Mấy hôm rồi em nghe 3 CD này, đều là những bản Symphony thách thức những hệ thống loa bookshelf nhỏ gọn (Vì nhũng đoạn cao trào thường gần như tất cả các nhạc công đều làm việc cùng lúc - thông thường khoảng 70 - 80 nhạc công) . Em có thu âm lại bản Symphony của Shostakovich No.11 (1905) - Phân đoạn ll January (Allegro) - Từ phút 11'45 đến cuối bài.Cặp loa thể hiện là loa Davis Acoustic 4 ôm, dùng hệ thống phân tần khá chất lượng nên cho ra âm thanh khá đủ chi tiết. Phân cảnh khoảng 7 giây được quay toàn cành từ trên cao cho thấy các nhạc công kéo đàn Violin rất đều: Phút 28 46 giây.
Ngon quá bác !! Tuy nhiên vẫn bị ít nhất 3 điểm trừ : 1. Nhược điểm cố hữu của BS với dải trầm kém thành ra mất cân đối ở các đoạn hợp tấu cao trào (tuti) 2. Dàn kèn đồng brass bị vỡ tiếng nhẹ nên mất khá nhiều dynamic 3. Gần như bị trễ pha khi kèn siêu trầm Tuba bắt nhịp vào (ví du đoạn quanh 2p30-2p45 gì đó ..)
Bản giao hưởng số 11 được cho là gần tượng tự bản số 12, nội dung bên dưới được trích ra từ trang https://nhaccodien.vn ( Em thì không biết tác giả là người Liên Xô cũ. Nhưng công nhận bản giao hưởng số 11 nghe hay. Tác giả: Dmitri Shostakovich Tác phẩm: Giao hưởng số 12 giọng Rê thứ “Năm 1917”, Op. 112 Thời gian sáng tác: Khoảng năm 1959–1961 Công diễn lần đầu: Ngày 01/10/1961 tại Leningrad dưới sự chỉ huy của Evgeny Mravinsky và Leningrad Philharmonic. Độ dài: Khoảng 40 phút. Đề tặng: Tác phẩm được sáng tác để tưởng nhớ tới Vladimir Ilyich Lenin. Tác phẩm có 4 chương: Chương I – Cách mạng Petrograd – Moderato — Allegro — Più mosso — Allegro Chương II – Razliv – Allegro (L’istesso tempo) —Adagio Chương III – Aurora – Adagio (L’istesso tempo) —Allegro Chương IV – Bình minh của nhân loại – Allegro (L’istesso tempo) —Allegretto — Moderato Thành phần dàn nhạc: 3 flute (flute 3 kiêm piccolo), 3 oboe, 3 clarinet, 3 bassoon (bassoon 3 kiêm contrabassoon), 4 horn, 3 trumpet, 3 trombone, tuba, timpani, triangle, snare drum, bass drum, cymbals, tam-tam và dàn dây. Từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, Dmitri Shostakovich đã từng ấp ủ mong muốn sáng tác một tác phẩm về Vladimir Ilyich Lenin, vị lãnh tụ tối cao của Liên bang Xô viết dựa trên chất liệu văn học của một số nhà văn, nhà thơ trong đó có Vladimir Mayakovsky. Tuy nhiên vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ hai, nên ông chưa thực hiện được. Ý tưởng này quay trở lại vào năm 1959. Shostakovich muốn hoàn thiện tác phẩm của mình vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Lenin vào tháng 4/1960 nhưng không kịp. Sau đó, việc sáng tác tiếp tục bị gián đoạn khi ông bị ngã gãy chân tại đám cưới con trai mình Maxim vào tháng 10/1960. Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 là giai đoạn có nhiều biến động trong cuộc đời và sự nghiệp của Dmitri Shostakovich. Năm 1960, Shotakovich gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và tháng 4/1960, ông trở thành Tổng thư ký của Liên hiệp các nhà soạn nhạc Nga. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 vào tháng 10/1961, ông đã hoàn thành tác phẩm tưởng nhớ tới Lenin, đó là bản giao hưởng số 12 được ông lấy tựa đề là Năm 1917, năm xảy ra sự kiện Cách mạng tháng 10 Nga gây chấn động thế giới. Cũng giống như bản giao hưởng số 11 trước đó, bản giao hưởng số 12 này cũng là một bản giao hưởng có tiêu đề. Shostakovich đã miêu tả lại cuộc Cách mạng tháng 10 xảy ra tại chính thành phố quê hương mình qua 4 chương nhạc: Cách mạng Petrograd (tên gọi khi đó của Leningrad, ngày nay là St. Petersburg) – Razliv (tên một vùng ngoại ô nổi tiếng của Petrograd) – Aurora (chiến hạm Rạng Đông) – Bình minh của nhân loại. Tác phẩm được xây dựng trên sự biến đổi từ một chủ đề chính duy nhất. Bản giao hưởng thường được biểu diễn liền mạch, không ngưng nghỉ giữa các chương. Chương I bắt đầu với ngay chủ đề chính ở dạng sonata trên nền cello và double bass. Shostakovich cho biết tinh thần của âm nhạc dựa trên những ký ức của ông khi còn là một cậu bé 11 tuổi về việc Lenin đến và chiến đấu tại chính quê hương mình, thành phố Petrograd vào tháng 10/1917. Một chủ đề trang nghiêm, rất Nga dựa trên hình dáng thánh ca của Chính thống giáo. Phần còn lại của dàn dây gia nhập và làm nổi bật thêm hoà âm của giai điệu. Giai điệu tăng dần âm lượng một cách đầy căng thẳng và bị cắt ngang bằng tiếng snare drum, bass drum và tam-tam bùng nổ, thông báo phần Allegro chính do tiếng bassoon gầm gừ dẫn dắt vào một chủ đề hành khúc chiến đấu. Những âm thanh chói tai và hung dữ cất lên, miêu tả những người dân Petrograd vùng lên chống lại chính quyền yếu kém đã thay thế Sa hoàng. Sau đó, mọi thứ lắng xuống nhường chỗ cho chủ đề chính thứ hai của chương nhạc, cũng bắt nguồn từ chủ đề chính đầu tiên; chủ đề này trữ tình hơn, dường như miêu tả những mong mỏi của người dân về một trật tự mới. Giai điệu lôi cuốn này được dần dần xây dựng và phát triển trên âm lượng rất lớn (fff). Phần phát triển, vẫn dưới sự dẫn dắt của bassoon là một cuộc chiến trên đường phố đầy kịch tính với đỉnh điểm là một tiếng nổ khủng khiếp của tam-tam. Sau đó, chủ đề hai trở lại nhẹ nhàng trên dàn dây. Sau màn hợp ca tuyệt