Không dùng CD làm nguồn phát thì em lại chưa biết bắt đầu từ đâu, vì không chú ý đến vấn đề nhạc số, nên gần như không có sự chuẩn bị cho sự thay đổi nguồn phát trong lúc này. ;Ông Farzil Say trong video đầu chơi phá cách 1 bản nhạc rất quen thuộc cũng khá là hay, video thứ 2 ông chơi có vẻ có sự sáng tạo trong đó. Còn video thứ 3, thì tiếng cây violin điều phối em nghe có vẻ hơi ghắt tiếng ( không biết có vẻ như thiết kế vật liệu sợi dây cứng quá hay mềm quá nên khi siết dây nó tạo ra lực căng làm hơi ghắt tiếng chăng??) Với việc nghe khi nghe nhạc qua Youtube có thể phải tắt màn hình vì phần nhìn của mình có thể gây mất tập trung cho việc nghe.
Bác cứ quan bên Computer Music tìm hiểu, đơn giản ấy mà. Còn nếu vẫn thấy phức tạp thì add Zalo em để trao đổi. Dĩ nhiên, em dùng Youtube cho tiện trong việc giới thiệu thôi chứ bác biết tính em rồi. Nếu bác thích thì em sẽ chuyển cho bác file định dang hi-res đoàng hoàng chứ Clip 1 là chương 3 Rondo alla Turca trong bản Sonata số 11 của Mozart (K.331) và Say chơi theo phong cách jazz nhẹ nhàng (vì đây là đoạn bonus - tức phần Encore trong concert của ông ấy). Say chơi hầu hết các tác giả nổi tiếng và chính nhạc của ông ấy. Clip 2 là một sáng tác nổi tiếng của ông ấy. Ông ấy sử dụng kỹ thuật "Baglama" tạo ra cái "Con sordino Sound", nôm na là tạo một "màu mới" cho tiếng đàn, giả thanh bằng kỹ thuật bằng cách đè (ấn) dây đàn diano bằng tay trái và đánh note đó bằng tay phải. Black Earth lấy cảm hứng từ Kara Toprak, một bài hát phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả của bài hát, Aşık Veysel (1891-1973), là một trong những nhà thơ ballad vĩ đại cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ và là mắt xích cuối cùng trong truyền thống ngàn năm. Veysel bị mù khi còn nhỏ sau một cơn đậu mùa. Sau đó, ông bắt đầu học chơi Saz, một loại đàn luýt của Thổ Nhĩ Kỳ và học thơ, ban đầu là để giải trí. Ông làm quen với nhiều nhà thơ dân gian và sau năm 1928, ông cũng đi từ làng này sang làng khác với những bài hát của mình. Qua nhiều năm, ông đã trở thành biểu tượng văn hóa của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bài hát Kara Toprak, Veysel mô tả sự cô đơn và mất mát. Tất cả những gì còn lại là Black Earth, màu sắc của cảnh quan ở thị trấn quê hương Sivas của ông. Fazıl Say bắt chước âm thanh của Saz thông qua việc lựa chọn hiệu ứng trầm trong Phần giới thiệu và Lời kết của Black Earth - một sự chiêm nghiệm về chủ đề của một bản ballad. Ngược lại, văn hóa dân gian, phong cách piano lãng mạn và nhạc jazz đan xen vào nhau ở các phần trung tâm để tạo thành một sự bùng nổ quy mô lớn. Fazıl Say biểu diễn các tác phẩm này trong cả các buổi hòa nhạc nhạc cổ điển và lễ hội nhạc jazz: đặc biệt là trong các phần văn hóa dân gian, ông sử dụng sự tự do ứng tác vốn có trong cả nhạc dân gian và nhạc jazz (GG dịch) Clip 3 cũng là một sáng tác của ông ấy. Nghe tên thì chắc em ko cần giới thiệu nhiều. Điều đặc biệt ở đây là Say đã kết hợp sáng tạo của romance classical với modern classical, sử dụng đan xen "nghịch âm" của modern classical. Bác đã nghe Shostakovich rồi thì chắc ko lạ gì. Nghịch âm mà, không gắt mới lạ . Có điều cái "nghịch âm" này chơi trên nhạc cụ acoustic khác với nghịch âm thường thấy trên nhạc cụ điện tử. Nó cần hệ thống đủ tốt để tái hiện đầy đủ.
