Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Có nhiều fan của Yanni cho rằng: “Nghe New Age mà chưa nghe Yanni thì chưa thể thưởng thức hết cái hay của nhạc hòa tấu đương đại.” Kitaro được ví là đỉnh cao của trường phái âm nhạc Phương Đông, còn Yanni được tôn vinh là đối cực của âm nhạc Phương Tây. Cũng giống như với nghệ sĩ dương cầm Richard Clayderman, mặc dù một số người phê bình nhạc Yanni bình dân, số người yêu nhạc của ông ngày một tăng cao. Với các bạn chưa biết Yanni, khi nghe và xem phần trình diễn những bài nhạc sau của Yanni, chắc chắn các bạn sẽ hiểu vì sao, và có lẽ bạn cũng sẽ yêu thích người nghệ sĩ Hy Lạp tài hoa ngòai 50 tuổi này. Yanni, tên khai sinh là Yiannis Hrysomallis, sinh ngày 14/11/1954 tại Kalamata, Hy Lạp. Ông đã tự học và trở thành nghệ sĩ đàn piano, keyboards và là một nhạc sĩ tài năng vẫn được mệnh danh là “huyền thọai âm nhạc New Age của Hi Lạp” (nhạc cụ đương đại ). Ông rời quê nhà vào năm 18 tuổi và theo học rồi lấy bằng cử nhân ngành tâm lý học tại đại học Minnesota ở Mỹ. Ông đã ở Mỹ trong hơn 2 thập kỷ. Sau khi chơi “keyboards” cho một ban nhạc địa phương, ông chuyển đến California. Năm 1987, ông thành lập một ban nhạc nhỏ, với thành viên lâu dài như Charlie Adams (tay trống của đội) và John Tesh để bắt đầu trình diễn những album đầu tiên của ông như Keys to Imagination, Out of Silence, and Chameleon Days. Ông bắt đầu có tiếng tăm với album Dare To Dream (1992) và tiếp đó là album In My Time. Thành công vượt bậc vang dội thế giới của ông đã đến với Album Yanni Live At Acropolis, live show của ông do một nhạc sĩ người Iran,Shahrdad Rohani, dàn dựng cảnh quay, trình diễn vào ngày 25/9/1993 tại nhà hát cổ Herodes Atticus, ở Athens, Hy Lạp. Live show này cho thấy rằng đây là một buổi diễn độc nhất vô nhị và video này trở thành Album bán chạy nhất mọi thời đại. Những bản nhạc chính trong Nhạc Xanh hôm nay cũng được trích trong album đó. Một trong số những tác phẩm trong live show này là “Acroyali/Standing in Motion” được cho rằng chịu ảnh hưởng âm nhạc của Mozart (Mozart Effect). Ông đã trình diễn các Live Show của ông cho hơn 2 triệu người trong 20 quốc gia trên thế giới. Đến nay, ông đã có được 35 dĩa vàng và bạch kim, và đã bán được hơn 20 triệu bản. Những bản nhạc của ông thường được nghe tại những sự kiện thể thao lớn, các nghi thức khai mạc những event quốc tế và trong nước, các buổi lễ tôn vinh tài năng, phát thưởng, trên các kênh truyền hình, như trên FTV với Santoriny, Acroyali, Within attraction… Năm 1997, ông là một trong số ít những nghệ sĩ đã có live show tại Ấn Độ. Một live show gần đây nhất của ông mang tên Yanni Live! The Concert Event (trình diễn năm 2004 tại Las Vegas và phát hành vào năm 2006) lại càng khẳng định tên tuổi của ông trong dòng nhạc New Age. (theo Wikipedia), Yanni có những thành công vang dội khi trình diễn tại những vùng đất, địa danh gắn liền với lịch sử như Acropolis ở Hy Lạp, đền Taj Mahal linh thiêng của Ấn Độ và Tử Cấm Thành uy nghi của Trung Quốc những năm cuối thập kỷ 20. Album mang tên Yanni Live! The Concert Event!, tại Las Vegas tháng 11/2004, quả thực là một live show như tên gọi, một sự kiện lớn cho 100 kênh truyền hình quay và phát. Album này ra mắt vào tháng 8/2006. Nhạc Yanni là hỗn hợp âm thanh đa sắc tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như ta có thể thấy khi xem và nghe một số các bản nhạc hôm nay. Người nghe như đang đắm mình trong các bản thánh ca réo rắt của thổ dân châu Mỹ, những làn điệu sôi động hoang dã châu Phi và cả âm sắc huyền bí mơ màng châu Á. Yanni còn vận dụng các nhạc cụ truyền thống của nhiều dân tộc trên khắp thế giới một cách tài tình điêu luyện. Đó là đàn hạc của Paraguay, trống tabla của Ấn Độ, duduk của Mỹ, didgeridoo của Australia… Trong những bản nhạc giới thiệu sau, chúng ta sẽ thấy Yanni chơi 2 cây đàn 3 tầng (6 tầng cả thảy) hết sức tài tình, điêu luyện, và ban nhạc đa dạng, đặc sắc, và hài hòa làm vang lên những giai điệu đủ cung bậc. Các bạn sẽ nghe tiếng thu dịu dàng, man mác khiến khách lãng du buồn nhớ quê nhà tha