E chỉ có mỗi 1 bộ 2 đĩa CD Live Hot August của ông này. Cái heart of gold thì nghe được trong 1 đĩa tổng hợp V.A. E cũng giống bác là cover e cũng lười nghe và sưu tầm lắm. E chỉ thích nghe cover ở quán cafe Jazz trên đường Sương Nguyệt Ánh, công nhận Bác chủ quán có những đĩa cover rất hay và lạ. Giờ e cũng đang tìm mấy cái L.McKennit mà Bác giới thiệu, nhưng chỉ mới tìm được book of secrets - và e cũng rất thích. Thanks Bác.
Em mới nhận được một lô 12 cái CD từ bển vui quá nên làm thêm một bài. Các bài viết trước của em thường là em nhận xét về người này người kia, những ấn tượng cá nhân hay những nội dung cơ bản của một hoặc một vài tác phẩm của một nghệ sỹ nào đó. Hôm nay hơi khác đi một tí, em dịch một đoạn, những lời nhận xét, chính xác hơn là câu chuyện hồi tưởng, kể lại của một nghệ sỹ với một nghệ sỹ lớn khác. Nghệ sỹ kể lại ở đây là Merle Haggard. Các bác hẳn có thấy một vài đĩa của Merle Haggard (M.H) được bán, chẳng hạn ở shop Trần Đức. Ví dụ If I Could Only Fly hay Roots hay hát với Jones trong Kickin' Out the Footlights. Một điều có lẽ ít người ở đây biết là MH đã có thời gian phải vào tù. Đại khái thì nhà tù thỉnh thoảng mời ban nhạc hoặc biểu diễn ảo thuật nọ kia để giải trí cho anh em. Lần đó, Johnny Cash biểu diễn và đã gây một tác động mạnh tới MH, ảnh hưởng đến hướng đi nghệ sỹ của ông sau này, dù trước đó MH đã bắt đầu hát. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 20/02/2000 bởi Marty Stuart, một người từng chơi trong ban nhạc của Johnny Cash. Rút trong booklet đĩa San Quentin của Johnny Cash. Nghệ sỹ được nhắc tới ở đây là Johnny Cash (JC). MS: Lần đầu tiên anh xem JC biểu diễn ở San Quentin là khi nào? MH: Năm Mới năm 1958. Đó là một sự kiện hàng năm khi nhà chức trách tổ chức một loạt các sự kiện văn hóa cho bọn tôi. Có thể là từ các cô thoát y vũ cho đến ảo thuật gia, vân vân. Lần này, là Johnny Cash. MS: Ấn tượng đầu tiên của anh với ông ấy là thế nào? MH: Tôi bị ông ấy làm mê hoặc - dù ông ấy hơi bị mất giọng. JC ở Frisco đêm hôm trước và chắc là gào thét gì ở đó nên mất giọng. Ổng gần như chỉ thì thào được thôi, nhưng mà như thế thì hầu như đã tạo ra được sức hút đối với đám tù nhân, mà hầu như chả mấy thằng là fan của nhạc country rồi. Trước đó thì tôi cũng chả biết mấy về JC nhưng sau buổi biểu diễn này thì khác hẳn. MS: Trong buổi biểu diễn, cái gì làm anh rung động nhất? Và điều gì làm anh còn ghi nhớ mãi sau khi trở lại về phòng giam? MH: Kể cả khi mất giọng, JC có kỹ năng kiểm soát sân khấu rất tốt. Tôi biết là tôi có thể làm được những gì mà JC đã làm. Tôi biết là có một số thứ như vậy nằm trong khả năng của mình. Tôi biết những thứ đó có sức mạnh ra sao, khi đứng ở trên sân khấu, đối với khán giả. Nói thực là thấy tận mắt những điều ấy, coi như là ánh sáng đầu tiên trong đời đối với tôi. MS: Trở lại chuyện tù nhân. Những lời ca và câu nói của JC có ý nghĩa gì với họ? MH: Ờ, với chuyện đó thì thật ra chỉ có tôi và khoảng 15 thằng khác là quan tâm tới việc JC tới, vì khi đó thì phong trào nhạc Country xuống rất kém. Lúc đó thì ai cũng nói về rock n' roll, về blues, jazz, về mọi thứ nhưng trừ nhạc country. Thật tình thì tôi cứ nghĩ là có vài cô thoát y vũ tới thì vui. Khi tôi thấy JC thậm chí còn không hát nổi vì mất giọng thì tôi nghĩ "gã này xoay xở ra sao đây nhỉ?" Tôi chả nhớ bằng cách nào nữa, nhưng ông ấy làm được. Ông ấy đã thu hút được toàn bộ nhà tù. Tôi nghĩ ở đó, trong cái buổi biểu diễn đó không ai là không thích JC sau khi đêm diễn kết thúc. MS: Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, cái morale mà JC để lại là như thế nào? MH: Sự hiện diện của ông ấy khi biến mất khi buổi diễn chấm dứt mà thay vào đó, nó cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nó tạo ra cảm giác là nếu như ai đó có thể chơi bài "Folsom Prison Blues" thì hẳn người đó đã có thể không ở trong tù. MS: Trong đêm diễn vào năm 1969, Cash hát một số bài phản chiến, một số bài hát mang tính văn chương và một số folk songs truyền thống. Ông còn hát bốn bài hát inspirational songs, tạo cảm giác về sự yên bình vĩnh cửu. Những bài hát này như tạo ra hy vọng trong một môi trường nhà tù, môi trường không có niềm hy vọng nào. MH: Ờ, JC mang đến Đức Tin mà anh và tôi được nuôi dạy. Ông ấy mang đức Jesus tới và giới thiệu Ngài theo một cách mà nghe những lời buộc tội cục cằn không trở nên quá khó nghe. Ông ấy biết cách. MS: Anh có nghĩ rằng nếu buổi biểu diễn năm 1969 được biểu diễn lại ngày hôm nay, nó có một tác động tương tự không? MH: Anh biết là tôi tin như thế mà. Rất dễ để có thể thấy anh sẽ có một mối liên hệ về mặt tâm linh nếu anh tham gia một buổi diễn tương tự. Cash được bàn tay của Chúa chạm vào. Tôi cho là 95% tù nhân ngày đó xem Cash biểu diễn sẽ không bao giờ quên được Johnny Cash trong cuộc đời mình. Johnny Cash At San Quentin trong hình trên của em là cái đĩa trên vỏ đĩa có dán mấy cái tem giới thiệu. Đĩa này ghi lại buổi diễn của JC tại San Quentin vào năm 1969. Trong đĩa, bài San Quentin được hát hai lần. Lần đầu tiên hát và được khán giả là tù nhân tại nhà tù San Quentin hò reo ngay sau câu đầu tiên. Sau đó, khán giả yêu cầu hát lại lần thứ hai. Cả hai lần này đều được ghi âm và trình bày trên đĩa. Đĩa này em mua ship từ Mỹ về. Câu đầu tiên của bài hát là "San Quentin, you're living hell to me" Câu cuối cùng là "San Quentin, I hate every inch of you" dễ hiểu là tại sao tù nhân ở nhà tù này lại thích bài hát này đến mức yêu cầu hát lại như thế.
Thanks bác ưa thích topic. Về nhạc Jazz. Chẹp, em với Jazz là một đôi bạn không hợp nhau một cách kỳ lạ. Nhạc Jazz thì chả quan tâm gì đến em, còn em thì cũng không có nhiều thiện cảm với bạn ấy mấy. Mặc dù trong một vài tác phẩm em ưa thích, trong cái thế giới của F. Scott Fitzgerald hay của một vài người khác đầy ắp những Jazz. Nếu bác thích Jazz và thích tìm hiểu sâu hơn về nó, em thấy ở cửa hàng sách Infostone ở Tràng tiền có quyển Jazz Life, hình như nói về Jazz thời kỳ đỉnh cao của nó, những năm 1960 ở New Orleans something. Sách khổ to, rất đẹp, đầy tranh ảnh sự kiện, dầy khoảng 1000-1500 trang, giá 1.750K. Nếu có quyển tương tự về Rock 'n' Roll hay Heavy Metal em mua ngay.
Có lẽ một số bác nhận ra đĩa này. Black Sabbath với line-up khi đó Tony Martin hát chính. Khoảng thời gian đó Black Sabbath thay đổi hát chính loạn xạ, Dio rồi Martin và Ozzy. Năm 1994, Black Sabbath ra Cross Purposes và 96 ra Internal idol với hát chính là Tony Martin, được phê bình đánh giá không cao. Sau đó, Ozzy và Black Sabbath có liên hệ trở lại và dẫn tới cùng nhau biểu diễn live trở lại, và ra một album live năm 1998 tên là Reunion (tái hợp) và Tony Martin phải ra đi. Do đó, hai album có Tony Martin hát chính không được mặn mà với ngay cả chính các thành viên của Black Sabbath và việc không được phát hành lại khiến hai album này, nhất là Cross Purposes trở nên hiếm hoi. Bao lâu tìm tòi, em mua được album rất hiếm và không còn lưu hành Cross Purposes này trong tình trạng vẫn còn nguyên seal mới tinh. Bên cạnh đĩa xịn là bản đĩa Tầu, em vẫn nghe hơn chục năm nay. Bộ Black Sabbath của em, gần đủ hết các album (thiếu 1-2 cái):
Em mới mua thêm mấy album của Leonard Cohen cho nó gần đủ bộ, lần này chơi album chứ không phải compilation the Best of hay Essential gì hết. Ngoài Cohen ra em lấy thêm mấy đĩa nhạc Rock cho nó ...hào hùng @bác Nghĩa: Em sẵn sàng tặng bác F1. Nhưng em không biết làm thế nào cả vì em low-tech lắm.
Trước nay em vào VNAV chủ yếu đọc hóng hớt nhưng xem topic của bác Agogo làm em thấy rạo rực quá nên phải reply 1 phát. Mong được đọc thêm review của bác, chúc bác luôn khỏe
Đợt này em bận quá nên ít có thời gian viết lách linh tinh. Mà mấy cái này muốn viết lại phải nghe lại rồi đọc đọc, cũng tốn thời gian phết. Đợt tới em đỡ bận hơn sẽ tranh thủ vào post thêm bài. Các bác có hay đọc sách báo về nhạc không ạ? Mấy tạp chí kiểu Mojo, Q. hay Kerrang ý? Ngoài đĩa nhạc thì em cũng hay mua sách, căn bản cũng hơi hơi biết chữ nên cũng chăm đọc. Mỗi lần đi đâu, chủ yếu em khuân về nhà toàn là sách. Em vừa mua quyển the Beatles Anthology to uỳnh, nhiều tranh ảnh rất đẹp. Giá cũng hơi chát, tận một củ tư. Sách mới mùi mực vẫn còn thơm phức. Khoe với các bác chỗ sách của em về nhạc nhoẹt tí. @Tuanterry: Em còn không biết Selena Jones là ai cả :">
em nói thật với bác Agogo1 , bác đừng sô hàng lên nửa , em chụi hết nổi rồi , chỉ tiếc rằng bác ở hn không thì e sẻ thịt bác để lấy cho được ( only rock ) . :twisted: :twisted: :twisted:
Thập kỷ 50 là một thập kỷ ngọt ngào. Sau đống đổ nát hoang tàn do Thế chiến II, kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ nhằm tái thiết các quốc gia Tây Âu sau chiến tranh đã tạo đà cho kinh tế các nước này. Sản lượng của các nước châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức đã nhanh chóng hồi phục tới mức trước chiến tranh. Trải nghiệm tại Hoa Kỳ cũng rất dễ chịu. Để phục vụ nhu cầu tang vọt từ châu Âu, các nhà máy của Mỹ hoạt động hết công suất. Tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo sự thịnh vượng cho cả xã hội. Những ký ức đau đớn về thời Đại suy thoái những năm 20s, khi hàng triệu nhà đầu tư của Mỹ đã khánh kiệt, mất sạch tài sản hay hàng triệu người khác mất công ăn việc làm – những ký ức này dần dần phai mờ. Sau hai mươi năm, những ám ảnh đau thương đó đã nhường chỗ cho những lạc quan tươi mới hơn. Bước vào năm 1950, cứ hai mươi lăm người Mỹ trưởng thành mới có một người đầu tư cổ phiếu. Tới cuối thập kỷ, số người đầu tư chứng khoán đã là một phần tám. (1) Tất nhiên, tỷ lệ này một phần còn nhờ những nỗ lực phát triển nhóm khách hàng cá nhân của các công ty chứng khoán như Merril Lynch nữa. Thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ bước vào một giai đoạn bull market kéo dài chưa từng có. Thất nghiệp suy giảm, công ăn việc làm được đảm bảo, thu nhập và phúc lợi xã hội tốt hơn, giai đoạn sau chiến tranh đã đẻ ra một lứa thế hệ baby-boomers mà đối với nhóm những người này sự tang thương của khủng hoảng kinh tế từ cuộc Đại Suy thoái hoặc sự tàn khốc của chiến tranh đối với họ là những gì được nghe kể lại hoặc đọc qua sách báo hơn là những kinh nghiệm trực tiếp. Tại Anh, thành phố cảng Liverpool là hải cảng quan trọng phục vụ cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Đây cũng là cửa ngõ nối với Ireland, nơi có những giai điệu dân ca nổi tiếng. Không ở đâu trên đất Anh có nhiều người gốc Ireland như ở thành phố này. Ở đây có đám thủy thủ, có đám thương gia đưa hàng từ Hoa Kỳ vào nước Anh, và cũng có những nghệ sỹ, những người gốc Ireland di cư sang Hoa Kỳ. Thứ âm nhạc này tới đó, lại được thay đổi và xuất cảng trở lại Liverpool những lô băng đĩa với các nghệ sỹ như Frank Sinatra, Ella Fitzgerald và những nghệ sỹ theo dòng folk khác như Woody Guthrie cùng những chiều hướng nghệ thuật đã hiện diện tại Tân Thế giới. Thập niên 20 một lost generation đã ra đời mà cái tâm trạng u uẩn, buồn bã và đầy tiếc nuối của nó đã nổi tiếng với những tác phẩm của F. Scott Fitzgerald, của Remarque. Thế chiến đã đẩy trải nghiệm của con người tới những trạng thái cực hạn, khi mà những kinh nghiệm và giá trị trước đây của họ trở nên không phù hợp. Thế giới trở nên tàn tạ, vô nghĩa, trống vắng niềm tin và phi lý, ví dụ như trong tác phẩm Chờ Godot (Waiting for Godot) của Beckett. Tới những năm 60, những thanh niên trưởng thành, nhất là tại Mỹ, hầu như không có dính dáng gì tới Thế Chiến diễn ra trước đó gần 20 năm trước. Nhưng họ vẫn lạc lõng, cô đơn và không hòa nhập được với xã hội như thể hiện trong Catcher in the Rye (Salinger) hay Rabbit, Run (John Updike). Những người khác lại từ bỏ nếp sống thường nhật để trải nghiệm những điều mới, âm nhạc, ma túy. Thế hệ mới cùng chia sẻ những trải nghiệm này, được gọi là Beat generation. Trong On the Road của Jack Kerouac, các nhân vật chính trải qua từ đầu tới đoạn chót quyển sách dọc ngang nước Mỹ, đi qua rồi đi lại. Những chuyến đi đó có ý nghĩa là gì, ngoại trừ ý nghĩa của chúng chính là tự bản thân chúng?? Cho dù thế này hay thế kia, thế hệ những năm 60 chia sẻ sự cô đơn và một sự tách rời khỏi xã hội ở mức độ nào đó. Đoạn kết của On the Road không thể hay hơn được, trầm mặc: “Vậy đó, ở nước Mỹ này, khi mặt trời lặn xuống, tôi ngồi trong cái cảng cũ đổ nát bên dòng sông, nhìn ra xa, rất xa bầu trời bên trên New Jersey, cảm nhận cả đất nước thô nháp lê cái bụng khổng lồ của nó tới tận Bờ Tây, và cả những con đường ngang dọc, cảm nhận những con người đang mơ màng trông mênh mông