Những bài hát sống mãi

Discussion in 'Âm nhạc' started by tai_trau, 4/1/08.

  1. danlangven

    danlangven Advanced Member

    Joined:
    26/5/06
    Messages:
    2.086
    Likes Received:
    9
    Location:
    SG-HN
    Bác nơ-vênh thik Elgerbert Humperdinck giống em thế, tặng bác 1 bản bất hủ mà bác ý hát nữa nè
    Rất phê......


     
  2. rhythm_rainv2

    rhythm_rainv2 Advanced Member

    Joined:
    30/1/08
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Location:
    hanoi - vietnam
    Nhân các bác nhắc đến cụ Engelbert Humperdinck, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc thế giới, ông là ca sĩ nổi tiếng từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Khi nói về những ca khúc được Engelbert thể hiện chắc chắn không ai lại không nhận xét rằng: "thật ngọt ngào", đặc biệt là những giai điệu về tình yêu :). Và đây là một trong những giai điệu ngọt ngào ấy, mà hàm chứa trong đó là biết bao cảm xúc chân thành. Các bác hay xơi Heliken không thể không nhớ bài hát này, em đang muốn nhắc tới bài hát "Quando Quando Quando" (Tell me when - Hãy nói với anh khi nào em thuộc về anh).

    Hãy nói với anh khi nào em thuộc về anh
    Em hãy nói đi, quando, quando, quando
    Chúng ta có thể chia sẻ tình yêu tuyệt diệu này em nhé
    Xin em đừng bắt anh phải chờ đợi thêm 1 lần nào nữa.

    Khi nào em sẽ nói rằng “đống ý” với tôi, em hỡi?
    Em hãy nói đi, quando, quando, quando
    Em có nghĩa là hạnh phúc lớn nhất dành riêng anh thôi
    Oh, tình yêu của anh, em hãy nói với anh là khi nào em nhé

    Mọi thời khắc trong ngày đều thật quan trọng
    Mỗi ngày dường như dài đến cả đời người
    Theo anh em nhé, em hãy cho anh thấy con đường
    Mà chỉ có em mới đem đến cho ta niềm vui bất tận không gì sánh được

    Anh không thể chờ đợi thêm một chút thời gian nào nữa đâu em
    Em hãy nói đi, quando, quando, quando
    Đó là lời nói chân thành của anh, khi anh đã yêu em tha thiết
    Và sau đó, người yêu dấu, em hãy nói với anh là khi nào em nhé.

    Mọi thời khắc trong ngày đều thật quan trọng
    Mỗi ngày dường như dài đến cả đời người
    Theo anh em nhé, em hãy cho anh thấy con đường
    Mà chỉ có em mới đem đến cho ta niềm vui bất tận không gì sánh được

    Anh không thể chờ đợi thêm một chút thời gian nào nữa đâu em
    Em hãy nói đi, quando, quando, quando
    Đó là lời nói chân thành của anh, khi anh đã yêu em tha thiết
    Và sau đó, người yêu dấu, em hãy nói với anh là khi nào em nhé.

    Oh, người yêu dấu, em hãy nói với anh là khi nào em nhé.
    Mmm, người yêu dấu, em hãy nói với anh khi nào em thuộc về anh em nhé.



    Mời các bác cùng thưởng thức: "Quando Quando Quando" - do Engelbert Humperdinck thể hiện



    Lyric
    "Quando, Quando, Quando"
    Singer: Engelbert Humperdinck

    Tell me when will you be mine
    Tell me quando, quando, quando
    We can share a love divine
    Please don't make me wait again

    When will you say "yes" to me?
    Tell me quando, quando, quando
    You mean happiness to me
    Oh, my love, please tell me when

    Every moments a day
    Every day seems a lifetime
    Let me show you the way
    To a joy beyond compare

    I can't wait a moment more
    Tell me quando, quando, quando
    Say it's me that you adore
    And then, darlin', tell me when

    (instrumental strings and brass)

    Every moments a day
    Every day seems a lifetime
    Let me show you the way
    To a joy beyond compare

    I can't wait a moment more
    Tell me quando, quando, quando
    Say it's me that you adore
    And then, darlin', tell me when

    Oh, my darlin', tell me when
    Mmm, my darlin', tell me when
     
  3. danlangven

    danlangven Advanced Member

    Joined:
    26/5/06
    Messages:
    2.086
    Likes Received:
    9
    Location:
    SG-HN
    Em nhớ ko nhầm thì quando tiếng Bồ cũng là khi nào...
     
  4. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Hôm nay, em ngồi nghe lại 1 bài hát khá xưa cũ, một bài hát Việt Nam của Tuấn Khanh. Tặng lại các bác với một sự chia sẻ....

    Bài hát cứ day dứt mãi, văng vẳng trong không gian như một lời tiếc nuối "Chỉ nghe em nói nhỏ "trở về thôi"". Ngày trước, O. Henry có nhờ đến chiếc lá cuối cùng để nuôi giữ một niềm hy vọng về một cuộc sống phía trước. Một cuộc sống cho đi, để rồi một cuộc đời khác được tái sinh. Có lẽ trong đời, ai cũng đã một lần nghe tiếng thì thầm "Anh về đi.." cũng đôi mắt đã loáng ươn ướt.

    "Mộng về 1 đêm xuân sang, em thì thầm - Ngày đó thương anh", nghe dịu dàng quà đỗi. Một đêm trời mưa ướt đầm vai áo, người con gái se sẽ "Anh về đi..." với cả sự đau đáu đợi chờ được nói câu này lần sau.

    "Em lây lất trên cành vàng chiếc lá
    Trong giá đông hoài vọng chút nắng về
    Đừng, xin đừng lay em khỏi cơn mê
    Gió đừng vội xua em về với đất.
    .."*

    Niềm hy vọng, dù chỉ mỏng manh như chiếc lá cuối cùng, nhưng vẫn là hy vọng. Vẫn như người con gái hàng thế kỷ vẫn thầm thì "Anh về đi...", vì cô ấy biết rồi anh ấy sẽ quay lại....

    "Anh về đi...".

    * Thơ Nguyễn Văn Đức

     
  5. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    4
    Location:
    Huế
    Ca sĩ Lệ Thu theo em là người thể hiện thành công ca khúc này nhất trong album Lệ Thu 3 (pre 75)
    [​IMG]
     
  6. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Buổi chiều thứ 6, vừa làm vừa ngóng đến hết ngày để chào đón cuối tuần, chợt muốn chia sẻ 1 bài hát của Vũ Tuấn Đức - Tình đã vụt bay.

    Tình Đã Vụt Bay

    Sáng tác: Vũ Tuấn Đức
    Ca sĩ: Tuấn Ngọc

    Em đến bên anh những đêm dài cô đơn
    Gieo bao thương nhớ khát khao mong chờ
    Một chiều naò ngỡ thôi hết bơ vơ
    Ôi tình như giấc mơ

    Năm tháng lướt trôi đắng cay ngập bờ môi
    Yêu đương tan vỡ mắt môi thẫn thờ
    Chiều về lạnh giá tim thấy xót xa
    Mông ước phai nhòa

    Người yêu em hỡi sao nỡ vội quên
    Lơì tình ngày đó có chăng hững hờ
    Một lần lầm lỡ khi đã yêu em
    Cho hồn anh nát tan

    Cuộc tình ngày đó xót xa giờ đây
    Tình nhiều mộng ước ước mơ tàn phai
    Một chiều nhạt nắng mắt hoen lệ cay
    Tình đã vụt bay


    Bài hát mang tựa đề như sến, và đọc qua lời có cảm giác không có gì đặc biệt. Nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà nghe xong tự nhiên bài hát còn vang vọng trong lòng người nghe, vì giản dị thôi, nó có thể nói hộ nỗi lòng của bao người đồng cảm. Tuấn Ngọc hát bài này có lẽ không có đối thủ.

    Tuấn Ngọc: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=_aBVtxefm2
    Tác giả Vũ Tuấn Đức: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=BLu4zXeLIM
     
  7. cafesound

    cafesound Advanced Member

    Joined:
    3/12/08
    Messages:
    532
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hanoi
    Bản "chiếc lá cuối cùng" em lại thích nghe Chế Linh hát hơn cả.
    những câu như: "...Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối/ Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi..." đã làm bật lên tất cả tâm trạng của một người thất tình. Ai trải qua hoàn cảnh đó mới hiểu được tâm trạng này.
     
  8. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    4
    Location:
    Huế
    Bài này theo em nghĩ nó hay là nhờ giọng ca Tuấn Ngọc chứ thật ra nó không phải là bài hát hay, phong cách lả lơi bài này rất hợp với sự thể hiện của TN.
     
  9. taiquanhoa

    taiquanhoa Advanced Member

    Joined:
    25/3/09
    Messages:
    636
    Likes Received:
    1
    Location:
    Cầu Giấy Hà Nội
    Em thích nhất bài Chiếc lá cuối cùng.
     
  10. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Một đêm ở xa nhà, chợt nhớ I Miss You của Beverly Craven. Bài hát không có nhiều lời quá hoa mĩ, vẫn là nỗi nhớ họ dành cho nhau. Em rất thích đoạn này:

    You found a place in my heart
    From the first moment I saw you
    And you are my light in the dark
    And I would do anything for you

    Cos you?re everything I?ve ever wished for
    The answer to all of my dreams
    And I want you back
    Home is here with me


    Em tạm dịch sang lời Việt đoạn này:

    Trong tim em góc nhỏ cho anh
    Từ lúc thấy nhau tình đã thành
    Thắp sáng đời em từ bóng tối
    Đã có em, tình mình mãi xanh

    Anh chính là lời em nguyện cầu
    Suốt bao đêm mộng, suốt canh thâu
    Hãy về với em, anh yêu nhé
    Tổ ấm mình đây, còn đi đâu...

     
  11. dualcorechip

    dualcorechip Advanced Member

    Joined:
    15/11/07
    Messages:
    394
    Likes Received:
    0
    Hay thế!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Em thích cái cách họ trình bày clip. Như là đoạn kết của một bộ phim khi mà người ta thường có một cảm giác rất trọn vẹn và hầu như cảm xúc và dư âm về nó vẫn còn nguyên vẹn.

    Hoàn toàn là cảm giác rất tự nhiên nhé. ( không hề có sự nghiên cứu...hí hí)

    Thanks Bác!
     
  12. haiauden

    haiauden Advanced Member

    Joined:
    18/4/09
    Messages:
    2.015
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Cá nhân em thấy bài này chưa bằng Promise Me nhưng cũng là 1 bài rất tuyệt. Thanks bác Taitrâu.
     
  13. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    4
    Location:
    Huế
    Tương tự em giới thiệu ca khúc nổi tiếng "You Needed Me" của ca sĩ "Anne Muray". Bài này em thường hay dùng test amply đó vì nó quá quen thuộc :D


    Lời bài hát rất đơn giản nhưng rất hay, nhẹ nhàng :D


    You Needed Me

    Tác giả: Randy Goodrum
    Trình bày: Anne Murray

    I cried a tear
    You wiped it dry
    I was confused
    You cleared my mind
    I sold my soul
    You bought it back for me
    And held me up
    And gave me dignity
    Somehow you needed me

    You gave me strength
    To stand alone again
    To face the world
    Out on my own again
    You put me high
    Upon a pedestal
    So high that I could almost see eternity
    You needed me
    You needed me

    And I can't believe it's you
    I can't believe it's true
    I needed you
    And you were there
    And I'll never leave, why should I leave?
    I'd be a fool 'cause I finally found someone who really cares

    You held my hand
    when it was cold
    When I was lost
    You took me home
    You gave me hope
    When I was at the end
    And turned my lies
    Back into truth again
    You even called me 'friend'

    You gave me strength
    To stand alone again
    To face the world
    Out on my own again
    You put me high
    Upon a pedestal
    So high that I could almost see eternity
    You needed me
    You needed me
     
  14. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn

    mời các bác nghe Beverly Craven thổn thức

     
  15. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn


    khi em đi xa em nhớ đến anh lắm. em cũng nghĩ về anh nhiều, ngày cũng như đêm. anh hãy hứa với em là anh chờ em nhé. bởi vì em dành trọn tình cảm này cho anh. em rất muốn biết anh có đang nghĩ như em hay không. anh à, em sẽ về nhà mình ngay thôi.
     
  16. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    36
    Location:
    nowhere
    Frank Sinatra đã đánh bại vua nhạc rock Elvis Presley và huyền thoại John Lennon để giành thứ hạng cao nhất trong cuộc bầu chọn giọng ca ấn tượng thế kỷ 20 do đài BBC công bố ngày 14/4.

    Presley đành khiêm tốn đứng vị trí thứ hai, sau đó là Nat ``King"" Cole. Vị trí thứ 4 và thứ 5 thuộc về những ông chủ của dòng nhạc jazz là Ella Fitzgerald và Bing Crosby.

    Mặc dù danh hiệu ban nhạc vĩ đại nhất lịch sử không thể tuột khỏi tay tứ quái the Beatles, giọng ca của John Lennon chỉ ở mức thường thường bậc trung của top 10.

    Kết quả cuộc bình chọn dựa trên lá phiếu của các ca sĩ, chuyên gia âm nhạc và cả khán giả hâm mộ loại hình nghệ thuật này. Sau đây là danh sách 10 ca sĩ đứng đầu cuộc bầu chọn:

    1. Frank Sinatra; 2. Elvis Presley; 3. Nat ``King"" Cole; 4. Ella Fitzgerald; 5. Bing Crosby; 6. John Lennon; 7. Aretha Franklin; 8. Billie Holiday; 9. Barbra Streisand và 10. Freddie Mercury (ban nhạc Queen).

    T.T. (theo AP, 16/4)

    Frank Sinatra - My Way



    And now, the end is near,
    And so I face the final curtain.
    My friends, I'll say it clear;
    I'll state my case of which I'm certain.

    I've lived a life that's full -
    I've travelled each and every highway.
    And more, much more than this,
    I did it my way.

    Regrets? I've had a few,
    But then again, too few to mention.
    I did what I had to do
    And saw it through without exemption.

    I planned each charted course -
    Each careful step along the byway,
    And more, much more than this,
    I did it my way.

    Yes, there were times, I'm sure you knew,
    When I bit off more than I could chew,
    But through it all, when there was doubt,
    I ate it up and spit it out.
    I faced it all and I stood tall
    And did it my way.

    I've loved, I've laughed and cried,
    I've had my fill - my share of losing.
    But now, as tears subside,
    I find it all so amusing.

    To think I did all that,
    And may I say, not in a shy way -
    Oh no. Oh no, not me.
    I did it my way.

    For what is a man? What has he got?
    If not himself - Then he has naught.
    To say the things he truly feels
    And not the words of one who kneels.
    The record shows I took the blows
    And did it my way.


    Frank Sinatra
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Thông tin nghệ sĩ
    Tên khai sinh Francis Albert Sinatra
    Nghệ danh Ol' Blue Eyes[1]
    The Chairman of the Board[1]
    The Voice[1]
    Frankie
    Ngày sinh 12 tháng 12 năm 1915(1915-12-12)
    Hoboken, New Jersey, Hoa Kỳ[2]
    Ngày mất 14 tháng 5 năm 1998 (82 tuổi)
    Los Angeles, California, Hoa Kỳ
    Thể loại Pop truyền thống, jazz, big band,vocal[3]
    Nghề nghiệp Ca sĩ[1]
    Diễn viên
    Nhà sản xuất[1]
    Đạo diễn[1]
    Chỉ huy dàn nhạc[4]

    Nhạc cụ ca hát
    Năm hoạt động 1935–1995[5]
    Hãng đĩa Columbia, Capitol, Reprise
    Hợp tác với Rat Pack
    Bing Crosby
    Nancy Sinatra
    Website http://www.franksinatra.com

    Frank Sinatra
    Hoạt động 1941-1995
    Hôn nhân Nancy Barbato (1939-1951)
    Ava Gardner (1951-1957)
    Mia Farrow (1966-1968)
    Barbara Marx (1976-1998)
    Francis Albert "Frank" Sinatra (12 tháng 12 1915 - 14 tháng 5 1998) là một ca sĩ và diễn viên từng đoạt giải Oscar người Mỹ.

    Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc cùng thời với Harry James và Tommy Dorsey, Sinatra trở thành một nghệ sĩ sô lô thành công trong đầu thập niên 1940, thần tượng của "bobby soxers". Sự nghiệp âm nhạc của Sinatra gặp chút trắc trở trong thập niên 1950 nhưng được hồi sinh sau khi ông dành Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1954.

    Ông kí hợp đồng với Capitol Records và phát hành một vài album nhận được những phê bình tích cực như In the Wee Small Hours, Songs for Swingin' Lovers, Come Fly with Me, Only the Lonely và Nice 'n' Easy. Sinatra rời Capitol để thành lập công ty thu âm riêng Reprise Records (dành được thành công với những album như Ring-A-Ding-Ding, Sinatra at the Sands và Francis Albert Sinatra & Antonio Carlos Jobim) và thực hiện tour diễn quốc tế, Sinatra là một thành viên sáng lập của Rat Pack và có nhiều mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng, trong đó có tổng thống John F. Kennedy. Sinatra bước sang tuổi 50 năm 1965 và thu âm ca khúc kỉ niệm những năm tháng trong sự nghiệp September of My Years, ông cũng được xuất hiện trong chương trình đặc biệt dành được giải Emmy Frank Sinatra: A Man and His Music, và để lại dấu ấn với các hit như "Strangers in the Night" và "My Way".

    Sinatra cố gắng tạo sự thay đổi trong khẩu vị âm nhạc đại chúng nhưng khi doanh số bán album của ông ngày càng suy giảm và sau khi xuất hiện trong một vài bộ phim không được khán giả đón nhận nhiệt tình, Sinatra quyết định giải nghệ năm 1971. Trở lại sân khấu âm nhạc năm 1973, ông cho ra mắt một vài album, lọt vào được Top 40 hit với "(Theme From) New York, New York" năm 1980, tiếp đó là chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ và quốc tế vài năm cho tới khi ông qua đời năm 1998.

    Sinatra cũng có một sự nghiệp diễn xuất lừng lẫy, ông dành Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho bộ phim From Here to Eternity, và từng được đề cử cho Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho bộ phim The Man with the Golden Arm. Ông cũng diễn xuất trong một vài bộ phim ca nhạc như High Society, Pal Joey, Guys and Dolls và On the Town. Ông được trung tâm Kennedy vinh danh năm 1983 và được Ronald Reagan trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống năm 1985 và Huân chương vàng Quốc hội năm 1997. Sinatra cũng là người nắm giữ hàng loạt giải Grammy như Giải Grammy Ủy thác, Giải Grammy Huyền thoại và Giải Grammy Thành tựu trọn đời

    Theo: http://vi.wikipedia.org/wiki/Frank_Sinatra

    Frank Sinatra
    ( 12/12/1915 – 14/5/1998)

    Trong hơn nửa thế kỷ Francis Albert Sinatra đã làm thổn thức và say mê bao thế hệ người hâm mộ trên khắp thế giới, ông đã đưa ra những chuẩn mực mới cho nhạc nhẹ trong thập niên 50-60 và về sau là một chuyên gia lão luyện trong âm nhạc, cùng lúc duy trì được các lịch trình lưu diễn sôi nổi nhất khiến cho những ngôi sao nhạc rock cỡ tuổi như ông cũng như các bậc đàn em phải thán phục và kính nể.

    Sinatra là một con người luôn làm theo ý mình bất kể hậu quả ra sao, thường hay bỏ ngoài tai các cuộc tranh luận liên tục xoáy vào ông. Trên suốt chặng đường sự nghiệp của mình, ông đã luôn tranh đấu với những người nổi tiếng, luôn to tiếng cãi vã trước bất cứ việc gì làm ông bực dọc, thường tạo ra các mối bất hoà kéo dài với giới báo chí, thậm chí còn chỉ trích cả các ngôi sao nổi tiếng nhất.
    Frank đã trải qua 4 cuộc hôn nhân cùng với các phi vụ làm ăn, những tiệc rượu thâu đêm suốt sáng và các cáo buộc rằng ông có dính líu đến các băng đảng tội phạm có tổ chức mà cho đến tận cuối đời ông vẫn khăng khăng chối bỏ. Nhưng "Cranky Frankie" như nhiều nhà phê bình thỉnh thoảng vẫn gọi, trong bầu nhiệt huyết vẫn còn có chút tình người ấm áp. Ông từng là một người làm việc không biết mệt mỏi trong các hoạt động từ thiện và nhiều người vẫn thường bảo rằng ông vô cùng rộng rãi với bạn bè và những người quen biết.
    Frank Sinatra là bậc thầy vĩ đại trong thế giới giải trí, nhưng đạt được điều đó không phải là điều dễ dàng, ông đã phải phấn đấu lâu dài và khó nhọc để có được vinh quang này. Cuộc tranh đấu ấy khởi đầu đầy kịch tính vào ngày 12/12/1915 trong ngôi nhà nhỏ bé của cha mẹ ông ở Hoboken. Khi chào đời Frank cân nặng gần 6,5 kg và mẹ ông, bà Natalie đã rất khó khăn mới sinh được ra ông. Đứa bé lớn đến nỗi bác sĩ cũng không dám tin rằng nó có thể sống được. Khi mọi người nghĩ rằng bé đã chết, bà ngoại Frank đã đặt ông dưới vòi nước lạnh. Đột nhiên, đứa bé bắt đầu ho, rồi thở. Frank đã thắng trận chiến đầu tiên và quan trọng nhất trong đời ông- giành lạ cuộc sống từ tay thần chết.

    Bước đầu sự nghiệp:
    Sinh ra thì thật khổng lồ nhưng lớn lên Sinatra lại rất nhỏ bé. Ông đã bù đắp cho vóc dáng thiếu hụt của mình bằng tham vọng và động cơ làm việc, ông đã mơ trở thành 1 ngôi sao giải trí và nhờ có chất giọng thiên phú, ông bắt đầu hát chuyên nghiệp tại các CLB địa phương ở Hoboken khi chỉ mới 15 tuổi. Ngay từ nhỏ Frank đã bộc lộ lòng đam mê ca nhạc và cả tính khí khác người. Ông tham dự và đoạt nhiều giải thưởng tại các buổi biểu diễn tài năng của địa phương, ông sẵn sàng vượt dòng sông Hudson để đến New York bất cứ khi nào nghe có các ban nhạc lớn đang biểu diễn ở đó. Ông thích ngồi trong các CLB, chăm chú lắng nghe giai điệu các bài hát, và có một lần ông đã dùng thắt lưng quật vào 1 khách hàng quen của CLB chỉ vì anh ta nói chuyện quá to khiến ông không nghe nhạc được. Khi mới bước vào tuổi đôi mươi ông kết hôn với Nancy Barbato, và không lâu sau ông thực hiện 1 bước đột phá ngoạn mục đầu tiên của mình trong vai trò ca sĩ cho ban nhạc Harry James. Ông được yêu thích ngay lập tức -đặc biệt là đám đông các thiếu nữ đã cuồng nhiệt kêu gào theo từng tiếng thở dài và từng động tác của ông giống hệt như thế hệ con cháu của họ sau này đã ủng hộ cuồng nhiệt Elvis Presley khi chàng ca sĩ này xuất hiện trên sân khấu.
    Chỉ sau 6 tháng, tầm vóc của Sinatra đã quá lớn so với ban nhạc của gia đình James. Đến năm 1940, Frank gia nhập nhóm Tommy Dorsey, một trong những tên tuổi lớn nhất trong nền âm nhạc Hoa Kỳ lúc đó. Tuy được giới trẻ ái mộ nồng nhiệt, Frank vẫn chưa được khán giả lớn tuổi đón nhận. Thật sự thì vài tờ chuyên đề âm nhạc lúc bấy giờ viết về ông cũng không được sống động cho lắm. Tờ Billboard gọi ông là một ca sĩ hát hay nhưng 'nhàn nhạt trong phong cách biểu diễn'.

    Theo đuổi danh vọng
    Với bầu nhiệt huyết nóng bỏng Frank không bao giờ từ bỏ hy vọng của mình và càng làm việc hăng say hơn. Chỉ trong vòng 2 năm ông đã có hàng loạt các ca khúc lọt vào top hits và thậm chí ông còn thay thế cả ca sĩ huyền thoại Bing Crosby ở vị trí ca sĩ được yêu thích nhất trong giới sinh viên Mỹ. Ông cùng ban nhạc Dorsey thực hiện nhiều tour lưu diễn và như một số bạn bè kể lại khi càng trở nên thành công thì cái tôi của Frank càng lộ dần ra. Cuối năm 1942, ngay cả Dorsey cũng không xứng với tầm vóc của Frank, ông muốn cắt đứt hợp đồng để tập trung cho sự nghiệp solo của mình. Lúc đầu Dorsey phản đối, nhưng cuối cùng ông ta cũng phải nhượng bộ khi Frank đồng ý 1 bản hợp đồng sẽ mang về cho người lãnh đạo ban nhạc và người quản lý 43,3% toàn bộ thu nhập trong tương lai của Frank. Về sau có tin đồn rằng Frank đã nhờ một vài người bạn thân trong "thế giới ngầm" thuyết phục Dorsey cho ông được rút khỏi hợp đồng. Theo lời đồn này thì 1 tay gangster đã kê súng vào miệng Dorsey và yêu cầu ông hãy để cho Frank được rút ra. Dorsey đồng ý ngay. Vụ này đã trở thành một phần giai thoại trong sự nghiệp sân khấu và còn được đưa vào trong tác phẩm "The Godfather" của Francis Ford Cappola. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng điều đó có xảy ra thật hay không, nhiều người có liên quan lúc bấy giờ thì cho rằng chuyện đó không hề xảy ra.

    Gặt hái hư danh
    Sau khi rời ban nhạc Dorsey, Sinatra bắt đầu toả sáng trong sự nghiệp trình diễn và trở thành ca sĩ số 1 của Mỹ được nhiều người thuộc mọi lứa tuổi hâm mộ. Ông đến Hollywood để thực hiện cuốn phim đầu tay của mình và mọi người bắt đầu thấy ông trong đám những thiếu nữ trẻ vốn là diễn viên dóng thế. Trong lúc đó, tại quê nhà ở Hoboken, cô vợ Nancy của ông vừa hạ sinh đứa con thứ 2 của họ. Frank thích trở thành 1 ngôi sao màn bạc và ông lại có được 1 bệ phóng mới. Ông ngày càng trở nên khắt khe hơn, thường hay tranh cãi với các đạo diễn về chuyện phải quay các phân cảnh như thế nào. Bằng những ca khúc top hit như "Anchors Aweigh" ông muốn chứng tỏ rằng ông không làm điều gì sai trái. Ông đấu khẩu với mọi người và quan hệ lăng nhăng với các cô gái, bỏ mặc những lời khuyên can chân thành ở ngoài tai. Cuối cùng thì Nancy cũng quá ngán ngẩm với tật ong bướm của chồng, cho dù cô đang sống trong xa xỉ với số tiền chu cấp khoảng 40 nghìn $ tiền lương hàng tuần của Frank. Họ ly thân rồi ly dị vì cả hai cùng ý thức rằng họ không còn phù hợp với nhau nữa.
    Những tai tiếng trong đời tư đã làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Sinatra. Ông đã tạo ra quá nhiều kẻ thù có sức mạnh trong giới báo chí, ông còn châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận cay nghiệt và kéo dài với các nhà bình luận nổi tiếng nhất thời đó như Hedda Hopper, Louella Parson và đặc biệt là Lee Mortimer. Ông này nghi ngờ rằng Sinatra có dính líu đến băng đảng tội phạm có tổ chức và đã viết Sinatra là tay gom tiền cho ông trùm mafia Lucky Luciano. Ông còn tuyên bố rằng Sinatra đã bay đến Cuba mang theo 2 triệu $ tiền mặt cho tên gangster này. Những khúc mắc và bất bình giữa Frank và nhà bình luận này đã dẫn đến "vụ Mortimer" vào 8/8/1957- Mortimer vừa bước ra khỏi hộp đêm thì bất ngờ bị tấn công, ông tố cáo rằng Frank đã đánh lén ông và 3 người bạn của Frank sau đó vẫn tiếp tục đánh khi ông đã nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Frank bị cảnh sát bắt giữ và phải nộp 300 bảng để được tại ngoại. Khi phiên xử sắp đến thì Frank xin bãi nại, người ta thuật lại rằng ông đã phải trả cho Mortimer 18000 bảng cho những thiệt hại và phí tổn kiện cáo.
    Các cuộc tranh luận cứ tiếp diễn xung quanh Frank trong khi sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu tuộc dốc, ông lại còn mắc nợ hàng ngàn bảng tiền thuế, còn các cuốn phim của ông lại thật bại thảm bại vì chẳng tạo được ấn tượng gì đặc biệt. Nhận xét về vai diễn của ông trong phim "Miracle of the Bells" tạp chí Time viết "Sinatra đóng vai vị linh mục với sự duyên dáng và sôi nổi của một tượng gỗ Ấn độ". Ngay cả những dĩa nhạc của ông cũng không còn ăn khách nữa, các đối thủ của ông như Frankie Laine và Johnnie Ray đã thao túng tất cả và không lâu sau đó ông cũng bị hãng Columbia rũ bỏ. Như đổ thêm dầu vào lửa, sau toàn bộ các việc này ông còn gây thêm nhiều tranh chấp với các phóng viên, đe doạ sẽ đánh họ nếu họ còn tiếp tục cho đăng "những chuyện bịa đặt" về ông. Kết quả tệ hại đến nỗi có 1 chính khách đã truyên bố rằng sự nghiệp của Frank đã chấm dứt từ đây và chỉ trong vòng 12 tháng nữa ông sẽ chìm vào quên lãng.

    Thế giới ngầm của Frank Sinatra

    Kỳ 1:Đại ca của "đội quân ô hợp"

    Ngày 10/2/1960, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) - ông J.Edgar Hoover gửi đến Chưởng lý Robert F.Kennedy một bản ghi nhớ, đề cập đến việc Frank Sinatra có mối quan hệ vượt quá mức bình thường với các tổ chức mafia. Danh ca huyền thoại kiêm diễn viên điện ảnh từng đoạt giải Oscar có thực sự là một phần tử trong các tổ chức tội ác hay không, điều đó đã được FBI âm thầm điều tra cách đây hơn nửa thế kỷ.

    Gửi bản ghi nhớ cho Robert Kennedy là một động tác "kinh điển" của Hoover bởi thu nhặt thông tin luôn là vũ khí lợi hại đối với người đứng đầu Cục Điều tra liên bang và nhất là trường hợp của Sinatra, ông ta đã dự trữ được một số "đạn dược" đáng kể. Một số nhân viên mật vụ đã để mắt đến chàng ca sĩ này từ năm 1947, khi anh tiến hành một chuyến lưu diễn tại một vùng ở Caribe, đúng vào thời điểm băng đảng Cosa Nostra khét tiếng nhóm họp tại đây. Trong bản ghi nhớ, Hoover nhắc khéo rằng - nói với tổng thống của ngài rằng hãy để mắt một tí đến người anh em của ông ấy. Đơn giản, Frank Sinatra vốn là một ủng hộ viên nồng nhiệt của John F.Kennedy trong chiến dịch tranh cử năm 1960 và từ đó họ đã trở nên thân thiết.

    Trong bản ghi nhớ, Hoover trích một chút chuỗi "thành tích" tội lỗi của Sinatra. Đó là năm 1944, "theo một nguồn tin đáng tin cậy", Sinatra đã chi 40.000 USD hối lộ để được miễn quân dịch. Giám đốc FBI cũng thông báo rằng "báo cáo cho biết Sinatra có mối quan hệ mật thiết với 16 tổ chức tội ác" đồng thời chỉ rõ những gương mặt nổi bật nhất trong số đó có các "bố già" Joseph và Rocco Fischetti - anh em họ của Al Capone, ông trùm bang New Jersey Willie Moretti, James Tarantino - người anh em của tay đầu đảng Bugsy Siegel, Mickey Cohen ở Los Angeles và "ông chủ" bang Chicago - Sam Giancana. Theo Hoover, khi Giancana bị bắt năm 1958, cảnh sát đã tìm thấy trong ví của hắn số điện thoại riêng của Sinatra. Hoover cho biết Sinitra và người đồng nghiệp - ca sĩ Dean Martin, chính là "đại ca" chỉ huy hoạt động của các băng đảng du côn ở Chicago. Cũng theo Hoover, vào mùa hè năm 1959, Sinatra đã đứng ra tổ chức bữa tiệc 24/24 kéo dài suốt 9 ngày tại khách sạn Claridge ở Atlantic City. Tại đây, những tay sếp sòng ở Chicago đã "gồng" với các tay trùm xã hội đen đến từ East Coast, trong đó có Vito Genovese và Tommy Lucchese. Hoover thậm chí còn trích lại lời "mật báo" của một phụ nữ rằng bà này đã tận mắt chứng kiến Sinatra và Fischetti gặp nhau tại khách sạn Fontainebleau ở Miami và tin rằng chàng ca sĩ "có hẳn trong tay một đội quân ô hợp".

    Những lời cáo buộc tương tự quấy rầy Sinatra suốt cả cuộc đời, buộc chàng ca sĩ phải nhiều lần nói đi nói lại là anh ta không hề có một mối quan hệ nào với mafia cả. Tuy nhiên, Hoover vẫn không vì thế mà gạch cái tên Sinatra ra khỏi danh sách tình nghi. Thậm chí ngay cả khi Sinatra không có tiền án, tiền sự gì cả, anh ta vẫn có thể biết rất nhiều trong thế giới tội ác và coi nhiều người trong thế giới này là bạn tốt. Năm này qua năm khác, chứng cứ dần lộ diện, xâu chuỗi lại để đi đến kết luận: bản thân Sinatra cũng rất thích cái trò có được mối quan hệ đặc biệt với mafia. Những chứng cứ mạnh nhất được liệt kê như sau:

    - Khi cảnh sát ở Naples, Ý, lục soát nhà tay trùm Lucky Luciano, họ tìm thấy một hộp đựng thuốc lá bằng vàng với lời ký tặng: "Tặng người anh em Lucky - Frank Sinatra".

    - "Ông chủ" Chicago - Sam Giancana được biết rất thích đeo chiếc nhẫn bằng đá sapphire chạm hình ngôi sao và đây là quà tặng từ Sinatra.

    - Báo chí đã cho xuất bản những tấm ảnh chết tiệt: cảnh Sinatra chụp kỷ niệm với thành viên của các băng đảng mafia.

    - Trong một cuộc đàm thoại bị chính phủ bí mật ghi âm, những tay gangster thường xuyên đề cập đến cái tên Sinatra và những lần đề cập này không chỉ vì tài ca hát của anh.

    Thế nhưng, chàng ca sĩ tiếp tục than phiền rằng anh bị "soi" một cách không công bằng đơn giản chỉ vì là ca sĩ nổi tiếng, anh thường tình cờ gặp họ như các fan mà không hề biết đó là mafia. Nhưng các kết quả đeo đuổi của FBI cho thấy Sinatra có mối quan hệ với các tay trùm thường xuyên hơn nhiều so với những lần tình cờ như anh ta đề cập. Sinatra trình diễn ở những hộp đêm, nhà hát do mafia kiểm soát, thích phô diễn mối quan hệ trong xã hội đen để làm khiếp sợ những băng nhóm nhãi nhép trên đường về sau các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng.

    Nhưng sự thực - Sinatra có quan hệ với mafia hay không ? Hay anh ta chỉ là một thằng khờ, bị các tay trùm sử dụng như bao nhiêu người khác?

    Giống như nhân vật có đầu óc viễn tưởng Johnny Fontane trong The God Father của Mario Puzo, khi còn trẻ Frank Sinatra cũng phát hiện ra đầu óc gia trưởng nơi Willie Moretti - một bố già ở New Jersey. Sinh năm 1894, Moretti dùng biệt danh "Willie Moore" của mình để cung cấp dịch vụ cơ bắp cho Longy Awillman - một tay tổ về nghề moi tiền bằng đủ thứ mánh khóe và cũng là "bạn hàng" lâu năm của Moretti.

    Ở thời đỉnh cao quyền lực, Moretti chỉ huy cả một đội quân hơn 60 sát thủ sẵn sàng tuân lệnh, lấy mạng bất kỳ ai. Ngoài những hợp đồng giết mướn, tống tiền và chứa chấp cờ bạc, Moretti còn đặc biệt chú trọng đến thị trường nha phiến và hắn thường xuyên hợp tác rất tích cực với các tay trùm ở New York như Lucky Luciano, Joe Adonis và Frank Costello - thằng bạn nối khố từ thuở nhỏ.

    Đóng quân ở hạt Bergen, New Jersey, chỉ cách Manhattan một con sông, Moretti chú tâm đầu tư tiền của vào các sòng bài, rộng cửa thu hút khách làng chơi thâu đêm suốt sáng. Hắn cũng đã nghe qua một giọng ca trẻ trữ tình, lãng mạn trong một chuyến đến Hoboken và thực sự bị cuốn hút bởi tài năng của Frank Sinatra. Lúc đó, Sinatra đã xuất hiện trên sóng phát thanh của đài NBC với ca khúc Major Bowes and his Original Amateur Hour cùng với nhóm nhạc Hoboken Four (1935), nhưng giờ đây, anh đang cố gắng phát triển sự nghiệp solo của mình. Nắm bắt điều ấy, Moretti nhanh chóng ra tay ủng hộ bằng cách thuê Sinatra về hát cho mình ở một sòng bạc có tiếng bên dòng Hudson. Có điểm tựa, Sinatra nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Rustic Cabin và sau đó những liveshow của anh liên tục được phát sóng trên đài Englewood Cliffs.

    Năm 1935, Sinatra ký hợp đồng với tay kèn trumpet Harry James để bắt đầu thành lập nhóm nhạc cho riêng mình. Với tài ăn nói mượt mà, gợi cảm, Sinatra hớp trọn hồn khán giả mỗi khi anh trò chuyện với họ. Hàng ngàn thiếu nữ bắt đầu cảm thấy mê mẩn chàng ca sĩ mảnh dẻ, và cứ thế, hôm nào có Sinatra biểu diễn, họ lại kéo đến đông nghịt. Lúc bấy giờ, tay kèn nổi tiếng nhất nước Mỹ - Tommy Dorsey, nhận thấy tiềm năng của Sinatra đã đánh tiếng mời anh về hát chính trong ban nhạc của mình. Một lời đề nghị quá hấp dẫn, Sinatra không thể chối từ và James cũng vui vẻ để anh ra đi. 24 tuổi đời, Sinatra có vẻ như "choáng váng" với những thành công của chính mình. Anh vội vã ký kết những điều khoản ràng buộc mình vĩnh viễn với ban nhạc của Dorsey. Theo đó, Sinatra sẽ phải trả cho Dorsey 1/3 tổng số tiền kiếm được trong suốt đời, cộng thêm 10% môi giới cho đại diện của Dorsey. Với những điều khoản này, 43% tổng thu nhập của Sinatra mãi mãi sẽ thuộc về Tommy Dorsey cùng người đại diện.

    Những năm đầu thập niên 40, Sinatra phát hành khá nhiều album ca nhạc, trong đó có All Or Nothing At All (thu với Harry James) và I"ll Never Smile Again. Nhạc của Sinatra "phong tỏa" hầu hết trong các liveshow Your Hit Parade trên radio và hình ảnh anh tràn ngập trên bìa tạp chí, nhật báo, thậm chí - trên cả gương mặt của các fan hâm mộ. "Cơn sốt" Sinatra dấy lên dường như không có giới hạn nhưng không bao lâu, anh cảm thấy bực tức với bản hợp đồng lỡ ký. Lẽ đương nhiên, Sinatra muốn anh phải là mỏ vàng của mình, chứ không phải để Tommy Dorsen đào bới.

    Năm 1943, đại diện của Sinatra cố gắng đàm phán với Tommy Dorsey để giải thoát thân chủ ra khỏi bản hợp đồng quái ác. Dorsey được đề nghị nhận 60.000 đô la để hủy hợp đồng nhưng sau nhiều lần đàm phán, tay này vẫn kiên quyết từ chối. Nhiều người đã khuyên Dorsey không nên "bắt chẹt" như vậy, nhưng cũng có nhiều lời dọa dẫm - rằng bố già Willie Moretti của Sinatra sẽ ra tay. Bản thân Sinatra bác bỏ khả năng mình là tác giả của những lời dọa dẫm này và khẳng định vụ việc "không dính dáng gì đến Moretti". Nhưng sau đó, chính Moretti khoe là đã dẫn vài đàn em đến "viếng thăm" nhà Dorsey ở Los Angeles, xáng báng súng thẳng vào đầu Dorsey và thọc họng súng vào miệng anh chàng thổi kèn hay nhất nước Mỹ, buộc phải phóng thích Sinatra ra khỏi bản hợp đồng với giá... 1 đô la. Năm 1951, Dorsey đã kể về "tai nạn" trên với tạp chí American Mercury, cho biết mình đã bị 3 gã đàn ông buộc - theo người viết tiểu sử Sinatra Randy Taraborrelli - "khôn hồn thì xé bỏ hợp đồng bằng không sẽ toi mạng".

    Thêm một chi tiết đáng lưu ý khác là sau đó, nhiều tin đồn râm ran cho rằng "bố già" của Sinatra còn mò đến Harry Cohn - chủ hãng Colombia Pictures, buộc ông này phải dành cho Sinatra một vai diễn trong bộ phim về chiến tranh From Here Enternity. Nhưng không giống như nhà sản xuất hay gây gổ trong tiểu thuyết của Mario Puzo, Cohn không phải thức giấc với một cái đầu ngựa trên giường. Thực tế, Sinatra vẫn phải lobby khá kỹ để giành được vai diễn. Và đây cũng là thời điểm phát hiện thêm ở Sinatra một biệt tài khác. Năm 1954, From Here Enternity đã giúp anh giành giải Oscar dành cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Sau đó Sinatra còn đóng hàng chục phim khác và đặc biệt thành công trong The Manchurian Candidate (1962).

    Joseph Nellis - luật sư của Ủy ban Điều tra tội phạm Kefauver - té ngửa khi được một thượng nghị sĩ cho xem mớ ảnh của Sinatra. "Đang ngồi mà tôi gần như ngã văng xuống đất. Tôi mở phong bì ra và thấy ngay tấm ảnh Sinatra vòng tay qua người Lucky Luciano trên một ban công ở khách sạn Nacional ở Havana. Những tấm ảnh khác chụp cảnh Sinatra và Luciano trong một hộp đêm, xung quanh cơ man nào là gái đẹp; rồi ảnh Sinatra ra phi trường xách một vali về Mỹ, Sinatra với ba anh em ông trùm Chicago - Charles, Joe và Rocco Fischetti...”.

    Những tấm ảnh này chụp năm 1947 và khi Nellis xem chúng vào năm 1950, anh ta không khỏi ngạc nhiên. Bởi lẽ, đây là chàng trai đang làm cả nước Mỹ say mê, song lại đánh bạn với Lucky Luciano, người đứng đầu trong tập đoàn ma túy lớn nhất thế giới. Cuộc điều tra của FBI cho thấy đầu tháng 2, Sinatra cùng cô vợ Nancy đi nghỉ hè ở Miami, nhưng sau đó, anh tự bay đến Havana một mình, để vợ ở lại. Người thuyết phục Sinatra rời Miami là Joe Fischetti và đến ngày 11/2, tất cả các tay trùm xã hội đen trên toàn thế giới đều quy tụ đông đủ trong một cuộc họp của thế giới ngầm. Nổi cộm nhất có thể kể: Luciano, Frank Costello, Willie Moretti, Meyer Lansky, Anastasia "đồ tể", Joe Bonanno, Tommy Lucchese 3 ngón, Joe Adonis, Carlos Marcello trùm New Orleans và "ông chủ" Florida Santo Trafficante.

    Vài năm sau, khi bị FBI chất vấn về chuyến đến Havana, Sinatra nói rằng anh không hề biết là được đưa đến một cuộc họp kinh hoàng trong giới xã hội đen. Nhưng khi lỡ đến, anh ta không thể tự ý bỏ ra về được. Về phần mình, các tay trùm thích sự hiện diện của Sinatra, họ thích phong cách, giọng hát của anh và đặc biệt thích nguồn gốc Italian - American rất mafioso, lớn lên từ một tỉnh nghèo nàn. Luciano là một fan lớn của Sinatra và nói rằng đó là lý do tại sao hắn mời anh đến Havana. Luciano cho rằng Sinatra không hề dính đến bất kỳ hoạt động phi pháp nào trong chuyến đi đó ngoại trừ việc các tay trùm thích sự hiện diện của anh để góp phần hào hứng hơn cho cuộc họp. Và tại đây, Sinatra đã tặng Luciano một hộp đựng thuốc lá bằng vàng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quà cáp được trao đổi trong phiên họp này - theo Luciano - đây là điều thường làm của giới mafia, chẳng vì một thỏa thuận nào cả.

    Nhưng Ủy ban Kefauver muốn biết đích xác những gì đựng trong va li khi Sinatra xách ra máy bay. Trong cuộc thẩm vấn ngày 1/3/1951 tại Rockefeller Center, Sinatra có vẻ mất bình tĩnh, đốt thuốc liên tục 4 giờ liền. Nellis báo cho chàng ca sĩ biết Ủy ban Phòng chống tội phạm ma túy tin rằng Sinatra đã giao cho Luciano hơn 100.000 đô la tiền mặt khi gặp nhau tại Havana. Sinatra chối bỏ điều đó. Nellis đọc tiếp một loạt danh sách trùm xã hội đen và chất vấn Sinatra có bao giờ làm ăn với đám này chưa?

    "Không hề làm ăn gì cả", Sinatra đáp. "Tôi gặp chỉ chào hello và goodbye".

    Nellis chất vấn tiếp về mối quan hệ với Willie Moretti, Sinatra thừa nhận Moretti đã giúp anh tìm được vài điểm hát trong những năm đầu tiên, nhưng nói rõ là anh không hề dan díu gì vào các hoạt động tội lỗi của ông này. Cuối cuộc chất vấn, Nellis vẫn không tìm đủ lý lẽ để có thể gây khó dễ với Sinatra và xem như, chàng ca sĩ tạm thoát "cuộc truy sát" của giới chức chính quyền. Tuy nhiên, những câu chuyện về mối quan hệ giữa anh và thế giới ngầm sau đó vẫn tiếp tục xuất hiện trên báo chí. Trong đó có việc Moretti không chỉ đưa Sinatra một bước lên đến thiên đường của nghệ thuật thứ bảy mà hắn còn luôn dõi mắt đến chàng ca sĩ trong suốt những năm 40. Không dưới một lần, ông trùm đã cảnh cáo "thằng em" vì tội vượt quá giới hạn của cuộc sống gia đình. Khi Sinatra lọt tõm vào bể tình của nữ diễn viên bốc lửa Ava Gardner, báo chí cả nước Mỹ đồn ầm rằng anh sắp sửa bỏ cô vợ đầu Nancy để lấy Gardner. Đọc được tin ấy, Moretti lập tức sai đệ tử đánh ngay cho Sinatra một bức điện:

    "Tôi rất ngạc nhiên khi đọc báo viết về anh và cô vợ đáng yêu. Nên nhớ rằng cậu đã có một cô vợ tử tế và đám trẻ. Cậu nên cảm thấy mình đang hạnh phúc thì tốt hơn. Willie Moore".

    Những năm cuối thập niên 40, sức khỏe Moretti sa sút và nhiều lần phải về miền quê lẩn trốn các băng đảng đối thủ. Sau một thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe có vẻ bình phục và Moretti tái xuất giang hồ, song cũng không được lâu. Khi bị triệu tập ra trước Ủy ban thượng viện, Moretti nói hồn nhiên như một phụ nữ. Ủy ban cảm ơn vì sự trung thực của Moretti, song các băng đảng tội ác thì không. Những tay trùm sợ một ngày nào đó, Moretti sẽ phun ra những điều bất lợi cho họ. Ngày 4/10/1951, ông trùm lẫy lừng của New Jersey bị bắn hạ theo đúng kiểu xã hội đen khi đang ngồi trong nhà hàng Joes Elbow Room. Năm đó, Moretti 57 tuổi.

    (Theo_Thanh_Nien)

    Một quyển tiểu sử mới phát hành viết danh ca Frank Sinatra suýt nữa bị bắt khi ông mang tiền lậu cho băng đảng tội phạm.
    Tác giả Anthony Summers và Robbyn Swan viết nghệ sĩ Jerry Lewis nói với họ rằng danh ca quá cố "đã tình nguyện làm người đưa tin" cho băng đảng.

    Họ dẫn lời Lewis nói rằng: "Ông ấy suýt nữa bị bắt một lần ở New York. Nếu ông đã bị bắt, chúng ta đã chẳng bao giờ còn nghe nói về ông".

    Sinatra, người qua đời năm 1998, phủ nhận mình liên quan đến tội phạm có tổ chức.

    Nhưng hồ sơ FBI công bố sau khi ông mất mô tả ông là người bạn thân của ông trùm Chicago, Sam Giancana. Các tài liệu cũng nói ông có liên hệ với tội phạm Lucky Luciano trong một chuyến đi năm 1947 đến Cuba.

    Lewis được trích lời nói Sinatra đã đi qua hải quan với valy chứa "3,5 triệu USD".

    Các viên chức hải quan được nói là đã mở điều tra, nhưng sau đó ngưng lại.

    Các đoạn trích trên tạp chí Vanity Fair nói rõ là Lewis không tận mắt chứng kiến vụ việc nhưng kể lại nó "như một vụ mà ông có biết".

    Theo BBC (Theo_Tien_Phong)

    Một ngôi trường ở New York đã được mang tên ca sĩ lừng danh một thời Frank Sinatra. Nghệ sĩ Tony Bennett, bạn thân của huyền thoại âm nhạc quá cố đã cắt băng khánh thành, hôm qua (6/9).

    Bennett phát biểu: “Sinh thời, Sinatra rất mong muốn những tài năng trẻ đi theo con đường nghệ thuật. Và đây là lúc nguyện vọng của anh được thực hiện. Dù hơi muộn nhưng tôi nghĩ anh cũng sẽ mát lòng nơi suối vàng”.

    Trường Nghệ thuật Sinatra sẽ đón chào 250 sinh viên cho năm học mới. Hiện trường vẫn đang củng cố thiết bị và thông báo tuyển sinh thêm.

    Như vậy, sau John Lennon và Louis Amstrong, hai huyền thoại nhạc pop và jazz được đặt tên cho sân bay, Frank Sinatra đã được lưu danh ở trường nghệ thuật.

    T.T.

    (Theo_VnExpress.net)

    Ca sĩ huyền thoại dòng nhạc trữ tình, tinh tế Frank Sinatra (ảnh) sẽ được lên tem vào mùa xuân năm tới, tổng giám đốc bưu chính Hoa Kỳ John Potter cho biết, kèm theo đó là nhận xét "một nghệ sĩ đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình và để lại ấn tượng không phai cho văn hóa Mỹ”.
    "Các đĩa ghi âm của ông, các buổi trình diễn và tác phẩm điện ảnh đã đặt ông vào vị trí những nghệ sĩ hàng đầu của Mỹ, và tài năng thiên phú trong việc biến những ca khúc phổ thông thành một nghệ thuật của ông rất hiếm ai có thể tái lập được", Potter nói.

    Bộ tem sẽ được đưa ra trưng bày vào ngày 12-12, nhằm ngày sinh nhật của Sinatra, trong một buổi lễ tổ chức ở Beverly Hills, California.

    Trong suốt sự nghiệp của mình, Sinatra đã giành được một Oscar, nhiều Grammy và được vinh danh tại Kennedy Center Honors năm 1983. Cựu tổng thống Reagan cũng đã trao cho ông Huân chương Tự do của tổng thống (Presidential medal of Freedom) sau đó hai năm (1985). Để tưởng nhớ ông, năm 2002 Bưu điện Hoboken cũng đã được đổi tên thành Frank Sinatra.

    (Theo AP)
    (Theo_TuoiTre)
     
  17. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Sáng thứ hai, đầu tuần em xin gửi đến các bác 1 lời chào:

    "Hello".

    Quá thân quen, và lần nào nghe lại em cũng xúc động. Có yêu ai nhiều lắm mới nói được "I love you" đến mức này..


     
  18. haiauden

    haiauden Advanced Member

    Joined:
    18/4/09
    Messages:
    2.015
    Likes Received:
    2
    Location:
    HCMC
    Sắp vào chớm Thu, em xin được nhắc lại một trong những bài hát hay nhất về mùa Thu của một trong những nhạc sỹ tài hoa nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Bài "Nhìn những mùa thu đi" của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

    Sáng tác về mùa Thu là rất nhiều và rất xuất sắc như: Mùa thu cho em, Mùa Thu Hà Nội, Anh đã quên mùa thu, Thu quyến rũ, ... Tuy nhiên, sẽ không ngoa ngôn nếu nói rằng "Nhìn những mùa thu đi" là đỉnh cao trong tất cả các sáng tác về mùa Thu của âm nhạc Việt Nam. Giai điệu từ tốn, khoan thai cùng với lời nhạc mang đậm tính lãng mạn, ngọt ngào đóng dấu bản quyền của Trịnh Công Sơn giúp bài hát này mang lại những "ngọn gió heo may" vào lòng người nghe nhạc.

    Em nghĩ rằng "Nhìn những mùa thu đi" phù hợp với các giọng ca nữ hơn là các giọng ca nam. Cũng như phần đông các ca khúc của Trịnh Công Sơn, bài hát này, theo em được Khánh Ly thể hiện xuất sắc nhất dù Khánh Hà cũng mang lại một sự truyền cảm đặc biệt.

    http://www.nhaccuatui.com/m/m3wiYUaHYQ

    NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI
    Trịnh Công Sơn

    Nhìn những mùa thu đi
    Em nghe sầu lên trong nắng
    Và lá rụng ngoài song
    Nghe tên mình vào quên lãng
    Nghe tháng ngày chết trong thu vàng

    Nhìn những lần thu đi
    Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
    Nghe gió lạnh về đêm
    Hai mươi sầu dâng mắt biếc
    Thương cho người rồi lạnh lùng riêng

    Gió heo may đã về
    Chiều tím loang vỉa hè
    Và gió hôn tóc thề
    Rồi mùa thu bay đi
    Trong nắng vàng chiều nay
    Anh nghe buồn mình trên ấy
    Chiều cuối trời nhiều mây
    Đơn côi bàn tay quên lối
    Đưa em về nắng vương nhè nhẹ

    Đã mấy lần thu sang
    Công viên chiều qua rất ngắn
    Chuyện chúng mình ngày xưa
    Anh ghi bằng nhiều thu vắng
    Đến thu này thì mộng nhạt phai
     
  19. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    4000 đêm mưa -

    4000 rainy nights
    - Stratovarius -

    Những tháng ngày trống rỗng
    Được lấp đầy bởi những nỗi đau
    Từ ngày ra đi…
    Cuộc đời anh giờ chỉ là mưa gió
    Bởi con tim giờ đây vẫn cứ
    hoài mong nhớ
    Về những tháng ngày tốt đẹp đã qua
    Những tháng ngày thật đẹp

    Anh tự hỏi sao lại nhanh đến thế
    Em hiến dâng trọn cả trái tim mình
    Dù biết rằng sẽ chẳng kéo dài đâu
    Để anh giờ vẫn đây đợi chờ đã bao lâu
    Đợi cơn mưa vềmang bóng hình em về bên anh trở lại

    4000 đêm mưa giông bão tố
    4000 đêm anh được ở bên em
    4000 đêm mưa gió cạnh bên em

    Anh vẫn gìn giữ những ký ức về em
    Vẫn ghì thật chặt cạnh con tim anh đó
    Bởi em đã cho anh niềm hy vọng
    Khi bao phủ quanh anh chỉ có bóng đêm
    Niềm hy vọng ấy, chẳng ai mang
    đi được
    Và sẽ luôn sống mãi trong anh


    These empty days are filling me with pain
    After I left it seems my life is only rain
    My heart is longing to the better times
    When everything was still so fine

    I wonder why it happens so fast
    You give your heart away knowing
    it might not last
    I'm still here waiting for the rain to fall
    And to see you once again

    4000 Rainy Nights
    4000 Nights I'd be with you
    4000 Rainy Nights with you

    I keep your memory in my heart
    You give me hope when everything
    is so dark
    That thing nobody can take away
    Forever in me

    4000 Rainy...



    http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/ph ... index.aspx
     
  20. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Những ngày xưa cũ trôi qua quá vụng về, những ngày xưa cũ nhưng đang mắc kẹt lại trong ký ức, như giữ chặt lại những ước mơ, những niềm hy vọng...

    Chìm vào trong sâu thẳm ai đó vẫn còn ấp ủ mãi những giấc mơ bé bỏng của mình, với một niềm hy vọng vẫn lấp ló đâu đó trong tiềm thức, rằng giấc mơ ấy sẽ thành.

    Có một người con gái như thì thầm "love me tender, love me long", chẳng cần yêu như những cơn giông bão ngoài kia, dịu dàng thôi nhưng sẽ là mãi mãi. Vậy thì tất cả những gì mong chờ có thể làm được là hãy tìm được 1 con đường quay về lối xưa của hai người. "All I want to do is find a way back into love..".

    Trong đêm, người con gái vẫn nhìn lên bầu trời đen thẳm, biết rằng nương náu trong đó vẫn có những ngôi sao, lẽ ra phải lấp lánh nhưng lại từ chối, cô ấy biết những ngôi sao ấy đang từ chối vì tất cả đều mong chờ 1 người đến đưa cô ấy cùng những ngôi sao kia vào vùng ánh sáng. Chợt nhận ra một điều, rằng nếu không còn 1 lối về cho tình yêu nữa, thì cũng sẽ mất tất cả.

    Còn một lời vang vọng "All I want to do is find a way back into love..".

    Còn một lời vang vọng "Tình yêu ơi, hãy dịu dàng, như thế mới là mãi mãi...".




     
  21. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Strawberry Fields Forever

    The Beatles




    Let me take you down
    cause I’m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever

    Living is easy with eyes closed
    Misunderstanding all you see
    It’s getting hard to be someone
    but it all works out
    It doesn’t matter much to me

    Let me take you down
    cause I’m going to strawberry fields


    Let me take you down
    cause I’m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever



    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever

    No one I think is in my tree
    I mean it must be high or low
    That is you can’t, you know, tune in but it’s all right
    That is I think it’s not too bad
    Always know sometimes think it’s me
    But you know I know when it’s a dream
    I think I know I mean, ah yes
    but it’s all wrong
    that is I think I disagree

    Let me take you down
    cause I’m going to strawberry fields
    Nothing is real
    and nothing to get hung about
    Strawberry fields forever
    Strawberry fields forever
    strawberry fields forever



    Năm 1966 là một năm không mấy may mắn đối với tứ quái Beatles sau những thành công liên tiếp. Sau những tour diễn mệt nhoài, các thành viên của nhóm nhất là John và George nhận ra một điều rằng họ đang làm những điều vô nghĩa. Mọi người bỏ tiền ra để đến "xem" The Beatles hơn là lắng nghe âm nhạc của nhóm. Lọt thỏm giữa hàng chục ngàn fan hâm mộ gào rú điên loạn, các chàng trai Beatles khó mà có thể nghe nhau khi chơi nhạc. Cộng thêm vào áp lực đó là vụ scandal "nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus" khiến các phần tử thiên chúa giáo cực đoan trên khắp thế giới, nhất là các bang miền nam nước Mỹ, Philipines và Nhật bản nổi giận tẩy chay nhóm. Các buổi diễn của The Beatles trở nên quá nguy hiểm bởi sự quá khích của những kẻ hâm mộ và những tay cuồng tín. Trước tình hình đó, John và George quyết định chấm dứt lưu diễn trong khi Paul và ông bầu Brian Epstein vẫn còn nấn ná. Đối với ông bầu Epstein, nếu không còn lưu diễn, ông coi như không còn giá trị gì nhiều đối với nhóm, nên ông cố gắng thuyết phục một cách tuyệt vọng để nhóm tiếp tục lưu diễn. Nhưng sau buổi diễn cuối cùng tại công viên Candlesticks, San Francisco, Paul McCartney cuối cùng cũng đồng ý với ba con bọ còn lại là The Beatles phải chấm dứt những chuyến lưu diễn dài dằng dặc và vô nghĩa l‎ý để tập trung vào thu âm. Đó là buổi diễn chính thức cuối cùng của bốn thành viên The Beatles.

    Sau khi ngừng đi tour, các tay Beatles dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và "giải độc". John bay sang Tây Ban Nha để tham gia vào bộ phim "How I Won the War" trong vòng sáu tuần lễ. Tại đây, anh đã sáng tác "Strawberry Fields Forever", ca khúc được xem như là cột mốc của thể loại psychedelic rock và là một trong những ca khúc hay nhất của The Beatles. Khi trở về Anh, John trình bày ca khúc này với nhà sản xuất George Martin và các con bọ khác bằng guitar thùng. Ngay lập tức, mọi người đều nhận ra đây là một ca khúc thực sự tuyệt vời. Với John Lennon chơi guitar thùng và hát chính, Paul McCartney chơi mellotron, George Harrison chơi slide guitar và Ringo chơi trống, nhóm đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của Strawberry Fields Forever ngay trong chiều hôm ấy và mọi người đều cảm thấy mãn nguyện trước thành quả của mình.

    Nhưng khi chưa kịp đưa ca khúc ra phát hành, John bất chợt lại đổi ý vì anh cảm thấy chưa vừa lòng với bản thu âm này. Anh muốn hát phần điệp khúc trước khi vào lời chính. Anh mang ý nghĩ của mình nói với Paul và kì lạ thay, chính McCartney cũng trăn trở với "SFF". Anh bỏ ra hàng tuần đánh vật với nhạc cụ Mellotron để tạo ra khúc intro hoàn hào cho bài hát.Thế là phiên bản thứ hai hoàn hảo hơn được thu âm ngày 28/11/1966 dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của George Martin, với phần intro bằng tiếng sáo giả của nhạc cụ Mellotron và phần điệp khúc mở đầu bài hát. Nhưng chỉ trong vòng một tuần, Lennon lại tìm George Martin để xin thu âm lại ca khúc. Là một nhạc sĩ viết nhạc theo cảm tính chưa từng được đào tạo một cách chính qui, John Lennon có nhiều ý tưởng độc đáo nhưng anh lại không biết diễn đạt thế nào bằng giấy trắng mực đen, để có thể biến ý tưởng thành hiện thực. Rất may cho John và cho cả nhóm The Beatles vì George Martin không những là một nhà sản xuất giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, mà còn là một người biết lắng nghe và ủng hộ những ý tưởng mới. Chính ông là người đã biến nhiều ý tưởng tưởng chừng như điên rồ của John, Paul và George thành những bản thu âm chuẩn mực cho các nghệ sĩ đàn em noi theo. Lần này ý tưởng thu âm của John làm cho mọi người khá kinh ngạc. Anh muốn sử dụng dàn nhạc dây và kèn đồng để thu âm nhằm tăng độ dày cho ca khúc. Được Martin chấp thuận dễ dàng, George Harrison được nước "mè nheo" đòi đưa nhạc cụ swordmandel của Ấn độ vào ca khúc. Việc thu âm ca khúc ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Phiên bản hoàn chỉnh thứ ba của Strawberry Fields Forever hoàn thành vào ngày 21/12/1966 với đầy đủ guitar, Mellotron, dàn nhạc dây, kèn đồng, sáo và swordmandel, gần một tháng sau khi ca khúc lần đầu tiên được John giới thiệu với mọi người. Lần đầu tiên trong lịch sử nhạc rock, một ca khúc được thu âm lâu và có nhiều thay đổi đến như vậy được biết đến. Nhưng rồi cả phiên bản này cũng không làm vui lòng chàng Lennon khó tính. Anh nói với George Martin rằng mình vừa thích cả phiên bản "sạch sẽ" lẫn phiên bản mới và đề nghị George tìm cách nối hai phiên bản lại với nhau. George giải thích rằng hai phiên bản được thu âm với hai tone nhạc khác nhau và tốc độ cũng khác nhau nên việc nối chúng lại là một việc không đơn giản.

    Không chịu thua, John năn nỉ George tìm cách nâng tốc độ của phiên bản 1 và giảm tốc độ của phiên bản 2 xuống cho đến khi chúng cùng tốc độ và đổi về cùng một tone. Thay đổi tốc độ và tone nhạc của một ca khúc đã được thu âm là một việc làm chưa từng xảy ra ở bất cứ phòng thu nào. Thay vì bực mình vì bị yêu sách quá nhiều, George Martin một lần nữa chấp nhận yêu cầu của John. Và đó là bản thu âm mà các fan hâm mộ đã được thưởng thức, một ca khúc được thu âm phức tạp nhất tính tới thời điểm đó.

