Em vote cho đoạn kết của bác Thiên bẩm mà không khổ luyện không thể thành thiên tài mà có thể thành thiên tai Khổ luyện mà không có thiên bẩm có thể thành tài nhưng chưa chắc thành thiên tài vì thiếu mất chữ " thiên " Em chạy đây :lol:
Nói đúng thì việc gì phải chạy. Dân gian có câu:" Khổ luyện thành tài", câu này cũng thiếu chữ thiên.
Thấy các Bác nói đến khổ luyện thành tài, ngẫm mình khổ luyện nhiều thứ mà chả thành thứ gì. Chợt nhớ đến câu thơ có liên quan đến chữ tài: Trăm năm trăm cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. ..... Chữ tài liền với chữ tai một vần. Có lẽ chính vì câu này nên người ta không muốn thành tài. (ai sáng tác câu thơ này các Bác nhỉ). Ngẫm lại cũng đúng. Vì Đặng Thái Sơn sau khi thành tài rồi có được lấy vợ Việt Nam đâu. Người ta đuổi sang Nhật lấy vợ. Các Bác thấy khổ chưa. Nếu các Bác bị đuổi đi sang Nhật lấy vợ thì liệu có đủ tiền đi lấy vợ không.!!!!!!!!!!.
Nếu bác Nguyễn Du đúng thì trước sau em cũng thành 1 tên buôn trâu (tài trâu). :mrgreen: Anyway, em yêu con gái Nhựt lắm. Kể cả không đủ tiền em vẫn cứ mơ. :mrgreen: :mrgreen:
Hế hế, cụ lại phải ngoi lên thở rồi, tường đợt này cụ quyết tâm lập kỷ lục mới về lặn. Cái dòng em tô đậm hình như cụ nhầm ạ, theo em thì ai cũng có thiên bẩm hết nhưng tùy lĩnh vực và đúng môi trường thì cái thiên bẩm đó mới bộc lộ và phát huy đc. VD em thấy cụ có thiên bẩm về ngành luật nhưng cụ lại đi làm công nhân thì phấn đấu mãi đến giờ cụ cũng mới chỉ leo lên đến chức tổ trưởng dân phố, nếu ngày xưa cụ theo ngành luật thì có thể bây giờ cụ đã là bộ trưởng bộ tư pháp rồi cũng nên . Thiên bẩm của em là đàn hát, sáo nhị, ăn chơi, đan quạt...nhưng bố em cứ bắt em phải theo học ngành kỹ thuật nên giờ đây em phải đi chạy xe ôm, nếu cho em đc phát huy đúng sở trường có khi nhờ sáo nhị, ăn chơi, đan quạt mà kết thân với vài ông con giời và đc nâng đỡ có khi giờ em đã là doanh nhân thành đạt đc thưởng sao vàng đất việt cũng nên :lol:
Nếu em nhớ ko nhầm thì Einstein đã phát biểu:" thiên tài là 99% mồ hôi và 1% năng khiếu ", nay bác lại đưa ra con số 30% mồ hôi thế này làm em hoang mang quá, chả biết phải theo ai bây chừ :mrgreen: Mấy ông quần vợt với váy vợt cỡ sao này toàn có thiên bẩm đầy mình đây bác ạ vì toàn là xếp hạng 1,2,3...của TG, ăn nhau ở thể lực, phương pháp luyện tập và một vài bí quyết riêng, thế nên mới có chuyện sau một vài năm vô địch là bị đàn em nó qua mặt vì nó trẻ khỏe hơn và bị nó bắt thóp ( kỹ thuật ), người ta hay gọi là sa sút phong độ, nếu thượng đế đã thương mà ban cho thiên bẩm hay địa bẩm chi chi đó thì mỗi lần sắp thi đấu chỉ cần cầu nguyện là lại vô địch chứ tập luyện mà làm gì cho mệt phải ko bác. :lol:
Một lần nữa,theo em,trước khi đưa ra ý kiến của mình,bác nên đọc kĩ bài viết của người khác,em xin nhấn mạnh:đọc-thật-kĩ.