Bác chơi được cái CDP nào nên hồn chưa vậy. Thấy bác đang xài con DAC IFI chơi tai nghe mà cứ đi khuyên mấy bác chơi dàn, chơi CDP làm chi thế không biết
Bạn rảnh việc nhỉ ? Hội nghe nhạc classical bàn chuyện ko cần bạn vào thể hiện đâu Ngoài ra, trước khi định thể hiện thì bạn nên đọc cho kỹ. Tôi cần chia sẻ nhạc mới với bạn tôi nhưng nhà xuất bản ko in CD nên tôi khuyên bạn tôi chuyển qua Computer chứ tôi ko chê bai gì ở đây cả. Bạn cần chú ý, đây là topic về âm nhạc chứ ko phải nơi chơi/khoe thiết bị. P/S: còn bạn chơi nghiêm túc thì nên thể hiện bằng hành động. Tôi chán đến tận cổ cái trò phun nước bọt khắp nơi rồi. Cứ chuẩn bị CDP nào bạn thấy tự tin, tôi đem đồ đến tận nơi. Nhạc tôi chọn hoặc bạn chọn nhưng trong phạm vi classical ghi âm từ 2020 trở lại đây. Tiêu chí đánh giá là sự chính xác, điểm mặt chỉ tên được ko có khái niệm định tính hay nhạc tính nào cả. Đừng làm loãng topic này nữa !! Cám ơn nhiều
Còn đây là Alla Turca chơi nghiêm túc đúng chuẩn classical. Tuy nhiên, trang web cá nhân nên vẫn hơi nặng về trình diễn, ghi âm volume lớn, mất khá nhiều chi tiết Nghe nghiêm chỉnh thì đây ạ. Ghi âm chuyên nghiệp (chương 3 - 19:09)
Những bản này chưa có cd nên nếu bạn nào muốn nghe thử trên Qobuz thì mình hướng dẫn đăng kí không mất phí nhé!
@caoducviet1 @TrueHD Không sao các cụ, chơi thiết bị gì cũng đều ok, Âm nhạc nói chung nó mang tính chất giải trí, thư giãn, giúp phục hồi phần nào sức khỏe chăng?? Hoặc là dựa vào âm nhạc để lấy cảm hứng cho sự sáng tạo.
Ko có gì đâu bác. Ở mấy topic về thiết bị kia có mấy thành phần hung hăng, em ko chán ko buồn tranh luận nữa nên theo về đây thôi !
Mình vừa nhận được một Album mới ra lò, nóng bỏng tay sau bao ngày hóng đợi. Cám ơn bạn @hangtoan. Violin Concerto của Sibelius với mình và một số không nhỏ người yêu nhạc classical luôn đứng thứ nhất trong bản xếp hạng concerto cho violin !! Nhân tiện lan man thêm mấy dòng... ............ Chaconne của Johann Sebastian Bach là một tác phẩm ám ảnh đến kỳ lạ đối với các nhạc sỹ, nhà soạn nhạc. Nó đã được sắp xếp/ chuyển thể cho hầu hết mọi nhạc cụ, từ đàn pipe-organ, sáo flute, marimba, kèn clarinet, saxophone, piano, guitar... độc tấu đến song tấu cello, hợp tấu của trumpet và dàn nhạc....Nhưng nó là một cái gì đó siêu thực khi một nghệ sĩ vĩ cầm biểu diễn chaconne. Partita cung Rê thứ cho vĩ cầm độc tấu (BWV 1004) được Bach sáng tác vào khoảng giữa năm 1717 - 1720. Đây là một phần trong tuyển tập sáng tác của ông có tên là Sonata và Partita cho vĩ cầm độc tấu. Tác phẩm gồm 5 chương được đặt tên theo các điệu nhảy cung đình đương thời và đều được đặt bằng tên tiếng Pháp: Allemande, Courante, Sarabande, Gigue, và Chaconne. Chương cuối cùng được viết dưới dạng các biến thể và có thời lượng kéo dài khoảng chừng bằng cả bốn chương đầu tiên kết hợp lại, tức khoảng 15 phút. Sẽ không có gì đáng nói về bộ partita này trong âm nhạc "infinity" của Bach khi ông đang sống trong kỷ nguyên mà âm nhạc phục vụ tôn giáo và giải trí cung đình (nhảy nhót) nếu chương cuối Chaconne không dài một cách bất thường với các sắc màu cảm xúc mạnh mẽ. Cả 4 đoạn/vũ điệu đầu tiên đều hấp dẫn nhưng chúng trở lên lu mờ trước đỉnh cao chót vót của Chaconne. Các nhà sử học phỏng đoán rằng Bach đã sáng tác nó sau khi trở về từ một chuyến công du và được biết vợ mình Maria Barbara đã qua đời. Nhà soạn nhạc Johannes Brahms , trong một bức thư gửi cho Clara Schumann đã mô tả tác phẩm như thế này: “On one stave, for a small instrument, the man writes a whole world of the deepest thoughts and most powerful feelings. If I imagined that I could have created, even conceived the piece, I am quite certain that the excess of excitement and earth-shattering experience would have driven me out of my mind. If one doesn’t have the greatest violinist around, then it is well the most beautiful pleasure to simply listen to its sound in one’s mind.” “Trên một khuông nhạc, cho một nhạc cụ nhỏ bé, người đàn ông viết ra cả một thế giới của những suy nghĩ sâu sắc nhất và những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Tôi đang hình dung rằng nếu tôi có thể viết ra, thậm chí tạo ra một phần, tôi khá chắc chắn rằng sự phấn khích quá mức và trải nghiệm kinh hoàng sẽ khiến tôi bị mất trí. Cho dù không có một nghệ sĩ vĩ cầm nào đang ở gần đây để trình diễn cho chúng ta nghe, thì vẫn còn đó là niềm vui tuyệt vời nhất khi chỉ cần lắng nghe âm thanh của nó vang lên trong tâm trí của mỗi người.. " Hầu như các violist nổi tiếng thế giới đều từng trình diễn ít nhất 1 lần Chaconne. Nhưng Brahms sống trong thời kỳ Romatic - Lãng mạn, nơi cảm xúc cá nhân được đặt lên cao nhất trong âm nhạc còn Bach thuộc về thế giới khác nên mình chọn Hilary Hahn, kỹ thuật hoàn hảo, chính xác tuyệt đối và sang trọng đến lạnh lùng... ..và phiên bản cho piano khi Helene Grimaud chưa nổi loạn sang post-classic
Jean Sibelius bắt đầu làm quen với âm nhạc bằng các bài học piano từ bà của ông. Tuy nhiên, Sibelius là một học sinh rắc rối, ông chưa bao giờ thực sự chơi piano. Đến năm 14 tuổi, ông phát hiện ra cây vĩ cầm - violin và thốt lên “Khi tôi chơi, tôi tràn ngập một cảm giác kỳ lạ; nó như thể nội tâm/ cánh cửa bí mật của âm nhạc đã mở ra với tôi" . Ông mơ ước trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện và nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp biểu diễn suốt quãng đời còn lại. Thật không may, sự khởi đầu muộn màng ấy kết hợp với chứng sợ sân khấu đã ngăn cản giấc mơ của ông thành hiện thực (theo mình biết, sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13). Tuy nhiên, nhiều năm sau, tình yêu của ông dành cho cây vĩ cầm đã thấy lối thoát trong kiệt tác vĩ đại nhất của mình - Violin Concerto cung Đô thứ. Thời điểm Sibelius bắt đầu thực hiện bản concerto vào năm 1902, ông đã ngoài 30 tuổi, với hai bản giao hưởng, Finlandia và nhiều tác phẩm khác, ông đã khẳng định mình là nhà soạn nhạc hàng đầu của đất nước Phần Lan mới nổi. Mặc dù thành công trong sự nghiệp, được chính phủ Phần Lan trợ cấp khá hậu hĩnh chỉ để sáng tác, cuộc sống cá nhân của Sibelius thường xuyên xáo trộn trong thời kỳ này. Sở hữu một tính cách mơ mộng, u sầu, tật nghiện rượu từ thủa sinh viên của Sibelius ngày càng nặng và thói quen tiêu xài tùy ý đã khiến cuộc sống gia đình của ông trở nên căng thẳng vô cùng. Nghệ sĩ violin người Đức Willy Burmeister, violinist hàng đại thụ những năm 1890s, đã thúc đẩy Sibelius viết một bản concerto cho violin. Khi Sibelius gửi cho Burmeister một bản sao của bản nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm đã rất phấn khởi và nghĩ rằng mình sẽ biểu diễn buổi ra mắt thế giới của nó. Nhưng Sibelius, vốn luôn gặp khó khăn về tài chính, muốn công chiếu tác phẩm sớm hơn so với lịch trình của Burmeister. Do đó, Victor Nováček, một giáo viên violin địa phương, đã được chọn với Sibelius chỉ huy Dàn nhạc Helsinki Philharmonic vào ngày 8 tháng 2 năm 1904. Buổi biểu diễn là một thảm họa. Bản nhạc quá phức tạp cả về nội dung hình thức lẫn tinh thần. Nováček đã làm cho mọi thứ trở nên lộn xộn. Thất bại cay đắng cho khát vọng lớn lao này khiến Sibelius đặt lệnh cấm biểu diễn vĩnh viễn phiên bản gốc này. Sibelius sửa lại bản concerto của mình vào năm 1905 theo hướng rút gọn lại, đơn giản hơn. Và Burmeister lần nữa cầu xin nhà soạn nhạc cho anh ấy được trình diễn trước công chúng. Anh ấy viết, "Tôi sẽ chơi bản concerto ở Helsinki theo cách mà cả thành phố sẽ ở dưới chân anh." Nhưng Burmeister không bao giờ có cơ hội, nguyên nhân chính vẫn là điều bí ẩn. Tới tận năm 1990, hãng thu âm nổi tiếng BIS mới thuyết phục được gia đình Sibelius dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với phiên bản gốc của bản concerto và cho phép thu âm cả hai phiên bản. Leonidas Kavakos đến nay vẫn là violinist duy nhất có được vinh dự này. Nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc Leif Segerstam gọi nó là Universal Concerto. “Bạn không cần phải là một nhạc sĩ để hiểu được cảm giác bí ẩn của nó...Chương 2 là trung tâm thực sự của tác phẩm. Nó giống như hai người nhìn chằm chằm vào mắt nhau, tự ngạc nhiên về mức độ sâu sắc mà họ có thể đạt được trong hành động vĩ đại nhất của tự nhiên, sự sinh sản. ...” Violinist Tasmin Little thừa nhận: “Đó là một tác phẩm tối tăm và nhức nhối. Nếu bạn muốn thưởng thức chiều sâu và đỉnh cao của trải nghiệm, đây là bản concerto phải nghe... Leif Segerstam đúng 100% khi anh ấy nói rằng nó (chương 2) giống như một bài thơ về tính dục và là trái tim của tác phẩm - đó là thứ âm nhạc mạnh mẽ, mạnh mẽ và sâu sắc nhất mà tôi có thể nghĩ đến. Nó khiến tôi nổi da gà. Ngay cả khi tôi mới tám tuổi, tôi đã có thể hiểu rằng đây là phần quan trọng nhất của bản concerto... " Có lẽ tình yêu cuồng nhiệt, mê đắm nhưng ko bao giờ đạt được của Sibelius với cây đàn violin đã tạo nên đoạn Adagio đỉnh cao này... Tình chỉ đẹp khi còn dang dở !!!! Và có lẽ đó cũng là lý do Sibelius giành không gian rất lớn cho violin và bỏ qua truyền thống khi kéo phần cadenza lên giữa chương thay vì thường xuất hiện ở phần cuối của mỗi chương, như một bản tổng kết cho màn trình diễn điêu luyện của nghệ sĩ solo. Trước đó, trong bản Violin Concerto lừng danh của mình, Mendelssohn đã chuyển phần cadenza từ cuối chương đến ngay sau khúc giữa (mid-end), làm cho nó trở thành cao trào của tác phẩm về mặt cấu trúc. Trong bản concerto của riêng mình, Sibelius đã đưa sự đổi mới của Mendelssohn lên một bước xa hơn và tỷ trọng của phần cadenza cũng được gia tăng đáng kể so với truyền thống. Chuyện kể rằng .... .... Nó phức tạp, hấp dẫn, phức tạp một cách quỷ dị, và nghe không giống như những bản concerto khác trong các tiết mục violin. Nghe bản concerto cho violin của nhà soạn nhạc Phần Lan Jean Sibelius, bạn nghe thấy đêm tối mịt mù; giai điệu tinh khiết, tinh khiết bên trên phần đệm rất êm ái của bộ dây; các mô típ được ấp ủ; một cây vĩ cầm than thở nhưng không ngừng cất tiếng hát. Trong chương thứ hai, adagio di molto , một giai điệu tuyệt đẹp phát ra giữa những âm vực thấp hơn của dàn nhạc khiến trái tim của bạn căng phồng và căng phồng, ngay cả khi nó đang tan vỡ. “Một chương thật ám ảnh, quá dữ dội,...” nhân vật nghệ sĩ vĩ cầm của tôi, Montserrat kể lại với Alice. Nhiều năm trước, cô đã biểu diễn bản concerto trong một cuộc thi quốc tế, với nỗi lo lắng và tuyệt vọng đè nặng. “...Bạn nghe thấy tiếng kèn đồng từ dàn nhạc vang lên chậm chãi, và bạn đang đứng đó với cây vĩ cầm của mình, cố gắng trong tuyệt vọng… Tôi không biết nữa. Phải sống sót. Phải tồn tại trong nghịch cảnh. Áp lực đau đớn của nó - tôi cảm thấy mình như một con chim chết trong mùa đông, biết rằng mình sẽ chết, vì cái lạnh quá khó để vượt qua. Nhưng bạn biết không? Tôi cá rằng con chim đó sẽ tiếp tục hót ngọt ngào cho đến trước khi nó chết. Bởi vì bạn có thể làm gì khác nếu bạn sinh ra để hát? Đó là những gì chương Adagio sẽ luôn dành cho tôi. Đúng, cảm giác đó." Bí mật nhỏ tuyệt vọng ...Sáng hôm sau - sự thật là chỉ vài giờ sau, Montserrat tỉnh dậy và lao ra khỏi chiếc giường xa lạ, nhăn mặt vì mùi rượu ngọt kinh khủng trong miệng. Trong phòng tắm bằng đá cẩm thạch và chrome sáng lấp lánh, cô nhìn người xa lạ trong gương và nhắm nghiền mắt cho đến khi hết cảm giác buồn nôn. Sau đó, cô đun nước nóng cho đến khi nổi váng, chà xát mặt, tay đến mức cả hai đều cảm thấy thô ráp và ngứa ran. Cô lau khô người, mặc quần áo và chuồn ra khỏi căn hộ. Bên ngoài, cô đi bộ một dặm trong buổi sáng London xám xịt vì mưa phùn trước khi bắt xe buýt về căn hộ của mình. Âm nhạc, cô tự nhủ. Sibelius. Điều duy nhất quan trọng lúc này. Mặc dù cô đã định tránh xa buổi hòa nhạc vào ngày hôm nay, ngày thi đấu chung kết, nhưng đó là nơi duy nhất cô có thể ở trong mười giờ tới. Cái cảm giác đó, ...và Chaconne của Bach, bản nhạc thuần khiết nhất, xa xăm ngoài tầm với nhất mà cô từng chơi — âm nhạc như một lời cầu nguyện... Hay thời khắc thú tội !?. Cơn buồn ngủ và cảm giác thèm ăn biến mất khi cô luyện tập một cách chậm rãi, theo phương pháp quen thuộc, vượt qua một loạt âm giai và hợp âm rải, sau đó là những đoạn phức tạp của bản concerto, rồi sang Chaconne. Quay lại Sibelius ..và một lần nữa đến Chaconne. Cô trở nên bình tĩnh hơn, ổn định trong trạng thái thiền định của sự nhạy cảm cao độ, trạng thái giúp cô có thể trình tấu tốt nhất. Và vấn đề còn lại là thời gian. Cô là người biểu diễn thứ hai trong số sáu người vào chung kết chơi trước một đám đông đã mua hết sạch vé tại Royal Festival Hall. Cô cố nán lại thêm một phút khi vào nhà vệ sinh ngoài sân khấu. Cuối cùng, cô suýt vấp ngã trên sân khấu, ánh đèn rực rỡ tấn công cô, tiếng sột soạt của chiếc váy dạ hội bằng vải taffeta của cô khi cô loạng choạng bước đến vị trí của mình bên cạnh nhạc trưởng. Cô điều chỉnh cây vỹ cầm Vuillaume, siết dây thêm một milimet, rồi gật đầu ra hiệu sẵn sàng với nhạc trưởng. Các note/bar nhạc mở đầu luôn là tồi tệ nhất. Chúng chưa bao giờ phát triển nhanh hơn nỗi sợ sân khấu của cô, ngay cả sau nhiều năm biểu diễn dưới áp lực ngày càng cao. Cô biết, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, sức chịu đựng và sự bền bỉ cần thiết đối với âm nhạc Sibelius là rất lớn. Nhưng những năm tháng chuẩn bị của cô đã được đền đáp, cách cô đã luyện tâp, bỏ qua, lại luyệt tập từ những cách tư duy khác nhau, chơi những đoạn ngược, thậm chí chơi trong bóng tối của chiếc tủ quần áo. Việc học vẹt và phân tích kỹ thuật giờ đã biến mất khi các ngón tay của cô hạ xuống với trí nhớ hoàn hảo và độ chính xác trên từng note nhạc. Âm nhạc ngấm vào cô, thay thế sự sợ hãi trên sân khấu của cô bằng sự tập trung. Chương đầu tiên rất "sân khấu" và hoành tráng, giọng độc tấu violin của cô bùng lên, tăng dần cường độ giữa âm thanh của dàn nhạc. Những phân đoạn thật khó nhằn - double-stops với những đoạn láy trill kéo dài; trượt nhanh chóng từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất, chơi trên 2 quãng tám cũng lúc... tất cả đều phải truyền đạt cảm giác khao khát khôn tả mà Sibelius gợi lên rất rõ, một mùa đông của tâm hồn, ám ảnh trong vẻ đẹp của nó, kết tinh trong sự trong trẻo của nó. Lần đầu tiên nghe chương thứ hai, adagio di molto , cô đã cúi đầu và khóc. Mặc dù cô đã học cách kiềm chế cảm xúc, cảm giác đó vẫn còn nguyên trong tiếng thở than của cây vĩ cầm. Những hợp âm nghịch nhĩ từ bộ kèn đồng brass giữ cho cả chương không biến thành ủy mị, u ám. Đó là âm thanh đại diện cho niềm hy vọng giữa bóng tối. Sau đó, đến lượt cô phải vật lộn, hết lần này đến lần khác, giống như với Chaconne của Bach, nỗ lực kết nối với một thứ gì đó quá thiêng liêng, quá xa tầm với. Cô chỉ có thể kéo cây vỹ và hy vọng sự tuyệt vọng của cô không ảnh hưởng đến bản nhạc. Đặc biệt là đêm nay, đêm tuyệt vọng. Trước đây, cô chưa bao giờ phụ thuộc nhiều vào dàn nhạc, cũng như không được đền đáp xứng đáng bởi những nỗ lực của họ. Nhưng hiện tại, như thể cảm nhận được nguồn năng lượng thất bại của cô, họ bỗng chơi chặt chẽ, bay bổng trong chương Adagio, sau đó hỗ trợ cô trong chương ba khi cô thất thần, rối loạn vì phải sử dụng đến những "nguồn lực dự trữ không xác định" để xử lý bản nhạc. Trong giây lát, hồn cô như rời khỏi thân xác, bay lên,.. ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, trổi chảy của những trường đoạn phức tạp....cảm giác điện giật tỏa ra khắp hội trường. Cô quan sát người nghệ sĩ solo xanh xao, lắc lư và tự hỏi cô ấy có thể đứng vững được bao lâu nữa khi năng lượng của cô ấy không còn. Câu trả lời: sau khi cô ấy trình tấu xong. Giữa những tràng pháo tay như sấm, cô bắt tay concert master và nhạc trưởng, cúi đầu chào khán giả mà không bị nghiêng ngả. Cô thấy như đang được chắp cánh bay lên, mờ ảo một cách kỳ lạ và không rõ ràng. Ở đó, cô cảm thấy có những cánh tay ôm lấy mình và cố gắng để chạm vào cây vỹ cầm Vuillaume của cô khi cô lướt đi nhẹ nhàng, mềm mai trên sàn bê tông. Bóng đêm không còn lạnh lẽo, thật yên bình. https://www.prestomusic.com/classic...mHmfNKo95Be_fzm18VAXW6U5wnMXekRwD695Hx3DMeWMq Sự kết hợp đỉnh cao giữa nhạc trưởng trẻ tuổi, ngôi sao đang lên, nổi tiếng nhất hiện tại và một Violist đã luôn đứng trong Top 5 thế giới gần 20 năm nay.
Chuyện vui âm nhạc classical... Khi xây dựng hệ thống âm thanh, mọi người thường khuyên tôi chọn loa trước tiên. Đề nghị này hợp lý bởi loa là thiết bị cuối cùng, tương tác trực tiếp với tai người nghe (thính giác và nhiều khi cả xúc giác). Tuy nhiên, sau vài kinh nghiệm đau thương từ 10 năm trước thì tôi quyết định làm ngược lại, tức đi từ nguồn nhạc. Nguồn nhạc chuẩn mới biết Player/Transport tốt. Và chuỗi thiết bị đằng sau nó cứ thế tiếp diễn ... DAC - Pre - Power - Loa. Nói ngắn gọn thì đầu vào chuẩn mới phân biệt/đánh giá được thiết bị tiếp theo có tốt hay không. Do đó, tôi quay sang sử dụng tai nghe Hi-end, chính xác và quan trọng nhất là rẻ hơn loa hi-end rất nhiều. Sau thời gian ngâm cứu hòm hòm, tôi bắt đầu quay trở lại truyền thống Amp-Loa bằng cách tận dụng cặp loa 4 driver chủ động, thùng kín ... vẫn cất ở góc nhà, hì hục tìm được Ampli Đức Quốc xã nặng 108 kg, công suất danh định 250W @8Ohm, có thể đánh tới 1 Ohm với công suất đỉnh 1.5kW. Ngoài ra, mượn thêm Shop con ampli class D thế hệ mới của anh bạn hàng xóm, công suất cũng 200W @8Ohm, gọn nhẹ hơn rất nhiều. Một dàn nhạc giao hưởng thường có mức âm lượng đỉnh (trung bình) đâu đó khoảng 110dBA. Khoảng cách đến ghế khán giả gần nhất tầm 15m, như vậy suy hao còn tầm 90dBA. Phòng nghe nhạc ở nhà cách loa (độ nhạy 85dB) tầm 3m nên để đạt được âm lượng này chỉ cần khoảng 100W công suất. Vậy là các Ampli chạy dưới 50% công suất tối đa, hạn chế méo tiếng. Tuy nhiên, để có được sự tuyến tính với âm bass (dưới 100Hz - thường hụt 6dB) với đôi loa còi, chỉ xuống sâu nhất 32Hz và suy hao mạnh, tôi phải tính đến giải pháp dùng loa Sub phụ trợ. Kiếm được con Sub cũ, công suất classAB 200W, kết nối, căn chỉnh các thể loại để hòa hợp với loa chính xong, tôi bắt đầu thử