vời của dàn kèn đồng, chương nhạc khép lại yên bình trong những giai điệu dựa trên chủ đề chính trang nghiêm. Một đoạn nối dài khá tĩnh lặng dẫn đến phần Adagio của chương II “Razliv”. Razliv là một địa danh nổi tiếng ở ngoại ô Petrograd, nơi Lenin sinh sống trong những tháng ngày này. Lại một lần nữa, cello và double bass giới thiệu một chủ đề đầy phiền muộn: một biến tấu từ chủ đề chính. Dàn horn tấu lên đồng âm giới thiệu một chủ đề mới đầy bất an: nặng nề và tiềm ẩn nguy hiểm. Trên thực tế, horn chiếm vị trí chủ đạo xuyên suốt chương nhạc này, định kỳ quay trở lại như một đoạn điệp khúc. Tiếp nối là các kèn gỗ độc tấu, nổi bật là flute, clarinet và bassoon, chiếm phần chủ đạo trong các giai điệu đầy u sầu. Một cảm giác mong đợi dần dần được hình thành thông qua giai điệu ghê rợn của bè dây. Sau đoạn độc tấu đầy sát khí của trombone, tiếng pizzicato ở âm vực thấp của bè dây trên chủ đề mở đầu chương nhạc đã dẫn đến chương tiếp theo. Chương III với tiêu đề “Aurora”, chiến hạm Rạng Đông đã nổ những phát pháo từ sông Nevaz vào Cung điện Mùa Đông vào ngày 26/10/1917, ngày nay vẫn được bảo tồn ở đó như là một bảo tàng. Trong chương nhạc mang phong cách scherzo, năng lượng được xây dựng chậm rãi với tiếng pizzicato của dàn dây cung cấp một phiên bản mới với chủ đề thứ nhất của phần Adagio với tiếng drum đầy đe doạ. Cuối cùng, chủ đề chính thứ hai của chương I trở lại trong tiếng trombone và tuba; nó đưa tới một âm lượng tăng dần dẫn đến tiếng nổ lớn của drum báo hiệu một vụ tấn công. Âm nhạc dẫn trực tiếp đến chương IV “Bình minh của nhân loại”. Horn với tiếng violin theo sau tuyên bố một phiên bản mới vui tươi của chủ đề chính đầy trang nghiêm trước đó. Khi phần mở màn lắng xuống, violin lặng lẽ giới thiệu một phiên bản khiêu vũ của chủ đề Adagio ở chương II. Thật sự, chương cuối đầy ắp những sự lặp lại những chủ đề khác nhau của bản giao hưởng giờ được chuyển soạn thành một bài hát của lễ kỷ niệm. Cuối cùng, chủ đề trữ tình về những con người thống trị được gia nhập bằng dàn kèn đồng. Trong tiếng trống rộn rã, toàn bộ dàn nhạc tấu lên khúc khải hoàn kết thúc tác phẩm trong giọng Rê trưởng. cobeo tổng hợp
Trong số các violinist vỹ đại nhất thế giới đương đại, Julia Fischer (hình như) chưa bao giờ trình tấu bản Concerto của Sibelius.. Cho nên, ngày 12/11/2023 rất tuyệt vời
Mấy CD nhạc cổ điển này em hầu hết mua trên trang eBay ở thị trường Mỹ. Em chủ yếu mua theo lô, như một lô khoảng 10 chiếc hoặc 20 chiếc hoặc hơn. Về nghe mới phân loại ra được cụ ạ.
Lucerne Festiva 2023 đang nóng hổi. Mở màn bằng Mahler 3 và lâu lắm mới được nghe nhạc trưởng Paavo Järvi chỉ huy Mahler !! Chất lượng âm thanh cũng thật đáng "sợ", Youtube mà ngang ngửa CD
.. Mà nói đến Mahler và các bản giao hưởng của ông là nói đến "cơn ác mộng" của các hệ thống âm thanh !! Không chỉ bởi những màn trình diễn off-stage mà còn do yếu tố "bạo lực" của chúng .. Ví dụ Mahler 6
Mùa giải Nobel năm nay tiếp tục có sự góp mặt của nhạc trưởng Esa-Pekka Salonen và đặc biệt là violinist Julia Fischer. Vẫn là truyền thống classical thuần classical 2 tiếng rưỡi, đủ để nghe cả buổi. Hàng nóng hổi vừa ra lò và chắc chắn là không có CD hay streaming rồi, chịu khó mần YTB vậy
Gửi mọi người tác phẩm " The good, the bad and the ugly" do nhạc trưởng Sarah Hicks chỉ huy, bản thu rất hoành choáng. Chắc nhiều người cũng đã biết
Hình dáng của bản nhạc là như thế nào, tại sao một bản nhạc lại có cảm giác cân đối, trọn vẹn. Bernstein giải thích về hình thức sonata bằng một bản nhạc thiếu nhi quen thuộc: Hình thức sonata là gì? – Leonard Bernstein (Phát hành lần đầu trên sóng truyền hình của CBS ngày 6/11/1964) Leonard Bernstein: Thật tuyệt vời khi quay trở lại với các cháu, sau những gì mà chú hi vọng là một kỳ nghỉ hè thư thái và thoải mái, và vì các cháu trông tươi tỉnh và sẵn sàng để làm việc, chú đã chọn một chủ đề thực sự khó cho chương trình mở màn này. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một thứ xưa cũ đáng sợ gọi là hình thức sonata. Chú đã né tránh chủ đề này trong những năm qua, không phải vì nó khó, mà bởi vì đã có quá nhiều lời nói về nó trong các lớp học thưởng thức âm nhạc, nơi mà hình thức sonata thường kết thúc như kiểu một bản đồ chỉ đường với những từ ngữ xa lạ như “phần trình bày”, “phần tái hiện” và những thứ khác tương tự. Nhưng chú hi vọng vào cuối buổi nói chuyện ngày hôm nay, khái niệm về từ sonata sẽ có nhiều ý nghĩa hơn thế đối với các cháu. Đây là cách mà bọn chú sẽ làm điều đó. Bọn chú bắt đầu bằng cách chơi cho các cháu nghe chương I bản giao hưởng giọng Đô trưởng vĩ đại của Mozart – bản giao hưởng cuối cùng mà ông đã sáng tác – được biết đến với tên gọi Jupiter. Chú sẽ không nói trước bất kỳ điều gì về nó, bọn chú sẽ chỉ chơi nó để các cháu thích thú. Sau đó, vào cuối chương trình, bọn chú sẽ chơi lại nó cho các cháu, và lúc đó, chú hi vọng các cháu sẽ nghe bằng đôi tai mới của mình. Nhưng các cháu hẳn đang ngạc nhiên là tại sao bọn chú lại chơi một bản giao hưởng trong một chương trình về sonata. Ồ, câu trả lời đơn giản thôi: một bản giao hưởng cũng là một bản sonata. Các cháu thấy, một bản sonata là một tác phẩm, thường có nhiều chương, có một hình thức âm nhạc cơ bản nhất định; và khi hình thức đó được sử dụng trong một tác phẩm có nhạc cụ độc tấu, như piano, violin hoặc flute hoặc một nhạc cụ độc tấu với piano đệm, tác phẩm đó được gọi là sonata. Bây giờ, khi cũng hình thức đó được sử dụng cho một tác phẩm có ba nhạc cụ, nó gọi là tam tấu; bốn nhạc cụ: tứ tấu; năm nhạc cụ: ngũ tấu và cứ như vậy. Nhưng khi hình thức đó được sử dụng cho một dàn nhạc đầy đủ, nó được gọi là một bản giao hưởng. Đơn giản phải không. Một bản giao hưởng đơn thuần là một bản sonata cho dàn nhạc. Và đó là tất cả những gì chú nói với các cháu vào lúc này. Và giờ các cháu chỉ việc ngồi xuống và thưởng thức chương I rực rỡ của bản giao hưởng Jupiter của Mozart. [Dàn nhạc: Mozart – Giao hưởng Jupiter] Bây giờ chúng ta đã có được niềm vui thuần khiết khi nghe tác phẩm tuyệt diệu này của Mozart, giờ hãy làm việc và tìm hiểu tại sao thứ âm nhạc đó lại mang đến cho chúng ta niềm vui thích đến như vậy. Điều khiến chúng ta quan tâm nhất ngày hôm nay là hình thức của nó – hình dáng âm nhạc của tác phẩm. Các cháu biết đấy, hình dáng của một tác phẩm âm nhạc là thứ khó nắm bắt nhất đối với mọi người; họ có thể nhớ giai điệu, tiết tấu một cách dễ dàng – thậm chí cả hoà thanh và đối âm. Nhưng hình thức thì khó hiểu hơn bởi vì nắm bắt hình thức của một tác phẩm có nghĩa là nhìn thấy tất cả mọi thứ cùng một lúc, hoặc chú có thể nói là nghe thấy tất cả trong cùng một thời điểm, điều này dĩ nhiên là không thể bởi vì âm nhạc diễn ra theo thời gian thay vì không gian. Vậy làm thế nào các cháu có thể nghe thấy tất cả trong cùng một lúc? Các cháu có thể nhìn thấy hình dáng của một bức tranh, một nhà thờ, ít hay nhiều trong cùng một thời điểm bởi vì hình dáng của chúng tồn tại trong không gian. Hay các cháu nhìn lên sân khấu này chẳng hạn, các cháu thấy toàn bộ hình dáng của nó ngay lập tức và các cháu có thể thích thú với sự đối xứng và cân bằng của nó. Nhưng với một tác phẩm âm nhạc, cần mất thời gian để nghe ra được hình thức của nó; các cháu phải ghi nhớ trong đầu tất cả các nốt nhạc các cháu vừa nghe trong khi lại phải nghe những nốt nhạc mới, cho đến khi tác phẩm kết thúc, tất cả chúng chồng chất lên nhau thành một hình thức liên tục. Có thể điều đó nghe có vẻ bất khả thi, nhưng không phải vậy. Tất nhiên, nó cũng không dễ dàng. Tất nhiên nếu như các cháu biết trước một chút về hình thức (chẳng hạn như các cháu biết tác phẩm này ở hình thức sonata), tất cả sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, bởi vì các cháu hầu như có thể dự đoán được hình thái âm nhạc nào sẽ diễn ra. Đó là tất cả những gì chúng ta sẽ làm bây giờ, tìm hiểu xem hình thức sonata là gì. Từ sonata nguyên thuỷ có nghĩa đơn giản là một tác phẩm âm nhạc. Nó đến từ một từ Latin sonare, phát ra âm thanh; vì vậy sonata là bất kỳ cái gì có âm thanh được phát ra bằng nhạc cụ, trái ngược với cantata, có nghĩa là bất kỳ cái gì được hát lên (từ một từ Latin, cantare, hát). Nhưng chỉ trong khoảng hai trăm năm trở lại đây, từ sonata đã có được một nghĩa đặc biệt, được miêu tả là hình thức của một tác phẩm, và đặc thù, chương đầu tiên của một tác phẩm. Và hình thức chương đầu tiên này, được biết đến là hình thức sonata, đã đặt nền móng cho thể loại giao hưởng như chúng ta đã biết vào thời điểm đó, khoảng hai trăm năm ngay trước thế kỷ 20 của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể giải thích được sự phổ biến và phát triển to lớn của hình thức sonata này trong hai trăm năm. Điều gì khiến nó rất được ưa chuộng, rất trọn vẹn? Thực sự có hai điều: điều đầu tiên, ba phần cân bằng hoàn hảo, hãy ghi nhớ điều đó và thứ hai, sự hấp dẫn trong các yếu tố tương phản của nó. Cân bằng và tương phản – trong hai từ này, chúng ta sẽ có được những bí mật chính của hình thức sonata. Đầu tiên hãy xem thiết kế của ba phần đó; đây là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy xung quanh mình. Hãy nghĩ về một chiếc cầu với hai ngọn tháp lớn ở hai bên bờ sông, với nhịp cầu kết nối chúng quét qua mặt nước. Đó là một hình thức ba phần. Một. Hai. Ba. Chắc hẳn tất cả các cháu đều cảm thấy hài lòng và thích thú khi đến nhìn một cấu trúc ba phần như vậy. Hoặc hãy nghĩ về một cây du, với thân cây của nó ở giữa và các cành có hình dáng chiếc ô cong ra ở hai bên. Đó là một cấu trúc ba phần khác. Hoặc cấu trúc ba phần cân bằng của một khuôn mặt người, với phần chính giữa của mũi và miệng, và hai phần mắt và tai đối xứng như soi gương. Lại là hình thức ba phần, một, hai, ba. [Tới bên piano] Tất nhiên bây giờ bất kỳ hình thức cơ bản và tự nhiên nào cũng phải tự nhiên như trong âm nhạc. Và giờ là như vậy; hình thức đơn giản nhất của một bài hát thường là hình thức ba phần. Lấy một giai điệu nhà trẻ quen thuộc mà tất cả chúng ta đều biết là bài Twinkle, Twinkle, Little Star. Đây là phần đầu tiên, chẳng hạn, chúng ta gọi là phần A; [Chơi piano: Twinkle, Twinkle, Little Star] sau đó là phần giữa, chúng ta gọi là phần B [Chơi piano: Twinkle, Twinkle, Little Star] và cuối cùng là trở lại phần đầu tiên A [Chơi piano: Twinkle, Twinkle, Little Star] Và bài hát kết thúc. Đó rõ ràng, chính xác là một dạng ba phần A,B,A. Và bây giờ hãy xem cấu trúc đơn giản nhỏ bé này phát triển ra sao khi được sử dụng trong một bài hát dài hơn một chút, chẳng hạn trong một bài hát pop hiện đại. Trên thực tế, hầu hết các giai điệu pop đều tuân theo hình mẫu ABA này rất nghiêm ngặt. Điều khác biệt duy nhất ở đây – và quan trọng – như các cháu sẽ thấy sau đó – thường là phần A đầu tiên sẽ được lặp lại ngay lập tức, trước khi phần B xuất hiện, vì vậy, hình mẫu thực sự sẽ là A-A-B-A, thay vì chỉ là A-B-A. Nhưng nó vẫn được thực hiện giống như hình thức ba phần A-B-A, chỉ là phần đầu tiên được chơi 2 lần liên tục. Hãy chơi một giai điệu pop, thực tế là một giai điệu điển hình của Beatles, và xem điều gì sẽ xảy ra. Đầu tiên là phần A [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Đó là phần A. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra? Phần A được lặp lại một cách chính xác. [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Đó là kết thúc của phần A được lặp lại. Phải không? Phải. Bây giờ đến phần B tương phản. [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Chú nghĩ đó là cách mà nó diễn ra. Đó là phần B và điều này đưa chúng ta trở lại phần A trong tất cả ánh hào quang của nó. [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Chà, đó là một bước tiến nhỏ từ Twinkle, Twinkle, Little Star, nó nhỏ, những vẫn là một bước tiến. Nó phát triển về kích thước và có thêm một đặc điểm sang trọng – sự lặp lại của phần A mà Twinkle, Twinkle, Little Star không có. Bây giờ chúng ta hãy theo dõi sự phát triển của một bài hát ba phần lớn hơn nữa, được mở rộng thành một aria opera lớn – ví dụ một aria nổi tiếng trong vở Carmen được hát bằng một cô gái khác, Micaela. Ở đây có một chút phức tạp hơn. Nó không thực sự được chia tách thành một A-B-A rõ ràng nhưng chú có thể chắc rằng các cháu vẫn có thể theo dõi được hình thức ba phần của nó, cũng dễ dàng như bài hát của Beatles; phần đầu ngọt ngào, trữ tình, phần giữa kịch tính và hào hứng hơn và trở về phần đầu êm ả. Và người sẽ hát cho chúng ta là cô Veronica Tyler, người đã lần đầu ra mắt trên tivi trong một buổi Hoà nhạc dành cho những người trẻ tuổi vài năm trước. Chúng ta vui mừng khi cô trở lại cùng chúng ta với aria Micaela trong vở opera Carmen. [Dàn nhạc: Bizet – Carmen: aria Micaela] Chà, bây giờ chúng ta đã học được cách nhận biết hình thức một bài hát ba phần, và chú chắc chắn là chúng ta đã làm được, chú nghĩ chúng ta đã sẵn sàng để quyết tâm tìm hiểu chính hình thức sonata. Bởi vì một chương sonata điển hình thực sự chỉ là một phiên bản mở rộng hơn của hình thức ba phần, ngay cả với sự cân bằng của hai phần A ở hai bên phần B ở chính giữa. Và đây là nơi mà tấm bản đồ đường phố khó chịu đó xuất hiện – chú xin lỗi nhưng chúng phải làm như vậy: phần đầu tiên, hoặc phần A được gọi là phần trình bày: đây là nơi mà các chủ đề của chương nhạc xuất hiện lần đầu tiên – hoặc được bộc lộ, vì vậy: nó được gọi là phần trình bày. Theo sau đó là phần B, là nơi mà một hoặc một vài hoặc tất cả các chủ đề được phát triển theo những cách khác nhau; và vì vậy nó được gọi là phần phát triển. Và cuối cùng, như các cháu mong đợi, chúng ta có phần A được tuyên bố quay trở lại; và phần ba này được gọi – hãy coi chừng! – phần tái hiện. Ồ, thật là một từ khó nuốt đây. Thực sự thì chú cũng không quá say mê các từ đó nhưng chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta phải dùng những từ ngữ được sử dụng phổ biến nhất để hiểu; vì vậy chú đoán chúng ta sẽ mắc kẹt với những từ này: trình bày, phát triển và tái hiện cho A-B-A của chúng ta. Nhưng bất kể chúng ta sử dụng g từ ngữ nào, khái niệm về ba phần vẫn rõ ràng và đơn giản; cảm giác cân bằng chúng ta có từ hai phần tương tự nhau nằm ở hai bên của phần phát triển trung tâm, như hai tai nằm ở vị trí cân bằng so với mũi. Nhưng các cháu nhớ rằng chú đã nói có hai bí mật chính của một sonata: cân bằng và tương phản. Và khái niệm của sự tương phản cũng quan trọng như khái niệm khác về sự cân bằng, đó là điều mang lại cho hình thức sonata sự kịch tính và hào hứng. [Tới bên piano] Bây giờ thì sự tương phản này diễn ra như thế nào? Chú sẽ chỉ cho các cháu; và ở đây chúng ta phải tìm hiểu về kỹ thuật trong vòng một, hai phút. Những chú chắc rằng các cháu sẽ không bận tâm về điều đó; bởi vì những gì chú sắp chỉ cho các cháu bây giờ là rất quan trọng – trên thực tế đây là gốc rễ cho toàn bộ quá trình diễn biến của sonata. Và đó là cảm giác của khoá nhạc hoặc giọng điệu. Hầu hết âm nhạc chúng ta nghe được viết ở giọng này hay giọng khác; không nhiều âm nhạc hoà tấu được viết vào thời buổi này, nhưng hầu hết thứ âm nhạc mà các cháu có thể nghe đều được viết ở một giọng nào đó. Chẳng hạn như, bài hát Beatles chúng ta chơi lúc nãy ở giọng: [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Đó là Pha trưởng. Nhưng cũng có thể ở Son trưởng. [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] Hoặc cũng có thể ở Đô trưởng [Hát: Lennon/McCartney – And I Love Her] hoặc bất kỳ trong 12 giọng trưởng khác nhau. Không phải 12 giọng khác nhau, mà toàn bộ 12 giọng. Nhưng bất kỳ giọng nào trong đó – hãy lấy giọng Đô trưởng – các cháu sẽ cảm thấy một nốt nhạc chính, trung tâm hoặc đĩa nhà (home plate trong bóng chày), là nơi âm nhạc thuộc về, bắt đầu từ đó và quay trở về đó. Nốt nhạc chính đó gọi là chủ âm. [Chơi nhạc] Chủ âm là nốt nhạc đầu tiên trong thang âm. [Chơi nhạc] Và hợp âm chủ là hợp âm xây dựng trên nốt nhạc đó. [Chơi nhạc] Tất cả những nốt nhạc trong thang âm cũng đều có tên; nhưng chú sẽ không làm phiền các cháu về chúng nữa trừ ngoại lệ này, mà chú muốn các cháu ghi nhớ: âm át. Đó là tên gọi nốt thứ năm của bất kỳ âm giai nào. [Chơi nhạc và đếm] 1, 2, 3, 4, 5 – ở giọng Đô trưởng thì nốt thứ năm sẽ là Son [Chơi nhạc] và hợp âm át là hợp âm được xây dựng trên nốt này. [Chơi nhạc] Đó là âm át. Bây giờ đến sự kiện chính – làm sao hai giọng trung tâm này, chủ âm và âm át, lại liên quan đến nhau. Nếu chú chơi hợp âm chủ và hợp âm át, theo thứ tự đó, các cháu cảm thấy thế nào? [Chơi nhạc] Có một cái gì đó chưa kết thúc, chưa được giải quyết phải không? Các cháu cảm thấy một sự thôi thúc mãnh liệt trở lại với chủ âm, nơi các cháu bắt đầu, đúng không nào? Được thôi, hãy chơi theo thứ tự ngược lại, từ hợp âm át đến hợp âm chủ [Chơi nhạc] và các cháu cảm thấy thoả mãn, phải không? Như các cháu thấy, chủ âm như một thỏi nam châm; các cháu có thể rời khỏi nó, đi tới tất cả những hợp âm khác [Chơi nhạc] giọng khác, hoặc những giọng trung tâm khác, nhưng ở đoạn kết, chủ âm luôn kéo các cháu quay về. [Chơi nhạc] Và từ lực kéo từ tính này, đi khỏi đó và trở về chủ âm, hình thức sonata cổ điển được xây dựng. Đó là nơi mà sự kịch tính xảy ra, sự căng thẳng – trong sự tương phản của các giọng này với các giọng khác. Hãy nhìn xem điều này hoạt động như thế nào trong một bản nhạc thực sự của Mozart. Nhà soạn nhạc sẽ bắt đầu bản sonata của mình một cách tự nhiên ở chủ âm, và chủ đề mở đầu của ông sẽ ở giọng này, trong bản sonata nổi tiếng giọng Đô trưởng của Mozart. Đây là chủ đề chính. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Nhưng bây giờ, như một ảo thuật gia, ông dụ dỗ chúng ta rời khỏi chủ âm để đến một giọng mới – âm át [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Ở đây chúng ta có hợp âm át – Son trưởng. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Và trong giọng mới này Mozart đưa ra cho chúng ta một chủ đề mới, chủ đề thứ hai của ông, nó như thế này: [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] và cuối cùng, vẫn ở giọng Đô trưởng, ông đưa cho chúng ta một giai điệu như một khúc kèn lệnh mà ông khép lại phần trình bày. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Như vậy chúng ta đã có, sự thiết lập vững chắc trong hợp âm át Son trưởng và phần trình bày của chương nhạc kết thúc. Bây giờ ở điểm này trong sonata cổ điển, chúng ta thường va vào một dấu hiệu lặp lại, có nghĩa là trở lại phần đầu và chơi toàn bộ phần A hoặc phần trình bày các cháu vừa nghe, tất cả được chơi lại. Giống như Beatles. Nhớ chứ? A-A-B-A. Các cháu lặp lại câu nhạc đó. Và vì vậy, lần thứ hai, các cháu nghe toàn bộ phần trình bày – chủ đề một, chủ đề hai và chủ đề kết thúc, bắt đầu với chủ âm và kết thúc với âm át. Nhưng không có nghĩa gì khi chơi nó cho các cháu nghe bây giờ. Chúng ta vừa nghe nó xong. Vì vậy các cháu chuyển sang phần tiếp theo. Thực tế toàn bộ phần trình các cháu vừa nghe là một sự kiện kịch tính, kịch tính của việc chạy trốn khỏi ngôi nhà – một sự thoát ra khỏi nam châm mà ta gọi là âm chủ. Bây giờ màn tiếp theo sắp đến, phần phát triển, tăng cường sự kịch tính đó, lang thang thậm chí xa nhà hơn, thông qua những giọng thậm chí xa hơn, nhưng rồi cuối cùng nhượng bộ và trở về nhà trong màn thứ ba – hoặc tái hiện. Đó là tất cả sự kịch tính của nó. Vì vậy trong phần thứ hai, hoặc phần phát triển của bản sonata của Mozart, nhà soạn nhạc đã để trí tưởng tượng của mình rong chơi tự do; các chủ đề mà ông đã đưa ra trong phần trình bày lang thang xung quanh từ một giọng xa lạ này đến giọng khác – như một chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Bây giờ bởi vì bản sonata đặc biệt này của Mozart là một bản rất ngắn, phần phát triển cũng rất ngắn. Trên thực tế, chủ đề duy nhất Mozart phát triển là giai điệu kèn lệnh ngắn mà chúng ta vừa nghe – chủ đề kết thúc phần trình bày [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] nhưng bây giờ trong phần phát triển, ông đặt nó trong các nhịp của nó… như thế này. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Điều này đưa chúng ta tới phần thứ và và cũng là phần cuối cùng của hình thức sonata ba phần – phần tái hiện. Và đây là giây phút khi nam châm mà chúng ta đang nói đến cuối cùng cũng thành công trong gian khổ và kéo chúng ta về nhà, với chủ âm; và toàn bộ phần trình bày được lặp lại hoặc tái hiện. Chỉ lúc này chúng ta mới phải nghe nó toàn bộ trong chủ âm, thậm chí cả chủ đề hai và chủ đề kêt thúc, mà nguyên bản chúng ta nghe ở âm át; để khi chương nhạc kết thúc, chúng ta ở nhà một cách an toàn, trong Đô trưởng nơi mà chúng ta bắt đầu. Tất nhiên Mozart, giống như tất cả các thiên tài khác đều đầy ắp sự bất ngờ. Ông ấy không phải lúc nào cũng luôn luôn tuân theo luật của trò chơi. Trên thực tế, ông thường mang tới cho chúng ta nhiều niềm vui âm nhạc bằng cách phá bỏ luật lệ hơn là tuân theo chúng. Trong bản sonata giọng Đô trưởng của ông, nơi mà phần tái hiện nên ở chủ âm Đô trưởng, Mozart cho chúng ta thấy, ông ấy vẫn kháng cự lại nam châm của chủ âm; và ông đưa cho chúng ta phần tái hiện về giọng không mong đợi Pha trưởng. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Nhưng bây giờ Mozart nhượng bộ và nam châm cuối cùng cũng thắng. Phần còn lại của chương nhạc nhỏ này an toàn và ấm áp, trở về nhà trong Đô trưởng. [Chơi nhạc – Sonata giọng Đô trưởng] Bây giờ điều đó đã không quá khó, phải không? Tất nhiên là khó để chơi. Nó nghe có vẻ dễ dàng hơn. Nhưng không quá khó để theo dõi hình thức. Bây giờ các cháu thấy chú muốn gì về sự cân bằng và tương phản không? Sự cân bằng của hình thức ba phần (trình bày, phát triển và tái hiện) và sự tương phản của chủ âm và âm át. Tất nhiên, còn nhiều thứ hơn nữa mà chúng ta không thể giải thích trong một giờ ngắn ngủ này: Giọng tương phản không phải lúc nào cũng luôn là âm át; luật lệ bị phá vỡ ở khắp nơi. Và sau đó là toàn bộ vấn đề của phần giới thiệu và coda – những phần thêm vào của phần mở đầu và kết thúc của chương sonata; nhưng các cháu còn rất nhiều thời gian để học về chúng. Những gì quan trọng bây giờ là các cháu thấy hai điều chính: hiệu ứng nam châm của chủ âm và hình thức A-B-A. Chỉ cần trang bị với thông tin đó, các cháu đã có thể nhận biết và theo dõi được bất kỳ chương nhạc có hình thức sonata cổ điển nào. Để xem liệu chú có đúng hay không, chú sẽ đưa cho các cháu một thách thức bất ngờ và chơi cho các nghe chương cuối bản giao hưởng Cổ điển của Prokofiev – một tác phẩm hiện đại, nhưng là một sự mô phỏng tuyệt vời hình thức sonata cổ điển thế kỷ 18. Nó có phần trình bày bao gồm chủ đề đầu tiên ở chủ âm, chủ đề thứ hai ở âm át và chủ đề cuối cùng ở âm át. Sau đó toàn bộ phần trình bày được lặp lại một cách chính xác; sau đó là một phần phát triển mà các chủ đề này được thảo luận một cách tự do và rồi cuối cùng là phần tái hiện là toàn bộ phần trình bày, chỉ có điều là tất cả ở chủ âm. Đây là một ví dụ hoàn hảo, hình thức sonata ở dạng đơn giản và rõ ràng nhất của nó A-B-A. Hãy xem liệu các cháu có theo dõi nó kịp không. [Dàn nhạc: Prokofiev – Giao hưởng Cổ điển] Chú hi vọng rằng chú đã đúng khi nghĩ rằng các cháu có thể theo kịp hình thức của chương nhạc này của Prokofiev. Nếu chú sai, các cháu sẽ có cơ hội khác trong chút nữa để thử vận may của mình. Nếu chú đúng, các cháu đang tiến triển tốt trên con đường trở thành người nghe nhạc thực thụ. Bởi vì, như chú nói lúc trước, bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức với một giai điệu hoặc một tiết tấu, thật dễ dàng. Để thưởng thức hình thức của một tác phẩm âm nhạc khó hơn nhiều. Nên các cháu phải là một người nghe thực thụ. Nhưng một người nghe nhạc thực thụ có thể nhìn hoặc nghe thấy hình thức của một tác phẩm cũng rõ ràng như một người có thể nhìn thấy hình thức ba đoạn của một chiếc cầu. Bây giờ, tự tin rằng tất cả các cháu đề là những chuyên gia mới của chủ đề về hình thức sonata, bọn chú giữ lời hứa và chơi cho các cháu nghe lại chương mở đầu của bản giao hưởng Jupiter mà chúng ta bắt đầu chương trình, bản giao hưởng vĩ đại giọng Đô trưởng. Chỉ lần này thôi, bởi vì chương nhạc đặc biệt này được mở rộng rất nhiều – được phát triển và phức tạp hơn nhiều những chương nhạc mà chúng ta vừa nghe – bọn chú quyết định tranh thủ sự giúp đỡ của chín sinh viên trẻ từ The Mannes College of Music, những người đang giơ các tấm biển trống vào lúc này. Bây giờ, những gì họ sẽ làm là khi âm nhạc tự nó mở ra, khi mỗi phần mới được xuất hiện, chín con người trẻ tuổi quyến rũ này, những người mà các cháu có thể thấy đã hình thành cho các cháu rất rõ ràng hình thức ba phần, sẽ thông báo mỗi phần bằng cách quay biển báo lại. Nếu bất kỳ ai trong số các cháu vẫn còn những nghi ngờ về hình thức sonata, những người cầm tấm biển này nên làm rõ chúng cho các cháu. Điều còn lại duy nhất chú có thể nói với các cháu trước khi bọn chú chơi nhạc là vì lý do thời gian, bọn chú sẽ không tuân theo dấu hiệu lặp lại phần trình bày. Thay vì như của Beatles A-A-B-A, bọn chú sẽ chỉ chơi đơn giản A-B-A. Ngoài ra, các cháu phải tự thân vận động, và chú hi vọng rằng các cháu thực sự nghe tác phẩm này với đôi tai mới. Nguồn: https://nhaccodien.vn
Vẻ đẹp thực sự của âm nhạc classical ở đâu ? Thế nào là nghệ thuật âm nhạc classical đích thực ..?? Quá khó để trả lời vì nó phải cảm nhận bằng chính trái tim của người nghe. Nhưng chắc chắn nó phải là kỹ năng điêu luyện của người nghệ sỹ để thể hiện toàn bộ sắc thái của âm nhạc đích thực chứ không phải là những note nhạc màu mè, mới lạ !!! Nước Nga là một cường quốc âm nhạc classical cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Quốc ca Nga chưa bao giờ được người Nga trình diễn dưới hình thái nghệ thuật. Còn nước Đức - họ vẫn luôn là trung tâm của nghệ thuật âm nhạc từ cổ chí kim. Không cần những lời lẽ sáo rỗng, những âm thanh hùng hồn, người Đức chơi Quốc ca Nga làm "người đàn ông thép' Putin phải bật khóc. Và có lẽ không chỉ riêng Putin...