Cám ơn Thầy đã nhắc nhở nhưng em cũng xin Thầy đừng leo vào chuyện của em với bác TuânCD ạ, một lẫn nữa cám ơn Thầy
Vui vẻ đi 2 bác Khỉ và Thép ơi. Chỉ là chút hiểu nhầm rất nhỏ thôi. Thấy nhà Khỉ tinh nghịch nên tôi hay chọc cho vui, lão Tôn chọc lại thì đối với tôi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bác Thép viết rất đúng trong ngữ cảnh chưa hiểu điều này nên có xen vào ( xen chứ không nên dùng từ "leo") thì cũng rất bình thường. Túm lại, ở đây không có ai sai và không ai viết vì cá nhân mình. Trên diễn đàn đôi khi ai đó viết dzậy nhưng không phải dzậy, chỉ cần mục đích trong sáng là được. Tỷ như cụ Einstein đã phát biểu:" thiên tài là 99% mồ hôi và 1% năng khiếu.." thì ai cũng hiểu rằng ở vị trí 1 thiên tài lỗi lạc như cụ thì không thể nói khác. Tôi thấy cả 2 bác lên đây đều có động cơ tuy có khác nhau chút ít, người 2 thì, người 4 thì, người dùng xăng, người dùng dầu nhưng đều là những động cơ tốt thì không có lý do gì để bát hòa với nhau. Hay các bác quay lại chủ đề chính đi cho nó lành.
Cần hay không thì nhạc Việt vẫn đang thay đổi bất chấp ý kiến của chúng ta. Người Việt thì không cần, không nên và không thể thay đổi. Cái cần và có thể thay đổi là: Cách tiếp cận, nói cách khác là cách nhìn nhận, sao cho công bằng, khách quan. Các bác có tâm huyết cứ việc ném đá vào tôi thoải mái, kể cả spam chút xíu, nếu BQT không có ý kiến thì cá nhân tôi cũng không phản đối.
Người Việt thì không cần, không nên và không thể thay đổi. Người Việt cũng đang thay đổi rất nhiều. Nhưng sự thay đổi không đột ngột nên không cảm nhận được thôi. Bác hãy đọc lại những bài tranh luận lúc VNAV mới ra đời, và so sánh với những bài bây giờ thì sẽ thấy. Và cả đến cách chơi audio nữa: khác nhau một trời một vực
Em xin phép spam tí ạ. Em thấy giờ có nhiều cao thủ thiện nghệ đao pháp trảm phong, dù tuổi nghề còn rất ít. Đúng là "đá xanh xây cống hòn dưới chống hòn trên". Thôi em xin phép dùng khinh công Thần hành bách biến của Vi tước gia chuồn đây ạ.
Bác Blues nhắc đến môn pháp chém gió làm em lại nhớ đến 1 cao nhân của VNAV, nhưng lão này thì già rồi. Câu "đá xanh xây cống hòn dưới chống hòn trên" nghe hay nhưng hơi bốc mùi, cho em phép em mod lại thành "Sóng Tô Lịch lớp sau đè lớp trước". :wink:
"Người Việt" bằng xương bằng thịt thì không thể thay đổi. Tuy theo nghĩa khác thì bọn trẻ bây giờ ăn mặc sướng hơn nên có cao to, đẹp đẽ và thông minh hơn, nhưng đa số chúng vẫn là người Việt trừ những đứa trẻ lai, mà ngay cả trẻ lai vẫn có thể là người Viêt. Tranh luận kiểu này không có hồi kết. Điều bác nói không phải thay đổi người Việt mà nói 1 cách tương đối là: thay đổi nhận thức của người Việt. Một số vị ngay tại diễn đàn này, trước đây rất phản đối mấy vụ dây loa, dây tín hiệu, cáp nguồn...nhưng có 1 số đã "khôn" ra. Bây giờ họ đọc lại cũng tự thấy lúc đó sao mà mình ấu trĩ thế. Ranh giới giữa đúng và sai trong cái sự chơi này rất mong manh, có thể coi là không có cũng được. Những đề tài dạng như chúng ta đang đề cập ở đây cũng chỉ là tương đối chứ không thể đòi hỏi tuyệt đối như KHKT. Sẽ là vô duyên nếu cứ đòi cân đong đo đếm. Ngay cả nhận thức của người Việt( xin hiểu là nói chung và đương nhiên có cả tôi) có những mặt thay đổi quá nóng và có những mặt rất trì trệ. Nói không thể thay đổi hay thay đổi đều không chuẩn, tốt nhất là không nên nói gì mà chỉ nói về nhạc cảm thôi.