    Về mặt nội dung, Strawberry Fields Forever là những hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu của John Lennon đan xen với triết lí cuộc sống theo kiểu rất "John". Anh cảm thấy áp lực nặng nề trong cái vỏ bọc của một người nổi tiếng trong một thế giới đầy nghi kị và hiểu lầm. John cảm thấy mình không được sống thật như chính bản thân mình muốn sống để rồi mơ ước được cùng với người mình yêu đi về những cánh đồng dâu, một miền đất hoang đường cổ tích nhưng lại là một miền đất không có những lo toan bề bộn.

    Ca từ và âm nhạc của Strawberry Fields Forever đã thể hiện được độ chín về mặt tư tưởng của John Lennon, mở màn cho những sáng tác mang tầm vóc thiên tài khác.

    Được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng với ca khúc cũng nổi tiếng không kém "Penny Lane", Strawberry Fields Forever đạt hạng 2 trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, nó khiến người hâm mộ ,nhất là những kẻ đã trót yêu hình ảnh "comple, đầu nấm" và những ca khúc đơn giản như "She Loves You" hay "Love Me Do", bị shock nặng. Việc Beatles tuyên bố ngừng lưu diễn vĩnh viễn đã khiến họ cảm thấy hụt hẫng. Giờ đây ca khúc Strawberry Fields Forever nặng nề, phức tạp và đầy tính triết lí cùng với hình ảnh những chàng trai Beatles râu ria rậm rạp lại càng khiến cho các cô các cậu thiếu niên thấy rằng mình bị phản bội. Tuy nhiên đối với những người hâm mộ thực sự và giới phê bình, Strawberry Fields Forever được hoan nghênh như một bước trưởng thành thực sự về mặt nội dung lẫn nghệ thuật của nhóm The Beatles. Thoát khỏi được cái vỏ bọc hiền lành dễ thương nhưng đầy tính thương mại và những cuộc lưu diễn dường như bất tận, tứ quái Beatles đã được sáng tạo theo đúng tài năng thiên phú của mình. Strawberry Fields Forever mở đầu cho cuộc cách mạng thử nghiệm trong âm nhạc với tất cả các ý tưởng điên rồ nhất của những năm cuối thập niên 60 với thể loại psychedelic và progressive/art rock.


    v Strawberry Fields Forever là ca khúc đầu tiên có sự góp mặt của nhạc cụ Mellotron, một dạng piano điện có thể nhại tiếng các nhạc cụ khác, tiền thân của đàn organ hiện đại. Cây đàn Mellotron được sử dụng để thu âm Strawberry Fields Forever nay thuộc quyền sở hữu của Trent Reznor, thành viên nhóm Nine Inch Nails.

    v Strawberry Fields, theo Paul McCartney, là tên của một cô nhi viện được lập nên bởi hội từ thiện Salvation Army tại Liverpool. Sau này khi John Lennon bị ám sát, một khu tưởng niệm tại công viên Central Park, NY được thành lập và đặt tên là Strawberry Fields Memorial.

    v Strawberry Fields Forever/Penny Lane là single đầu tiên của The Beatles không đứng nhất bảng xếp hạng khi được phát hành. Ca khúc đứng nhất lúc đó là "Release Me" của Elgenbert Humperdinck.

    v John Lennon tiết lộ rằng Strawberry Fields Forever được sáng tác và thu âm để cạnh tranh với những âm thanh mang tính cách mạng trong "Good Vibrations" của Beach Boys lúc bấy giờ. Điều nghịch lí là cả Strawberry Fields Forever và album "Seargent Pepper’s" của The Beatles lại trở nên nổi tiếng hơn cả "Good Vibrations" của Beach Boys, khiến cho dự án đầy tham vọng "Smile" của Brian Wilson bị hoãn phát hành vô thời hạn, dẫn đến sự trầm uất kéo dài của Wilson.

    v Video clip quảng bá cho ca khúc Strawberry Fields Forever với những hình ảnh nhập nhoạng ma quái và kết thúc bằng cảnh các con bọ Beatles đổ sơn lên cây đàn piano định hình cho phong cách psychedelic suốt thập niên 60-70. Riêng việc dùng video clip đã được The Beatles nghĩ đến như một phương thức thay thế cho việc biểu diễn live. Video clip đầu tiên mà nhóm thực hiện là video clip của ca khúc "Rain" năm 1966.

    v Tất cả các phiên bản của Strawberry Fields Forever kể cả phiên bản acoustic đều có thể được nghe trong tuyển tập album Anthology phát hành năm 1995.

    v Cặp kính cận nổi tiếng của John Lennon lần đầu tiên được thấy trong bộ phim "How I Won the War". Từ đó nó trở thành vật bất li thân và là một biểu tượng của John.
     
  22. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    Tặng các bác bản nhạc đình đám tại châu Âu những năm 60, được biết đến ở VN với lời dịch mang tên "Em đẹp như mơ".


     
  23. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.511
    Likes Received:
    4.845
    Location:
    Hà Nội
    P/s I Love you till the end.

    Cả phim và bản nhạc đều quá hay các bác nhỉ:

     
  24. rhythm_rainv2

    rhythm_rainv2 Advanced Member

    Joined:
    30/1/08
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Location:
    hanoi - vietnam
    And I love you so với giọng ca thực ngọt ngào mang phong cách hết sức giản dị của Don Mclean. Tình yêu đơn giản là thế nhưng lại thực là mạnh mẽ, nó làm thay đổi mọi thứ "kể từ khi em nắm lấy tay anh"

    Mời các bác cùng thưởng thức And I Love You So - Don Mclean






    Lyric: And i love you so
    Singer: Don Mclean


    And I love you so.
    The people ask me how,
    How I?ve lived till now.
    I tell them I don?t know.

    I guess they understand
    How lonely life has been.
    But life began again
    The day you took my hand.

    And, yes, I know how lonely life can be.
    The shadows follow me, and the night won?t set me free.
    But I don?t let the evening get me down
    Now that you?re around me.


    And you love me, too.
    Your thoughts are just for me;
    You set my spirit free.
    I?m happy that you do.

    The book of life is brief
    And once a page is read,
    All but love is dead.
    That is my belief.

    And, yes, I know how loveless life can be.
    The shadows follow me, and the night won?t set me free.
    But I don?t let the evening bring me down
    Now that you?re around me.

    And I love you so.
    The people ask me how,
    How I?ve lived till now.
    I tell them, "i don?t know."

    Lời dịch:
    (em không ưng bản dịch này lắm, nhưng mời bác bác dùng tạm :) )

    Và anh yêu em như thế
    Nhân gian kia vẫn hỏi anh rằng
    Làm sao anh có thể tồn tại
    Cho đến tận ngày hôm nay
    Dù trả lời rằng anh ko biết
    Nhưng anh tin rằng mọi người đều hiểu
    Một cuộc sống cô đơn là thế nào
    Nhưng cuộc sống lại bắt đầu
    Kể từ ngày em nắm lấy tay anh

    Phải, anh biết cuộc sống đơn độc là thế nào
    Khi hình bóng ấy cứ mãi mãi theo anh
    Và đêm tối ko cho anh thanh thản
    Nhưng anh ko để đêm tối nhấn chìm mình vào thất vọng
    Vì giờ đây, em đã ở cạnh anh

    Phải, anh biết cuộc sống đơn độc là thế nào
    Khi hình bóng ấy cứ mãi mãi theo anh
    Và đêm tối ko cho anh thanh thản
    Nhưng anh ko để đêm tối nhấn chìm mình vào thất vọng
    Vì giờ đây, em đã ở cạnh anh

    Và anh yêu em như thế
    Nhân gian kia vẫn hỏi anh rằng
    Làm sao anh có thể tồn tại
    Cho đến tận ngày hôm nay
    Dù trả lời rằng anh ko biết
     
  25. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Em k biết các bác quen nghe Jazz với Classic thấy ABBA có "sến" k ???!!!
    Em thấy lời bài này hay quá





    I don't wanna talk
    About the things we've gone through
    Though it's hurting me
    Now it's history
    I've played all my cards
    And that's what you've done too
    Nothing more to say
    No more ace to play

    The winner takes it all
    The loser standing small
    Beside the victory
    That's her destiny

    I was in your arms
    Thinking I belonged there
    I figured it made sense
    Building me a fence
    Building me a home
    Thinking I'd be strong there
    But I was a fool
    Playing by the rules

    The gods may throw a dice
    Their minds as cold as ice
    And someone way down here
    Loses someone dear
    The winner takes it all
    The loser has to fall
    It's simple and it's plain
    Why should I complain.

    But tell me does she kiss
    Like I used to kiss you?
    Does it feel the same
    When she calls your name?
    Somewhere deep inside
    You must know I miss you
    But what can I say
    Rules must be obeyed

    The judges will decide
    The likes of me abide
    Spectators of the show
    Always staying low
    The game is on again
    A lover or a friend
    A big thing or a small
    The winner takes it all

    I don't wanna talk
    If it makes you feel sad
    And I understand
    You've come to shake my hand
    I apologize
    If it makes you feel bad
    Seeing me so tense
    No self-confidence
    But you see
    The winner takes it all
    The winner takes it all...
     

Share This Page

Loading...