nghiệm. Không có thiết bị đo chính xác, tôi ước lượng mức âm lượng tương đương với hàng ghế thứ 5-6 trong khán phòng lớn của Nhạc viện HN khi ngồi cách loa tầm 3m. Từ nhạc vàng đến nhạc trẻ đều tuyệt vời, sự đồng bộ của Sub đã khiến 3 dải đều đặn, đúng cảm giác nghe live. Đến nhạc điện tử, vẫn ngon. Symphonic Metal, cân tốt dù kick trùm 3 của nó làm trần nhà thạch cao kêu rè rè ..nghe phê thực sự. Thấy có vẻ yên ổn, tôi đi đến chung kết - classical, vì đây là loại nghe chủ yếu và mục tiêu chính của hành trình tái nghiện này. Nhạc classical yêu cầu ghi âm cân bằng, không can thiệp tăng bass và độ động cao nên mức âm lượng phải tăng hơn gấp đôi trên Ampli class D và hơn 30% trên ampli Đức Quốc xã. Volume trên Sub cũng tăng từ mức 9h30 lên mức 2h. Bắt đầu nghe... Lần lượt qua vài bản concerto của Beethoven, Mozart... mọi thứ vẫn ổn, âm bass thỉnh thoảng bị rền lên, chắc do loa bèo...cần đầu tư loa xịn hơn là được. Nặng đô hơn, tôi chuyển sang Piano Concerto 1 của Brahms do Paul Lewis và nhạc trường Daniel Harding chơi. Chưa hết đoạn dạo đầu đầy bão tố thì loa đã kêu ặc ặc rồi tắt ngóm. Con Ampli Class D biểu tình, đóng mạch...gọi điện cho Shop, Shop bảo để 10 phút sau khởi động lại. Nhưng tôi không dám thử nữa, khởi động lại thấy không sao là may rồi, đóng gói trả shop gấp . Chuyển sang con ampli Đức Quốc xã, để chế độ không tiết kiệm năng lượng cho yên tâm. Nhạc Brahms được cân ngon lành, bè trầm gầm gừ gào thét đầy đủ sức mạnh như live, còn mấy khuyết điểm ở dải trầm thì đầu tư con Sub khác là xong. Trên đà thắng lợi, tôi quyết định chơi tiếp bản Zigeunerweisen, Op. 20 của Sarasate được biên soạn cho violin và dàn nhạc do chị Mutter chơi cùng Dàn nhạc giao hưởng Vienna, bản hi-res được remaster năm 2015. Nó được cảnh báo độ động khá cao. Có người đã dùng thiết bị REW gì đó để đo lường thì đoạn cuối (khoảng phút thứ 6:30), đoạn đồng thanh tuti của dàn nhạc chạy thẳng đứng từ 55dB lên 96dB !!!!! (cứ 3dB tăng lên thì cần công suất gấp đôi...tôi ko muốn tính toán nữa). Tiếng trống Timpani đồn dập, hòa cũng hơn 60 nhạc cụ đồng thanh chơi to hết cỡ ... nghe giật bắn cả người rồi đến sởn gai ốc. Tuy nhiên, lần này thì đến con loa Sub kêu ặc ặc... chơi được đúng 3 nhịp trống ... thì cũng tự ngắt. Vậy là nó bắt phải mua Sub xịn xò hơn rồi !!
Bác @TrueHD gửi em xin file bản nhạc Zigeunerweisen, Op. 20 của Sarasate e test thử xem dàn nhà em có cân được độ động khủng thế không. Em cũng rất thích nghe nhạc cổ điển vì độ động cao, nghe rất dễ chịu, ko bị bí do compress. Em chơi bài số 3 trong CD Ein straufess, Champagne Polka có độ động 22db thì thấy nghe vẫn ổn loa và con sub svs chưa bị tắt
Để tối về em up lên GG gửi bác !! Việc cân được độ động thì hệ thống nào chẳng cân được bác ơi, vấn đề là cân như thế nào.. hay chính là cái chúng ta gọi là nhạc sống - live. Yêu cầu đầu tiên của live chính là áp suất âm thanh (độ lớn âm lượng) phải tương đương với thực tế. Trong classical, lấy nhạc trưởng là vị trí nghe tốt nhất (cũng tương với việc đặt micro thu âm, âm lượng thường ở mức 50dBA đến 110dBA. Nhạc metal có thể to hơn, lên tới 120dBA nhưng chạy qua hệ thống amply khuếch đại rồi ra loa (thêm hiệu ứng echo) nên tốc độ không cao (=độ động nhỏ). Như một chiếc siêu xe, để tăng tốc bốc lửa, ngoài động cơ công suất cao, nó cần có thiết kế khí động học và quan trọng nhất là hộp số + bộ truyền lực. Đó là yêu cầu thứ 2 của live. Để căn chỉnh được thì bác cần nghe live thực tế thì mới biết chính xác mức âm lượng cân bằng của các dải ra sao. Chứ chơi thì hệ thống nào chẳng chơi được, ko kéo nổi