Vậy theo cụ bi giờ làm cách nào để nâng cao nhạc cảm cho người Việt để theo kịp các nước trong khu vực và sau đó là ra tầm quốc tế nữa ạ ?
Các buổi trình diễn nhạc giao hưởng trên thế giới khá đắt show và giá vé cũng đắt, thế nhưng tại VN thì ngược lại: có phải chăng trình độ cảm thụ âm nhạc là rất khác biệt?
Đúng là họ nhà Tôn chỉ muốn sinh sự. . Hỏi thế thì có uống cả lít mật gấu cũng không ai dám giả nhời vì đó là việc của mấy vị giáo sư tiến sĩ đầu ngành hoặc quan chức bộ văn hóa, giáo dục, hưởng lương và được cấp kinh phí để nghiên cứu đề tài này nọ chứ anh em mình chân đất mắt toét lại chẳng ai trả tiền thì biết nói gì đây? Tuy vậy, diễn đàn cũng không cấm chúng ta bình loạn vụ này nên cứ theo kiểu ai có gươm dùng gươm, ai có rựa cùn dùng rựa cùn nói cho nó sướng cái mồm, sai đâu đã có cái kéo kiểm duyệt xén hộ. Theo hiểu biết kiểu nông dân thì tôi cho là khi nói đến nhạc cảm là nói về khả năng diễn đạt tình cảm ( của tác giả và của chính ca sĩ nghệ sĩ) bằng âm nhạc, hình như những người có trình cao họ gọi là truyền tải hồn vía gì đó, cái này thường dành cho ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn tức là phần cung. Nói khả năng cảm thụ âm nhạc là dành cho chúng ta, những người thưởng thức âm nhạc tức là phần cầu Có cầu rồi mới có cung, cầu sao cung vậy, đó là quy luật muôn thuở. Trước khi trách nền âm nhạc nước nhà hơi nặng tính thị trường thì phải biết tự trách chúng ta (cả tôi), những người có thị hiếu tầm thương. Khi đa số chúng ta dễ dãi với âm nhạc thì đương nhiên các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn tội gì phải lao tâm khổ tứ, họ cứ việc viết vớ viết vẩn, hát vớ hát vẩn vẫn nhà lầu xe hơi, được ca tụng lên mây xanh. Quan trọng là họ phải biết tự mình hoặc thuê đánh bóng tên tuổi thôi. Thời nay khó đòi hỏi nhạc sĩ sáng tác đầy tâm huyết như những năm tháng kháng chiến cứu nước. Đến gàn dở như tôi khi nghe những ca khúc thời đó còn đôi lúc rất xúc động. Các thành viên 4rum này đa số không thích phim Hàn, nhưng nó lại có chỗ đứng trong những khán giả thường là đàn bà, phụ nữ và một bộ phận trong số họ khá dễ dãi. Chán rồi, lão Khỉ cãi tiếp đi.
