Miles là người ảnh hưởng khá nhiều đến Calos Santana. Ở chiều ngược lại thì Santana cũng là nghệ sĩ dc Miles thích. Tc Bitches Brews thì họa sĩ Malti có 1 bức tranh dc Santana chọn làm bìa album Abraxas. Bức này em thấy cũng rất hay. Nó dựa trên 1 tích tg kinh thánh nhưng thay vào chỗ Đức mẹ đồng trinh thánh thiện là 1 phụ nữ da đen khỏa thân, khác hẳn những bức tranh dc sáng tác tc đó về cùng chủ đề. Hình tượng này có lẽ cũng rất hợp với chủ đề chung của album (dựa trên 2 mặt mang tính biểu trưng của con quỷ Abraxas), bài hát đinh (Black Magic Woman) cũng như hình thức âm nhạc pha trộn nhiều thể loại khác nhau.
Mình rất thích album này và bìa LP rất đẹp. Pink Floyd có 3 albums để đời thì cả 3 đều có bìa rất đẹp. Mình thích nhất bìa album Wish You were here .Riêng bức ảnh chiếc khăn bay trong gió có ẩn mấy cô khỏa thân mình nhìn ngắm mãi
Bìa của albums này cũng đẹp và nhiều ý nghĩa nhưng phần trình bày có lẽ hơi rối. Em thấy Bitches Brew ấn tượng hơn.
Cá nhân em thì cũng thích các bìa đĩa nó đơn giản, thu hút mình từ cái nhìn đầu tiên. Bitches Brews là đĩa nhạc jazz đầu tiên em mua (mặc dù lúc đó chưa biết gì và đem về nghe chưa thấy hay), chắc có 1 phần tại bìa đĩa đẹp. Artwork của Bitches Brews là họa sĩ vẽ theo cảm hứng từ album, Abraxas là lấy 1 cái tranh đã dc vẽ tc đó để gắn lên album. Tất nhiên tranh làm cho album thì nó gần gũi với album hơn và cũng đơn giản hơn theo kiểu bìa đĩa chứ ko như bức tranh đứng độc lập. Nhưng nếu như chỉ xét riêng từ góc độ tranh thì bức Annuciation dc lấy làm bìa đĩa Abraxas em ngày càng thấy hay hơn, mỗi lần nhìn phát hiện ra 1 thứ gì đó mới. Đơn cử như nếu nhìn đến chỗ kín của đức mẹ đồng trinh dc mô tả đầy nhục dục thì sẽ thấy con chim câu mầu trắng đầy ẩn ý!
Thập kỷ 70s có rất nhiều album hay nhưng hầu như ít được biết tới. Một trong số đó có thể kể đến album In The Land Of Grey And Pink của nhóm nhạc Caravan. Album này ngoài phần âm nhạc tuyệt vời theo phong cách Prog Rock kết hợp với Jazz và cổ điển (Canterbury Scene) thì còn có một artwork rất tuyệt vời và đẹp mặt do nữ nghệ sĩ Anne Marie Anderso. Với nét vẽ duyên dáng theo phong cách cổ tích rất Tolkien, trên nền hai màu chủ đạo là xám và hồng (Pink and Grey) đã hấp dẫn người xem ngay từ những giây phút đầu tiên. Bức tranh phong cảnh này hoàn toàn không có người, có lẽ tất cả họ đang ở đâu đó. Rất có thể họ đang tận hưởng những khoảnh khắc lãng mạn trên một sân golf mà không ai nhìn thấy?
