thấy ai í ới gì nữa, buồn thế. :lol:
Em vẫn chưa thủng lắm cái vụ nhạc cảm, bác có thể cho vài ví dụ cụ thể về chuyện các thầy cô trong nhạc viện tuyển h/s có tiềm năng nhạc cảm trong cả đống đến xin học. Ví dụ em có đứa cháu mới lên 3 tuổi nhưng cứ mỗi lần nghe nhạc là cu cậu lại nhún nhún, giật giật theo nhạc thì có thể coi là có nhạc cảm đc ko ?
Em vừa hỏi amply vô địch nhà em băn khoăn của bác Khivang, câu trả lời là "Nhạc cảm là các ông nghe nhạc nhiều quá nên bị cảm". Em chả biết giả nhời sao nữa. :mrgreen:
Có. Nếu nó nhún nhảy đúng nhịp thì có thể coi là nó có 1 phần nhạc cảm. Lớn lên chắc nó sẽ thích nghe nhạc giống ông hay bác nó. Chả cứ nhạc viện mà bất cứ hệ đào tạo nào khi tuyển sinh vẫn có môn thẩm âm tiết tấu để đánh giá năng khiếu của thí sinh. Môn thẩm âm này không có bát tép bát tôm, âm hình âm hiếc như chúng ta mà chỉ đơn giản là thí sinh phải lắng nghe 1 đoạn nhạc ( chỉ nốt đơn) từ piano chẳng hạn và sau đó phải sướng âm đoạn đó sao cho thật giống. Không phải sướng âm theo đồ rê mi gì cả mà cũng chưa có nồ ô ố..nà a á.. mì i í mồ ô ố.. vì cái này thuộc phần luyện thanh sau này. Đơn giản chỉ cần là a a á hay ten ten ten tén gì gì cũng được, miễn là phải bắt chước sao cho thật giống với tiếng đàn, nhất là cao độ. Gì chứ bắt chước thì là sở trường của họ nhà Tôn rồi nhé. Tiết tấu thì chả cần đàn sào gì cả. Vỗ tay hoặc cầm thước gõ xuống bàn hay cầm 2 hòn đá chọi vào nhau cho ra 1 tiết tấu bất kỳ nào đó rồi bắt thí sinh phải bắt chước sao cho đúng về trường độ và cường độ của âm thanh. Đôi khi thày gõ xong cũng chả nhớ mình gõ thế nào nên với những đoạn dài gõ 15 đến 20 tiếng chẳng hạn thì thày cũng cần nhìn vào sách để gõ chứ không ối đứa trượt oan. Cái này cũng chỉ là bắt chước nên họ nhà Khỉ không phải lo. :lol: Trên đây chỉ là cách thử đơn giản mình vừa vượt qua khi đăng ký đi học một lớp dạy hát xẩm để hát thi với Loa đểu nhưng bị đánh trượt vì họ chỉ dạy cho người mù hẳn để phòng khi mất mùa thì có lấy cái nghề mà kiếm ăn. Bàn về nhạc cảm đối với các ca sĩ và nghệ sĩ solist thì phức tạp lắm, mình chưa đủ trình. Đang nghĩ kế chọc tức tay Secky cho hắn chịu nói.
Em xin phép ném đá 1 chút xíu ở mấy dòng em bôi đỏ ạ. Nếu đã là thiên bẩm có nghĩa là trời phú khả năng , sinh ra là để dành cho điều đó không đòi hỏi con người ta bắt buộc phải lao tâm khổ luyện để có nó. Cá nhân em lại không tán thành với điều này vì em nghĩ tất cả thành quả hay những gì đạt được đều phải trải qua sự rèn luyện , trau dồi cũng như lao động 1 cách không ngừng nghỉ với niềm say mê vô bờ bến mới lên được đến đỉnh. Ngay cả thiên tài cũng phải có niềm say mê và sự khổ luyện vì vậy không có gì là không thể nếu ta không ngừng học hỏi. Em chợt nhờ đến 2 câu nói 1 là của giáo sư phản bác lại về vấn đề lỗ hổng vũ trụ do chính ông đưa ra ( em không nhớ tên nhưng giờ ông phải ngồi xe lăn và dùng máy hỗ trợ để nói chuyện ) : Thực ra vũ trụ không bao la như con người vẫn tưởng tượng mà chỉ có trí tuệ con người mới thực sự bao lao. Câu thứ 2 em đọc được đâu đó trong sách : Những gì cuộc sống đem lại cho chúng ta chỉ là 10% còn lại 90% là điều ta đem lại cho cuộc sống này. Có gì không đúng mong các bỏ quá. Kính các bác rất nhiều.
Bác TuanCD nói đúng đấy ạ, bát cá là quân bát vạn chứ gì. Ở nhạc viện thì em k biết, chứ trường em trước "Chắn học đại cương" - 2 học kỳ "6 trình" đấy ạ
Hê hê. Cho em nói tí. Em rất đồng ý với bác là phải say mê khổ luyện, không ngừng học hỏi. Nhưng, như em đã nói ở trên, say mê khổ luyện chỉ chiếm 30% thôi ạ. Em nêu ví dụ thế này, ông Federer với ông Roddick trong quần vợt em tin chắc là thời gian khổ luyện như nhau, thậm chí vài năm trở lại đây ông Roddick vẫn có HLV, còn ông Federer không có. Vậy tại sao cứ gặp nhau là ông Federer chén ông Roddick??? Chả nhẽ tại ông Roddick không khổ luyện bằng ông Federer? Và còn rất nhiều ông khác hay thua ông Federer như ông Gonzales, Djokovic... Các ông ấy em tin là có khi miệt mài luyện tập còn hơn ông Federer ý chứ... Mong bác giải thích chuyện này giúp em. Hê hê. Tại sao cùng ăn học như nhau mà bác Đặng Thái Sơn lại đoạt giải Chopin, còn những người cùng trang lứa với bác có khi ngậm ngùi đi đánh ở phòng trà??? Em không tin là họ không chăm chỉ luyện tập bằng Đặng xếng xáng...