Bác đưa bộ này ra thì đưa lên Chợ cho nhanh chứ đưa vào đây sai chỗ. Nhạc classical (aka Cổ điển) đòi hỏi khá khắt khe, nhất là những tác phẩm bác chụp qua cover đều là tác phẩm nổi tiếng. Chúng có tuổi đời tính bằng trăm năm và đến giờ người ta vẫn miệt mài đi tìm vẻ đẹp của nó. Với mỗi album nhạc classical, các thông tin cần phải đầy đủ, chỉ tiết hơn vì sự khác biệt của chúng trong giới hâm mộ classical rất rõ ràng 1. Nhạc công nào chơi ? dàn nhạc nào / nhạc trưởng nào chỉ huy ? 2. Thu âm năm nào ? bản gốc hay bản remastered ? Hãng đĩa nào nào phát hành ? 3. Tác phẩm nguyên bản hay bản chuyển soạn ? Nếu là chuyển soạn thì ai chuyển soạn, cho nhạc cụ nào .. Mình lấy ví dụ như Bach - Toccata and Fugure. Nhà soạn nhạc họ Bach có khá nhiều, người nổi tiếng thì có J.S Bach, C.P.E Bach, J.C Bach ... Cứ tạm cho là Toccata của J.S Bach thì bản thân ông ấy cũng có hơn chục bản Toccata n Fugure khác nhau. Bản nổi tiếng nhất được đánh số BWV 565 và nó được viết cho đàn pipe Organ. Tuy nhiên, sau này nó được chuyển soạn cho rất nhiều nhạc cụ khác, thậm chí chuyển soạn cho cả dàn nhạc chơi.
Vào năm 1836, Mendelssohn được chỉ định làm nhạc trưởng của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus, và ông đã chọn Ferdinand David – người bạn thân, đồng thời cũng là một nghệ sĩ vĩ cầm đầy tài năng làm bè trưởng (concert master) của dàn nhạc. Trong một bức thư gửi cho David đề ngày 30 tháng 7 năm 1838 , ông viết: “Tôi đang rất muốn viết một tác phẩm concerto trong mùa đông này. Khúc dạo đầu của bản nhạc giọng Mi thứ này cứ lởn vởn mãi trong đầu tôi, làm cho tôi không lúc nào được yên”. Tuy nhiên, tác phẩm phải mất đến hơn 6 năm để hoàn thành. Có khá nhiều lý do cho sự chậm trễ này, một trong số đó là bản giao hưởng số 3, vốn được sáng tác xen giữa thời gian này, sau đó là khoảng thời gian không mấy vui vẻ tại Berlin khi Mendelssohn phải phục vụ cho hoàng đế nước Phổ – Frederick William đệ Tứ - trong vai trò nhạc trưởng cung đình. Nhưng có một nguyên nhân đặc biệt, đó là sự e dè, hoài nghi bản thân của chính tác giả. Vì kiểu tác phẩm đòi hỏi sự rực rỡ, phô diễn, nhiều biến hóa này khá xa lạ với phong cách của Mendelssohn – vốn thiên về truyền thống (classical và baroque) Trong thời gian đó, Mendelssohn vẫn giữ liên lạc với David qua thư từ, trao đổi về nội dung cũng như các chi tiết, kỹ xảo, kỹ thuật cần có của bản concerto này. Có thể nói, đây là bản concerto đầu tiên cho phép người nghệ sĩ biểu diễn tham gia vào quá trình thai nghén, hình thành tác phẩm, tạo một tiền đề tốt cho các bản concerto của các tác giả khác được sáng tác sau này. Nhờ đó, tác phẩm không chỉ vượt qua khỏi cái bóng khổng lồ của Beethoven, mà còn kết hợp được cả tính trữ tình thơ ca của Schubert cùng sự cách tân trong kỹ thuật biểu diễn. Trong đó đáng chú ý nhất là tính liên tục không có đoạn nghỉ giữa 3 chương nhạc, không chỉ vậy, các chương còn tự gắn kết với nhau; sau đó là vai trò chủ động của violin ngay phần đầu tác phẩm, cùng sự biến hóa liên tục của các chủ đề. Có ý kiến cho rằng với sự cách tân này, Mendelssohn đã thay đổi hoàn toàn hình thức concerto cổ điển; đồng thời đưa tác phẩm này trở thành bản concerto đầu tiên theo đúng phong cách lãng mạn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, là một nhạc trưởng, Mendelssohn rất ghét việc khán giả vỗ tay khi kết thúc một chương/ đoạn vào thời đó nên ông đã cố tình viết cho dàn nhạc chơi liền mạch để bà con khỏi vỗ tay !!! Cho nên, văn hoá nghe classical không vỗ tay giữa các đoạn/ chương ngày này có lẽ xuất phát từ Mendelssohn, chính xác hơn là từ bản Violin concerto huyền thoại này của ông. Trong buổi công diễn đầu tiên, vì bị ốm nên Mendelssohn không thế chỉ huy dàn nhạc, vai trò nhạc trưởng được trao cho Niels Gade. Trái ngược với sự lo lắng trước đó của Mendelssohn, tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay trong lần công diễn đầu tiên, và yêu cầu biểu diễn lần thứ hai ngay sau đó. Khoảng 1 tháng sau buổi biểu diễn lần thứ hai này, theo kế hoạch thì Clara Schumann sẽ biểu diễn bản concerto viết cho piano và dàn nhạc của chồng mình – Robert Schumann tại Dresden. Nhưng thật đáng tiếc, vị bị ốm nên bà đã không thể biểu diễn. Nhạc trưởng của buổi hòa nhạc, Ferdinand Hiller đã thay thế bằng bản concerto cho violin của Mendelssohn. Solist chính là Joseph Joachim – một học trò của David, khi đó mới 15 tuổi. Những tràng pháo tay không ngớt dành cho màn trình diễn tuyệt vời của người nghệ sĩ trẻ chính là một trong những nấc thang đầu tiên đưa ông trở thành một tượng đài vĩ cầm lớn của thế kỷ 19. Bản concerto của Mendelssohn có ảnh hưởng sâu đậm và truyền cảm hứng cho các thế hệ nhạc sĩ sau đó. Có thể nói, các kỹ thuật, giai điệu, phong cách của tác phẩm này đã trở thành mẫu mực, thường xuyên được các nhạc sĩ khác tiếp thu và phát triển trong các tác phẩm của họ. Thông thường, đỉnh cao của mỗi chương nhạc hầu hết được tạo ra bằng cường độ fortissimo (mạnh mẽ) thì trong bản concerto này, Mendelssohn lại làm cho những khoảnh khắc quan trọng nhất trong tác phẩm của mình trở nên yên tĩnh nhất. Phần solo mở rộng (cadenza) vốn phải xuất hiện ở cuối một chương, nhưng Mendelssohn đã đặt nó ở bước ngoặt cao trào ngay sau phần giữa. Cũng như sau này, nó được phát triển thành cách đặt đoạn cadenza khác thường trong concerto cho violin của Tchaikovsky (ngay trước hồi kết chương 1) hay đoạn cadenza trong concerto của Sibelius cũng được dùng để kéo dài thêm phần phát triển chủ đề chính.... Cũng từ bản concerto huyền thoại này, các nhà soạn nhạc bắt đầu tự sáng tác các đoạn cadenza, các solist không cần phải ứng tấu như các tác phẩm thời kỳ của Mozart - Beethoven nữa. Thêm vào đó, sự nối tiếp chặt chẽ của 3 chương nhạc cũng cho các nhạc sĩ một cách biểu đạt mới, điển hình là bản concerto số 2 cho piano của Franz Liszt.... Điều này dẫn tới việc violon concerto của Mendelssohn là concerto được mượn ý tưởng nhiều nhất xưa nay.