thì ta kéo chậm (méo tiếng) và giảm bớt âm lượng đi (suy hao ở dải bass là rất lớn với loa - thường 6-10dB với tần số từ 80Hz trở xuống). Ví dụ hệ thống của em có công suất danh định 250W@8Ohm, đánh tới 1 Ohm (với công suất đỉnh gần 1.5kW). Loa của em có độ nhạy danh định là 90dB nhưng là loa thùng kín nên bass nhỏ hơn rất nhiều. Phòng em rộng 26m2, mở thông phòng ngủ thành 35m2, ngồi cách loa 3m. Các nhà sản xuất âm nhạc khi mix thường sẽ kích âm lên (loundness war) đặc biệt là dải bass, mỗi loại nhạc sẽ có mức độ kích khác nhau. Nếu nghe nhạc Việt thì em để vol tầm 35/76, nhạc Tây thì 37/76...classical phải 47/76. Loa sub mới của em là REL S812, công suất danh định là 800W. Khi nghe nhạc Việt em để vol sub ở mức 9h là vừa, nhạc Tây thì lên 10h... classical thì phải 1-2h mới cân bằng. Thực ra, đánh nhát một hoăc tốc độ chậm thì không vấn đề gì, con sub lởm kia của em vẫn còn chịu được đến 3 nhịp tuti cơ mà. Vấn đề khó nhất là vọt lên nhanh và kéo dài, nó ăn hết dòng dự trữ trong tụ Ở đây em có lưu được ví dụ bản Scheherazade, op. 35 của Rimsky-Korsakov, chương II. The Story of the Kalender Prince do Frietz Reiner chỉ huy Chicago Symphony Orchestra ghi âm 1960, ngày đó mirco kém hơn bây giờ nhiều nên chỉ đạt độ động 35dBA thôi (đường màu trắng)
Bt e nghe nhạc thì đo độ to ở vị trí nghe bằng đt chỉ rơi vào khoảng 80db, classical thì có thể lên max khoảng 94db. Lên đến 110dBA như nhạc trưởng sợ to quá đau tai mất bác ạ
95dBA là mức giới hạn an toàn khi nghe trên 5 phút. Classical có duy trì đoạn nào quá 5 phút đâu bác, 110dB là mức cao nhất và thường chỉ xuất hiện tầm tối đa 2 phút liên tục thôi. Nếu dùng công cụ để đo thì bác cứ kiếm mấy bản giao hưởng hoành tráng nhất, mở âm lượng (cả sub) sao cho có mức đỉnh đạt 110dB là được
Cảm ơn bác @TrueHD , tối qua e ngồi nghe thử bài này thấy độ động của bản nhạc kinh thật. Đoạn nhẹ nhàng thì tầm 50-60db mà đoạn cao trào lên cả 100db luôn. Nhưng đúng là nghe thấy phê chứ chưa thấy đau tay ạ
Đó là vẻ đẹp của classical bác nhỉ !!! Âm lượng đến giới hạn tai nghe mà vẫn không ù, kéo đuôi...tức là cực cân bằng, hài hoà giữa các bè, lớp âm. Album này đc thu âm năm 1993, thời kỳ bùng nổ của loudness war, nên không tránh khỏi bị kích âm lượng lên. Dù không đến mức 20dB như Pop-rock nhưng áng chừng cũng phải 10dB. Bản remastered 2015 đã cố đè xuống mà vẫn đc nguyên chất lượng nhưng vẫn tầm 6dB. Bác muốn nghe classical như live thì trước tiên tạm lấy bài này làm chuẩn, để mức âm lượng ở đoạn cao trào đó lên tầm 115dB và dùng nó để nghe các Album đúng chuẩn khác. Khi nghe album này thì giảm xuống.
Sau mấy ngày hì hục căn chỉnh loa Sub mới, vấn đề Marco dynamic đã được giải quyết. Tôi hí hửng bắt đầu đi lại một vòng pop-rock-jazz, nhạc khí điện tử, vocal, opera....tất cả mọi thứ đều ổn. Vậy là tự tin bước vào classical, đầu tiên là piano. Marco dynamic tốt thì piano đa phần tốt theo và nó ko làm tôi thất vọng. Có điều đôi loa chính của tôi đã có tuổi đời 30 năm, phần mirco dynamic làm tôi e ngại. Quả nhiên cứ sợ cái gì thì cái đó đến. Tiếng violin cất lên là tôi biết bỏ mợ rồi, cố thử sang cello...chết toàn tập. Đã lợn chết thì ko sợ nước sôi, chơi luôn mấy bản piano concerto của Beethoven thì hỡi ơi !! Ngay đoạn mở đầu, những đoạn đồng thanh tuti của dàn nhạc, hệ thống hoàng toàn vững vàng với những cú tăng tốc 30-50dB nhưng tiếng bộ dây strings bỗng biến thành thứ quái dị, mà bộ dây lại là thành phần chủ đạo của dàn nhạc. Vậy là đành ngậm ngùi dừng lại ở độc tấu piano và quay lại tai nghe với phần còn lại. May mà chưa bán bộ tai nghe.