đất nước, ở Iowa tôi biết lắm, bọn con nít lúc này đây nhất định đang khóc nhè trong một đất nước mà người ta cứ để cho trẻ con tha hồ khóc, đêm nay các ngôi sao cũng lên đường và bạn có hay chăng Chúa chính là con Gấu Lớn, và người chỉ huy dàn nhạc, ngôi sao của gã chăn cừu nhất định đang nghiên xuống, tỏa những tia sáng yếu ớt xuống đồng cỏ, nó xuất hiện đúng lúc đêm vừa xuống, đêm đen ca ngợi trái đất, làm tối sầm tất cả các dòng song, chặt đầu những mỏm núi, và không ai, không một ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra cho bất kỳ ai – nếu không phải chỉ là những bần hàn sầu thảm của số tuổi đời ngày càng chồng chất, thế là tôi nghĩ đến Dean Moriarty, nhớ cả đến ông già của anh, ông bố mà không bao giờ chúng tôi tìm lại được, tôi nghĩ đến Dean Moriarty.”(2) Sự giao thoa và ảnh hưởng của các chiều hướng mới đã đưa tới sự tụ hội của một nhóm bốn thanh niên trẻ, đều chưa tới hai mươi tuổi tại Liverpool. Về sau, bốn chàng trai trẻ này được gọi thân mật là the Fab Four. Nhân vật cầm đầu nhóm, sau này cay đắng một cách phóng đại kể lại “Chín mươi phần trăm dân số của hành tinh này, nhất là ở Phương Tây được sinh ra sau một chai Whisky vào đêm thứ Bảy, và sự ra đời của nó không đựơc trù tính trước. Chín mươi phần trăm của chúng tôi chỉ là các tai nạn thôi. Tôi không biết có ai từng đặt ra kế hoạch sinh một đứa con. Tất cả chúng tôi đều là sản phẩm của một đêm Thứ bảy.”(3) Chú: 1. More Money than God by Sebatian Mallaby C 2010. pg 38 2. Trên đường Cái quan, bản dịch của Cao Nhị 1994. 3. The Beatles Anthology by the Beatles C 2000.
Em có đầy đủ các album của Beatles, kể cả bộ Anthology gồm 3 hộp đĩa đôi và quyển sách to uỳnh The Beatles Anthology. Ba hộp đĩa kia là gồm những bản alternative take so với những bản thu được phát hành chính thức trong các album. Các bác biết một ca sỹ hay ban nhạc để có bản thu ưng ý nhất để phát hành, họ phải chơi đi chơi lại bao nhiêu lần. Có nhiều phiên bản rất buồn cười, ca sỹ đang hát tự nhiên cười sặc sụa lên rồi bảo "chơi lại chơi lại, tao hát tởm quá" ví dụ vậy. Nhưng thường những ban nhạc/ ca sỹ cực kỳ nổi tiếng được giới hâm mộ khao khát bất cứ cái gì của họ mới có khả năng phát hành chính những bản thu âm phụ này vào thành một album và bán chính thức. Bộ Anthology này của Beatles là một ví dụ. Ví dụ khác là các bản Bootleg của Bob Dylan. Số album em có của Bít bao gồm: Please Please Me (1963) With The Beatles (1963) A Hard Day's Night (1964) Beatles for Sale (1964) Help! (1965) Rubber Soul (1965) Revolver (1966) Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967) The Beatles (aka the White Album) (1968) Yellow Submarine (1969) Abbey Road (1969) Let It Be (1970) và BBB Session cùng 3 box set Anthology như nói ở trên. Đợt tết này em xin nghỉ phép để nghỉ giải lao, tổng cộng nghỉ ngơi được khoảng 1 tháng. Em sẽ dành thời gian đọc lại về Beatles, nhiều thứ em đọc lâu nên cũng quên rồi, hay có quyển em còn chưa đọc. Em trình công nghệ như kiểu máy tính, máy ảnh, điện thoại và tất cả các thứ liên quan rất là xxx lâu. Cái máy ảnh này mượn của ông già để chụp chả biết tắt flash thế nào cả Trông hơi lóe và xấu.
Hic hic nhìn đống đĩa của bác em muốn chết đây huhuhu. Bác quả thật có bộ sưu tập rất công phu. Ngưỡng mộ bác quá.
Bác Ơ-gâu-gâu-oăn lâu quá rồi không viết thêm gì à ? Hiếm có những bài viết hay và chất lượng như bài của bác ở trên này.
Em thậm chí không biết đến topic này, chỉ đến ngày hôm nay, 8/3, khi có new post thì mới biết. Quả thật, chỉ mới ngó qua topic này thôi nhưng thực sự ngưỡng mộ cái tài, sự đam mê của bác chủ. Ở đây e muốn nhấn mạnh, đam mê thì chắc nhiều bác cũng cháy bỏng lắm nhưng vừa có đam mê, vừa có thể viết cảm nhận, viết hay và đầy tâm huyết thì cũng không phải ai cũng làm được việc đó. Cũng khá tiếc là bác chủ đam mê, đã và đang theo đuổi cái gu âm nhạc mà giờ em lại ít nghe rồi. Và rằng, luôn có những bản nhạc, những ca khúc là bất hủ, nằm lòng (dù là thể loại gì) nhưng cũng phải có cập nhật, cái gọi là thời sự âm nhạc. Thì đây, chính topic này là nơi để em cập nhật thêm những điều hay, những cái mới mẻ Chúc bác chủ sức khỏe tốt, để luôn có những review hay, cập nhật những cái hay, cái đẹp trong thể loại nhạc bác đang theo đuổi. Em tin đang có rất nhiều người dõi theo từng dòng bác viết cũng nhưng mong mỏi bác có thêm những bài viết mới (kể cả em)
Em ngưỡng mộ bộ Beatles của bác quá, có đủ hầu hết các album và các collection hay, chỉ chưa thấy bộ Past Masters. Bác Agogo1 lúc nào rảnh giới thiệu kỹ hơn giúp em và mọi người quan tâm về bộ sưu tập Beatles của bác được không ạ :mrgreen:
e thì chẳng phục kho cd của bác nhưng nghe bác nói bác xem CNBC xem cái gì làm thị trường biến đọng thì e phục bác sát đất! hehe cao nhân là đây
Cám ơn các bác vẫn còn nhớ tới các bài viết của em. Biết nói thế nào nhỉ? Đợt tới, vào đầu tháng Năm em có một cái deadline rất quan trọng mà failure is not an option, vì nếu fail thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các kế hoạch khác cũng em, làm mọi thứ phải chậm lại mất 1 năm. Trong khi thời gian lại là thứ em không có nhiều. Thành ra phải chuẩn bị cho thật kỹ. Thế nhưng nói ra thì dễ nhưng làm mới khó, vì nhiều khi mình cứ lửng lửng lơ lơ, thành ra cứ trong trạng thái tâm lý rất khó chịu là có một cái deadline đang gần kề. Ở trong cái tâm lý đó thì làm cái gì cũng bị không thoải mái. Không biết các bác thế nào chứ em khá kỹ tĩnh, có thể nói là rất khó tính. Lúc nghĩ lại, em cho rằng nó do đặc thù công việc thành ra ảnh hưởng một phần tính cách, chưa nói tính cách đã vốn sẵn thế rồi. Công việc bắt mình phải cực kỳ chính xác, chi tiết, nếu có thiếu sót lập tức phải sửa, kể cả khi người khác có thể không nhận thấy các thiếu sót đó của mình - nói một cách khác, không được phép sai lầm. Em muốn những bài em định viết sắp tới về mấy ban nhạc, dù chả làm gì, chỉ để giải trí, cũng phải ở mức chấp nhận được. Giải nghĩa cho bản nhạc/bài hát. Nhiều bản phân tích người ta có phần chú thích, giải thích tới từng chi tiết rất nhỏ, cực kỳ tỉ mẩn. Tại sao cái đĩa nhạc này nó lại có ý nghĩa như thế? Bối cảnh xã hội ra sao? Hoàn cảnh của tác giả lúc đấy thế nào? Có gì thay đổi trong đời sống của ông ấy không? Nó khác gì so với những tác phẩm trước đó của cùng tác giả? So sánh với những tác phẩm cùng dòng thì nó thế nào? Nó có thay đổi một xu hướng nào đó hay không? Nó có nằm chung trong dòng của một trào lưu nghệ thuật nào đấy không? etc. Đó là những câu hỏi em muốn trả lời khi viết về các ban nhạc mà em đặc biệt thích, the Beatles, Bob Dylan và Pink Floyd hay một vài ban nhạc khác. Mỗi tội làm được việc đó thì phải nghe thật kỹ, suy tưởng liên hệ, phải đọc thật nhiều. Mà thời gian của em phải nói thật là khá hạn chế. Nên chắc em phải chờ một thời gian khác vậy. Nếu em qua được cái obstacle vào tháng Năm tới thì có lẽ khoảng tháng 6-7 em sẽ có thời gian chút ít để làm việc này. Nhưng sau đó, từ khoảng tháng 9 có lẽ lại rất bận cho đến khoảng tầm này năm sau (2013). Chẹp, cuộc sống chả là gì khác ngoài những kế hoạch của rất nhiều việc mình phải làm Mấy tháng rồi em cũng không mua được mấy đĩa, một phần là em cũng có nhiều quá rồi. Đáng kể nhất thì em mua được mấy cái đĩa King Crimson thôi. Nhưng công nhận, nhạc nhoẹt nó làm mình bớt cảm giác mệt mỏi và căng thẳng đi rất nhiều. @ bác Bluebird: Vầng, bác tinh quá. Em không có hai cái đĩa Past Masters đấy, một phần vì em không biết nó có gì khác so với các đĩa em đã có không. Beatles là một trong các ban nhạc hiếm hoi em thấy mình ở trong đó, seriously. Em định sẽ viết về ban này trong các bài viết tới. Hôm nọ xem trên Star Movies, em thấy có phim về John thì phải. Nhưng em chỉ kịp xem được khoảng 5 phút cuối vì bật lên thì đã gần hết, khi John bảo Mimi ký giấy tờ trước khi cùng cả nhóm sang Hamburg. Chả biết tên phim là gì. @huyvuacobac: một phần là do sở thích, một phần do công việc bác ạ. Phải biết tình hình có gì để đến hôm sau, khi conference có thứ mà nói. Mình nói càng nhiều ý sắc sảo, liên hệ được nhiều thứ thì thằng Head nó mới tôn trọng mình. Nếu không có gì mà nói thì thằng Head nó sẽ nghĩ ngay là "he/she has no fucking clue/idea and looks like an idiot", mệt mỏi lắm
Thật sự tôn trọng bác! Cảm ơn bác thật nhiều về các bài viết của bác! Chúc bác luôn khỏe & tiếp tục có nhiều bài viết khác nữa. Thân