Đây là tác phẩm nhạc cổ điển em thích nhất. Chả hiểu sao bản này em thích nữ chơi, ví dụ như Kyung Wha Chung và Anne-Sophie Mutter.
Tụ Philips MKT nhìn giống tụ lọc nhiễu EMI. Các tụ khác cụ lấy ra đo kiểm thử, nó sai lệch điện dung, thường là tăng lên khoảng 50% hoặc 100% thì có lẽ cần thay thế tụ tốt đúng với điện dung của tụ.
Mình cùng ý kiến. Có lẽ bản thân giai điệu cho violin mềm mại, thêm một chút lả lướt, bớt một chút kịch tính của nó khiến các violinist nữ hợp với nó hơn. Tuy nhiên, bản concerto này vẫn theo truyền thống là phần cho dàn nhạc "nặng" hơn nên nếu nhạc trưởng ko đủ tầm hoặc cũng chơi mềm mại, ít kịch tính thì nghe cũng chán phết. Mình thích các nhạc trưởng nặng đô chút như Kurt Masur, R. Chally, Marris Janson... Điển hình là dù Hilary Hahn chơi hay nhưng dàn nhạc do Hugh Wolff chỉ huy chơi quá mềm cũng làm chất lượng tổng thể ko ổn. Sở dĩ mình chọn clips trên vì nhạc trưởng trẻ tuổi đó là một trong 2 ngôi sao mới nổi (cùng với Makela)
Sáng nay em nghe đia CD Concerto for violin & Ochestra in D, Op.77 do hãng đĩa EMI phát hành năm 1992 khá ok. Em nâng cấp nguồn phát từ các đầu CD cỏ, ve trai lên 1 loại đầu CD audio research Model CD1 (Loại này có sử dụng thêm cổng ra Balance - có dùng mạch chuyển đổi vi sai ), thì hệ thống đã lột xác hoàn toàn. Các bản Concerto nghe ok, riêng các bản Symphony thì vẫn không thật sự ổn cho lắm, tuy nhiên em vẫn cảm thấy ổn hơn nhiều so với nguồn phát là CD cỏ, ve trai trước đây - Đã trải qua nhiều năm gắn bó với chúng, bây giờ cho chúng vô kho làm kỷ niệm.
Loại này nhạc cụ thực (Acoustics) nên các lớp âm là thực chứ ko phải echo, reverb như nhạc cụ điện tử. Em nghĩ càng nhiều lớp âm thì cái củ loa sẽ phải làm việc gấp nhiều lần. Năng lượng do đó cũng cần nhiều hơn, chứ ko phải cứ kêu to là nhiều năng lượng. Có đầu Balance XLR bản thân nó đã tốt hơn rồi vì điện áp cấp ra thường là 4.8-5.3V thay vì 1.8-2.4V của RCA cũ.
Em nghe thử đĩa CD Gustav Holst - The Planets , phải nói là âm thanh khá ấn tượng, trong dàn nhạc có sử dụng 2 cây đàn Harp, dàn kèn khá là đông, âm thanh mang lại những cảm xúc khá lạ. Hệ thống âm thanh phát lại cũng tạm ok, không hề nao núng trước 4 cây cello, hàng loạt cây kèn và những cây violin. Trước đây khi sử dụng nguồn phát cỏ, ve chai, thì không thể nuốt nuổi CD này. Holst: Die Planeten ∙ hr-Sinfonieorchester ∙ Hugh Wolff (youtube.com) Gustav Holst - Jupiter, the Bringer of Jollity (youtube.com)
Bác lại đi so sánh CD ghi âm 2003 với bản ghi âm năm 2023 (dù chỉ là qua Youtube). Bản này của Holst rất nổi tiếng đấy. Có lẽ cũng giống Mahler, ông ấy dùng đến 2 bộ trống Tipani và biên chế kèn đồng (brass) cũng gấp đôi dàn nhạc thông thường. Em cũng hay dùng chương 6 làm track test hệ thống. Bản này chắc vai trò của loa quyết định hơn các thành phần khác vì bản thân tiếng kèn đồng brass đã dựa trên nguyên lý khuếch đại quá đà (vỡ tiếng) rồi
Sao Pluto (Diêm Vương tinh) đã được phát hiện bốn năm trước khi Holst qua đời vào năm 1934 nhưng Holst không viết thêm chương Pluto. Phải đến năm 2000, nhạc trưởng Kent Nagano mới yêu cầu nhà soạn nhạc Colin Matthews viết chương thứ 8 của tổ khúc này và lấy tên là Pluto - the Renewer. Hầu hết các nhạc trưởng nổi tiếng đều chơi Tổ khúc này. Cá nhân em thì thích nhất 3 bản. Paavo Järvi nhiều màu sắc nhất. Daniel Harding giàu năng lượng nhất và Simon Rattle cân bằng và đầy đủ nhất (cả chương Pluto). Do đó, để test hệ thống âm thanh, em hay dùng bản của Daniel Harding
Mà em thấy bác bỏ dần CD đi thôi, classical với công nghệ ghi âm hiện đại bây giờ nghe đã hơn nhiều. Ngoài ra, khá hiều nghệ sỹ mới chơi cũng ko kém gì thế hệ thế kỷ 20, nhiều người còn vượt trội cơ. Ví dụ dao này em thích nghe Fazil Say, ông ấy vừa thành công trong vai trò nghệ sỹ piano vừa nổi tiếng trong vai trò là nhà soạn nhạc. Riêng cái âm hưởng Ả rập - Ba Tư trong âm nhạc của ông ấy có thể nói là thế kỷ trước ko có ai.