Nghe bạn tả, " vội " lấy LP này ra xem, ngắm mãi bức ảnh chiếc khăn đỏ / hồng này mãi chả thấy " cô " nào, mắt kém quá. ( LP của mình do Harvest phát hành năm 1975, mua năm 1976 khi còn là sv)
Mình lấy lại CD ra xem thì bà xã mình tìm được 3 cô .Nếu là LP thì nhìn rõ hơn. Hình như có 4 cô thì phải
1. Inner sleeve của Wish You Were Here có ảnh 1 cô gái khỏa thân choàng khăn voan, nhưng cô gái đã dc xóa đi (phù hợp với tên và chủ đề của album là thiếu vắng ai đó). Tuy nhiên, ảnh này có 1 số phiên bản khác nhau, có cái dễ hình dung ra cô gái khỏa thân, có cái khó hơn. Em có 2 cái ảnh: 1 từ đĩa LP em nhìn cũng ko ra. Cái ảnh to hơn từ sách thì tưởng tượng dc, nhất là cái bàn chân phía dưới của cái khăn. Khi họ chụp có 1 cô thôi, nhưng xóa đi xong thì phần còn lại là dành cho trí tưởng tượng, người xem có thể "nhìn" ra bao nhiêu cô tùy thích 2. Pink Floyd thì bìa đĩa (và cả trang trí sân khấu) toàn kinh điển rồi. Tg chương trình khai mạc Olympics London thì hình tượng con lợn bay trên nhà máy điện của album Animals dc lựa chọn như 1 hình ảnh biểu trưng của London và nc Anh, dc đưa ngay phần đầu khi điệp viên 007 đưa Nữ hoàng đến sân vận động xem buổi ca nhạc với chủ đề Bells (cảm hứng từ album Tubular Bells). Cá nhân em cũng thích cái này nhất! Giờ thì nhà máy điện cũng đã gắn với không gian nghệ thuật, có lẽ cũng nhờ Pink Floyd. 1 tg những điểm dc nhiều người ghé thăm nhất ở London là Tate Modern -- nhà máy điện dc cải tạo lại thành bảo tàng, ở gần cái nhà máy điện trên bìa đĩa của Pink Floyd. Bên Thượng Hải cũng có ko gian nghệ thuật tg nhà máy điện. Bìa Animals vừa có thông điệp mạnh mang tính biểu trưng (con lợn đại diện giới cai trị độc tài và nhà máy điện biểu trưng cho chủ nghĩa tư bản), vừa đơn giản dễ nhớ và còn gắn với 1 giai đoạn lịch sử của London và nc Anh.
Trong bức ảnh bạn đưa lên mình thấy có 2 cô ẩn trong đó. Thời xưa khi còn LP mình nhìn thấy 3 cô trong khi tay bạn đi Nga về nói bọn Nga nó thấy 4 cô. Rất vui vì nhiều anh em yêu thích Pink Floyd
Album Ágætis byrjun của Sigur Rós cũng có bìa rất ấn tượng. Cái này do họa sĩ Gotti Bernhöft vẽ phác thảo bằng bút bi xanh lên mấy tờ giấy lộn (vỏ phong bì) trong có vài phút. Giờ thì nghe đâu mấy bản phác thảo gốc có giá cả trăm ngàn đô. Bìa album này mô tả 1 bào thai của thiên thần/người ngoài hành tinh mầu trắng trên nền xanh thẫm (khi vẽ thì là bút bi xanh trên nền giấy trắng nhưng sau đó được đảo mầu thành ra nét vẽ trắng trên nền xanh). Chủ đề thiên thần trên cái nền xanh thăm thẳm đó lại đâm hợp với thứ nhạc như từ 1 thế giới khác của Sigur Rós. Bào thai thì có ý nghĩa là sự khởi đầu, do tên album theo tiếng Iceland có nghĩa là "khởi đầu tốt". Nằm ở nơi giao thoa giữa lục địa châu Âu và châu Mĩ là đất nước băng đảo nhỏ bé, nơi bất ngờ sản sinh ra Bjork và Sigur Rós. Sigur Rós khi đó mới bán dc vài trăm đĩa CD nhưng đã tuyên bố hùng hồn là mình sẽ làm thay đổi cách thế giới này làm nhạc và nghe nhạc. Với cái cần kéo đàn dây tg nhạc cổ điển dc chơi trên guitar điện (có hơi hướng như the Velvet Underground tg album đầu tay) và 1 thứ nhạc ko hề bắt chước ai, họ dường như đã hoàn thành dc điều ko tưởng mà họ đã hứa.
Collage/Cut-out Yeti của Amon Düül II (ADII) là album có bìa đĩa dù đơn giản nhưng khá ấn tượng. Bìa đĩa do chính 1 thành viên của band thiết kế dùng kỹ thuật “Collage” (cắt ghép ảnh, giấy ...): ghép khuôn mặt của kỹ sư âm thanh mới chết vì dùng LSD vào hình thần chết. Bìa này nhìn rất ám ảnh và dù làm tương đối ngẫu hứng và đơn giản nhưng đem lại ấn tượng mạnh vì phản ánh được chất underground và psychedellic không những của band mà cả dòng Krautrock. Rất nhiều bìa đĩa nhạc được thiết kế theo kiểu nghệ thuật “Collage” cắt ghép ảnh/ tranh/hình như trênbao gồm cả album nổi tiếng nhất của lịch sử nhạc rock là Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band. Ngoài ra còn có vô số albums kinh điển khác của Frank Zappa/Mothers of Invention, Rolling Stones, Led Zeppelin, Cream, … dùng cách làm này. Trong một số trường hợp thì collage được sử dụng kết hợp với hình thức nghệ thuật khác như Jamie Reid thiết kế cho Sex Pistols dùng Collage kết hợp với Dada (Décollage). Việc cắt ghép thường ko đòi hỏi kỹ thuật cao siêu gì nên thường được dạy trẻ con trong môn thủ công. Tình cờ thì họa sĩ người Pháp Matisse khi bị ốm ngồi buồn mới dùng kéo và mấy tờ giấy mầu thủ công làm nên vô số tác phẩm đầy cảm hứng và có thể nói đã làm thay đổi cả nền nghệ thuật hiện đại. Bảo tảng MOMA ở New York 1 lần định làm 1 triển lãm chuyên đề nhỏ về các tác phẩm cắt giấy của Matisse (Henri Matisse: The Cut-Outs) nhưng bất ngờ đây chính là triển lãm được nhiều người xem nhất! Nối đà thành công, Tate Mordern ở London cũng làm theo và cũng thu hút hàng triệu người đến xem. Giờ thì các tác phẩm cắt ghép giấy mầu này đã được đem đi triển lãm khắp nơi trên thế giới. Có lẽ do tính ngẫu hứng, ấn tượng thị giác mạnh cũng như dễ thực hiện nên kỹ thuật Collage đã trở nên phổ biến trong thiết kế bìa album nhạc. Nhưng trong 1 số trường hợp việc dùng kỹ thuật Collage cũng là con dao 2 lưỡi, thậm chí có khi hủy hoại cả 1 band nhạc tài năng như trường hợp của Museo Rosenbach với album Zarathustra. Museo Rosenbach có 1 thành viên “đầu não” học triết và làm luận văn tốt nghiệp về tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế” (1 tác phẩm triết học nhưng kết cấu theo kiểu kinh thánh với các tư tưởng cực kỳ phức tạp) của Friedrich Nietzsche. Nietzsche là triết gia nổi tiếng nhưng nhiều lúc bị dân phát xít và cực hữu lợi dụng trích dẫn không đúng làm cho đại bộ phận mọi người hiểu nhầm là ông cổ xúy cho các tư tưởng phát xít (thậm chí bên Mĩ bây giờ dân cực hữu vẫn nhiều khi làm vậy và vẫn đang gây tranh cãi gay gắt). Museo Rosenbach định làm 1 album lấy cảm hứng và cũng là để biện minh cho Nietzsche. Bìa album cũng được dùng kỹ thuật Collage, trong đó có 1 cái ảnh mặt tên độc tài Mussolini được ghép với nhiều thứ làm 1 khuôn mặt to hơn. Nhưng thật kém may mắn, do các tư tưởng quá phức tạp, lời hát (tiếng Ý) lại theo kiểu triết học đa nghĩa nên đến người Ý cũng chẳng hiểu được các ý tưởng này. Mọi người chỉ nhìn thấy mặt Mussolini trên bìa đĩa và đổ đại là band nhạc là 1 lũ phát xít mới. Nhạc của họ bị đài truyền hình RAI và các kênh truyền thông chính thức tẩy chay và band nhạc buộc phải giải tán. Rất may là sau này người Nhật (và cả người Hàn) có lẽ không bị các định kiến về Nietzsche nên tìm nghe album này. Nay thì Zarathustra/Museo Rosenbach được coi là 1 trong những album hay nhất của thể loại Prog!
Zarathustra của Museo Rosenbach bị hủy hoại vì cái bìa đĩa, nhưng người thiết kế là Cesare “Monti” Montalbetti lại khá nổi tiếng tg Prog Ý. Trong danh sách 21 albums tiêu biểu từ website về Prog Ý do bác No1knows đưa thì bác Monti này thiết kế artwork cho cái số 1, 3, 5, 12 và 19. Ngoài ra, band đứng thứ 2 (Banco) và 18 (Area) cũng có nhiều albums do Monti thiết kế. Ai dám nói thiết kế bìa đĩa ko quan trọng nào === Có một trang chuyên về Prog Ý khá hay, bác nào yêu thích có thể xem. Ở đây có Top 20 những albums ảnh hưởng nhất của Ý. http://www.italianprog.com/ Zarathustra (1973) - Museo Rosenbach Banco del Mutuo Soccorso (1972) - Banco del Mutuo Soccorso Storia di un minuto (1972) - Premiata Forneria Marconi Alphataurus (1973) - Alphataurus Biglietto per l'Inferno (1974) - Biglietto per l'Inferno Campo di Marte (1973) - Campo di Marte Io non so da dove vengo... (1973) - De De Lind DNA (1972) - Jumbo Inferno (1973) - Metamorfosi Quella Vecchia Locanda (1972) - Quella Vecchia Locanda Uno (1971) - Panna Fredda Melos (1973) - Cervello Fede speranza e carità (1972) - Jet L'Uovo di Colombo (1973) - L'Uovo di Colombo Collage (1971) - Le Orme Palepoli (1973) - Osanna Ys (1972) - Balletto di Bronzo Arbeit macht frei (1973) - Area Maxophone (1975) - Maxophone Intorno alla mia cattiva educazione (1974) - Alusa Fallax
Nói đến thiết kế bìa đĩa dùng kỹ thuật collage (cắt dán hình) chắc không thể bỏ qua Mellon Collie and the Infinite Sadness của the Smashing Pumpkins. Bìa album này được John Craig thiết kế, trở thành 1 trong những thiết kế bìa đĩa nổi tiếng nhất trong thập niên 1990s. Album có chủ đề tuổi mới lớn trước ngưỡng cửa trở thành người đàn ông với những nỗi buồn vô định, lạc lối do thấy mình không phù hợp với những giá trị và chuẩn mực đã có. Mellon Collie là cách nói lái của chữ melancholy (u uất). Dù không phải là rock opera nhưng album này dường như kế thừa chủ đề của các albums kinh điển trước đây như Tommy/The Who hay The Wall/Pink Floyd. Cũng như 2 albums kia, đây là album đôi hoành tráng có bìa đĩa rất ấn tượng. Ban đầu thì Billy Corgan của The Smashing Pumkins định làm 1 bìa đĩa theo chủ đề thời Victoria nhưng do bị chào giá đắt quá nên chuyển sang thuê John Craig, một nghệ sỹ chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Dada và Siêu thực chuyên làm các bức tranh theo kiểu cắt dán. Ông này lấy 2 bức tranh thời phục hưng để ghép thành hình 1 cô gái bay bổng trong vũ trụ bao la, 1 hình ảnh có lẽ hơi hiền với nhạc rock nhưng lại có sức hút đặc biệt với đại bộ phận công chúng. Cuối cùng thì album này bán được 11 triệu bản, được đề cử 7 giải Grammy và được cả giới phê bình lẫn công chúng đón nhận nhiệt tình. Với những người thích nhạc thập niên 1990s thì âm nhạc của album cũng như hình ảnh cô gái với ánh mắt mơ màng bay bổng trong vũ trụ là cái gì đó không thể nào quên.
Mellon Collie and the Infinite Sadness của the Smashing Pumpkins,, đúng vậy, album này mình ấn tượng và rất thích art work sau đó trước mới nghe nhạc, hồi đó là băng cát xét nhé. Bí ngô cừ khôi thật ! Sau này mình mua thêm album Siamese Dream nữa.
1. Đại bộ phận artwork được làm dựa trên album nhạc, nhưng có trường hợp ngược lại: artwork chính là cảm hứng cho nhạc. Promises được thực hiện bởi Floating Points/Pharoah Sanders/The London Symphony Orchestra là 1 trong số rất ít album được lấy cảm hứng từ 1 bức tranh. 2. Nhạc thì có tính trừu tượng có lẽ từ khi nó ra đời, nhưng hội hoạ trừu tượng chỉ mới chính thức xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và gắn liền với tên tuổi của hoạ sĩ bậc thầy người Nga Vasily Kandinsky. Cụ này học đến tiến sỹ luật rồi lại bỏ ngang đi vẽ. Do bị mắc chứng bệnh “synesthesia” (chứng liên kết giác quan -- não xử lý các dữ liệu bằng nhiều giác quan trong cùng một lúc và khi nghe nhạc có thể nhìn ra những màu sắc/hình khối tương ứng) nên Kadinsky quyết định vẽ luôn thứ nhạc mình "nhìn" được và thế là hội hoạ trừu tượng ra đời. 1 trong những “đồ đệ” nổi tiếng hiện nay của Kandinsky là Julie Mehretu, cô này cũng có những bức tranh đưa người xem vào thế giới âm nhạc mộng mơ đầy … mầu sắc! 3. Cũng giống Kandinsky, Floating Points (tên thật là Sam Shepherd) bỏ tấm bằng tiến sỹ về thần kinh học của 1 trường danh giá bên Anh để đi làm nhạc DJ/điện tử. Trong giai đoạn 2019-2021, anh này bắt tay vào 1 dự án để đời: làm 1 album theo kiểu “phiên dịch” 1 bức hoạ trừu tượng của Julie Mehretu sang thành nhạc. Album này có sự kết hợp giữa nhạc điện tử với Jazz (Pharoah Sanders) và nhạc cổ điển (London Symphony Orchestra). 4. Khi John Coltrane mất, ông để lại cho vợ 1 chiếc đàn Harp (loại nhạc cụ hầu như ko dc sử dụng trong jazz nên được Trane đặt về để làm mới cách suy nghĩ mà ông sợ là đã theo lối mòn). Vợ goá của ông, Alice Coltrane, đã học chơi Harp và sau đó cho ra đời album Journey in Satchidananda. Cho đến nay, đây vẫn được coi là 1 trong những album Spiritual Jazz (nhạc Jazz mang tính tâm hồn/tâm linh) đỉnh cao. Tất nhiên, Alice là phần hồn của album này. Nhưng nếu chuyến xe đưa mọi người tới Satchidananda có động cơ thì hẳn đó phải là tiếng Tenor Sax của Pharoah Sanders. Tiếng kèn ám ảnh của ông chính là thứ động cơ phản lực đẩy người nghe phiêu du lên thiên đường để gặp gỡ với Trane đang mỉm cười trên đó. 5. Album Promises ra đời năm 2021 và lọt vào cả top nhạc pop đại chúng cũng như jazz và cổ điển, 1 sự kiện hết sức hy hữu bên Anh. Bìa đĩa này tất nhiên