Nhờ các bác giúp về máy hiện sóng

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by LoD, 19/4/13.

  1. LoD

    LoD Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    647
    Likes Received:
    55
    em thấy trong máy hiện sóng ở chỗ ngõ vào có 1 công tắc gạt nhỏ ghi là AC-DC . các bác có thể giải thích giúp em ý nghĩa và tác dụng của nút đó với ạ. cám ơn các bác nhiều
     
    Tags:
  2. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    66
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Bác để dc thì trục tung của máy sẽ dâng lên mức dc của áp vào và hiển thị dạng sóng ac tại mức đó nên nếu đo ở vị trí có mức áp dc lớn và ac nhỏ ví dụ ở vị trí anode đèn tiền kd thì sẽ khó nhìn dạng sóng do tỷ lệ hai mức áp chênh lệch quá nhiều, lúc đó bác gạt về ac thì máy hiện sóng sẽ chỉ thể hiện dạng sóng ac thôi nên dễ chỉnh vị trí tia và hiện đủ cao độ dạng sóng ac hơn.
     
  3. LoD

    LoD Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    647
    Likes Received:
    55
    cám ơn bác pointed nhiều... như vậy có phải là để DC là đo tín hiệu DC + AC còn khi muốn đo AC không thì mình phải bật về AC
     
  4. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Em bị trùng bài.....
    .................. :)
     
  5. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Chuyển mạch này thường có 3 vị trí: AC/GND/DC.
    - Ban đầu cần đặt chuyển mạch ở vị trí GND (lối vào được nối đất) và thông thường hiệu chỉnh chiết áp POSITION để vạch sáng về chính giữa màn hình (khi đo AC) hoặc về đáy màn hình (khi đo DC);
    - Gạt chuyển mạch sang vị trí AC: đo tín hiệu AC ở lối vào (thành phần DC ở lối vào đã bị chặn);
    - Nếu chuyển mạch ở vị trí DC: đo tín hiệu DC...
     
  6. LoD

    LoD Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    647
    Likes Received:
    55
    em cám ơn bác vintageTube.... bác có thể giải thích giúp em là tại sao để vạch sáng về chính giữa màn hình (khi đo AC) hoặc về đáy màn hình (khi đo DC)
     
  7. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.722
    Likes Received:
    324
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Trong ampli đèn, một trong những nguyên nhân gây ù là do mạch cấp nguồn không tốt. Để xác định khách quan chất lượng của mạch cấp nguồn cần đo biên độ của thành phần biến đổi trong điện áp một chiều do mạch nguồn cung cấp cho tải; điều này có thể thực hiện sự trợ giúp của OSC (máy hiện sóng).

    Với mạch cấp nguồn tốt thì điện áp cấp cho tải hầu như không đổi, rất bằng phẳng. Dùng chế độ đo DC có thể thấy rõ đồng thời dấu và độ lớn của điện áp tại điểm đo có thể xác định được thông qua sự dịch chuyển của chùm tia trên màn hình khi gạt chuyển mạch qua lại giữa hai vị trí GND và DC. Ví dụ: khi chuyển mạch VOLTS/DIV đặt ở vị trí 5 và chuyển mạch đầu đo ở vị trí x10; khi gạt chuyển mạch ngõ vào qua lại giữa hai vị trí GND và DC nếu vết sáng trên màn hình dịch chuyển lên trên 3 ô thì điện áp tại điểm đo là + 30 V, nếu vết sáng dịch chuyển xuống 2,5 ô thì điện áp tại điểm đo là - 25 V. Nếu điện áp tại điểm đo là + 75 V với các thiết lập như trên thì vết sáng sẽ dịch chuyển lên trên 7,5 ô; cần phải điều chỉnh khi chuyển mạch ở vị trí GND vết sáng nằm tại đáy màn hình (với màn hiển thị cao 8 ô); nhưng nếu đo điện áp phân cực khoảng - 30 V mà điều chỉnh như thế này thi.... :) . Dĩ nhiên ít khi dùng OSC với chức năng này vì dùng đồng hồ đo đa năng thuận lợi hơn nhiều!

    Với mạch cấp nguồn kém thì điện áp một chiều cấp cho tải biến thiên khá mạnh quanh giá trị trung bình (360 VDC +/- 10 V); nguồn càng kém thì biên độ (10 V) của thành phần biến đổi này càng lớn, thường điều chỉnh vết sáng ở chính giữa màn hình khi chuyển mạch ở vị trí GND thì khi hiển thị tín hiệu sau mạch nắn lọc (dạng gần sin 100 Hz) sẽ nằm chính giữa màn hình và có thể thấy trọn vẹn dạng tín hiệu với biên độ lớn nhất. Dùng chế độ đo AC có thể xác định được ngay biên độ này và có cách khắc phục hợp lí.


    Em tập lắp SE GU50, khi làm mạch nguồn thường mời một bác cao thủ về biến áp cách li, lọc nguồn, dây nguồn, cầu chì đến; nghe qua loa bác ấy đo được ngay là nguồn có biến đổi +/- mấy vôn; nhờ nhiều quá nên giờ cũng nể lắm :)
     
  8. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    66
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Rất ngắn gọn và chính xác :D như vậy bác đã rõ về bản chất vấn đề, còn sử dụng nó như thế nào tùy tay bác thôi.
     

Share This Page

Loading...