Em cãi hộ bác khỉ 1 tí nào :lol: Như bác nói thì phần " Cung " này thuộc về các vị có chuyên môn và trong ban nghành này nọ hưởng lương và bổng lộc của nhà nước lo rồi nên anh em ta...No Table Vậy còn phần " Cầu " tức là cái phần thuộc về chúng ta , anh em ta.Như bác nói " Tiên trách kỷ , hậu trách nhân " nhưng em thấy không lẽ mình cứ tự trách mình rồi xong , rồi bỏ đó...Giống như kiểu : Kiểm điểm , Phê bình và tự phê bình...Cái này thì đúng là em thấy chưa ổn đúng không bác ??? Vậy nên ngoài việc tự trách mình , tự kiểm điểm và tự phê bình thì chúng ta , mỗi cá thể trong 1 tập thể , mỗi cá nhân trong 1 cộng đồng phải làm gì thêm nữa hay lại....Đã có lãnh đạo lo , không phải việc của chúng ta...??? Kính bác Tuấn nhiều ạ.
Bác nói đúng. Nhưng tôi cũng không vô cảm đến thế đâu Bằng chứng là mặc dù không hiểu biết gì nhiều nhưng tôi vẫn dũng cảm lên đây phán đại dăm câu ba điều cùng các bác đấy thôi. Sống trong bất cứ cộng đồng nào chúng ta cũng nên có trách nhiệm với cộng đồng đó cho dù đôi khi chúng ta thuộc thiểu số ( không phải lúc nào đa số cũng đúng). Biết rằng mình lẩm cẩm, hay đi làm cái việc Dã tràng xe cát song tôi thấy nếu mình cho là việc ấy cần làm thì phải làm, chỉ cần có chút hy vọng thay đổi cái gì đó cho tốt hơn theo quan điểm của mình. Topic này đề cập tới nhạc Việt, mênh mông quá, có lẽ chúng ta chỉ nên trao đổi về thể loại gọi là nhạc Trẻ. Và bác chủ topic có lẽ muốn nói đến những ca sĩ thể hiện của dòng nhạc này thôi chứ không nói về chúng ta. Chúng ta tự phê thế đủ rồi. Còn hành động thực tế ư? Mọi người vẫn đang hành động đấy chứ. Thực ra thì quy luật đào thải lúc nào cũng làm tròn bổn phận của nó, chúng ta có tác động vào cũng chỉ giúp nó xảy ra nhanh hơn mà thôi. Nhưng cũng cần phải có thời gian. Tôi ít nghe nhạc trẻ vì già rồi :lol: nên gần đây mới nghe Thanh Lam hát vì thấy dư luận chê ghê quá. Phải công nhận so với "ngày xưa" thì cô ấy chịu khó tìm tòi khám phá, sáng tạo. Có điều, sáng tạo nào không được khán giả chấp nhận thì sẽ trở thành tối tạo. Chúng ta là khách hàng, là thượng đế của họ cơ mà, cô hát mà tôi không thích thì tôi không mua vé xem, không mua đĩa của cô nữa. Vậy chẳng phải chính chúng ta, khán giả đã góp phần lớn và quyết định cho sự phát triển hay đi vào ngõ cụt của 1 ca sĩ đã thành danh hay nói rộng ra là cả thể loại nhạc đó ư? Anh chàng nhạc sĩ và ca sĩ trẻ nào đó có 1 vài thành công ở thể loại nhạc Jazz, cá nhân tôi cũng thích mấy bài đầu tay thôi chứ đến khi hết vốn, bắt đầu có những ca từ đại loại như: con trâu trắng ngẩn ngơ về Trời, đám mây trắng ngẩn ngơ về Trời, em chân trắng ngẩn ngơ về Trời thì tôi cũng đến nước: tôi râu trắng ngẩn ngơ về Trời nốt. :lol:
Lẽ ra topic này nên được đặt trang trọng vào box thư giãn mới phải! "Một khi không hiểu nhạc cảm là gì thì làm sao mà nâng được" 2 từ nhạc cảm bản thân nó đã không tồn tại, thì làm sao hiểu được? :lol: