Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Louis Spohr (tên rửa tội là Ludewig) là con cả trong số bảy người con của bác sĩ Braunschweig Karl Heinrich Spohr. Spohr nhận được một nền giáo dục toàn diện dựa trên những lý tưởng Khai sáng, trong đó âm nhạc và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Ông học viloin từ năm 5 tuổi và bắt đầu sáng tác năm 12 tuổi. Trong vai trò một nhạc trưởng, nhà soạn nhạc, nhà giáo dục âm nhạc, Spohr đều khá thành công nhưng ông tỏ ra nổi trội trong vai trò một nghệ sỹ violin tài năng thuộc tầm đại thụ đương thời dù khát vọng cháy bỏng của ông vẫn là sáng tác được những vở opera như Mozartđã làm.

    Sau khi hủy bỏ hôn ước với ca sĩ Rosa Alberghi, ông kết hôn với Dorette Scheidler, một nghệ sĩ đàn hạc, vào ngày 2 tháng 2 năm 1806. Không rõ lý do nhưng chắc cũng không ngoài "tiếng sét ái tình" và nàng thơ mới đã cho Spohr những cảm hứng đặc biệt để trở thành một trong những nhà soạn nhạc hàng đầu của đàn hạc. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời sáng tác sonata cho violin và piano, riêng Spohr "chỉ có" sonata cho violin và đàn hạc. Ngoài ra, ông còn có 2 bản concerto cho violin và đàn hạc chơi với dàn nhạc. Concerto thực thụ chứ không phải fantasy như của Bruch [​IMG]

     
    snel likes this.
  2. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Henryk Wieniawski chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử vỹ cầm. Đầu tiên và quan trọng nhất với tư cách là một violinist được các nhà phê bình đương đại và những người yêu âm nhạc coi là tái sinh của Nicolò Paganini. Thứ hai, với tư cách là một nhà soạn nhạc có tác phẩm trường tồn với thời gian. Thứ ba, là giáo viên tại hai học viện âm nhạc nổi tiếng của Châu Âu.

    Cũng như các thiên tài violin khác, Wieniawski thành danh từ rất sớm. Ông sinh ra trong một "gia đình piano" nhưng lại lựa chọn violin. Là một người Ba Lan nhưng trái ngược với Chopin, ông được Sa hoàng Nga bảo trợ và cũng chính là người sáng tác ra cách cầm vỹ đình đám Russia Bow Hold mà người Nga vẫn tự hào. Nước Nga coi ông là vỹ nhân của họ. Thời gia lưu diễn dày đặc của ông cũng khiến cho rất nhiều tác phẩm đã sáng tác bị thất lạc. Trong số những tác phẩm của Wieniawski được tìm thấy, Legende, Op. 17 được coi là tiêu biểu nhất cho cả tài năng sáng tác và trình tấu của ông.

    Tại Luân Đôn, trong chuyến lưu diễn dài ngày ở Anh, Anton Rubinstein , đã giới thiệu ông với gia đình Hampton và Henryk đã gặp con gái của họ, Isabella . Hai người trẻ yêu nhau say đắm. Cha của Isabella, dù tôn trọng các nhạc sĩ nhưng đã phản đối cuộc hôn nhân và muốn con gái ông kết hôn với một người đàn ông có nền tảng tài chính vững chắc hơn. Lịch sử kể rằng ngài Hampton đã thay đổi quyết định và đồng ý cuộc hôn nhân này khi ông nghe Légende.

     
    snel likes this.
  3. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Bác thật nhiều kiến thức bổ ích
     
  4. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Có Spohr, Kreisler, Wieniawski.... tiếp tục

    Eugène Ysaÿe (1858-1931), cũng như các nghệ sỹ vỹ cầm lừng danh khác, bắt đầu với violin rất sớm. Ông được cha mình hướng dẫn chơi violin khi mới 4 tuổi. Đầu thế kỷ 20, Ysaÿe được coi là “Vua vĩ cầm”. Ông đã từ bỏ phong cách cũ của những Joachim, Wieniawski, Sarasate... để chuyển sang "hậu lãng mạn" đề cao sự tự do sáng tạo từ phía "phiên dịch viên” - violinist.

    Khác với Arturo Toscanini, Ysaÿe phát triển song song trên cả 2 lĩnh vực, một soloist hàng đầu và một nhạc trưởng đình đám. Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của dàn nhạc Benjamin Bilse—sau này phát triển thành Berlin Philharmonic - tại Berlin năm 1879.

    Ysaÿe chưa bao giờ được hướng dẫn chính thức về sáng tác, nhưng ông vẫn viết một số tác phẩm cho violin và dàn nhạc, sáng tác cho dàn nhạc và nhạc thính phòng. Bị ảnh hưởng bởi Saint-Saëns , Fauré và trường phái ấn tượng xung quanh Franck, Ysaÿe “từ bỏ kỹ năng trang trí điêu luyện từ thời Baroque đến Cổ điển rồi Lãng mạn, để có một tính cách ngẫu hứng, đam mê...". Sáng tác nổi tiếng nhất của ông là Sáu bản sonata cho độc tấu vĩ cầm., Op. 27. Chúng dành riêng cho những violinist nổi tiếng đương thời để phản ánh phong cách biểu diễn độc đáo của họ. Tác phẩm được công chúng ưa thích nhất của ông lại là một bản thơ giao hưởng Berceuse

     
    snel likes this.
  5. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Nói ngược nói xuôi cuối cùng cũng chỉ để giới thiệu mỹ nhân !!!

    María Dueñas ra mắt album đầu tay rất được mong đợi - Beethoven and Beyond với dàn nhạc Wiener Symphoniker và nhạc trưởng vừa thực hiện trong 9 bản giao hưởng của Bee - Manfred Honeck. Như thường lệ, khán giả lại "nhìn" vào booklet để xem cadenza của ai [​IMG]. María Dueñas đã thoả mãn tất cả (hầu như) khi giới thiệu đầy đủ các bản cadenza của Kreisler, Saint-Saëns, Spohr, Wieniawski và Ysaÿe, cùng với mỗi tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác cho violin của họ.

    Đặc biệt, nàng đã trình diễn chính thức với phần cadenza do chính mình viết.

    Ngoài ra, là một nghệ sỹ violin trẻ tuổi, nàng còn sáng tác cả cho piano !!!

     
    snel likes this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Các nhà soạn nhạc theo truyền thống classical ở thời đại mới bắt đầu dành sự ưu ái cho cây đàn viola. Sau Pēteris Vasks, bản concerto cho đàn Viola của Anders Hillborg vừa hoàn thành và chính thức có buổi ra mắt tại Liverpool ngày 22/10/2021. Nó được đánh giá "đã làm lu mờ ánh đèn của thành phố Liverpool". Tác phẩm có sự kết hợp tài tình của saxophone soprano, kèn trumpet và piano - vốn không thường xuyên xuất hiện trong dàn nhạc của một bản concerto truyền thống.

    Lawrence Power, nghệ sỹ viola vinh dự được tác giả đề tặng tác phẩm, đã có màn trình tấu đỉnh cao tại Frankfurt ngày 12/5/2023.

     
    Last edited: 20/7/23
    snel and Giang Nam PG71 like this.
  7. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Bản nhạc hay! Đoạn đầu và đoạn cuối khá chóng mặt!
     
    TrueHD likes this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Cuộc nổi loạn của Âm nhạc chương trình đã làm lung lay pháo đài âm nhạc tuyệt đối (chính thống) từ thế kỷ 18 đến nay với sự hỗ trợ lớn từ âm nhạc đại chúng (Pop-Easy Listening) và nguồn nguyên liệu "không thể tốt hơn" từ văn học - môn nghệ thuật cổ xưa nhất. Brahms, Schumann được vinh danh là những người đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ pháo đài âm nhạc tuyết đối nhưng với cá nhân em, Leoš Janáček mới xứng đáng được trao huân chương vì "trăm nghe không bằng một thấy", ông ấy đã sử dụng một tác phẩm văn học "đình đám" nhất lịch sử cận đại được lấy cảm hứng từ một tác phẩm âm nhạc tuyệt đối để làm nguyên liệu cho kiệt tác của mình - Bộ tứ đàn dây số 1 , "Kreutzer Sonata". Một số người còn đặt cho nó cái nick name là "vở opera không lời".

    Theo một số cách, Leoš Janáček là đối cực của Mozart và Mendelssohn. Không phải là một thần đồng, ông ấy chỉ vụt sáng ở tuổi 60. Trong khi Mozart và Mendelssohn đã có được những tác phẩm vĩ đại nhất của mình trước 40 tuổi, Janáček đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng và được đánh giá cao nhất của mình vào cuối những năm 60-70 tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do ông ấy đã tìm ra nguồn năng lượng và niềm đam mê đích thực cho cuộc sống khi bắt đầu yêu đơn phương cô em họ xa chỉ mới 20 tuổi, người đã trở thành nàng thơ của ông - nàng Kamila Stösslová.


    Bản sonata số 9 hào hùng của Beethoven dành cho violin và piano dành tặng nghệ sĩ vĩ cầm người Pháp, Rudolph Kreutzer trở thành cảm hứng cho tiểu thuyết đen tối và đáng lo ngại của Tolstoy "Kẻ giết vợ" - sau được đổi tên thành "Bản sonata Kreuzter " mới được Sa hoàng cho phép xuất bản (!!?? em ko chắc lắm).

    Trong tiểu thuyết năm 1889 của Tolstoy, một người phụ nữ bị mắc kẹt trong cuộc hôn nhân không tình yêu chơi bản sonata của Beethoven với một nghệ sĩ vĩ cầm bảnh bao và dường như bị cuốn theo niềm đam mê âm nhạc. Một khoảnh khắc quan trọng trong câu chuyện xảy ra khi họ chơi bản sonata của Beethoven cho một buổi họp mặt xã hội. Chồng cô, bị ám ảnh bởi những tưởng tượng ghen tuông, đã cắt ngắn chuyến công tác và bất ngờ về nhà sau nửa đêm. Hắn thấy cô cùng với nghệ sĩ vĩ cầm trong phòng ăn, mặc đầy đủ quần áo nhưng đang trò chuyện thân mật. Tin rằng cô đã phản bội mình, anh ta giết cô trong cơn thịnh nộ ghen tuông. Vì Tolstoy thuật lại câu chuyện này qua điểm nhìn đầy ám ảnh và cay đắng của người chồng, nên chúng ta không bao giờ biết chắc chắn điều gì đã xảy ra giữa người vợ giấu tên và người bạn cùng chơi bản sonata của cô ấy. Tóm gọn lai, đó một người đàn ông không thể nguôi ngoai, trong cơn ghen tuông điên cuồng, đã giết người vợ bị tình nghi ngoại tình của mình chỉ để rồi chìm đắm trong sự hối hận và vỡ mộng về hôn nhân cũng như những mặt đen tối (ma tính) của con người. Tolstoy dành hai trang để nói về phản ứng đáng kinh ngạc của người chồng đối với chương 1 của bản Sonata và niềm phấn khích hoang dã, nguy hiểm mà âm nhạc gợi lên. Tình huống đồng thời là hiện thân của ba thôi thúc nguyên thủy và áp đảo, rối rắm thành thảm họa: sự xuất thần của âm nhạc, ham muốn tình dục và cơn thịnh nộ ghen tuông. Bên cạnh việc thể hiện sinh động niềm đam mê của con người với khuynh hướng bi kịch, câu chuyện còn là cuộc tranh luận về hôn nhân, nữ quyền, đạo đức và công lý.


    Janáček bị ảnh hưởng bởi câu chuyện của Tolstoy đến nỗi trước đó ông đã cố gắng nắm bắt nó bằng một Piano Trio (tam tấu piano) và bộ tứ dây nổi tiếng trên chỉ trong 20 ngày vào năm 1923, khi Janáček 69 tuổi. Tam tấu Piano được cho là chưa hoàn thành nhưng cũng có người cho biết nó đã bị thất lạc hoặc tác giả giấu đi, ko chịu công bố. "Tôi đang tưởng tượng về một người phụ nữ tội nghiệp, bị dày vò và suy sụp, giống như người mà nhà văn Nga Tolstoy mô tả trong Kreutzer Sonata của ông ấy ", Janáček tâm sự trong một bức thư gửi cho nàng thơ Kamila Stösslová của mình. Trong âm nhạc của bộ tứ được miêu tả là một vở kịch tâm lý chứa đựng những khoảnh khắc xung đột cũng như những cảm xúc bộc phát, say mê dồn dập hướng đến sự thanh tẩy và đi đến cao trào cuối cùng. Janacek đã tạo cho câu chuyện của Tolstoy một tiêu điểm khác. Ông không chỉ quan tâm đến văn học Nga mà còn quan tâm đến quyền của phụ nữ, cảm thấy rằng hầu hết phụ nữ đều bị đàn ông khuất phục một cách bất công, trong và ngoài hôn nhân.

    Janacek bị thu hút bởi tính cấp bách đầy kịch tính và những cảm xúc tột độ của cuốn tiểu thuyết, và ông ấy đã thành công trong việc thể hiện cốt truyện của nó trong một chuỗi chủ đề âm nhạc hấp dẫn. Janacek là một người theo chủ nghĩa Pan-Slavis, người nhìn về phương đông hơn là các hình mẫu Áo-Đức để lấy cảm hứng. Trong tứ tấu đàn dây của ông, không dễ để tìm thấy các cấu trúc truyền thống như hình thức sonata, các biến thể hoặc rondo... mà là sự phát triển liên tục. Âm nhạc dường như đang ở trong trạng thái hỗn loạn. Việc lặp lại thường xuyên các giai điệu ngắn liên tục được "đẩy ra" với cường độ cực lớn. Bộ tứ của Janáček kết hợp ít nhất hai ý tưởng từ nhịp presto (cực nhanh) không được kìm chế. Đầu tiên, ông giới thiệu một biến thể của chủ đề chính nhanh như chớp của Beethoven dựa trên motif bốn nốt với hai nốt trung tâm lặp lại. Nó xuất hiện sớm nhất ở ô nhịp thứ ba của tứ tấu và có thể được nghe thấy trong suốt chương 1 và chương 3. Thứ hai và đáng chú ý hơn là một trích dẫn gần như trực tiếp về chủ đề trữ tình thứ hai của Beethoven trong chương 3 của Janáček với một sửa đổi quan trọng: chuyển từ âm trưởng dịu dàng sang âm thứ rắc rối. Chương 3 bắt đầu với một quy luật về chủ đề này được hát bởi vĩ cầm số 1 và cello, chỉ bị gián đoạn vài lần bởi sự lặp đi lặp lại từ viola và vĩ cầm số 2. Chắc chắn đây là màn trình diễn của đôi tình nhân và sự điên rồ mới bắt đầu của người chồng. Cao độ cuồng nhiệt sau đó của chương 3 dường như thể hiện những đam mê không thể kìm nén của ham muốn và ghen tuông, có lẽ là những hành vi mê sảng của tình dục và giết người. Chương kết bắt đầu với chủ đề mở đầu, nhưng bây giờ buồn bã và bi tráng tiếp theo là một cao trào chuyển động và năng lượng điên cuồng khác mô tả ký ức, cú sốc, sự hối hận và sự tuyệt vọng liều lĩnh với đặc điểm cuối cùng là "hung dữ" : dữ dội, hoang dã và khắc nghiệt của " sul ponticello" – kỹ thuật kéo vỹ sát cạnh ngựa đàn.

    Trong Album The Kreutzer Project xuất bản ngày 26/8/2022, bản phối khí với dàn nhạc tác phẩm Kreutzer Sonata của Beethoven của Colin Jacobsen khá mới mẻ và rất thuyết phục – có một vài chỗ mà piano không được chuyển tải tốt, và đôi khi kết cấu bị nghẽn ở những đoạn cao trào đã được dàn nhạc bổ sung đầy đủ. Thêm một bản Kreutzings do chính Colin Jacobsen như là một cadenza cho nó và Tốc ký của Anna Clyne lấy tiêu đề từ nhận xét của Leo Tolstoy rằng “Âm nhạc là tốc ký của cảm xúc. Những cảm xúc khó có thể diễn tả bằng ngôn từ được truyền tải trực tiếp đến con người trong âm nhạc, và đó chính là sức mạnh và ý nghĩa của nó.”

    https://www.theknightsnyc.com/albums-all/2021/10/kreutzer-project-9wyjz








    - Họ chơi bản Sonata Kreutzer của Beethoven. Ngài có biết khúc presto mở đầu bản nhạc đó không? Ngài biết à?! - Anh ra reo lên. - Ôi! Bản nhạc đó thật là ghê gớm. Nhất là phần đầu. Mà nói chung âm nhạc là cái thật ghê gớm. Nó là cái gì? Tôi không hiểu. Âm nhạc là cái gì? Nó tạo nên cái gì? Tại sao nó lại tạo nên cái đó? Người ta bảo âm nhạc nâng cao tâm hồn - đó là điều nhảm nhí, không đúng. Âm nhạc có gây tác động, đó là tôi nói tác động đến tôi, nhưng không phải là làm tâm hồn thanh cao hơn. Âm nhạc không nâng cao, cũng chẳng hạ thấp tâm hồn, mà nó kích thích người ta. Nói thế nào cho ngài hiểu nhỉ? Âm nhạc buộc tôi quên bản thân, quên đi tình cảnh thực sự của mình, nó mang tôi đến một tình trạng khác không phải của mình: dưới tác động của âm nhạc, dường như tôi cảm thấy được cái mà bình thường tôi không cảm thấy, tôi hiểu đươc cái mà bình thường tôi không hiểu, tôi có thể làm được cái mà bình thường tôi không thể. Tác động của âm nhạc cũng giống như người ta ngáp hay cười vậy: tôi không buồn ngủ, nhưng khi nhìn người khác ngáp tôi cũng ngáp theo; không có gì để cười, nhưng nghe người khác cười tôi cũng phải cười theo. Âm nhạc cũng vậy, ngay lập tức, nó đưa tôi vào trạng thái tinh thần của người nhạc sĩ khi viết bản nhạc. Tâm hồn tôi hòa vào tâm hồn ông ta, cùng ông ta đi từ trạng thái tình cảm này sang trạng thái tình cảm khác, nhưng vì sao lại như vậy thì tôi cũng không biết nữa.

    Cái ông nhạc sĩ Beethoven đã viết nên bản Sonata ấy, ông ta thì biết vì sao ông ta ở trong trạng thái tình cảm đó, trạng thái đó đưa ông ta đến hành động viết nên những nốt nhạc, có nghĩa là đối với ông ta trạng thái đó mang ý nghĩa nào đó, còn đối với tôi thì nó chẳng có ý nghĩa nào cả. Bởi vậy âm nhạc chỉ kích thích và không ngừng lại. Khi người ta dạo khúc quân hành, những người lính bước đều chân trong hàng ngũ, rồi sau đó kết thúc; khi nghe điệu nhạc nhảy, người ta cũng nhảy theo, và điệu nhạc đó đưa đến kết quả; khi nghe hát trong lễ mi-sa, người ta chịu lễ ban thánh thể, âm nhạc lúc đó cũng đạt đến đích. Nhưng ở đây thì khác, ở đây chỉ có sự kích thích và không biết phải làm gì với trạng thái kích thích đó. Vì điều đó mà âm nhạc đôi khi có tác động hết sức khủng khiếp. Ở Trung Hoa âm nhạc là công việc của nhà nước. Mà cần như thế mới được. Chẳng lẽ có thể để cho bất cứ ai hễ thích là được thôi miên kẻ khác và sau đó tha hồ làm gì người ta thì làm hay sao. Nhất là nếu như kẻ hành nghề thôi miên đó lại là một kẻ vô đạo đức thì sẽ ra sao?

    Âm nhạc là vũ khí khủng khiếp trong tay kẻ biết nắm giữ nó. Như bản Sonata Kreutzer này chẳng hạn, nhất là đoạn presto đó. Có thể nào chơi đoạn nhạc đó trong phòng khách trước các bà mặc áo hở vai được chăng? Nghe xong, các bà vỗ tay, rồi sau đó ăn kem và nói những lời đàm tiếu. Loại nhạc như vậy chỉ có thể biểu diễn trong những khung cảnh trang nghiêm, long trọng, đồng thời đòi hỏi những người nghe phải có những hành vi cũng trang nghiêm xứng với nó. Phải trình diễn và làm theo những điều mà khúc nhạc đó thôi thúc. Còn nếu như diễn không đúng chỗ đúng lúc và có những ý muốn và tình cảm không phù hợp thì khúc nhạc đó không thể làm nên được gì ngoài sự hủy hoại. Ít nhất là đối với tôi, khúc nhạc đó có tác động thật khủng khiếp; dường như trong tôi mở ra những cảm xúc mới mẻ, những khả năng mới mẻ mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Cụ thể đó là những tình cảm gì, khả năng gì, tôi còn chưa rõ, nhưng ý thức về trạng thái mới mẻ đó làm tôi vui sướng. Vẫn những khuôn mặt đó, trong đó có vợ tôi và hắn, nhưng tất cả đối với tôi hiện ra dưới ánh sáng hoàn toàn khác hẳn.
     
    Last edited: 31/7/23
    snel, Hoàng Trúc and Tuilaai like this.
  9. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Bản giao hưởng số 5 của Beethoven được cả thế giới classical thống nhất với tựa đề Định mệnh - Destiny. Có nhiều tác phầm của các nhà soạn nhạc cũng cố gắng khai thác chủ đề này nhưng ko đạt được tới ánh hào quang của Beethoven. Chỉ có một tác phẩm đạt được gần tới ranh giới đó nhất - Bản giao hưởng số 5 cung Mi thứ (Opus 64) của Tchaikovsky (cũng lại là số 5 :mad:).


    Trong phần lớn cuộc đời mình, Tchaikovsky đã được truyền cảm hứng cả về tình cảm lẫn tài chính bởi người bảo trợ của ông, Nadezhda von Meck - người mà ông chưa bao giờ gặp mặt (theo yêu cầu rất lập dị của bà). Vào mùa hè năm 1888, Tchaikovsky đã viết một trong số rất nhiều bức thư của mình cho bà, trong đó ông nhận xét: "Tôi không biết liệu mình đã sẵn sàng chưa nhưng tôi đã quyết định viết một bản giao hưởng. Lúc đầu rất gian khổ, nhưng bây giờ ánh sáng thiên đường dường như đã chiếu xuống tôi. Chúng ta sẽ thấy!" Tác phẩm được đề cập chính là Bản giao hưởng số 5 của ông.

    Tchaikovsky trưởng thành vào thời điểm bước ngoặt của âm nhạc Nga, thời điểm mà các nhà soạn nhạc tranh luận sôi nổi về hướng nghệ thuật của họ nên đi: họ có nên theo đuổi cách tiếp cận Slav độc đáo, nhấn mạnh các câu chuyện dân gian và giai điệu truyền thống, hay họ nên theo đuổi truyền thống cổ điển Tây Âu? Tchaikovsky bị chỉ trích khá nhiều vì đã dựa vào cả Nga và phương Tây. Các nhà phê bình đã chỉ trích bản giao hưởng trong buổi ra mắt, một phần do kỹ năng chỉ huy hạn chế của Tchaikovsky nhưng khán giả vẫn nhiệt tình ủng hộ. Tchaikovsky cay đắng nhận xét :" Sau khi chơi Bản giao hưởng của tôi hai lần ở Petersburg và một lần ở Praha, tôi đi đến kết luận rằng đó là một thất bại. Có một cái gì đó ghê tởm trong đó, một màu sắc phóng đại nào đó, một sự ngụy tạo không trung thực nào đó mà công chúng nhận ra theo bản năng. Đối với tôi, rõ ràng là những tràng vỗ tay và hoan hô không phải dành cho tác phẩm này mà dành cho các tác phẩm khác của tôi, và bản thân Bản giao hưởng sẽ không bao giờ làm hài lòng công chúng..."

    Tchaikovsky cảm thấy vô cùng chán nản, thậm chí còn đi xa đến mức phải từ bỏ nó trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, tác phẩm ngày càng trở nên nổi tiếng. Các bản giao hưởng khác của Tchaikovsky đều theo hướng "âm nhạc chương trình" - chúng được chính tác giả đặt tên, ngoại trừ duy nhất có bản số 5 này. Nó là âm nhạc tuyệt đối của Tchaikovsky. Công chúng mộ điệu classical đã nhận ra ý tưởng về cuộc đấu tranh của cá nhân với số phận, bị giằng xé giữa hy vọng và sự khuất phục tuyệt vọng — chỉ để chiến thắng cuối cùng. Cuộc hành trình từ đau khổ đến hạnh phúc này đặc biệt gây tiếng vang trong thời điểm đen tối nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tác phẩm được dàn nhạc Đài phát thanh Leningrad biểu diễn khi thành phố của họ bị quân Đức Quốc xã bao vây.....Vâng, dàn nhạc không chọn 1892 Overture vốn đc công chúng ưa thích mà là bản giao hưởng Định mệnh này cho lần trình diễn cuối cùng của họ.

    Bản giao hưởng mở đầu bằng tiếng kèn clarinet chơi thứ thường được gọi là “chủ đề Định mệnh”, được hỗ trợ bởi những hợp âm ảm đạm trong dàn nhạc. Nó mang màu sắc ám ảnh như Berlioz đã định nghĩa trong Bản giao hưởng Ảo tưởng của ông trước đó (Berliozian idée fixe). Nhịp độ tăng lên theo nhịp điệu gần như phi nước đại khi âm nhạc rũ bỏ tâm trạng u sầu. Nó được xây dựng một cách hoa mỹ, phát triển các chủ đề mới sâu rộng và biểu cảm.

    Chương hai mở đầu bằng những hợp âm elegiac, tiếp theo là một đoạn solo kèn horn u sầu đến nhức nhối. Dàn nhạc dao động giữa nỗi buồn và hy vọng.

    Chương ba là một điệu valse nhẹ nhàng, thanh lịch như bất kỳ điệu valse nào của Tchaikovsky. Sau một đoạn scherzo vui vẻ, thú vị, chủ đề Định mệnh một lần nữa đưa ra lời cảnh báo, trầm thấp, đáng ngại, được ngụy trang trong cùng một nhịp điệu nhã nhặn. Dùng giai điệu trang nhã, lịch sự đến kiêu kỳ của điệu Valse để diễn tả một chủ đề đen tối, khốc liệt thực sự là "quái thủ". Việt Nam ta cũng có một nhạc sỹ như vậy - Văn Cao. Ông đã dùng điệu Valse trong bài Làng tôi cho một chủ đề tương tự.

    Chương cuối cùng bắt đầu với chủ đề Định mệnh được chuyển thành một cuộc diễu hành hân hoan. Tuy nhiên, chiến thắng này là quá sớm. Chỉ sau một cuộc đụng độ điên cuồng của nhiều chủ đề khác nhau, tâm trạng chiến thắng này mới trở lại tốt đẹp, với một đoạn coda vui tươi ngắn gọn nhưng rõ ràng.

    “Nếu bản thứ năm của Beethoven là Số phận gõ cửa thì bản thứ năm của Tchaikovsky là Số phận đang cố thoát ra." James M. Keller

    Em không ưa thích nhạc Tchaikovsky lắm, kể cả do nhạc trưởng và các dàn nhạc Nga trình tấu, chỉ nghe Violin Concerto và Piano Concerto số 1 của ông. Tuy nhiên, khi nghe Reference Recordings giới thiệu Bản giao hưởng số 5 của Tchaikovsky theo cách diễn giải mới đầy ý nghĩa từ nhạc trưởng Manfred Honeck và Dàn nhạc Giao hưởng Pittsburgh vào giữa năm 2023 thì em thay đổi quan điểm. Ngày mai (4/8/2023), album chính thức được phát hành nhưng nó đã có trên nền tảng streaming từ giữa tháng 7.

    Các bác quan tâm có thể tìm hoặc nghe tạm phiên bản 2018 của Manfred Honeck với dàn nhạc Frankfurt Radio Symphony.

    https://www.prestomusic.com/classic...no-5-schulhoff-five-pieces-for-string-quartet

     
    Last edited: 3/8/23
    snel likes this.
  10. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Bài viết rất hay! Cám ơn bác rất nhiều! Và bây giờ ngồi nghe bản này.
     
    Last edited: 4/8/23
  11. andy_82

    andy_82 Approved Member

    Joined:
    12/12/12
    Messages:
    45
    Likes Received:
    13
    Tôi thích nhất bản giao hưởng số 6 của Tchaikovsky, cùng bản Violin-Concerto.
     
    snel likes this.
  12. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.962
    Likes Received:
    1.889
    Mình khoái nhất là Hồ Thiên Nga. Nghe mãi không chán. Các tác phẩm khác của ông thì nghe tạm được thôi
     
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Đây là nhận xét chung của giới hâm mộ nhạc classical toàn thế giới :p

    Swan Lake (Hồ Thiên Nga) là vở ballet nổi tiếng nhất của Tchaikovsky, cũng được đánh giá là đỉnh cao nhất trong thể loại ballet cổ điển. Âm nhạc của vở ballet này thường xuyên được tách ra biểu diễn riêng, tương tự Le Sacre du printemps (Lễ Bái xuân) của Stravinsky.

    Tuy nhiên, phần đặc sắc nhất vẫn là ballet (múa) chứ ko phải nhạc. Nghe nhạc (theme) không coi như đánh mất 70% giá trị của nó.
     
    Last edited: 11/8/23
  14. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.962
    Likes Received:
    1.889
    Mình thì ngược lại, mặc dù đã xem nữ hoàng bales Liên Xô Prinxeskaia biểu diễn nhưng khi mua được bộ Vinyl Hồ Thiên Nga mình nghe suốt ,càng nghe càng thấy hay .Bọn Tây cùng phòng cũng nói đây là bản nhạc hay nhất của Trai-kov-xki và rất nể phục khi thấy sinh viên Việt Nam duy nhất biết nghe Hồ Thiên Nga.
    Sau này khi chuyển sang CD thì bọn Amazon bán đắt quá và nó chơi bán cả bộ .Hai nữa dàn nhạc chơi không phải là của nhà hát Ban-sôi mà là của Anh hoặc Mỹ nên chưa mua được.
    Bây giờ hầu như Chuyển sang nhạc Rock Metal nhưng đôi khi lòng vẫn xao xuyến nhớ lại
     
    Last edited: 11/8/23
    snel likes this.
  15. caobobin

    caobobin Advanced Member

    Joined:
    7/3/16
    Messages:
    632
    Likes Received:
    485
    Mình không rành nhạc cổ điển nhưng vẫn thường xuyên nghe và mình thích và ấn tượng với tác phẩm Hungarian Rhapsody No.2 của Franz Liszt
     
    snel and TrueHD like this.
  16. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Khi lắng nghe Bản giao hưởng số 2 của Sibelius, ra đời hơn 100 năm trước và từ lâu đã trở thành một tác phẩm kinh điển, chúng ta có thể không thấy bản nhạc này quá sốc. Nhưng đối với những thính giả thời đó hay những đôi tai chưa quen với đường nét của nó, nó thực sự rất táo bạo, dễ gây sốc !!