thiết trong Nostalgia trữ tình, những hòai niệm xa xưa lãng đãng trở về với Reflections of Passion, hay ngược lại, âm nhạc hòanh tráng đã được đẩy lên cao đến mức người nghe sửng sốt đến lặng người vì sắc thái hùng vĩ, niềm hưng phấn tột cùng của khát vọng, của ước mơ của thành công. Đó là khi ta nghe Santorini trong lễ khai mạc hoành tráng thế vận hội Olympic Atlanta 1996, cùng với 20.000 VĐV đang kiêu hãnh diễu hành, đặc biệt là nghe trống trong khúc dạo đầu hùng tráng cho bài Marching Season trong album Yanni Live at the Acropolis. Live+At+The+Acropolis Ban nhạc của Yanni đã chơi rất hay và ăn ý. Trong Within Attraction, hai nghệ sĩ kéo violin trình diễn đã tôn vinh cái dịu dàng, tha thướt, mượt mà của violin. Với Acroyali, violin được đánh trên violin bằng cách bật ngón tay mà không dùng vĩ kéo ở đoạn đầu! Trong Nightingale ( Sơn Ca), cây sáo flute lại một lần nữa chiếm lĩnh ngôi đầu trong các nhạc cụ. Thành công nhất trong bản nhạc này là đoạn độc diễn của nhạc công thổi sáo Pedro Eustache. Sáo tại các nước Hồi giáo có thể thôi miên rắn hổ, còn sức thu hút của sáo trong live show của Yanni ở đền Taji Mahal có thể thôi miên hàng triệu trái tim người yêu nhạc, với đoạn độc diễn sáo thành công nhất trong Live in Cypcus. Bài Nightingale sau này được dùng lồng nhạc cho film Truyền Thuyết Liêu Trai. Trích theo Huỳnh Huệ
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Em không biết review nhưng cũng chia sẻ album THE BEST OF CHRIS SPHEERIS (1990-2000) http://nhacso.net/nghe-album/the-best-of-chris-spheeris.W15XWkFa.html Quá nhiều bài hay nhưng em thích nhất bài số 14 EROS - Vị thần tình yêu. Lưu ý bác nào tìm lossless thì tối thiểu 1411kbps mới phê nhé, nhân đây bác nào biết nguồn chất lượng cao hơn hoặc cd gốc thì chỉ em với
Re: Những Album nhạc cụ, hòa tấu hay có trong tủ đĩa. Để nghe tốt CD này thì các bác chơi loa và amply gì ạ ? chia sẻ kinh nghiệm phối ghép cho em nghe với
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Em thì thích nhất cụ này ở thể loại TRIO. Không thể chê ở điểm nào từ âm nhạc, kỹ thuật trình diễn đến thu âm đều quá tuyệt vời !
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Thêm CD nên có này nữa cho các bác thích giao hưởng
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ ========= :shock: Trông sao mà thích thế. Em chỉ có bản copy . Làm sao mua được bản gốc hả bác ?
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Các bác cho em hỏi: bản nhạc dạo đầu trong băn g cối này có tên là gì vậy.... :wink: http://www.youtube.com/watch?v=unp3XghEGg8
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Xin lỗi vì mạng chậm em post trùng lặp... :wink:
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Xin lỗi vì mạng chậm em post trùng lặp... :wink:
Re: Những Album nhạc cụ hòa tấu, giao hưởng hay có trong tủ Xin giới thiệu các cụ 1 album của Mr. Acker Bilk, với những bản nhạc mang đầy kỷ niệm qua tiếng kèn Clarinet của ông. Album này rất đáng nghe, gặp là cướp liền nha. # đĩa này tui không còn, chỉ đưa thông tin lên chia sẻ thôi.
Like bác! Hôm nay tìm nghe Mr. Acker Bilk - Stranger On The Shore rất ngọt ngào và tha thiết. Cách chơi và hòa âm mộc mạc gần gũi, nhưng tiếng Clarinet vẫn hào hoa, điêu luyện./.
16. Triango Album cực nhiều anh em yêu Audiophile quý mến Định dạng RIP : WAV bit perfect 1:1 Rip ở tốc độ 2X Links tải: Trước tiên hãy Like và Share Facebook của Vinhstudio sau đó nhắn tin qua Message của Facebook, bạn sẽ nhận links tải và mật khẩu giải nén của CD : https://www.facebook.com/thegioinhacsoDSD Password để giải nén file RAR: vinhstudio ( nếu có )
Mình sinh năm 1978, hồi những năm 1994, bố mình mua một băng cassette nhạc hòa tấu không lời, chủ yếu xoay quanh nhạc cao bồi, mở đầu từng bài thường có những âm thanh như đập ly, đập kiếng, rồi tiếng xe jeep rồ ga, tiếng bước chân ngựa, tiếng ngựa hí, ... Mình tìm mãi mà không biết băng album cassette đó tên là gì?. Mình nghe riết rồi cũng thấy quen, thấy hay. Mình đã lên internet tìm mà không thấy. Bạn thành viên nào biết thì chia sẻ cho mình nhé. Xin cảm ơn.