là có hình bức tranh Congress của Julie Mehretu do nhạc khởi nguồn từ chính bức tranh này. Bìa đĩa được thiết kế lấy cảm hứng từ album kinh điển Free Jazz của Ornette Coleman, chỉ có cái khác là thay vì 1 bức tranh trừu tượng như trong Free Jazz thì bức tranh trong Promises được phân thành 3 tầng để tạo cảm giác phiêu du, hợp với tinh thần Spiritual Music của album. Về phần nhạc thì đây cũng là 1 trong những thứ nhạc tuyệt vời nhất của năm 2021 và có thể là của cả thập niên 2020s. Cũng như Journey … trước đây, “động cơ” cho album Promises bay cao chính là tiếng kèn của Pharoah Sanders, người kế thừa xuất sắc nhất của Trane và có lẽ là khủng long cuối cùng còn lại của 1 giai đoạn nhạc jazz ở thời oanh liệt. Cũng hiếm có nhạc sỹ nào có thể luôn sáng tạo đến cuối đời như Pharoah Sanders, người có thể chơi Rock với Buckethead hay Electronic với Floating Points. 6. Sam Shepherd là tiến sỹ khoa học nên vô thần. Nhưng tay này lại rất thích nghiên cứu triết học về sự tái sinh, về kiếp sau … và làm cả 1 album nhạc về giấc mơ của chính mình tái sinh dưới hình hài 1 loài chim. Khi John Coltrane mất đi thì nhiều người cho rằng nhạc của ông được tái sinh dưới hình hài của Pharoah Sanders, giờ thì Sanders cũng mất rồi, chắc ông sẽ tái sinh thành 1 loài chim nào đó để bay lên trời gặp Trane chứ ko còn truyền thứ nhạc huyền bí của mình cho ai nữa. R.I.P Pharoah Sanders! Ông đã ra đi ở tuổi 81 vào ngaỳ hôm qua, 23/9/2022.
Em mù tịt về metal nhưng cũng đang (cố) ăn thử Mastodon! Họ có cái gì đó rất cuốn hút, cả nhạc lẫn bìa các albums. Bác nào rành thì giới thiệu thêm để anh em học hỏi.
Cụ này mới qua đời, dự là đĩa sắp tăng chóng mặt, hồi trc có mấy cái lăn tăn k mua giờ kiếm mãi k thấy ai bán . E có mỗi cái thu âm cho Esp mà artwork nhật bổn làm cũng đẹp vãi.
Pharoah Sanders thì tc lúc mất đĩa cũng đã đắt rồi. Cách đây khá lâu em vào hàng thấy cái CD Karma nó cũng tận $50, hơi tiếc tiền nên ko mua Chương trình ông í làm leader em cũng chỉ có 1 cái là Thembi. Chơi chung với người khác thì có Ascension tg nhóm của Coltrane. Thấy bảo lúc đó Pharoah rất nghèo nên Coltrane nhận vào dù nhóm đã có Trane và Archie Shepp chơi Tenor Sax giống với Pharoah. 3 tay Tenor Sax này cũng dc gọi là Chúa ba ngôi (Holy Trinity), tg đó Trane là Chúa Cha và Pharaoh là Chúa con. 2 cái Pharoah chơi với Alice Coltrane (vợ góa của Trane) cũng rất hay. Còn cái 1 cái là Arc of Testimony tg band Arcana (1 supergroup của Bill Laswell có Pharoah, Tony Williams và cả Buckkethead) cũng rất hay nhưng em chỉ nghe trên mạng chứ chưa mua dc.
K phải chỉ nghèo đâu bác, mà là sống lề đường như người vô gia cư như người ăn xin, mãi sau chơi với Sun Ra bắt đầu có tên tuổi và nghệ danh Pharoah cũng chính do Sun ra gợi ý. Và sau này thì kiểu như Albert Ayler được Coltrane bảo hộ nuôi luôn, chúa 3 ngôi là 3 ông này chứ Shepp cũng hàng thánh cơ mà k liên quan. Đùa tý chứ Pharoah e có Karma, Sumkhu, thembi với jewel of thought e chê mấy lần k mua cỡ 50$ giờ phải 100$+ . 3 cái chơi với Alice Journey Ptah Monastic Trio e đủ, mấy cái chơi với Don Cherry e cũng có . Còn những cái collab với Coltrane Impulse thì e cũng gần full từ Acension Meditation Om Expression Live in Seattle . Bác có thích thể loại free jazz này thì chia sẻ e cũng mê lắm
Cái Arcana - Arc Of Testimony rất đáng mua và hiện cũng đang rất dễ mua - vừa có đợt remastered lại năm 2021. Đây cũng là album cuối cùng của Tony Williams. Trong albums này, tất cả đều chơi như lên đồng nên album đã remastered và ra lại vài lần nhưng vẫn cháy hàng. Bìa album cũng rất đẹp nữa.
Em thì nghe nhạc bị cảm tính, ban đầu ko thích free jazz chỉ vì Miles Davis ko thích dòng này! Cái album free jazz đầu tiên nghe là Acension của Trane ấn tượng ban đầu ko tốt: thấy như là như 1 phường nhạc đám ma mới tập hợp lại với nhau, nói chung là trống đánh xuôi kèn thổi ngược ung hết cả thủ Nhưng rồi lại thấy hay lúc nào ko biết. Đầu tiên là đoạn sau của Trane, vợ ông (Alice), 1 số đệ (Pharaoh Sanders, Eric Dolphy, Don Cherry, Archie Sepp ...). 1 người em thấy cũng rất ấn tượng là Sun Ra. Thực ra Floating Points làm cái đĩa Promises với Pharoah Sanders và bìa đĩa lấy cảm hứng từ album Free Jazz của Ornette Coleman nhưng người ảnh hưởng nhiều nhất đến tay này lại là Sun Ra! Chỉ có điều cũng như những tay sáng tạo khác, Sun Ra mắn đẻ, ra nhiều chương trình quá nên mua đĩa hơi oải. Sau này có 1 tay nhạc ko giống lắm nhưng em thấy cũng sáng tạo kiểu đấy là John Zorn. Trẻ theo kiểu Sun Ra thì có Tomasi Washington em thấy cũng dc. Ornette Coleman em thấy nghe cũng khá vào (em cũng mới có 4-5 cái), nhưng Cecil Taylor thì chưa vào lắm nên cũng mua dc mấy cái của ông này nhưng còn vứt đấy.
E dám chắc vậy luôn . Trải nghiệm của e với free jazz cũng vui, nghe thử avant rock, gặp tụi Henry Cow, trời wtf cái nhạc gì thế này, mua full studio album nghe 1-2 lần để đó luôn, nhạc gì mà khó chịu k thể vào được. 1 thời gian sau mới biết ơ hoá ra là free jazz thôi mà :v. Thế mới thấy việc phân loại nó cũng tương đối bác ạ. Sun ra là nhân vật bí ẩn nhất trong giới jazz đó bác, bác thích Coltrane chắc chắn nên thử Sun Ra luôn, Cecil Taylor cũng rất toẹt, 2 cái cho Blue Note chắc hay nhất đó bác. E thấy chắc bác đang thích kiểu spiritual hơn, vậy thử đệ Ornette Coleman - Don Cherry đi bác, cụ này cũng nhiều chương trình dã man mua hoài k có đủ Ps: giới thiệu với bác thêm, cụ này theo phong trào free jazz dạt qua châu âu, quen bà vợ làm thiết kế vẽ gì gì đó, thiết kế cho 1 mớ bìa album đẹp dã man - mà kiểu nó hợp phần nhạc lắm luôn, mời bác giao lưu. https://www.discogs.com/master/199510-Don-Cherry-Organic-Music-Society