    Đầu thế kỷ 20, Phần Lan trải qua giai đoạn hỗn loạn, bắt đầu nổi lên tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống lại ách thống trị của Nga. Vào những năm cuối của thế kỷ 19, người Phần Lan vô cùng hào hứng với nền văn hóa "cây nhà lá vườn" —sưu tầm âm nhạc và vũ điệu truyền thống, đào sâu vào các truyền thuyết Phần Lan cổ đại và quay trở lại sử dụng ngôn ngữ Phần Lan. Sibelius bị cuốn hút bởi các nghệ sĩ, nhà văn và nhạc sĩ, những người đang miệt mài ủng hộ một Phần Lan độc lập, và ông đã bước từng bậc thang lên vai trò anh hùng dân tộc với các sáng tác yêu nước và tuyên truyền như các bài thơ giao hưởng The Swan of Tuonela , Lemminkäinen's ReturnFinlandia....

    Sibelius chắp bút cho giao hưởng số 2 do người bạn Nam tước Axel Carpelan động viên, huy động nguồn tài trợ và tìm cách cho ông đến Ý để nghiên cứu, phát triển sáng tác. Nam tước Axel Carpelan, chính là người đặt tên cho tác phẩm Finlandia - được coi là Quốc ca thứ 2 của Phần Lan, đã viết cho nhà soạn nhạc ngay sau buổi ra mắt thành công của nó: "Ông đã ngồi ở nhà khá lâu rồi, ông Sibelius, đã đến lúc để bạn đi du lịch. Bạn sẽ trải qua cuối mùa thu và mùa đông ở Ý, một đất nước mà người ta học được khả năng ca hát, sự cân bằng và hài hòa, sự mềm dẻo và đối xứng của các đường nét, một đất nước mà mọi thứ đều đẹp đẽ – kể cả những thứ xấu xí. Bạn nhớ Ý là nơi đặt nền móng cho sự phát triển của Tchaikovsky và cho Richard Strauss." . Sibelius và gia đình đã ở trong một biệt thự trên núi gần Rapallo. Ông đã ghi lại vào ngày 11 tháng 2 năm 1901, ông tưởng tượng rằng ngôi biệt thự này là cung điện huyền ảo của Don Juan và bản thân mình chính là Don Juan. Ông ghi vào nhật ký những ý nghĩ chợt đến lúc nửa đêm: “Don Juan ! Tôi đang ngồi trong bóng tối trong lâu đài của mình thì một người lạ bước vào. Tôi đã hỏi đi hỏi lại xem anh ta có thể là ai—nhưng anh ta không trả lời. Tôi cố làm cho anh ấy cười nhưng anh ấy vẫn im lặng. Cuối cùng, người lạ bắt đầu hát - lúc đó Don Juan mới biết đó là ai. Đó là Tử thần.”

    Sau đó, ông lại bỏ qua ý tưởng về Don Juan để phát triển một loạt bài thơ trên các nhân vật trong Thần khúc của Dante. Khi trở về Phần Lan vào tháng 6, Sibelius bắt đầu nhận ra rằng những gì hình thành từ các bản phác thảo của ông không phải là một tập hợp các bài thơ giao hưởng mà là một bản giao hưởng hoàn chỉnh—một bản giao hưởng sẽ thể hiện một mức độ thống nhất phi thường giữa các phần của nó. . Với mục tiêu giờ đã được làm rõ, Sibelius đã làm việc cần mẫn suốt mùa hè và mùa thu và hoàn thành bản giao hưởng của mình vào tháng 11 năm 1901.

    Buổi ra mắt bản giao hưởng thành công rực rỡ nhưng cũng khơi mào một cuộc tranh luận gay gắt trong giới phê bình kéo dài đến tận ngày nay. Nhạc trưởng Robert Kajanus, người thông dịch viên nổi tiếng của Sibelius, nhấn mạnh rằng khán giả Helsinki đã hiểu bản giao hưởng mới là sự thể hiện công khai cuộc xung đột chính trị, đấu tranh đòi độc lập của Phần Lan khi đó. “ Andante (chương) ,” ông ấy viết, “được coi là một cuộc biểu tình đau lòng nhất chống lại tất cả những bất công đang đe dọa vào thời điểm hiện tại để tước đi ánh sáng của mặt trời và hương thơm của những bông hoa của chúng ta. . . . chương kết phát triển hướng tới một thắng lợi nhằm khơi dậy trong người nghe một bức tranh về những triển vọng tươi sáng và tự tin hơn cho tương lai”. Sibelius kịch liệt phản đối cách giải thích này... "Bản giao hưởng thứ hai của tôi là lời bộc bạch của tâm hồn". Ông nhấn mạnh rằng các bản giao hưởng của ông là âm nhạc tuyệt đối thuần túy, những gì ông viết là cả một khối cấu trúc thanh âm được đan xếp và có sức biểu đạt cho chính nó, tự thân đã có sự lý tưởng hóa. Tuy nhiên, có những học giả tin chắc vào ý nghĩa hình tượng tổ quốc, lịch sử của Bản giao hưởng, có lẽ bởi trong đó chứa đựng những âm điệu hào hùng, tính anh hùng ca đầy tự hào cũng như những khoảnh khắc khoáng đạt, xa xôi gợi nhắc đến thiên nhiên xứ lạnh Bắc Âu… của một con người vốn đã có lòng yêu đất nước từ thẳm sâu nội tâm. Nhà soạn nhạc Sulho Ranta (1901-60) đã thay mặt những người Phần Lan đồng nghiệp của mình tuyên bố: “Có điều gì đó về bản giao hưởng này—ít nhất là đối với chúng tôi—khiến chúng tôi xuất thần; gần giống như một pháp sư với chiếc trống ma thuật của mình.”