Em đồng ý với bác Baohun00, nhưng tỷ lệ em chênh lệch hơn nữa giữa thiên bẩm (1%) và khổ luyện (99%), điều này trong rất nhiều lĩnh vực chứ kô chỉ âm nhac Chúc mọi người vui!
Các bác hàng xóm nhà em toàn nói: Cửu vạn, bát xách, chi chi Ba gian nhà ngói nó đi đằng nào? Kính bác Cai
Em xin trả lời bác vụ này gói gọn trong 1 câu nói của Sir Alex Ferguson : Phong Độ là nhất thời , Đẳng Cấp là mãi mãi Đúng chất thể thao nhà nghề nhé bác
Em đồng ý với bác Baohun00, nhưng tỷ lệ em chênh lệch hơn nữa giữa thiên bẩm (1%) và khổ luyện (99%), điều này trong rất nhiều lĩnh vực chứ kô chỉ âm nhac Chúc mọi người vui![/quote] Bác Mike vui lòng cho ví dụ về những lĩnh vực khổ luyện hơn thiên bẩm được không ạ? Theo em đó là khuân vác ạ. Cơ mà bác sinh ra thấp bé 60kg cũng không thể nào vác nặng bằng bác sinh ra to cao lớn lên được 90kg. Hê hê. Phải chăng bác Federer vô địch mười mấy lần Grand Slam là do khổ luyện nhiều hơn đối thủ? Và các đồi thú đều khờ khạo đến mức không biết đường khổ luyện nhiều hơn bác ấy ạ?
Em chưa hiểu ý bác lắm. Theo bác thì Federer thắng các bác kia là do phong độ chứ không phải do đẳng cấp? Cho em hỏi tiếp là nếu cùng công khổ luyện ăn tập sao Hồng Sơn nhà mình lại không bằng Zidane ạ? Phải chăng là do chuyện đẳng cấp? Thế cái đẳng cấp ấy là từ đâu mà có ạ, vi đá cùng vị trí như Zidane chắc có hàng trăm người, sao họ không sánh bằng Zidane vậy ta? Nếu bác nói đẳng cấp đó là do khổ luyện chứ không phải do thiên bẩm thì em xin nghiêng mình ngả mũ bái phục bác luôn, hê hê hê... Vậy là ai chịu khó khổ luyện cũng thành Federer với Zidane hết, phải không bác?
Có những điều không hoàn toàn đúng nhưng người ta vẫn chấp nhận nó vì nó mang tính hướng thiện. Bà giáo dạy văn tôi hồi phổ thông thường hay nhắc câu của cụ Lép hay cụ Đôt gì gì đó bên Nga :" Thiên tài do tích lũy" và bà hết lời ca ngợi màu áo xanh công nhân. Tôi không thèm học tiếp mà đi làm công nhân để được mặc áo thợ nhưng không quên tích lũy đến mức nhồi nhét đủ mọi thứ trên đời cho đến lúc bị dở hơi như bây giờ và quên sạch phần lớn những điều mình tự nhồi nhét. Thiên bẩm mà không tự tích lũy, không gặp môi trường thuận lợi thì mãi mãi chỉ là thiên bẩm chứ không thành thiên tài. Luôn phấn đấu tích lũy lại gặp môi trường thuận lợi nhưng không có thiên bẩm thì mãi mãi chỉ là thợ bậc cao chứ không thành nghệ sĩ hay thiên tài. Tích lũy là yếu tố chủ quan của mỗi cá nhân, ai muốn thì có thể làm được. Thiên bẩm là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi cá nhân nên có muốn cũng không được.
Đẳng cấp cũng có người đẳng cấp thấp , đẳng cấp cao. Thiên bẩm cũng có người thiên bấm ít , thiên bẩm nhiều. Không ai sinh ra để làm vua , cũng không ai sinh ra để làm ...Quân Tất cả những gì có được đều do sức lao động , kiên trì miệt mài kèm theo 1 chút may mắn để thành công. Em xin phép quay trở lại với vấn đề âm nhạc kẻo anh em ta lại đi lạc chủ đề mất. Đẳng cấp âm nhạc ở đây nếu so sánh giữa nhạc Việt và nhạc nước ngoài thì ta cần phải chấp nhận 1 sự thực là ta đi sau họ nhiều , đẳng cấp đó là truyền thống âm nhạc , nền văn minh âm nhạc và sức lao động của họ rõ ràng là hơn ta rất nhiều Vì vậy để nền âm nhạc Việt đi xa hơn thì ta cần phải lao động miệt mài hơn nữa để theo kịp họ nhưng khi mình theo họ thì không biết họ có đứng lại đợi mình không hay vẫn...chạy tiếp Mong bác bỏ quá cho em nhé. Kính bác Blues