    Cuối cùng, Sibelius cũng đầu hàng .... và mặc kệ người ta gọi nó là Bản giao hưởng Độc lập !!

     
    Last edited: 15/8/23
  17. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Cám ơn bác! Bài viết rất hay, đọc nó đến 2 lần và giờ lại nghe bản nhạc này.
     
  18. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Hôm qua em nghe đĩa CD với nhãn Deutsche Grammophon, The 4 Seasons - Antonio Vivaldi - Phải nói là rất lôi cuốn và hưng phấn qua bản Winter (Mùa đông) và có thu lại qua thiết bị Canon 5d lll Camera - với thiết bị thu lại loại này cho âm thanh tốt hơn rất nhiều so với thiết bị điện thoại.

    Concerto in F Minor - Winter - Antonio Vivaldi - YouTube



     

    Attached Files:

    Giang Nam PG71 and TrueHD like this.
  19. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Gil Shaham là một trong các violinist lừng danh thế giới roài ;)
     
    Giang Nam PG71 and snel like this.
  20. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Cô bên trên kéo Violin bản Mùa đông là cô nào đấy bác @TrueHD
     
  21. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Mari Silje Samuelsen , violinist người Na Uy, với phong cách chơi ấn tượng, vừa dữ dội vừa sâu lắng (đúng kiểu con người Bắc Âu). Cô đã từng được China mời biểu diễn trong Tử Cấm Thành - Bắc Kinh. Thời kỳ đầu mới vào nghề, cô nàng hay biểu diễn classical, sau nay chuyển hướng sang chơi modern-classical và tối giản (minimalism). Mari vẫn chủ yếu trình tấu trực tiếp, chỉ mới ghi âm 1 ablum với các tác phẩm modern-classical và tối giản

     
    tanlci and Giang Nam PG71 like this.
  22. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Cám ơn bác đã chia sẻ!
     
    snel likes this.
  23. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Âm nhạc của Giovanni Bottesini (1821-1889) vẫn là tâm điểm của các tiết mục solo contra/double bass đôi trong thế kỷ 21. Có những tượng đài nghệ thuât trình tấu bất hủ được dựng lên dù chúng ta chưa được nghe một lần, Paganini với violin, Liszt với piano, Boccherini với Cello và Bottesini được vinh danh với Contrabass. Cũng giống như những tượng đài kia, Bottesini đã dành phần lớn cuộc đời mình để lưu diễn với tư cách là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và nghệ sĩ độc tấu, và chỉ trong vài tháng cuối đời, ông mới kết thúc chuyến hành trình của mình sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhạc viện Parma. , trước sự xúi giục của người bạn thân Giuseppe Verdi.

    Tại sao âm nhạc của Bottesini vẫn được yêu thích đến vậy? Lý do khá đơn giản - nó được viết rất đẹp dành cho nhạc cụ đưa ra những thách thức về âm nhạc lẫn kỹ thuật và luôn có sức hấp dẫn lớn đối với khán giả. Bottesini đã sáng tác ít nhất sáu tác phẩm gốc cho hai cây contrabass, tất cả đều được cho là được viết trong quá trình ông học tại Nhạc viện Milan (1835–39) hoặc trong những năm sau đó. Từ khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, Bottesini đã say mê trong các vở opera Ý đầu thế kỷ 19 của Rossini, Bellini và Donizetti ... nên phần lớn âm nhạc của ông đều gói gọn trong kịch tính, niềm đam mê và sự dũng cảm của nhà hát opera. Nhiều bản thảo của ông vẫn tồn tại trên khắp thế giới, nhưng ông không mấy cẩn thận trong việc ghi chép ngày tháng hoặc các thông tin quan trọng khác. Một tác phẩm còn tồn tại, mặc dù bản thảo gốc vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, trong đó có Passione Amorosa tuyệt vời dành cho hai cây đàn contrabass và piano.

    Trong ba chương sống động và tương phản chỉ kéo dài khoảng trên dưới mười phút, Passione Amorosa về cơ bản là một vở opera nhỏ dành cho một nghệ sĩ soprano và tenor nhưng được thể hiện bởi hai nghệ sĩ contrabass điêu luyện và du dương. Không có chiều sâu tiềm ẩn nào ở đây, chỉ có âm nhạc trẻ trung và tràn đầy năng lượng và một nhà soạn nhạc đang thể hiện kiến thức sâu rộng của mình về kỹ thuật solo gắn liền với phong cách opera thời đó.

     
    snel likes this.
  24. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Các bác đến nhánh vẫn kịp.

    Nhà thờ Lớn Hà Nội
     

    Attached Files:

    Last edited: 25/9/23
    snel likes this.
  25. tanlci

    tanlci New Member

    Joined:
    9/8/10
    Messages:
    2
    Likes Received:
    15
    Cám ơn các bác đĩa cho em mở rộng tầm cái mắt cái tai , em thích thể loại này từ lâu .khi nghe em nó em tập trung nghe hơn nghiêm túc hơn chú ý hơn cái não làm việc nhiều hơn thể loại nhạc khác , nghiệm nó từ lúc nào kh biết,và từ đó em mất dần bạn ,,,
     
    snel likes this.

Share This Page

Loading...